Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010 - Dương Thị Hồng Vân

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010 - Dương Thị Hồng Vân

- Thực hiện ?1 / SGK .

 - Gv yêu cầu HS cho một đơn thức bất kỳ và một đa thức bậc hai bất kỳ

- Đa thức có mấy hạng tử , nhân đơn thức 6x với mỗi hạng tử của đa thức , cộng các kết quả vừa tìm .

- Giáo viên đặt phép nhân như SGK . Lần lượt thực hiện phép toán .

- Hỏi -12x2+10x-2 là kết quả của phép nhân nào ?

- 6x3-5x2+x là kết quả của phép nhân nào ?

- Giáo viên hướng dẫn làm ví dụ ở SGK.

Vậy nhân đơn thức với đa thức có thể thực hiện theo các cách nào .

- Từ đó em hãy rút ra quy tắc nhân đơn thức với đa thức ?

 - HS làm theo yêu cầu của Gv

 6x2-5x+1.

- Đa thức có ba hạng tử .

- HS tiếp tục thực hiện nhân, cộng các kết quả .

- Kết quả của phép nhân 2 với đa thức 6x2-5x+1.

- Kết quả của phép nhân x với đa thức 6x2-5x+1.

- Ta có thể nhân theo hàng ngang hay cột dọc.

- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức , ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau .

- Hs ghi bài vào vở

 

doc 19 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010 - Dương Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1 
NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
NS: 8/2009
I. Mục tiêu:
HS nắm vững quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau 
II . Chuẩn bị : 
* GV : SGK, SBT, bảng phụ ghi qui tắc nhân một số với một tổng , qui tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ; đề bài 6/6 SGK
*HS : SGK, SBT, bảng con , bảng nhóm
III. Phương pháp : đàm thoại ; gợi mở ; vấn đáp; hoạt động nhóm
IV . Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : 5' : Nhắc nhở học sinh về phương pháp học và yêu cầu của bộ môn , có vở bài tập riêng và phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp , phải làm đủ các bài tập theo yêu cầu của tiết học , có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm việc theo nhóm
- Gv giới thiệu chương trình Đại số lớp 8 ( 4 chương )
Hoạt động 2 : Qui tắc : 5'
- Thực hiện ?1 / SGK .
 - Gv yêu cầu HS cho một đơn thức bất kỳ và một đa thức bậc hai bất kỳ
- Đa thức có mấy hạng tử , nhân đơn thức 6x với mỗi hạng tử của đa thức , cộng các kết quả vừa tìm .
- Giáo viên đặt phép nhân như SGK . Lần lượt thực hiện phép toán .
- Hỏi -12x2+10x-2 là kết quả của phép nhân nào ?
- 6x3-5x2+x là kết quả của phép nhân nào ?
- Giáo viên hướng dẫn làm ví dụ ở SGK.
Vậy nhân đơn thức với đa thức có thể thực hiện theo các cách nào .
- Từ đó em hãy rút ra quy tắc nhân đơn thức với đa thức ? 
- HS làm theo yêu cầu của Gv
 6x2-5x+1.
- Đa thức có ba hạng tử .
- HS tiếp tục thực hiện nhân, cộng các kết quả .
- Kết quả của phép nhân 2 với đa thức 6x2-5x+1.
- Kết quả của phép nhân x với đa thức 6x2-5x+1.
- Ta có thể nhân theo hàng ngang hay cột dọc.
- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức , ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau .
- Hs ghi bài vào vở
Hoạt động 3 : Áp dụng : 15’
- Hoạt động nhóm ?2 : Các nhóm chẵn làm phép nhân theo cột câu a , các nhóm lẻ thực hiện nhân dòng câu b.
- Hoạt động nhóm ?3.
- Gv hướng dẫn các bước thực hiện 
- Gv kiểm tra kết quả các nhóm
- 2 dãy bàn bên trái làm ?2
- 2 dãy bàn bên phải làm ?3
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các hs khác nhận xét 
?2: Kết quả 18x4y4 – 3x3y3 +
?3: Kết quả S = 8xy + 3y + y2
Hoạt động 4 : Luyện tập - Củng cố : 17'
- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức ? 
- Cho HS làm BT1/5 SGK
- gọi 3 Hs lên bảng trình bày 
BT3/5 SGK
- Gv gọi 2 hs lên bảng trình bày
BT6/5 SGK
- Gv treo bảng phụ đề bài 
- gọi 1 Hs đọc đề bài; 1 hs đứng tại chỗ trả lời , giải thích
- HS làm trên vở bài tập , 3 HS lên bảng 
BT1/5 SGK
a) 5x5 – x3 - 
b) 
c) 
- Hs dưới lớp nhận xét; sửa bài vào vở
BT3/5 SGK
- HS làm trên vở bài tập , 2 HS lên bảng giải
a) x = 2
b) x = 5
BT6/5 SGK
- Đánh dấu “ X “ vào ô 2a
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà: 3'
- Nắm vững quy tắc nhân đơn thức với đa thức 
- Làm BT 2,5 trang 6 SGK vào vở bài tập ; Làm thêm BT 1;2 SBT
-HS Khá : 3;4;5 trang 3 SBT 
 * Bài tập học sinh giỏi: 
Tìm x biết : a) 3x.(12x – 4) – 9x.(4x – 3) = 30 b) x.(5 – 2x) + 2x.(x – 1) = 15
- Tiết sau chuẩn bị bài " Nhân đa thức với đa thức " ; Ôn lại qui tắc nhân một tổng với một tổng 
V . Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1
Tiết 2 
NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
NS: 8/2009
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau. 
II . Chuẩn bị : 
* GV : SGK, SBT, bảng phụ ghi qui tắc nhân một tổng với một tổng , đề bài 9/8 SGK
* HS : SGK, SBT, bảng con , bảng nhóm
III. Phương pháp : đàm thoại ; gợi mở ; vấn đáp; hoạt động nhóm
IV . Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 5' : 
HS1 : Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
 Làm bài tập 2a/5 SGK	
HS 2: Làm bài 1b,c/3 SBT	
Hoạt động 2 : Qui tắc : 5'
- Nhân đa thức( x- 2) với đa thức 6x2 - 5x +1.
- Đa thức thứ nhất có mấy hạng tử , đa thức thứ hai có mấy hạng tử ?
- Hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức (x - 2) với đa thức thứ hai .
- Cộng các kết quả vừa tìm 
- Cho HS làm tiếp 7a.
- Từ đó em hãy rút ra quy tắc nhân đa thức với đa thức ? 
- Cho HS làm [ ?1] / SGK .
1) Quy tắc :
Ví dụ 1: SGK 
Đa thức thứ nhất có hai hạng tử và thứ hai có ba hạng tử .
HS tiếp tục thực hiện nhân và cộng các kết quả .
Nhân (x - 2)(6x2 - 5x + 1).
= x(6x2 - 5x + 1) - 2(6x2 - 5x + 1)
= 6x3 - 5x2 + x - 12x2 + 10x -2
= 6x3 - 17x2 + 11x - 2
Ví dụ 2: Bài 7a (SGK)
- Muốn nhân một đa thức với một đa thức , ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau .
- Hs ghi bài vào vở
Hoạt động 3 : Nhân đa thức đã sắp xếp : 7’
- Giáo viên đặt phép nhân như SGK , hướng dẫn HS lần lượt thực hiện phép toán .
- Hỏi -12x2+10x - 2 là kết quả của phép nhân nào ? 
6x3 - 5x2 + x là kết quả của phép nhân nào ?
- Giáo viên lưu ý đặt đa thức nọ dưới đa thức kia , sao cho các đơn thức đồng dạng theo cùng một cột .
- Vậy nhân đa thức với đa thức có thể thực hiện theo các cách nào .?
- Gv giới thiệu chú ý ở SGK
- Hs làm theo hướng dẫn của Gv
- Kết quả của phép nhân -2 với đa thức 6x2- 5x + 1.
- Kết quả của phép nhân x với đa thức 6x2- 5x +1.
- Ta có thể nhân theo hàng ngang hay cột dọc.
* Chú ý (SGK)
Hoạt động 4 : Áp dụng : 10'
- Cho HS hoạt động nhóm [?2 ]
- Các nhóm chẵn làm phép nhân theo cột câu a , các nhóm lẻ thực hiện nhân dòng câu b.
- Hoạt động nhóm [?3].
- Giáo viên lưu ý với x = 2,5 ta viết x = 5/2 thì bài toán đơn giản hơn 
2) Áp dụng: 
- Hs hoạt động nhóm làm ?2
- Hs các nhóm kiểm tra , nhận xét kết quả
? 2: 
 Kết quả : 4x2- y2
Học sinh thực hiện .
? 3: 
Kết quả =24m2
Hoạt động 5 : Luyện tập - Củng cố : 15'
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? 
- Cho HS làm BT8/8 SGK
- gọi 2 Hs lên bảng trình bày 
BT9/8 SGK
- Gv treo bảng phụ đề bài 
- gọi 1 Hs đọc đề bài; 1 hs đứng tại chỗ trả lời , giải thích
- Ở trường hợp x = - 0,5 và y = 1,25 ta có thể dùng MTBT để tính 
- HS làm trên vở bài tập , 2 HS lên bảng 
BT8/8 SGK
a) x3y2- 1/2 x2y + 2xy - 2x2y3+ xy2- 4y2	
b) x3+y3.
- Hs dưới lớp nhận xét; sửa bài vào vở
BT9/8 SGK
Rút gọn biểu thức được x3 – y3
a) – 1008
b) – 1
c) 9
d) 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà: 3'
- Nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức 
- Làm BT 7 trang 8 SGK vào vở bài tập ; Làm thêm BT 6;7 /4 SBT
- HS Khá : 8,9,10 trang 4 SBT 
 * Bài tập học sinh giỏi: 
 Chứng minh giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến
 A = (x – 5).(2x + 3) – 2x.(x – 3) + x + 7
- Tiết sau chuẩn bị bài " Luyện tập "
V . Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2
Tiết 3 
LUYỆN TẬP
NS: 8/2009
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
 - Rèn học sinh kỹ năng nhân đơn thức, đa thức với đa thức
 - Giáo dục hs tính cẩn thận , chính xác.
II . Chuẩn bị : 
* GV : SGK, SBT, bảng phụ 
* HS : SGK, SBT, bảng con , bảng nhóm
III. Phương pháp : đàm thoại ; gợi mở ; vấn đáp; hoạt động nhóm
IV . Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 10' : 
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. (4đ)
 - Làm tính nhân: (x3-2x2+x-1)(5-x) (4đ)
 - Từ kết quả trên hãy suy ra kết quả phép nhân sau: (x3-2x2+x-1)(x-5) (2đ)
 Giải: (x3 ... n chứng minh
- áp dụng a3 + b3 =(-5)3 - 3.6(-5) = - 35
- Bài tập 32: (3x+y)( 9x2 - 3xy + y2)	b/ (2x - 5)(4x2 + 10x + 25)
Các ô cần điền ở câu a) theo thứ tự là: 9x2; 3xy y2;	b/ 5; 4x2; 25
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà: 3'
- Về nhà phải học thuộc các HĐT đã học và làm các bài tập SGK :33; 34; 35; 36; 37; 38
- Hướng dẫn; Bài 34a/ có thể khai triển bình phương của một tổng và một hiệu hoặc sử dụng hiệu hai bình phương
Bài số 34 phải viết thành HĐT để thay giá trị biến để tính
- Bài tập học sinh giỏi: Tìm các số x và y biết rằng chúng thỏa mãn các đẳng thức sau:
 x3 + y3 = 152 ; x2 – xy + y2 = 19 ; x – y = 2
- Chuẩn bị tiết sau là tiết luyện tập.
V . Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4
Tiết 8 
LUYỆN TẬP
NS: 8 /2009
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các hằng đẳng thức đã học.
- HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức vào bài tập .
- Rèn luyện HS tính cẩn thận, sáng tạo khi giải bài tập.
II . Chuẩn bị : 
* GV : SGK, SBT, bảng phụ 
* HS : SGK, SBT, bảng con , bảng nhóm
III. Phương pháp : đàm thoại ; gợi mở ; vấn đáp ; hoạt động nhóm
IV . Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 10' : 
HS1 - HS ghi HĐT bình phương của một tổng,lập phương của một tổng,bình phương của một hiệu,lập phương của một hiệu (4đ).
- Làm bài tập (2x2+5y)3 (6đ).
HS2 - HS ghi HĐT tổng hai lập phương,hiệu hai lập phương (4đ).
 - Làm bài tập 30a sgk. 
Hoạt động 2 : Luyện tập : 30'
- HS làm bài 31 SGK.
 Chứng minh rằng:
a) a3+b3 = (a+b)3- 3ab(a+b)
a3- b3 = (a-b)3+ 3ab(a-b)
+ Để làm bài này các em biến đổi một vế ra vế còn lại.
+ Em sử dụng HĐT nào và quy tắc nào để làm bài 31?
- HS lên bảng làm bài 33 SGK.
- Gv yêu cầu lớp làm vào vở bài tập
Bài 36 :Tính giá trị của biểu thức:
a)x2 + 4x + 4 tại x = 98.
b)x3 + 3x2 + 3x + 1 tại x = 99.
- HS hoạt động nhóm bài 36 SGK.
+ Để tính giá trị của biểu thức trước hết ta phải làm gì ?
- HS làm bài 35 SGK.
a)Có dạng HĐTnào?
b)Có dạng HĐT nào?
 Bài 31/16 SGK: 
- HS lên bảng thực hiện bài 31.
- Sử dụng HĐT lập phương của một tổng,lập phương của một hiệu và quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Phần áp dụng:sử dụng luỹ thừa bậc lẽ của một số nguyên âm.
a) a3+b3 = (a+b)3- 3ab(a+b)
 Ta có:
(a+b)3- 3ab(a+b)
= a3+ 3a2b +3ab2+ b3 - 3a2b - 3ab2
 = a3+b3
a3- b3 = (a-b)3+ 3ab(a-b)
 Ta có:
(a-b)3+ 3ab(a-b) = a3- 3a2b+ 3ab2- b3
 +3a2b- 3ab2 = a3- b3 
Áp dụng: 
Tính a3 + b3,Biết : a.b = 6 và a + b = - 5.
Ta có:
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
 = (- 5)3 - 3.6.(-5)
 = - 125 + 90 = - 35
- HS lên bảng thực hiện bài 33.
Bài 33/16 SGK: 
Tính:
a) (2 + xy)2 = 4 + 4xy + x2y2 
b) (5 - 3x)2 = 25 -30x + 9x2
c)(5 - x2)(5 + x2) = 52 - (x2)2 = 25 - x4
d)(5x-1)3=(5x)3- 3.(5x)2.1+ 3.5x.12- 13
= 125x3 - 75x2 + 15x - 1.
e)(2x-y)(4x2+2xy+y2) = (2x)3- y3= 8x3 - y3
f)(x + 3)(x2 - 3x + 9) = x3 + 33 = x3 + 27
Bài 36/17 SGK: 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài 36.
a)Đưa về HĐT bình phương của một tổng.
 a) x2 + 4x + 4 tại x = 98.
Ta có:x2 + 4x + 4 = (x + 2)2.
Thay x = 98 vào biểu thức ta được:
(98 + 2)2 = 1002 = 10 000.
Vậy giá trị của biểu thức trên tại x=98 là 10 000.
b)Đưa về HĐT lập phương của một tổng.
Rồi thay giá trị của x vào để tính giá trị của biểu thức
 x3 + 3x2 + 3x + 1 tại x = 99.
Ta có: x3 + 3x2 + 3x + 1 =
 (x + 1)3
Thay x = 99 vào biểu thức ta được:
(99 + 1)3 = 1003 = 1 000 000
Vậy giá trị của biểu thức trên tại x=99 là 
1000000.
-Bài 35: Tính nhanh: 
 a)Có dạng HĐT bình phương của một tổng.
 342 + 662 + 68.66
 Ta có:
 342+ 662+ 68.66= 342+ 2.34.66+ 662
 = (34+ 66)2 = 1002 = 10 000
 b)Có dạng HĐT bình phương của một hiệu.
 742 + 242 - 48.74
 Ta có:
742+242- 48.74 = 742- 2.24.74 + 242
 = (74 - 24)2 = 502 = 2 500
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà: 5'
- Học thuộc các HĐT đã học.
- Làm bài tập 34, 37, 38 SGK.
 * Bài tập HS Giỏi: Chứng minh rằng với mọi giá trị của biến x ,ta có:
 a) - x2 + 4x - 5 < 0
 b) x4 + 3x2 + 3 > 0 c) (x2 + 2x + 3)(x2 + 2x + 4) + 3 > 0. 
- Tiết sau chuẩn bị bài " Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phưiưng pháp đặt nhân tử chung "
V . Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5
Tiết 9 
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG 
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG
NS: 8/2009
I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử.
-Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
-Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, sáng tạo khi đặt nhân tử chung.
II . Chuẩn bị : 
* GV : SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn bài [?4] và bảng tổng kết
* HS : SGK, SBT, bảng con , bảng nhóm
III. Phương pháp : đàm thoại ; gợi mở ; vấn đáp ; hoạt động nhóm
IV . Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 5' : 
-Giáo viên viết bảng phụ bài 37 sgk.
-Học sinh lên bảng thực hiện . (8đ).
-Học sinh tính nhanh: 34.76 + 34.24 (2đ).
Cho HS lớp nhận xét, GV đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Ví dụ : 10'
-GV hướng dẫn hs làm ví dụ 1sgk.
-Gợi ý: 
2x2 = 2x.x
 4x = 2x.2
-Hãy cho biết 2 hạng tử của đa thức trên có chung thừa số nào?
-Từ đó áp dụng t/c phân phối của phép nhân đối với phép trừ ta biến đổi biểu thức trên thành biếu thức nào ? 
 - Việc biến đổi 2x2- 4x thành tích 2x(x - 2) được gọi là phân tích đa thức 2x2 - 4x thành nhân tử.
- Ta đã phân tích đa thức trên thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
-Ba hạng tử của đa thức trên có nhân tử chung (Hoặc thừa số chung)nào?
- gọi 1 Hs lên bảng thực hiện ví dụ 2 sgk.
1) Ví dụ :
-Nhân tử chung là 2x.
- Biến đổi thành 2x(x - 2)
a) Ví dụ 1:
2x2- 4x = 2x.x - 2x.2
 = 2x(x-2) 
-Ta có :15x3 = 5x.3x2.
 5x2 = 5x.x.
 10x = 5x.2.
-Nhân tử chung là: 5x
-Hs lên bảng trình bày ví dụ 2.
b) Ví dụ 2: 
 15x3 - 5x2 + 10x
 = 5x.3x2 - 5x.x + 5x.2
 = 5x(3x2 - x + 2) 
Hoạt động 3 : Áp dụng : 20’
-Hs làm [?1 ]sgk.
a.Hai hạng tử của đa thức có nhân tử chung nào?
b.Hai hạng tử 5x2(x- 2y) và -15x(x- 2y) có nhân tử chung nào?
c. Để hai hạng tử 3(x - y) và - 5x(y- x) có nhân tử chung ta phải làm gì?
-Từ câu c cho hs rút ra phần chú ý sgk.
-Hs hoạt động nhóm [ ?2.]
-Hs cần xem phần gợi ý trước khi giải [?2.]
-GV nhấn mạnh :cách tìm nhân tử chung với các đa thức có hệ số nguyên:
+Hệ số là ước chung lớn nhất của các hệ số nguyên dương của các hạng tử.
+Các luỹ thừa bằng chữ có mặt trong mọi hạng tử với số mũ của mỗi luỹ thừa là số mũ nhỏ nhất của nó.
 2) Áp dụng : 
-Nhân tử chung: 5x(x -2y)
-Để xuất hiện nhân tử chung ta phải đổi dấu hạng tử - 5x(y - x) = 5x(x - y)
-Hs phát biểu chú ý .
-Hs đại diện nhóm lên bảng thực hiện [?2] 
 Ta có : 3x2 - 6x = 0
 3x(x - 2) = 0 
3x = 0hoặc x - 2 = 0
 = 0 hoặc x = 2 .
Vậy x = 0 hoặc x = 2.
Hoạt động 4 : Luyện tập - Củng cố : 7'
- Học sinh nhắc lại cách phân tích đa thức thành nhân tử.
- Học sinh làm bài 39 SGK.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà: 3'
- Học bài theo SGK - Làm bài tập 40, 41.
 * Bài tập học sinh giỏi : 
Phân tích đa thức sau thành nhân tử :
 y2(x2 + y) - zx2 - xy ; và bài 42 sgk
- Chuẩn bị tiết sau “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức”
IV . Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai So 8 HKI Hong Van.doc