Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức

Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức

I.MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

- Học sinh biết quy tắc nhân đa thức với đa thức . Biết vân dụng giải bài tập trong sách giáo khoa , và các bài tập nâng cao .

- Củng cố lại nhân đơn thức với đa thức.

- Rèn luyện kỹ năng giải các loại toán có vận dụng nhân đơn thức với đa thức.

II.CHUẨN BỊ TIẾT HỌC:

- Sgk+bảng Phụ+thước kẻ

III.NỘI DUNG TIẾT DẠY TRÊN LỚP :

1/ Tổ chức lớp học

2/ Kiểm tra bài cũ

 

doc 62 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 
Giảng : 
chương i : phép nhân và phép chia các đa thức
Tiết 1 : nhân đơn thức với đa thức
I.Mục tiêu tiết học: 
- Học sinh biết quy tắc nhân đơn thức với đa thức . Biết vân dụng giải bài tập trong sách giáo khoa , và các bài tập nâng cao .
- So sánh với nhân một số với một tổng .
- Rèn luyện kỹ năng giải các loại toán có vận dụng nhân đơn thức với đa thức.
II.Chuẩn bị tiết học:
- Sgk+bảng Phụ+thước kẻ 
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1/ Tổ chức lớp học: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Thực hiện phép tính: -5.(21 + a) =
HS2: Thực hiện phép tính: a.(b + c) = ?
HS3: Thực hiện phép tính: (a + b).c = ?
GV: Lấy một ví dụ về đơn thức và một ví dụ về đa thức ?
GV: Vậy để thực hiện phép nhân một đơn thức với một đa thức ta thực hiện như thế nào ?
 3/ Bài mới
HS: -5.(21 + a) 
 = -5.21 + (-5).a 
 = -105 – 5a
HS: a.(b + c) = ab + ac
HS: (a + b).c = ac + bc
HS: Đơn thức 2x
 Đa thức 3x2 + 5x + 1
Hoạt động 2: Quy tắc
GV: Thực hiện phép nhân 
 2x.(3x2 + 5x + 1) = ?
GV: Nhân một đơn thức với một đơn thức ta làm như thế nào ?
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, các HS còn lại làm vào giấy nháp sau đó GV thu và kiểm tra
GV: Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng và thu một số bài nháp --> nhận xét cho điểm.
GV: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm như thế nào ?
GV: Thực hiện phép nhân sau:
 5x.(3x2 – 4x + 1) = ?
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá.
GV: Ta nói kết quả 15x3 – 20x2 + 5x là tích của đơn thức 5x và đa thức 3x2 – 4x + 1.
GV: Ta có quy tắc SGK
HS: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đơn thức.
HS: Lên bảng thực hiện phép nhân
 2x.(3x2 + 5x + 1) 
= 2x.3x2 + 2x.5x + 2x.1
= 6x3 + 10x2 + 2x
HS: Trả lời quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
HS: Lên bảng làm tính nhân.
 5x.(3x2 – 4x + 1) 
=5x.3x2 – 5x.4x + 5x.1
= 15x3 – 20x2 + 5x
HS: Đọc quy tắc SGK
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Hoạt động 3: áp dụng
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK sau đó gọi HS lên bảng làm tính nhân sau:
x2.(5x3 – x - ) = ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm vào bảng nhóm
GV: Thu bảng nhóm của các nhóm sau đó nhận xét và cho điểm.
GV: Cho HS hoạt động làm ?2
Làm tính nhân:
(3x2y - x2 + xy).6xy3 = ?
GV: Em hãy nêu tính chất giao hoán của phép nhân ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm vào bảng nhóm
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải, sau đó gọi các nhóm nhận xét và GV chuẩn hoá.
GV: Cho HS hoạt động ?3
GV: Em hãy viết công thức tính diện tích hình thang
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung ?3 sau đó gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng thực hiện
 x2.(5x3 – x - ) 
=x2.5x3 – x2.x – x2.
= 5x5 – x3 - x2
HS: Trả lời
a.b = b.a
HS: Thảo luận nhóm
(3x2y - x2 + xy).6xy3 
= 6xy3.(3x2y - x2 + xy)
= 6xy3.3x2y – 6xy3.x2 + 6xy3.xy
= 18x3y4 – 3x3y3 + x2y4
HS: Viết công thức tính diện tích hình thang cạnh a, b, đường cao h.
S = 
HS: Trả lời câu hỏi
Đáy lớn: (5x+3) m
Đáy nhỏ: (3x + y) m
Chiều cao: 2y m
 S = 
 = (8x + y + 3).y m2
 Thay x = 3; y = 2 ta được
S = (8.3 + 2 + 3).2 = 58 m2
Hoạt động 5 : Luyện tập.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 SGK – trang 5
GV: Yêu cầu HS dười lớp làm bài sau đó nhận xét và chữa bài.
HS: Lên bảng làm bài tập 1
a, x2(5x3 – x - ) = 5x5 – x3 - x2
b, (3xy – x2 +y).x2y = 2x3y2 - x4y2
4.Củng cố :
- Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, cách thực hiện phép tính 
5.Hướng dẫn về nhà 
 	- Học bài và làm các bài tập: 2 --> 6 SGK – Trang 5,6
-----------------------------------------------------------------------------------
Soạn : 
Giảng : 
Tiết 2 : nhân đa thức với đa thức
I.Mục tiêu tiết học: 
- Học sinh biết quy tắc nhân đa thức với đa thức . Biết vân dụng giải bài tập trong sách giáo khoa , và các bài tập nâng cao .
- Củng cố lại nhân đơn thức với đa thức.
- Rèn luyện kỹ năng giải các loại toán có vận dụng nhân đơn thức với đa thức.
II.Chuẩn bị tiết học:
- Sgk+bảng Phụ+thước kẻ 
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1/ Tổ chức lớp học 
2/ Kiểm tra bài cũ
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức ? áp dụng thực hiện phép tính.
-2x2y.(4x3y – 5x2y2 + 2xy3 – 1) = ?
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. 
Vậy nhân đa thức với đa thức ta làm như thế nào ?
 3/ Bài mới
HS: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Lên bảng làm tính
-2x2y.(4x3y – 5x2y2 + 2xy3 – 1) = ?
= -2x2y.4x3y – 2x2y.(-5x2y2) – 2x2y.2xy3 – 2x2y
= -8x5y2 + 10x4y3 – 4x3y4 – 2x2y
Hoạt động 2: Quy tắc
GV: Cho hai đa thức: 
x – 2 và 6x2 – 5x + 1
- Hãy nhân từng hạng tử của đa thức x-2 với từng hạng tử của đa thức 6x2 – 5x + 1.
- Hãy cộng các kết quả tìm được
GV: Ta nói đa thức 6x3 – 17x2 + 11x – 2 là tích của hai đa thức trên.
GV: Vậy muốn nhân một đa thức với một đa thức ta làm như thế nào ?
Quy tắc SGK
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau
GV: Em có nhận xét gì về kết quả của tích hai đa thức
GV: Nêu nhận xét SGK
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm ?1
GV: Thu bảng nhóm của các nhóm sau đó nhận xét và cho điểm.
GV: Hướng dẫn HS nhân hai đa thức đã sắp xếp.
 6x2 – 5x + 1
 x – 2
 -12x2 + 10x – 2 
 6x3 – 5x2 + x 111 
 6x3 – 17x2 + 11x – 2
GV: Để thực hiện phép nhân như trê ta phải làm như thế nào ? 
GV: Nêu chú ý SGK
HS: Trình bày theo nhóm, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 (x - 2)(6x2- 5x + 1)
= x.6x2 – x.5x + x.1 – 2.6x2 – 2.(-5x) – 2.1
= 6x3 – 5x2 + x – 12x2 + 10x – 2
= 6x3 – 17x2 + 11x – 2
HS: Phát biểu quy tắc
HS: Nhận xét tích của hai đa thức là một đa thức
HS: Thực hiện
 (xy - 1)(x3 – 2x - 6) 
= xy.x3 + xy.(-2x) + xy.(-6) – 1.x3 – 1.(-2x) – 1.(-6)
= x4y – x2y + 3xy – x3 + 2x + 6
HS: Theo dõi và làm theo GV hướng dẫn.
HS: Nêu thứ tự các bước thực hiện như trên.
Hoạt động 3: áp dụng
GV: Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm ?2. 
GV: Gọi 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
GV: Gọi HS nhận xét kết quả sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Cho HS làm ?3
Hãy viết công thức tính diện tích hình chữ nhật ?
GV: Em hãy viết biểu thức tính diện tích hình chữ nhật theo x và y biết kích thước hình chữ nhật đó là: (2x + y) và (2x – y )
GV: Gọi HS các nhóm nhận xét bài làm của bạn sau đó chuẩn hoá
GV: Em hãy áp dụng tính diện tích hình chữ nhật đó khi x = 2,5 m; y = 1 m
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
 4. Củng cố:
HS: Lên bảng làm bài
a, (x + 3)(x2 + 3x - 5)
 = x.x2 + x.3x + x(-5) + 3x2 + 3.3x + 3.(-5)
 = x3 + 3x2 – 5x +3x2 -9x – 15
 = x3 + 6x2 + 4x – 15
b, (xy - 1).(xy + 5) 
 = xy.xy + xy.5 – xy – 5
 = x2y2 + 4xy – 5 
HS: S = chiều dài x chiều rộng
HS: Lên bảng làm bài
S = (2x + y ).(2x – y )
 = 2x.2x – 2x.y + y.2x – y.y
 = 4x2 – 2xy + 2xy – y2
 = 4x2 – y2 
HS: Thay x = 2,5 và y = 1 vào công thức S = 4x2 – y2 ta được
4.(2,5)2 – 12 = 24 (m2)
Hoạt động 4 : Củng cố
GV: Em hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ?
áp dụng tính (x2 – 2x + 1).(x – 1 )
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Gọi HS lên bảng làm tính nhân: 
(x2y2 - xy + 2y).(x – 2y)
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩ hoá và cho điểm.
HS: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.Tính 
(x2 – 2x + 1).(x – 1 )
= x2.x – x2.1 – 2x.x – 2x.(-1) + 1.x - 1.1
= x3 – x2 – 2x2 + 2x + x – 1
= x3 – 3x2 + 3x – 1
HS: Lên bảng làm tính nhân
(x2y2 - xy + 2y).(x – 2y)
= x2y2.x - x2y2.2y - xy.x - xy2y + 2y.x – 2y.2y
= x3y2 – 2x2y3 - x2y – xy2 + 2xy – 2y2 
5.Hướng dẫn về nhà 
 	- Bài 9 SGK: - Làm tính nhân: (x – y).(x2 + xy + y2) = x3 – y3 
	 - Thay các giá trị của x, y vào biểu thức x3 – y3 
	- Bài 11: Thực hiện phép tính và rút gọn. Kết quả là một hằng số.
	- BTVN: Bài 8b, 9;9; 10; 11; 12; 13; 14; 15 (SGK – 8; 9).
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn : 
Giảng : 
Tiết 3 : luyện tập
I.Mục tiêu tiết học: 
- Học sinh được củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn, đa thức.
- Rèn luyện kỹ năng giải các loại toán có vận dụng nhân đơn thức với đa thức.
II.Chuẩn bị tiết học:
- HS: Ôn tập quy tắc nhân đơn, đa thức với đa thức.
- Sgk+bảng Phụ+thước kẻ 
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1. Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? áp dụng thực hiện phép tính.
(-2x2y + 3).(4x3y – 5x2y2 + 2xy3 – 1) = 
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau. 
 3. Bài mới
HS: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. Lên bảng làm tính
(-2x2y + 3).(4x3y – 5x2y2 + 2xy3 – 1) = ?
= -2x2y.4x3y – 2x2y.(-5x2y2) – 2x2y.2xy3 – 2x2y + 3.4x3y – 3.5x2y2 – 3.1
= -8x5y2 + 10x4y3 – 4x3y4 – 2x2y + 12x3y – 15x2y2 – 3
Hoạt động 2: Bài tập luyện tập
Bài 10 SGK - 8
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp hoạt động theo nhóm làm bài vào bảng phụ.
GV: Thu một số bảng nhóm của các nhóm sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài tập 11 SGK-8
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính: (x - 5)(2x + 3) – 2x.(x – 3) + x + 7
GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập vào bảng nhóm.
GV: Các em có nhận xét gì về kết quả của phép tính ?
GV: Vậy kết quả của phép tính trên là một hằng số (-8). Ta nói giá trị của biểu thức trên không phụ thuộc vào biến.
Bài tập 12 SGK-8
GV: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính rồi rút gọn biểu thức sau đó thay giá trị của x trong từng trường hợp để tính giá trị của biểu thức đó.
GV: Gọi HS lên bảng rút gọn biểu thức 
(x2 – 5).(x + 3) + (x + 4).(x – x2)
GV: Yêu cầu HS thay các giá trị của x rồi thực hiện phép tính.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 13 SGK-9
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
Để tím được x ta phải thực hiện phép tính (12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 -16 x)
Rút gọn rồi tìm x 
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng làm bài
a, (x2 – 2x + 3).(x – 5 )
= x2. x – 2x. x + 3x + x2.(-5) – 2x.(-5) + 3.(-5)
= x3 – x2 + x – 5x2 + 10x – 15
= x3 – 6x2 + x – 15 
b, (x2 – 2xy + y2).(x – y )
= x3 – 2x2y + xy2 – x2y + 2xy2 – y3
= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3 
HS: Lên bảng làm bài tập.
(x - 5)(2x + 3) – 2x.(x – 3) + x + 7
= x.2x + x.3 – 5.2x – 5.3 – 2x.x – 2x(-3) + x + 7
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7
= -8
HS: Nhận ... ng: Hệ thống lại 1 số kỹ năng giải các bài tập cơ bản của chương I.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, làm việc khoa học, tư duy lô gíc.
II.Chuẩn bị tiết học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn lại kiến thức chương 1.
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1/ Tổ chức lớp học : 8A1: 	8A:	8D:
2/ Kiểm tra bài cũ
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ
HS1:- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.Viết dạng tổng quát ?
 - áp dụng: Làm phép nhân
xy(2x2y - 3xy + y2)
- HS2: - Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.Viết dạng tổng quát ?
- áp dụng: Làm phép nhân
(2x2 - 3x)(5x2 - 2x + 1)
- HS3: Viết dạng tổng quát của 4 HĐT đáng nhớ đầu 1- 4.
- áp dụng: Làm bài 77a
Tính nhanh giá trị của biểu thức:
 M = x2 + 4y2 - 4xy Tại x = 18 ; y = 4
- HS4: Viết dạng tổng quát của 3 HĐT đáng nhớ cuối 4- 7.
- áp dụng: 
* Bài 77b: Tính nhanh giá trị của biểu thức:
N = 8x3 - 12x2y + 6xy2 - y3 tại x = 6; y = -8
GV: Gọi HS nhận xét đúng, sai ở bài làm của các bạn.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại dạng tổng quát:
 A(B + C) = AB + AC
 xy(2x2y - 3xy + y2)
= x3y2 - 2x2y2 + xy3
- HS2: phát biểu
 (A + B) (C + D)
 = AC + BC + AD + BD
(2x2 - 3x)(5x2 - 2x + 1)
= 10x4 - 4x3 + 2x2 - 15x3 + 6x2 - 3x
= 10x4 - 19x3 + 8x2 - 3x
HS: Nhắc lại 4HĐT
M = x2 + 4y2 - 4xy = (x - 2y)2
Thay số: (18 - 2.4)2 = 100
- HS4: nhắc lại 3HĐT
N = 8x3 - 12x2y + 6xy2 - y3
 = (2x - y)3
Thay số: [ 2.6 - (-8) ] = 203= 8000. 
Đặt vấn đề
GV: Muốn tính nhanh ta làm ntn?
- Biến đổi biểu thức về dạng gọn nhất
- Thay các giá trị của các biến bằng các số đã cho và thực hiện phép tính
 3. Bài mới:
Hoạt động 2 : ôn tập phần lý thuyết
GV: Quy tắc nhân đơn thức với đa thức ? nhân đa thức với đa thức ?
GV: Em hãy phát biểu bằng lời ?
GV: Khi thực hiện ta có thể tính nhẩm, bỏ qua các phép tính trung gian
GV: Phát biểu 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ( GV dùng bảng phụ đưa 7 HĐT)
GV: Các phương pháp phân tích đa thức thàmh nhân tử ?
GV: Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B ?
GV: Khi nào thì 1 đa thức A chia hết cho 1 đơn thức B
GV: Chốt lại: Khi xét tính chia hết của đa thức A cho đơn thức B ta chỉ tính đến phần biến trong các hạng tử
+ A B A = B. Q
GV: Chốt lại R(x) = 0 f(x) : g(x) = q(x)
 Hay f(x) = g(x). q(x)
+ R(x) 0 f(x) : g(x) = q(x) + r(x)
 Hay f(x) = g(x). q(x) + r(x)
Bậc của r(x) < bậc của g(x)
I) Ôn tập lý thuyết
1/ Nhân 1 đơn thức với 1 đa thức
A(B + C) = AB + AC
2/ Nhân đa thức với đa thức
 (A + B) (C + D) 
= AC + BC + AD + BD
HS: Phát biểu bằng lời
- Muốn nhân 1 đơn thức với 1 đa thức ta lấy đơn thức đó nhân với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại
- Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau
HS: Viết các hằng đẳng thức đáng nhớ
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2 
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2 
A2 – B2 = (A – B)(A + B)
(A + B)3 =A3 + 3A2B + 3AB2+ B3 
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) 
A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) 
HS: Nêu 6 PP PTĐTTNT
HS: - Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi
+ Các biến trong B đều có mặt trong A và số mũ của mỗi biến trong B không lớn hơn số mũ của biến đó trong A
HS: Khi tất cả các hạng tử của A chia hết cho đơn thức B thì đa thức A chia hết cho B
HS: Ôn lại về chia hai đa thức 1 biến đã sắp xếp
- Đa thức bị chia f(x)
- Đa thức chia g(x) 0
- Đa thức thương q(x)
- Đa thức dư r(x)
Hoạt động 3: Luyện tập áp dụng
Bài tập 78 Rút gọn các biểu thức.
a) (x + 2)(x -2) - ( x- 3 ) ( x+ 1)
b) (2x + 1 )2 + (3x - 1 )2 +2(2x + 1)(3x - 1)
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập vào bảng nhóm.
Cách 2
[(2x + 1) + (3x - 1)]2 = (5x)2 = 25x2
GV: Muốn rút gọn được biểu thức trước hết ta quan sát xem biểu thức có dạng ntn? Hoặc có dạng HĐT nào ? Cách tìm & rút gọn
 4. Củng cố:
HS: Lên bảng làm bài
a) (x + 2)(x -2) - ( x- 3 ) ( x+ 1)
= x2 - 4 - (x2 + x - 3x- 3)
= x2 - 4 - x2 - x + 3x + 3 = 2x – 1
b) (2x + 1 )2 + (3x - 1 )2+2(2x + 1)(3x- 1)
= 4x2+ 4x+1 + 9x2- 6x+1+12x2- 4x + 6x -2
= 25x2
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ?
GV: Nêu các PP PTĐTTNT ?
GV: Quy tắc chia hai đa thức một biến đa sắp xếp.
 5. HDVN:
HS: Viết 7 HĐT đáng nhớ.
HS: Nêu 6 PP PTĐTTNT.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
GV: Yêu cầu HS tiếp tục làm đề cương các câu hỏi ôn tập chương I.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ôn tập chương I từ 75 – 83 SGK – 33
Bài tập 77 để tính nhanh ta phải rút gọn sau đó thay giá trị của biến vào và thực hiện phép tính.
Bài tập 79: áp dụng các PP PTĐTTNT để phân tích các đa thức thành nhân tử.
Bài tập 80 Chia hai đa thức đã sắp xếp và áp dụng PTĐTTNT để thực hiện phép chia.
Bài tập 81: Để tìm x, ta phải PTĐTTNT sau đó tìm x.
Bài tập 83 thực hiện phép chia đa thức một biến đa sắp xếp sau đó cho đa thức dư bằng 0 và tìm điều kiện.
........................................................................................................................................
Soạn : 
Giảng : 
tiết 20: ôn tập chương i
I.Mục tiêu tiết học: 
- Kiến thức: Hệ thống toàn bộ kiến thức của chương.
- Kỹ năng: Hệ thống lại 1 số kỹ năng giải các bài tập cơ bản của chương I.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, làm việc khoa học, tư duy lô gíc.
II.Chuẩn bị tiết học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn lại kiến thức chương 1.
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1/ Tổ chức lớp học : 8A1: 	8A:	8D:
2/ Kiểm tra bài cũ
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Các phương pháp phân tích đa thức thàmh nhân tử.
GV: Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
GV: Khi nào thì 1 đa thức A chia hết cho 1 đơn thức B
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS: Lên bảng trả lời
- Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi
+ Các biến trong B đều có mặt trong A và số mũ của mỗi biến trong B không lớn hơn số mũ của biến đó trong A
- Đa thức A chia hết cho 1 đơn thức B:
Khi tất cả các hạng tử của A chia hết cho đơn thức B thì đa thức A chia hết cho B
Đặt vấn đề
GV: Muốn tính nhanh ta làm ntn?
- Biến đổi biểu thức về dạng gọn nhất
- Thay các giá trị của các biến bằng các số đã cho và thực hiện phép tính
 3. Bài mới:
Hoạt động 2 : Luyện tập
2. Chữa bài 81: (HS làm việc theo nhóm)
 Tìm x biết
a)
b) (x + 2)2 - (x - 2)(x + 2) = 0
c) x + 2x2 + 2x3 = 0
- GV Muốn tìm được giá trị của biểu thức biến ta biến đổi biểu thức vẽ dạng tích
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập
GV: Thu bảng nhóm và gọi HS nhận xét chéo
GV: Nhận xét cho điểm
3. Chữa bài 82: Chứng minh
a) x2 - 2xy + y2 + 1 > 0 Mọi x, y R
GV: Gọi Há lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét
GV: NHận xét và đánh giá, cho điểm
4. Bài 79
Phân tích đa thức sau thành nhân tử 
a) x2 - 4 + (x - 2)2 = x2 - 2x2 + (x - 2)2
b) x3 - 2x2 + x - xy2 = x(x - 2x + 1 - y2)
c) x3 - 4x2 - 12x + 27 = x3 + 33 - (4x2 + 12x)
GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập
GV: Yêu cầu các nhóm làm bài tập vào bảng nhóm
GV: Gọi HS nhận xét chéo
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
+ GV chốt lại các p2 PTĐTTNT
5- Bài 59 (sbt)
Tìm giá trị lớn nhất hoặc (nhỏ nhất) của các biểu thức sau:
a) A = x2 - 6x + 11 
b) B = 2x2 + 10x + 11
 c) 5x - x2 
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập vào bảng nhóm
a)
b) (x + 2)2 - (x - 2)(x + 2) = 0
(x + 2)(x + 2 - x + 2) = 0 
 4(x + 2 ) = 0 x + 2 = 0x = -2
c) x + 2x2 + 2x3 = 0
x + x2 + x2 + 2x3 = 0
x(x + 1) + x2 (x + 1) = 0
(x + 1) (x +(x2) = 0
x(x + 1) (x + 1) = 0
x(x + 1)2 = 0 
 x = 0
 (x + 1) = 0 x = 
HS: Lên bảng làm bài tập
a) x2 - 2xy + y2 + 1 > 0 Mọi x, y R
(x -y )2 + 1 > 0 vì (x - y2) 0 mọi x, y
Vậy ( x - y)2 + 1 > 0 mọi x, y R
HS: Nhận xét bài làm của bạn
HS: Lên bảng làm bài tập
a) x2 - 4 + (x - 2)2 = x2 - 2x2 + (x - 2)2
= (x - 2)(x + 2) + (x - 2)2 
= (x - 2 )(x + 2 + x - 2) = (x - 2 ) . 2x
b) x3 - 2x2 + x - xy2 = x(x - 2x + 1 - y2)
= x[(x - 1)2 - y2] = x(x - y - 1 )(x + y - 1)
c) x3 - 4x2 - 12x + 27 = x3 + 33 - (4x2 + 12x)
= (x + 3)(x2 - 3x + 9) - 4x (x + 3) 
= (x + 3 ) (x2 - 7x + 9)
HS: Nhận xét bài làm của bạn
HS: Lên bảng làm bài tập
a) A = x2 - 6x + 11 = (x- 3)2+ 2 2
 Vậy GTNN là 2 tại x = 3
b) B = 2x2 + 10x + 11 = 2( x + )2- -
 Vậy GTNN là - tại x = - 
c) 5x - x2 = - [ x - ]2 + 
Vậy GTLN là tại x = 
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ?
GV: Nêu các PP PTĐTTNT ?
GV: Quy tắc chia hai đa thức một biến đa sắp xếp.
 5. HDVN:
HS: Viết 7 HĐT đáng nhớ.
HS: Nêu 6 PP PTĐTTNT.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
GV: Yêu cầu HS tiếp tục làm đề cương các câu hỏi ôn tập chương I.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ôn tập chương I từ 75 – 83 SGK – 33
Ôn tập và làm tốt các dạng bài tập, chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra một tiết
-----------------------------------------------------
SOẠN:
GIẢNG:
TIẾT 21 KIỂM TRA 45’ (CHƯƠNG I)
I. MỤC TIấU:
- Qua kiểm tra để đỏnh giỏ mức độ nắm kiến thức của tất cả đối tượng HS.
- Phõn loại được đối tượng để cú kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phương phỏp dạy một cỏch hợp lớ hơn.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: ễn tập kiến thức chương I
- GV: Đề bài kiểm tra và đỏp ỏn.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức: 	Sĩ số: : 8A1: 	8A:	8D: 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
A. Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái A; B; C; hoặc D mà em cho là đúng
1.Thực hiện phép tính (x – 3).(x + 2) cho kết quả là:
 A. 	B. 	C. 	D. -
2. Viết đa thức thành bình phơng của một hiệu cho kết quả là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
3. Phân tích đa thức thành nhân tử cho kết quả là:
A. 	B. 	C. 	D. 
4. Tìm x biết cho kết quả là:
A.	B. 	C. 	D. 
5. Tính nhanh cho kết quả là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
6. Tìm a để đa thức chia hết cho đa thức cho kết quả là:
	A. 0	B. -8	C. 2	D. 8
Phần II: Tự luận
Câu 7: Tính nhanh
	a, 452 + 402 – 152 + 80.45	
	b, x3 – 12x2 + 48x – 64 	tại x = 24
Câu 8: Tìm x biết:
	5x(x – 1) = x – 1 
Câu 9: Phân tích đa thức thành nhân tử
Câu 10: Làm tính chia
----------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án và thang điểm
kiểm tra chương I
Phần I: Trắc nghiệm
	Câu 1: B	(0,5)
	Câu 2: A	(0,5)
	Câu 3: C	(0,5)
	Câu 4: B	(0,5)
	Câu 5: D	(0,5)
	Câu 6: B	(0,5)
Phần II: Tự luận
Câu 7: 
a, 452 + 402 – 152 + 80.45 = 452 + 80.45 + 402 – 152 
	 = (45 + 40)2 – 152 
	 = 852 – 152 
	 = (85 – 15)(85 + 15)
	 = 70.100 = 7000	(1,5 đ)
b, x3 – 12x2 + 48x – 64 	tại x = 24
Ta có x3 – 12x2 + 48x – 64 = x3 – 3.x2.4 + 3.x.42 – 43 = (x – 4)3 
Thay x = 24 vào biểu thức ta đợc
	(24 – 4)3 = 203 = 8000	(1,5 đ)
Câu 8:
a, 5x(x – 1) = x – 1 
 5x(x – 1) – (x – 1) = 0
 (x – 1)(5x – 1) = 0
 x – 1 = 0 hoặc 5x – 1 = 0
 x = 1 hoặc x = 	(1,5 đ)
Câu 9: 	(1,5 đ)
Câu 10: = 	(1 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_chuong_i_phep_nhan_va_phep_chia_cac_da.doc