I. Mục tiêu:
- Ôn luyện kiến thức về đa thức, biểu thức.
- Rèn kĩ năng tính toán, áp dụng kiến thức vào bài tập
- Rèn kĩ năng trình bày, rèn tính cẩn thận chính xác khi làm bài.
*) Trọng tâm: Kỹ năng thực hiện phép tính
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: sgk
2. Học sinh: Ôn tập chương I, II
III. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Ngày .................... Tiết 65: ôn tập chương IV I. Mục tiêu: - Có kĩ năng giải bất phương trình bậc nhất và phương trình dạng và dạng - Có kiến thức hệ thống hơn về bất đẳng thức, bất phương trình theo yêu cầu của chương. - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong quá trình giải bất phương trình . *) Trọng tâm: Ôn tập cách giải bpt, pt chứa ẩn ở mẫu II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: sgk 2. Học sinh: Ôn tập các câu hỏi phần ôn tập chương IV: sgk/52. III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản ?Nhắc lại các tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng, phép nhân. - Học sinh trả lời. ? Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào. Cho ví dụ ? Nêu quy tắc biến đổi bất phương trình ? Để giải bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối ta xét những trường hợp nào. I. Lí thuyết 1. Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân Nếu a b thì a + c b + c Nếu a b và c > 0 thì ac bc Nếu a b và c < 0 thì ac bc 2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn ax + b 0 - Quy tắc chuyển vế. - Quy tắc nhân. 3. Phương trình chứa dấu giá tỵi tuyệt đối Hoạt động 2: Bài tập áp dụng - Gv cho hs làm bài 40: sgk/53. ? Nêu cách làm bài => Sử dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. - Gv gọi hs làm trên bảng - Gv nhận xét tổng kết cách làm - Gv cho hs làm bài tập 41: sgk/53. ? Nêu cách giải dạng bpt trên => Quy đồng khử mẫu, sử dụng các quy tắc đã học - Gv gọi hs làm trên bảng => Chú ý khi chia cảc hai vế của bpt cho số âm - Gv cho hs làm bài 44: sgk/54 - Gv gọi hs làm trên bảng - Gv cho hs làm bài 45: sgk/54. ? Khi giải pt chứa dấu giá trị tuyệt đối cần chú ý gì. => Bỏ dấu giá trị tuyệt đối - Gv gọi hs làm trên bảng. HS1 làm c) Hs 2 làm d) 2. Bài tập. *) Bài tập 40: sgk/53 Giải các bất phương trình sau: a) x - 1 < 3 x < 3 + 1 x < 4 Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4 c) 0,2x < 0,5 0,2x : 0,2 < 0,6 : 0,2 x < 3 Vậy nghiệm của bpt là x < 3 Bài tập 41: sgk/53 c) 5(4x - 5) > 3(7 - x) 20x - 25 > 21 - 3x 23x > 46 x > 2 Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2 d) -3(2x + 3) 4(x - 4) -6x - 9 4x - 4 10x -5 x Vậy nghiệm của bpt là x *) Bài tập 44: sgk/54. Gọi số lần trả lời đúng là x (x N) Ta có BPT 5x - (10 - x) 40 6x 50 x Số lần trả lời đúng là 7, 8, 9 hoặc 10 *) Bài tập 45: sgk/53 c) Ta có * Khi x 5 ta có PT: x - 5 = 3x 2x = -5 (loại) * Khi x < 5 ta có PT: 5 - x = 3x 4x = 5 (thoả mãn đk x < 5) Vậy nghiệm của PT là d) Với Ta có: x = 12 (thoả mãn đk) Với Ta có: (không thoả đk) Vậy nghiệm của pt là x = 12 4. Củng cố: ? Nêu cách giải bpt, phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại theo phần lí thyết phần ôn tập chương. - Ôn tập toàn bộ chương trình từ HKI - Làm bài tập 38, 39, 40b,d; 41a,b; 42; 43: sgk - Làm bài tập 76, 82, 83: sbt Ngày ..................... Tiết 66: ôn tập cuối năm I. Mục tiêu: - Ôn luyện kiến thức về đa thức, biểu thức. - Rèn kĩ năng tính toán, áp dụng kiến thức vào bài tập - Rèn kĩ năng trình bày, rèn tính cẩn thận chính xác khi làm bài. *) Trọng tâm: Kỹ năng thực hiện phép tính II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: sgk 2. Học sinh: Ôn tập chương I, II III. Tiến trình bài dạy 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản chương I, II ? Nêu các hằng đẳng thức đã học - Gv gọi hs viết trên bảng. ? Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học - Gv gọi hs trả lời. ? Nêu các phép tính về phân thức đại số. ? Khi tính giá trị biểu thức cần chú ý điều gì. => Cần chú ý ĐKXĐ I. Kiến thức cơ bản chương I, II 1. Hằng đẳng thức đáng nhớ - Bình phương một tổng: - Bình phương một hiệu: - Hiệu hai bình phương: - Lập phương một tổng: - Lập phương một hiệu: - Tổng hai lập phương: - Hiệu hai lập phương: 2. Phương pháp phân tích đa thức thnàh nhân tử - Đặt nhân tử chung - Dùng hằng đẳng thức - Nhóm các hạng tử - Phối hợp các phương pháp - Tách hạng tử - Thêm bớt hạng tử ..... 3. Các phép toán về phân thức đại số Hoạt động 2: Bài tập áp dụng - Gv yêu cầu hs làm bài 1: sgk/130. => Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức đã học - Gv gọi hs làm trên bảng - Gv nhận xét bài - Gv yêu cầu hs làm bài 4: sgk/130. ? Nêu cách làm bài 4. => Tìm ĐKXĐ Quy đồng trong từng ngoặc Thực hiện phép tính tương ứng. - Gv gọi hs làm trên bảng. - Gv cho hs làm bài 5: sgk/131. ? Đẻ chứng minh đẳng thức ta chứng minh như thế nào. => Để chứng minh A = B C1: Chứng minh A - B = 0 C2: Biến đổi A bằng B C3: Biến đối A, B cùng bằng C II. Bài tập 1. Bài tập 1: sgk/130 Bài làm c) 4x2y2 - (x2 + y2)2 = (2xy)2 - (x2 + y2)2 = (2xy - x2 -y2)(2xy +x2+y2) = -(x - y)2(x + y)2 = -(x2 - y2)2 2. Bài tập 4 : sgk/130 ĐKXĐ: Với 3. Bài tập 5: sgk/131. Bài làm Ta có: (1) ĐK: (1) 4. Củng cố: ? Khi giải bpt cần chú ý điêug gì ? Khi giải pt chứa dấu giá tri tuyệt đối càn chú ý gì 5. Hướng dẫn học bài: - Ôn tập toàn bộ chương III, IV - Làm bài tập 2, 3, 6: sgk/130, 131 *) Hướng dẫn bài 6: sgk/131. - Thực hiện phép chia tử cho mẫu, ta được - Để M có giá trị nguyên - Tìm các giá trị tương ứng của x Ngày ..................... Tiết 67: ôn tập cuối năm (tiếp) I. Mục tiêu: - Ôn luyện kiến thức về phương trình, giải bài toán về cách lập phương trình. - Rèn kĩ năng tính toán. - Rèn kĩ năng trình bày. *) Trọng tâm: Cách giải một số phương trình, bpt. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: sgk 2. Học sinh: Ôn tập chương III, IV III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản ? Thế nào là hai pt, bpt tương đương - Gv gọi hs trả lời. ? Nêu quy tắc biến đổi phương trình, bất phương trình. - Gv gọi hs trả lời. ? Khi giải bpt cần chú ý gì => Chú ý khi chia hai vế của bpt cho số âm. ? Nêu định nghĩa pt bậc nhất một ẩn ? Nêu cách giải pt bậc nhất một ẩn - Gv gọi hs trả lời. ? Nêu định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn ? Nêu cách giải bpt bậc nhất một ẩn I. Kiến thức cơ bản chương III, IV 1. Phương trình, bất phương trình tương đương - Phương trình tương đương - Bất phương trình tương đương 2. Quy tắc biến đổi pt, bpt - Quy tắc chuyển vế - Quy tắc nhân với một số 3. Định nhĩa phương trình bậc nhất một ẩn Pt có dạng: ax + b = 0 ( 4. Định nhĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn BPT có dạng: ax + b < 0 ( Hoạt động 2: Bài tập áp dụng - Yêu cầu học sinh làm bài tập 10 - Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm: + Nhóm 1, 2 làm phần a + Nhóm 3, 4 làm phần b - Giáo viên lưu ý: - Yêu cầu hs làm bài 11:sgk/131 - Giáo viên gợi ý: - Tách hạng tử 3x2 = 2x2 + x2 PT - Gv gọi hs làm trên bảng - Gv nhận xét bài - Yêu cầu học sinh làm bài tập 12 - Học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài. ? Công thức tính quãng đường: - Học sinh: S = v.t ? Biểu diễn thời gian đi và về của người đó theo x. - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Vậy PT như thế nào. - 1 học sinh lên bảng giải. - Gv yêu cầu hs làm bài 15: sgk/132 => Chú ý chuyển 1 sang vế trái Quy đồng không khử mẫu - Gv gọi hs làm trên bảng. II. Bài tập 1. Bài tập 10: sgk/131 PT có vô số nghiệm Bài tập 11 (tr131-SGK) Bài giải Vậy nghiệm của PT là x = -1, x = 1/3 3. Bài tập 12: sgk/131 Bài giải Gọi quãng đường AB là x (km) (x > 0) Thời gian lúc đi của người đó là: x/25 (h) Thời ggian lúc về của người đó là x/30 (h) Theo bài ra ta có thời gian về ít hơn thời gian đi là 20’, ta có phương trình 6x = 5x + 50 x = 50( thoả mãn đk) Vậy quãng đường AB dài 50km 4. Bài 15: sgk/132. (1) ĐK: Vì 2 > 0, (1) x - 3 x < 3 Vậy nghiệm của bpt là x < 3 4. Củng cố: ? Chú ý khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ? Chú ý khi giải bất phương trình ? Chú ý khi giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa - Làm nốt bài tập phần ôn tập. - Ôn tập lại toàn bộ chương trình đại số, xem lại tất cả các dạng bài tập. - Chuẩn bị kiểm tra HK. Ngày ....................... Tiết 68, 69: kiểm tra học kỳ ii I. Mục tiêu - Kiểm tra đánh giá hs qua học kỳ II - Thông qua bài kiểm tra đánh giá mức đọ nhận thức của học sinh - Thông qua bài kiểm tra thấy được kỹ năng trình bày bài, áp dụng kiến thức vào bài làm - Rèn tính cẩn thận chính xác, cách làm bài thi. *) Trọng tâm: Đánh giá kiến thức của học sinh qua bài kiểm tra II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 2. Học sinh: Ôn tập chương trình học kỳ II III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào chỗ (............) Câu 1: a) Phương trình có nghiệm duy nhất gọi là phương trình bậc nhất một ẩn (..........) b) Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0 (a,b là hai số đã cho) (..........) c) Phương trình bậc nhất một ẩn số luôn có nghiệm duy nhất (..........) Câu 2: a) Điều kiện xác định của phương trình là (.........) b) Điều kiện xác định của phương trình là hoặc (........) c) Điều kiện xác định của phương trình là và (.........) Câu 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Khi đó ta có: a) Tam giác ABC đồng dạng với tam giác ABH (.........) b) Tam giác ABC đồng dạng với tam giác ACH (.........) c) Tam giác ABC đồng dạng với tam giác HBA và đồng dạng với tam giác HAC (.........) Câu 4: a) Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông và các mặt bên là các tam giác đều (......) b) Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông và các mặt bên là các tam giác cân có đỉnh là đỉng của hình chóp. (........) c) Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông và chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của đáy (.......) Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1( 1.5 điểm): Giải các phương trình sau. a) b) Câu 2: (2 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình Một tàu đánh cá dự định mỗi ngày đánh bắt được 3 tấn cá. Nhưng thực tế mỗi ngày tàu đánh bắt thêm được 0,8 tấn, nên chẳng những đã hoàn thành kế hoạch sớm 2 ngày mà còn đánh bắt vượt mức được 2 tấn. Hỏi lượng cá mà tàu dự định đánh bắt được theo kế hoạch là bao nhiêu tấn? Câu 3: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ các đường cao BH, CK. a) Chứng minh: BH = CK. b) Chứng minhL KH // BC c) Kẻ đường cao AI (I BC). Từ I kẻ IE AC (E AC). Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng IE, chứng minh tam giác CBE đồng dạng với tam giác IAO. 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra - Ôn tập toàn bộ chương trình toán 8 Ngày ....................... Tiết 70: trả bài kiểm tra cuối năm ( Phần đại số) I. Mục tiêu - Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra cuối kỳ - Hướng dẫn học sinh phân tích bài, giải bài, rút kinh nghiệm - Đánh giá được kết quả học tập của học sinh *) Trọng tâm: Đánh giá kết quả qua bài làm II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Lời giải chi tiết 2. Học sinh: III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. I. Nhận xét đánh giá quá trình học tập thông qua két quả kiểm tra 1. Kết quả thông báo a. Lớp 8A. Điểm < 5: 9 Điểm 5 -> 7: 17 Điểm 8 -> 10: 11 Số bài dưới TB: 9 bài chiếm 24,3% Số bài TB trở lên: 28 chiếm 75,7% b. Lớp 8B Điểm < 5: 18 Điểm 5 -> 7: 21 Điểm 8 -> 10: 1 Số bài dưới TB: 18 bài chiếm 45% Số bài TB trở lên: 22 chiếm 55% 2. Nhận xét: - Có 5 học sinh lớp 8A làm bài tôt: Ngân, Oanh, Khanh, Đại, Mạnh - Số học sinh làm bài yếu tập trung ở lớp 8B: Dũng, Huy, Huỳnh .... - Nhìn chung nhiều học sinh còn chưa chú ý làm bài II. Trả bài - Chữa bài 1. Trắc nghiệm: Phần đại số 2 câu: 1,5 điểm, mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào chỗ (............) Câu 1: a) Phương trình có nghiệm duy nhất gọi là phương trình bậc nhất một ẩn (....S....) b) Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0 (a,b là hai số đã cho) (....S...) c) Phương trình bậc nhất một ẩn số luôn có nghiệm duy nhất (....Đ...) Câu 2: a) Điều kiện xác định của phương trình là (.....Đ....) b) Điều kiện xác định của phương trình là hoặc (.. S..) c) Điều kiện xác định của phương trình là và (....Đ....) 2. Tự luận Câu 1: Giải các phương trình sau (1,5 điểm) a) Vậy phương trình đúng với mọi x R b) (1) Với : Phương trình (1) 5(x+1) - 2(x-1) = 12 3x = 5 x = (Thoả mãn đk) Với x 5(x+ 1) - 2(1 - x) = 12 7x = 9 x = (Không thoả mãn đk) Vậy nghiệm của phương trình là x = Câu 2: (2 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình Một tàu đánh cá dự định mỗi ngày đánh bắt được 3 tấn cá. Nhưng thực tế mỗi ngày tàu đánh bắt thêm được 0,8 tấn, nên chẳng những đã hoàn thành kế hoạch sớm 2 ngày mà còn đánh bắt vượt mức được 2 tấn. Hỏi lượng cá mà tàu dự định đánh bắt được theo kế hoạch là bao nhiêu tấn? Bài làm Gọi lượng cá mà tàu dự định đánh bắt được theo kế hoạch là x (tấn, x > 0) Số ngày hoàn thành theo kế hoạch là (ngày) Thực tế: Đánh được 3 + 0,8 = 3,8(tấn) một ngày, mà đánh thêm được 2 tấn, nên số ngày hoàn thành là: (ngày) Theo bài tàu đã hoàn thành sớm 2 ngày, ta có phương trình 19x = 15x + 30 + 114 x = 36 (thoả mãn đk) Vậy tàu dự định đánh bắt được theo kế hoạch là 36 tấn cá. 4. Củng cố - Khi giải phương trình cần chú ý: +) Quy đồng mẫu chuyển vế đổi dấu hạng tử +) Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối cần bỏ dấu giá trị tuyệt đối - Giải bài toán bằng cách lập phương trình cần ghi rõ đơn vị 5. Hướng dẫn về nhà Ôn tập toàn bộ chương trình đại số lớp 8
Tài liệu đính kèm: