A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
-Quy tắc chia đa thức cho đơn thức
-Thuật toán chia đa thức một biến đã sắp xếp
2. Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng:
-Chia đa thức một biến đã sắp xếp
-Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thức cho đa thức
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp
B. Phương pháp: Luyện tập
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Hệ thống bài tập
HS: Sgk, thước, giấy nháp
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Luyện tập : (40')
Tiết 17 Ngày: ....../...... LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: -Quy tắc chia đa thức cho đơn thức -Thuật toán chia đa thức một biến đã sắp xếp 2. Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng: -Chia đa thức một biến đã sắp xếp -Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thức cho đa thức 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tổng hợp B. Phương pháp: Luyện tập C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Hệ thống bài tập HS: Sgk, thước, giấy nháp D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ: III. Luyện tập : (40') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Bài 1 (10’) GV: Yêu cầu học sinh thực hiện Bài 1 HS: 1) x2 + 2x – 1 2) 2x2 + 3x - 2 GV: Bổ sung điều chỉnh Bài 1:Thực hiện các phép chia: 1) (x3 - 7x + 3 - x2):(x - 3) 2) (2x4 + x3 -3x2 5x - 2):(x2-x +1) HĐ2: Bài 2 (10’) GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 2 Gợi ý: Dùng hằng đẳng thức phân tích đa thức bị chia thành nhân tử HS: 1) 2x + 3y 2) 2x + 1 GV: Bổ sung, điều chỉnh Bài 2:Thực hiện các phép chia: 1) (4x2 - 9y2 ):(2x - 3y) 2) (8x3 + 1):(4x2- 2x +1) HĐ3: Bài 3 (10’) GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 3 Gợi ý: Chia đa thức 2x3 - 3x2 + x + a cho đa thức x + 2. Tìm a để số dư bằng 0. HS: a = 30 GV: Bổ sung điều chỉnh Bài 3: Tìm a để đa thức 2x3 - 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2. HĐ4: Bài 4 (10’) GV: Yêu cầu học sinh viết dưới dạng với m, k nguyên HS: GV: nguyên khi nào ? HS: Khi n-1 là ước của 1 GV: Nếu n – 1 là ước của 1 thì n = ? HS: n = 0 hoặc n = 2 GV: Bổ sung, điều chỉnh Bài 4: Tìm các số nguyên n để giá trị của biểu thức n2 – 2n + 2 chia hết cho giá trị của biểu thức n - 1 IV. Củng cố:(2') GV: Khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B (đa thức B khác đa thức không) ? HS: Khi có một đa thức Q sao cho A = B.Q V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà(2') Làm bài tập: 78, 79, 80,81,82,83 sgk/33 - Tiết sau ôn tập Làm thêm: Cho đa thức một biến f(x). Nếu f(a) = 0 thì a là một nghiệm của f(x). a) C/m: Nếu f(x) chia hết cho x - c thì c là 1 nghiệm của f(x). b) C/m: Số dư của phép chia f(x) cho x – c là f(c) c) Tìm dư của phép chia (2x4 + x3 - 3x2 + 5x - 2) cho (x - 3)
Tài liệu đính kèm: