Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012

Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012

Bài làm.

a) (12x–5)(4x – 1)+(3x–7)(1 – 16x) = 81

 x = 1

Một HS đứng tại chỗ đọc đề bài.

Một HS lên bảng viết 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp.

2n ; 2n + 2 ; 2n + 4 (n  N)

 (2n + 2) (2n + 4) – 2n (2n + 2) = 192

HS lên bảng trình bày.

Gọi ba số tự nhiên chẵn liên tiếp là 2n ; 2n + 2 ; 2n + 4 (n  N)

Theo đầu bài ta có :

(2n + 2) (2n + 4) – 2n (2n + 2) = 192

4n2 + 8n + 4n + 8 – 4n2 – 4n = 192

 8n + 8 = 192

 8 (n + 1) = 192

 n + 1 = 192 : 8

 n + 1 = 24

 n = 23

Vậy ba số đó là 46 ; 48 ; 50.

HS đứng tại chỗ trả lời.

a = 3q + 1 (q  N)

b = 3p + 2 (p  N)

Một HS lên bảng chữa bài.

Gọi số tự nhiên a chia cho 3 dư 1 là a = 3q + 1.

Số tự nhiên b chia cho 3 dư 2 là b = 3p + 2 (p, q  N)

Ta có.

a . b = (3q + 1) (3p + 2)

a . b = 9pq + 6q + 3p + 2

a . b = 3 (3qp + 2q + p) + 2

 

doc 15 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23-08-2011
Ngày giảng: 29-08-2011
TiÕt 3 : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
	2. Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: Máy tính, bảng phụ.
	*Học sinh: Máy tính
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
HS1 : – Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức.
– Chữa bài tập số 8 Tr 8 SGK
HS 2 : Chữa bài 6(a, b) tr4 SBT.
GV nhận xét và cho điểm HS.
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1: Phát biểu qui tắc tr7 SGK.
– Chữa bài tập số 8 SGK : Làm tính nhân.
a) (x2y2 – xy + 2y) (x – 2y)
b) (x2 – xy + y2) (x + y)
= ... = x3 + y3
HS2 : Chữa bài 6 tr4 SBT (a, b).
a) (5x – 2y) (x2 – xy + 1)
= ...= 5x3 – 7x2y + 2xy2 + 5x – 2y
b) (x – 1) (x + 1) (x + 2)
= ...= x3 + 2x2 – x – 2 
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Luyện tập
1. Bài tập 10 tr8 SGK.
(GV đưa đề bài lên bảng phụ).
Yêu cầu câu a trình bày theo 2 cách.
2. Bài tập 11 tr8 SGK.
(Đưa đề bài lên bảng phụ).
Bổ sung.
(3x – 5) (2x + 11) – (2x + 3) (3x + 7)
GV : Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm như thế nào ?
HS cả lớp làm bài vào vở.
Ba HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một bài.
HS1 :
a) (x2 – 2x + 3) (x – 5)
= x3 – 5x2 – x2 + 10x + x – 15
= x3 – 6x2 + x – 15 
HS2 : Trình bày cách 2 câu a.
HS3 :
b) (x2 – 2xy + y2 ) (x – y)
= x3 – x2y – 2x2y + 2xy2 + xy2 – y3
= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
HS : Ta rút gọn biểu thức, sau khi rút gọn, biểu thức không còn chứa biến ta nói rằng : giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.
Hai HS lên bảng làm bài.
HS1 :
a) (x – 5) (2x + 3) – 2x (x – 3) + x + 7
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7
= – 8
Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.
3.Bài tập 12 tr8 SGK.
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV yêu cầu HS trình bày miệng quá trình rút gọn biểu thức.
GV ghi lại :
(x2 – 5) (x + 3) + (x + 4) (x – x2)
= x3 + 3x2 – 5x – 15 + x2 – x3 + 4x – 4x2 
= – x – 15 
Sau đó HS lần lượt lên bảng điền giá trị của biểu thức.
Hoạt động nhóm.
4. Bài tập 13 tr9 SGK.
(Đề bài đưa lên bảng phụ).
GV đi kiểm tra các nhóm và nhắc nhở việc làm bài.
GV kiểm tra bài làm của vài ba nhóm.
HS cả lớp nhận xét và chữa bài.
5. Bài tập 14 tr9 SGK.
(Đưa đề bài lên bảng phụ)
– GV yêu cầu HS đọc đầu bài.
– GV : Hãy viết công thức của 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp.
GV : Hãy biểu diễn tích hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.
Gọi HS lên bảng trình bày bài làm.
6. Bài 9 tr4 SBT.
(GV đưa đề bài lên bảng phụ).
GV : Hãy viết công thức tổng quát số tự nhiên a chia cho 3 dư 1, số tự nhiên b chia cho 3 dư 2.
– GV yêu cầu HS làm bài. Sau đó gọi một HS lên bảng chữa bài.
Giá trị của x
Giá trị của biểu thức 
(x2 – 5) (x+3)+ (x + 4) (x – x2)
= – x – 15
x = 0
x = – 15
x = 15
x = 0,15
– 15
0
– 30
– 15,15
HS cả lớp nhận xét.
HS hoạt động theo nhóm.
Bài làm.
a) (12x–5)(4x – 1)+(3x–7)(1 – 16x) = 81
 x = 1
Một HS đứng tại chỗ đọc đề bài.
Một HS lên bảng viết 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp.
2n ; 2n + 2 ; 2n + 4 (n Î N)
 (2n + 2) (2n + 4) – 2n (2n + 2) = 192
HS lên bảng trình bày.
Gọi ba số tự nhiên chẵn liên tiếp là 2n ; 2n + 2 ; 2n + 4 (n Î N)
Theo đầu bài ta có :
(2n + 2) (2n + 4) – 2n (2n + 2) = 192
4n2 + 8n + 4n + 8 – 4n2 – 4n = 192
 8n + 8 = 192
 8 (n + 1) = 192
 n + 1 = 192 : 8
 n + 1 = 24
 n = 23
Vậy ba số đó là 46 ; 48 ; 50.
HS đứng tại chỗ trả lời.
a = 3q + 1 (q Î N)
b = 3p + 2 (p Î N)
Một HS lên bảng chữa bài.
Gọi số tự nhiên a chia cho 3 dư 1 là a = 3q + 1.
Số tự nhiên b chia cho 3 dư 2 là b = 3p + 2 (p, q Î N)
Ta có.
a . b = (3q + 1) (3p + 2)
a . b = 9pq + 6q + 3p + 2
a . b = 3 (3qp + 2q + p) + 2
IV. Củng cố:
 Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
V. Hướng dẫn về nhà:
– Làm bài tập 15 tr9 SGK. 8; 10 tr4 SBT.
– Đọc trước bài: Hằng đẳng thức đáng nhớ.Ngày soạn: 24-08-2011
Ngày giảng: 31-08-2011
TiÕt 4: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ 
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS nắm được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
	2. Kĩ năng: Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lí.
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: Vẽ sẵn hình 1 tr9 SGK trên giấy hoặc bảng phụ, các phát biểu hằng đẳng thức bằng lời và bài tập trên bảng phụ. Thước kẻ, phấn màu, bút dạ..
	*Học sinh: Ôn quy tắc nhân đa thức với đa thức. Bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
GV yêu cầu kiểm tra.
– Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
– Chữa bài tập 15 tr 9 SGK
GV nhận xét, cho điểm HS.
Một HS lên bảng kiểm tra.
– Phát biểu quy tắc nhân đa thức tr7 SGK
– Chữa bài tập 15
a) 
=x2+xy+ xy + y2 = x2 + xy + y2
b) 
= x2 – xy–xy+y2= x2 – xy + y2
HS nhận xét bài làm của bạn.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Bình phương của một tổng
GV đặt vấn đề : Trong bài toán trên để tính bạn phải thực hiện phép nhân đa thức với đa thức.
Để có kết quả nhanh chóng cho phép nhân một số dạng đa thức thường gặp ....Các hằng đẳng thức này có nhiều ứng dụng để việc biến đổi biểu thức, tính giá trị biểu thức được nhanh hơn.
GV yêu cầu HS làm 
Với a, b là hai số bất kì, hãy tính: (a + b)2
GV đưa hình1 tr9 đã vẽ sẵn trên bảng phụ để giải thích :
Diện tích hình vuông lớn là (a + b)2 bằng tổng diện tích của hai hình vuông nhỏ (a2 và b2) và hai hình chữ nhật (2.ab).
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta cũng có 
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2.
GV yêu cầu HS thực hiện với A là biểu thức thứ nhất, B là biểu thức thứ hai.
Vế trái là bình phương của một tổng hai biểu thức
GV chỉ vào hằng đẳng thức và phát biểu lại chính xác.
áp dụng :
a) Tính (a + 1)2
GV hướng dẫn HS áp dụng cụ thể (vừa đọc, vừa viết)
(a + 1)2 = a2 + 2 . a . 1 + 12
= a2 + 2a + 1
GV yêu cầu HS tính 
– Hãy so sánh với kết quả làm lúc trước (khi kiểm tra bài)
b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.
GV gợi ý : x2 là bình phương biểu thức thứ nhất, 4 = 22 là bình phương biểu thức thứ hai, phân tích 4x thành hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai.
– Tương tự hãy viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng (bài 16(a, b))
a. x2 + 2x + 1
b. 9x2 + y2 + 6xy
c) Tính nhanh : 512 ; 3012
GV gợi ý tách 51 = 50 + 1
301 = 300 + 1
rồi áp dụng hằng đẳng thức.
1. Bình phương của một tổng
Một HS lên bảng thực hiện.
(a + b)2 = (a + b).(a + b)
= a2 + ab + ab + b2
= a2 + 2ab + b2
HS phát biểu:
Bình phương của một tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai.
HS làm một HS lên bảng làm:
= x2 + xy + y2
– Bằng nhau
Một HS lên bảng làm.
x2 + 4x + 4 = x2 + 2 . x . 2 + 22
 = (x + 2)2
Hai HS lên bảng làm.
HS1 : x2 + 2x + 1
= x2 + 2.x.1 + 12
= (x + 1)2
HS2 : 9x2 + y2 + 6xy
= (3x)2 + 2.3x.y + y2
= (3x + y)2
Hai HS khác lên bảng làm.
* 512 = (50 + 1)2
= 502 + 2 . 50 . 1 + 12
= 2500 + 100 + 1 = 2601.
* 3012 = (300 + 1)2 = 90000+ 600 + 1
HĐ3: Bình phương của một hiệu 
GV yêu cầu HS tính
(a – b)2 theo hai cách.
Cách 1 : (a – b)2 = (a – b).(a – b).
Cách 2 : (a – b)2 = [a + (–b)]2
Nửa lớp làm cách 1
Nửa lớp làm cách 2
GV : Ta có kết quả
(a – b)2 = a2 – 2ab + b2
Tương tự :
(a – b)2 = a2 – 2ab + b2
Hãy phát biểu hằng đẳng thức bình phương một hiệu hai biểu thức bằng lời.
GV: So sánh biểu thức khai triển của bình phương một tổng và bình phương một hiệu.
áp dụng tính a) 
Sau đó GV cho HS hoạt động nhóm tính :
b) (2x – 3y)2
c) Tính nhanh 992
2. Bình phương của một hiệu 
HS làm bài tại chỗ, sau đó hai HS lên trình bày.
Cách 1: (a – b)2 = (a – b).(a – b)
= a2 – ab – ab + b2
= a2 – 2ab + b2
Cách 2 : (a – b)2 = [a + (–b)]2
= a2 + 2 . a . (–b) + (–b)2
= a2 – 2ab + b2
HS phát biểu 
HS : Hai hằng đẳng thức đó khi khai triển có hạng tử đầu và cuối giống nhau, hai hạng tử giữa đối nhau.
HS nói, GV ghi lại :
= x2 – x + 
HS hoạt động theo nhóm.
b) (2x – 3y)2 = (2x)2 –2. 2x . 3y + (3y)2
= 4x2 – 12xy + 9y2
c) 992 = (100 – 1)2= 1002 – 2.100.1 + 12
= 10000 – 200 + 1 = 9801
Đại diện một nhóm trình bày bài giải. HS lớp nhận xét.
HĐ4: Hiệu hai bình phương
GV yêu cầu HS thực hiện 
GV : Từ kết quả trên ta có 
a2 – b2 = (a + b) ( a – b)
tổng quát
a2 – b2 = (a + b) ( a – b)
GV : Phát biểu thành lời hằng đẳng thức đó.
GV lưu ý HS phân biệt bình phương một hiệu (A – B)2 với hiệu hai bình phương a2 – b2, tránh nhầm lẫn.
áp dụng tính :
a) (x + 1) (x – 1)
Ta có tích của tổng hai biểu thức với hiệu của chúng sẽ bằng gì ?
b) Tính (x – 2y) (x + 2y)
c) Tính nhanh 56 . 64
GV yêu cầu HS làm 
GV nhấn mạnh : Bình phương của hai đa thức đối nhau thì bằng nhau.
3. Hiệu hai bình phương
Một HS lên bảng làm 
(a + b) ( a – b) = a2 – ab + ab – b2
= a2 – b2
HS : Hiệu hai bình phương của hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với hiệu của chúng.
HS : Tích của tổng hai biểu thức với hiệu của chúng bằng hiệu hai bình phương của hai biểu thức.
(x + 1) (x – 1) = x2 – 12 = x2 – 1 
HS làm bài, hai HS lên bảng làm.
b) (x – 2y) (x + 2y) = x2 – (2y)2
= x2 – 4y2
c) 56 . 64 = (60 – 4) (60 + 4)
= 602 – 42 = 3600 – 16 = 3584
HS trả lời miệng
Đức và Thọ đều viết đúng vì 
x2 – 10x + 25 = 25 – 10x + x2
Þ (x – 5)2 = (5 – x)2
Sơn đã rút ra được hằng đẳng thức:
(A – B)2 = (B – A)2
IV. Củng cố:
GV yêu cầu HS viết ba hằng đẳng thức vừa học.
– Các phép biến đổi sau đúng hay sai?
a) (x – y)2 = x2 – y2
b) (x + y)2 = x2 + y2
c) (a – 2b)2 = – (2b – a)2
d) (2a + 3b) (3b – 2a) = 9b2 – 4a2
HS viết ra nháp, một HS lên bảng viết.
(a + b)2 = a2 + 2ab + b2
(a – b)2 = a2 – 2ab + b2
a2 – b2 = (a + b) (a – b)
HS trả lời
a) Sai
b) Sai
c) Sai
 d) Đúng
V. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc và phát biểu được thành lời ba hằng đẳng thức đã học, viết theo hai chiều (tích « tổng)
Bài tập về nhà số 16, 17, 18, 19, 20 tr12 SGK, bài số 11, 12, 13 tr4 SBT Ngày soạn: 22-08-2011
Ngày giảng: 30-08-2011
TiÕt 3: HÌNH THANG CÂN
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS hiểu định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 
	2. Kĩ năng: HS biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
 3. Thái độ: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học. Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ.
	*Học sinh: SGK, bút dạ , HS ôn tập các kiến thức về tam giác cân.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
GV nêu câu hỏi kiểm tra.
HS1 : – Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
– Nêu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song, hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau.
HS2 : Chữa bài số 8 tr71 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình)
Nêu nhận xét về hai góc kề một cạnh bên của hình thang.
GV nhận xét, cho điểm HS.
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1 : – Định nghĩa hình thang, hình thang vuông (SGK).
– Nhận xét tr70 SGK.
+ Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
HS2 : Chữa bài 8 SGK.
 Hình thang ABCD (AB // CD)
Þ + = 1800 ; + =1800
(hai góc trong cùng phía)
Có + = 1800
 – = 200 Þ 2 = 2000 
 Þ = 1000 Þ = 800
 Có + = 1800 ; mà = 2 
 Þ 3 = 1800
 Þ = 600 Þ =1200
Nhận xét : trong hình thang hai góc kề một cạnh bên thì bù nhau.
HS nhận xét bài làm của các bạn.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Định nghĩa
GV Thế nào là tam giác cân, nêu tính chất về góc của tam giác cân.
GV: Trong hình thang, có một dạng hình thang thường gặp đó là hình thang cân.
Khác với tam giác cân, hình thang cân được định nghĩa theo góc.
Hình thang ABCD (AB // CD) trên hình 23 SGK là một hình thang cân. Vậy thế nào là một hình thang cân ?
* GV hướng dẫn HS vẽ hình thang cân dựa vào định nghĩa (vừa nói, vừa vẽ)
– Vẽ đoạn thẳng DC (đáy DC)
– Vẽ (thường vẽ <900)
– Vẽ = .
– Trên tia Dx lấy điểm A
(A ¹ D), vẽ AB // DC (BÎ Cy).
Tứ giác ABCD là hình thang cân.
GV hỏi : Tứ giác ABCD là hình thang cân khi nào?
GV hỏi : Nếu ABCD là hình thang cân ( đáy AB ; CD) thì ta có thể kết luận gì về các góc của hình thang cân.
GV cho HS thực hiện ?2 SGK. (Sử dụng SGK).
GV : Gọi lần lượt ba HS, mỗi HS thực hiện một ý, cả lớp theo dõi nhận xét.
1. Định nghĩa
HS : – Tam giác cân là một tam giác có hai cạnh bằng nhau.
– Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
HS : Hình thang cân là một hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
HS vẽ hình thang cân vào vở theo hướng dẫn của GV.
HS trả lời :
Tứ giác ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD)
Û AB // CD
 = hoặc = 
 = và = 
 + = + = 1800 
HS lần lượt trả lời.
a) + Hình 24a là hình thang cân.
Vì có AB // CD do + = 1800 
và = (= 800)
+ Hình 24b không phải là hình thang cân vì không là hình thang.
+ Hình 24c là hình thang cân vì...
+ Hình 24d là hình thang cân vì...
b) + Hình 24a : = 1000 
+ Hình 24c = 700 
+ Hình 24d = 900 
c) Hai góc đối của hình thang cân bù nhau. 
HĐ2: Tính chất
 GV : Có nhận xét gì về hai cạnh bên của hình thang cân.
GV : Đó chính là nội dung định lí 1 tr72.
Hãy nêu định lí dưới dạng GT ; KL ( GV ghi lên bảng).
GV yêu cầu HS, trong 3 phút tìm cách chứng minh định lí . Sau đó gọi HS chứng minh miệng.
– GV : Tứ giác ABCD sau có là hình thang cân không ?
Vì sao ?
(AB // DC) ; )
GV Từ đó rút ra Chú ý (tr73 SGK).
Lưu ý : Định lí 1 không có định lí đảo.
GV : Hai đường chéo của hình của hình thang cân có tính chất gì ?
Hãy vẽ hai đường chéo của hình thang cân ABCD, dùng thước thẳng đo, nêu nhận xét.
– Nêu GT, KL của định lí 2
(GV ghi lên bảng kèm hình vẽ)
GV : Hãy chứng minh định lí.
GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của hình thang cân.
2.Tính chất
HS : Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
GT ABCD là hình thang cân
 (AB // CD)
KL AD = BC
HS chứng minh định lí 
+ Có thể chứng minh như SGK.
+ Có thể chứng minh cách khác :
vẽ AE // BC, chứng minh D ADE cân
Þ AD = AE = BC
HS : Tứ giác ABCD không phải là hình thang cân vì hai góc kề với một đáy không bằng nhau.
HS : Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.
GT ABCD là hình thang cân
 (AB // CD)
KL AC = BD
Một HS chứng minh miệng.
Ta có : D DAC = D CBD vì có cạnh DC chung
 (định nghĩa hình thang cân)
AD = BC (tính chất hình thang cân)
Þ AC = DB (cạnh tương ứng)
HS nêu lại định lí 1 và 2 SGK.
HĐ3: Dấu hiệu nhận biết
GV cho HS thực hiện làm việc theo nhóm trong 3 phút.
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
Từ dự đoán của HS qua thực hiện GV đưa nội dung định lí 3
tr74 SGK.
GV nói : Về nhà các em làm bài tập 18, là chứng minh định lí này.
GV : Định lí 2 và 3 có quan hệ gì ?
GV hỏi : Có những dấu hiệu nào để nhận biết hình thang cân ?
GV : Dấu hiệu 1 dựa vào định nghĩa. Dấu hiệu 2 dựa vào định lí 3.
3. Dấu hiệu nhận biết
Định lí 3 : SGK
HS : Đó là hai định lí thuận và đảo của nhau.
HS : Dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân
IV. Củng cố:
GV hỏi : Qua giờ học này, chúng ta cần ghi nhớ những nội dung kiến thức nào ?
 – Tứ giác ABCD (BC // AD) là hình thang cân cần thêm điều kiện gì ?
HS : Ta cần nhớ : định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 
– Tứ giác ABCD có BC // AD
Þ ABCD là hình thang, đáy là BC và AD. Hình thang ABCD là cân khi có = (hoặc = ) hoặc đường chéo BD = AC.
V. Hướng dẫn về nhà:
– Học kĩ định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
– Bài tập về nhà số 11, 12, 13, 14, 15, 16 tr74, 75 SGK.Ngày soạn: 28-08-2011
Ngày giảng: 06-09-2011
TiÕt 4: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về hình thang, hình thang cân (Định nghĩa, tính chất và cách nhận biết).
	2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng suy luận, kĩ năng nhận dạng hình.
	3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 *Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
 *Học sinh: Thước thẳng, compa, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
GV nêu câu hỏi kiểm tra.
HS1 : – Phát biểu định nghĩa và tính chất của hình thang cân.
Điền dấu "X" vào ô trống thích hợp.
Nội dung
Đúng
Sai
1. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
2. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
3. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau và không song song là hình thang cân.
HS2 : Chữa bài tập 15 tr75 SGK.
(Hình vẽ và GT, Kl ; GV vẽ sẵn trên bảng phụ)
GV yêu cầu HS khác nhận xét và cho điểm HS lên bảng.
HS lên bảng kiểm tra.
HS1: – Nêu định nghĩa và tính chất của hình thang cân như SGK.
Điền vào ô trống.
Câu 1: Đúng
Câu 2: Sai
Câu 3: Đúng
HS2: Chữa bài tập 15 SGK.
a) Ta có : D ABC cân tại A (gt)
mà và ở vị trí đồng vị 
Þ DE // BC.
Hình thang BDEC có .
Þ BDEC là hình thang cân.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Luyện tập
Bài tập 1: (Bài 16 tr75 SGK)
GV cùng HS vẽ hình
GV gợi ý : So sánh với bài 15 vừa chữa, hãy cho biết để chứng minh BEDC là hình thang cân cần chứng minh điều gì?
1 HS đọc to đề bài
1 HS tóm tắt dưới dạng GT ; KL.
– HS : Cần chứng minh AD = AE
– Một HS chứng minh miệng.
a) Xét D ABD và D ACE có :
AB = AC (gt)
 chung 
 )
Þ D ABD = D ACE (gcg)
Þ AD = AE (cạnh tương ứng)
Chứng minh như bài 15
 Þ ED // BC và có 
Þ BEDC là hình thang cân.
b) ED // BC (so le trong)
Có (gt) 
Þ BE = ED
Bài tập 2 (Bài 18 tr 75 SGK)
GV đưa bảng phụ :
Chứng minh định lí :
“ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân”.
GV : Ta chứng minh định lí qua kết quả của bài 18 SGK.
(Đề bài đưa lên bảng phụ).
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để giải bài tập.
Hình thang ABCD (AB // CD)
AC = BD
GT BE // AC ; EÎ DC.
a) D BDE cân
KL b) D ACD = D BDC
c) Hình thang ABCD cân
GV cho HS ho¹t ®éng nhãm kho¶ng 7 phót th× yªu cÇu ®¹i diÖn c¸c nhãm lªn tr×nh bµy.
GV kiÓm tra thªm bµi cña vµi nhãm, cã thÓ cho ®iÓm.
Một HS đọc lại đề bài toán
Một HS lên bảng vẽ hình, viết GT ; KL.
HS hoạt động theo nhóm. Bài làm của các nhóm
a) Hình thang ABEC có hai cạnh bên song song : AC // BE (gt).
Þ AC = BE (nhận xét về hình thang)
mà AC = BD (gt)
Þ BE = BD Þ D BDE cân.
b) Theo kết quả câu a ta có :
D BDE cân tại B 
mà AC // BE Þ 
(hai góc đồng vị)
Xét D ACD và D BDC có:
AC = BD (gt); (ch/minh trên)
cạnh DC chung 
 Þ D ACD = D BDC (cgc)
c)D ACD = D BDC
 (hai gãc t­¬ng øng)
Þ H×nh thang ABCD c©n (theo ®Þnh nghÜa).
– §¹i diÖn mét nhãm tr×nh bµy c©u a.
– HS nhËn xÐt.
– §¹i diÖn mét nhãm kh¸c tr×nh bµy c©u b vµ c.
– HS nhËn xÐt.
Bài tập 3 (Bài 31 tr63 SBT).
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV : Muốn chứng minh OE là trung trực của đáy AB ta cần chứng minh điều gì ?
Tương tự, muốn chứng minh OE là trung trực của DC ta cần chứng minh điều gì ?
GV : Hãy chứng minh các cặp đoạn thẳng đó bằng nhau.
Một HS lên bảng vẽ hình
HS : Ta cần chứng minh 
OA = OB và EA = EB
– Ta cần chứng minh
OD = OC và ED = EC
HS : D ODC có 
Þ D ODC cân Þ OD = OC
Có OD = OC và AD = BC
(tính chất hình thang cân)
Þ OA = OB
Vậy O thuộc trung trực của AB và CD (1).
Có D ABD = D BAC (ccc)
Þ EA = EB
Có AC = BD (tính chất hình thang cân).
và EA = EB Þ EC = ED.
Vậy E thuộc trung trực của AB và CD (2).
Þ Từ (1), (2) Þ OE là trung trực của hai đáy.
IV. Củng cố:
 Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình thang cân
V. Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập định nghĩa, tính chất, nhận xét, dấu hiệu nhận biết của hình thang, hình thang cân.
Bài tập về nhà số 17, 19 tr75 SGK. số 28, 29, 30 tr63 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan 8 tuan 2 dai so hinh hoc.doc