Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 43: Luyện tập (tiết 2)

Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 43: Luyện tập (tiết 2)

Giáo án Đại số 9

Tuần: 22 Tiết: 43

Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng

§5: LUYỆN TẬP (tiết 2)

A) MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

o Học sinh nắm được phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn

o Học sinh có kỹ năng giải các loại toán được đề cập đến trong SGK.

B) CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: - Phấn màu, bảng phụ và phiếu học tập

2) Học sinh: - Các bài tập đã cho cuối tiết trước, máy tính bỏ túi.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 43: Luyện tập (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 9
Tuần: 22	Tiết: 43
Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng
Soạn: 13 - 02 - 2006
§5: LUYỆN TẬP (tiết 2)
MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Học sinh nắm được phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn 
Học sinh có kỹ năng giải các loại toán được đề cập đến trong SGK. 
CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Phấn màu, bảng phụ và phiếu học tập
Học sinh: - Các bài tập đã cho cuối tiết trước, máy tính bỏ túi.
CÁC HOẠT ĐỘÂNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HS
GHI BẢNG
22’
20’
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra, dành nhiều thời gian để luyện tập, trong quá trình luyện tập Gv căn cứ vào hoạt động của HS đánh giá cho điểm.
HĐ2: Luyện tập:
F Làm bài 37 trang 24 Sgk:
- Gv vẽ hình minh hoạ và hướng dẫn học sinh phân tích nội dung bài toán 
- Khi chuyển động cùng chiều gặp nhau, các em có nhận xét gì về quãng đường đi được của 2 vật ?
- Khi chuyển động ngược chiều gặp nhau, các em có nhận xét gì về quãng đường đi được của 2 vật ?
® Dựa vào mối quan hệ này mà chúng ta lập phương trình cho hệ.
- Gv phát phiếu học tập và tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Gọi vận tốc của vật 1 là: . . . . . .(cm/s)
 vận tốc của vật 2 là: . . . . . cm/s)
 ( đk: x > y . . . . . . . .)
 Khi chuyển động cùng chiều gặp nhau thì quãng đường vật đi nhanh hơn lớn hơn quãng đường vật đi chậm hơn đúng . . . . . . . . . . nên ta có p/ trình:
 20. . . .+ . . . . .y = . . . . . (1)
 Khi chuyển động ngược chiều gặp nhau thì tổng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .đúng một vòng nên ta có phương trình: 4x + . . . . . .= . . . . . . . .(2)
 Từ (1) và (2) ta có HPT:
 Giải ra kết quả là: 
 Vậy:
 vận tốc của vật 1 là: . . . . . . . (cm/s)
 vận tốc của vật 2 là: . . . . . . . (cm/s)
Ä Gv nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và đánh giá cho điểm một vài nhóm 
F Làm bài 38 trang 24 Sgk:
- Gv yêu cầu HS phân tích đề toán
- Bài tập này thuộc dạng toán nào mà chúng ta đã học ?
- Hãy nhắc lại các kiến thức cần nhớ khi giải toán về năng suất ?
- Gv đàm thoại với HS để trình bày bài giải. 
Ä Gv chốt lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình và các dạng toán đã học ở Sgk 
- 1 HS đọc đề toán 
- HS quan sát sơ đồ chuyển động
- Quãng đường vật đi nhanh hơn lớn hơn quãng đường vật đi chậm hơn đúng một vòng tròn
- Tổng quãng đường 2 vật đi được là đúng một vòng tròn
- HS thảo luận theo 8 nhóm 
® đại diện 1 nhóm trình bày 
® cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc bài toán và phân tích đề toán
- Dạng toán năng suất chung riêng
- 1 HS nhắc lại 
® Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS trả lời theo câu hỏi của Gv 
Tiết 30: LUYỆN TẬP 2
1) Bài 37:
 Gọi vận tốc của vật 1 là: x (cm/s)
 vận tốc của vật 2 là: y (cm/s)
 ( đk: x > y > 0)
 Khi chuyển động cùng chiều gặp nhau thì quãng đường vật đi nhanh hơn lớn hơn quãng đường vật đi chậm hơn đúng một vòng nên ta có phương trình:
 20x - 20y = 20p (1)
 Khi chuyển động ngược chiều gặp nhau thì tổng quãng đường 2 vật đi được là đúng một vòng nên ta có phương trình:
 4x + 4y = 20p (2)
 Từ (1) và (2) ta có HPT:
 Û . . . . . . . . . . . .
 Û (thoả mãn đk)
Vậy: 
 vận tốc của vật 1 là: 3p (cm/s)
 vận tốc của vật 2 là: 2p (cm/s)
1) Bài 38:
 Gọi thời gian vòi 1 chảy riêng đầy bể là: x (phút)
 Thời gian vòi 2 chảy riêng đầy bể là: y (phút)
(đk : x, y > 0)
 Mỗi giờ vòi 1 chảy được: (bể)
 Mỗi giờ vòi 2 chảy được: (bể)
 1 giờ 20 phút = 80 phút 
 Cả 2 vòi cùng chảy đầy bể trong 80 phút nên mỗi phút cả 2 vòi chảy được: (bể) nên ta có phương trình: (1)
 Trong 10 phút vòi thứ nhất chảy được: (bể)
 Trong 12 phút vòi thứ hai chảy được: (bể)
 Ta có phương trình:
 (2)
 Từ (1) và (2) ta có HPT:
 Û 
 Vậy thời gian vòi 1 chảy riêng đầy bể là: 120 phút = 2 giờ
 Thời gian vòi 2 chảy riêng đầy bể là: 240 phút = 4 giờ
3’
HĐ3: HDVN	- Nắm chắc cách giải các dạng toán đã học, Ôn kiến thức toàn chương 3.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập: 39 trang 25 Sgk, bài tập: 48, 49 trang 11 SBT.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 25 chuẩn bị cho tiết ôn tập.
- Đọc kỹ các kiến thức cần nhớ trang 26 Sgk 
? Rút kinh nghiệm cho năm học sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 9 Tiet 43.doc