Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6

Buổi 1: KHẢO SÁT CHỌN ĐỘI TUYỂN

 ( Thời gian: 90 phút )

 ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2đ) Cho khổ thơ sau:

 Bát cơm và nắng chan sương

 Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau.

 Mẹ ra bới gió chân cầu

 Tìm câu thơ đã từ lâu dập vùi.

 Hãy xác định: Từ đơn,từ ghép,danh từ,động từ,tính từ có trong câu thơ.

Câu 2: (2đ) Xác định các câu trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì và chỉ ra

 chủ ngữ,vị ngữ trong các câu ấy:

 Trời mưa to quá ngập cả đường đi. Tôi phải quay sang lối khác. Tay xách

 dép, tay xách cặp. Tôi vừa đi,vừa chạy mới kịp giờ học.

Câu 3: (6đ) Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng bằng những chi tiết tưởng

 tượng,kỳ ảo và giàu ý nghĩa. Bằng trí tưởng tượng của mình,em

 hãy tả cảnh Thánh Gióng đánh giặc Ân.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1: Khảo sát chọn đội tuyển
	 ( Thời gian: 90 phút )
 đề bài:
Câu 1: (2đ) Cho khổ thơ sau:
	Bát cơm và nắng chan sương
	 Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau.
	Mẹ ra bới gió chân cầu
	 Tìm câu thơ đã từ lâu dập vùi.
 Hãy xác định: Từ đơn,từ ghép,danh từ,động từ,tính từ có trong câu thơ.
Câu 2: (2đ) Xác định các câu trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì và chỉ ra
 chủ ngữ,vị ngữ trong các câu ấy:
	Trời mưa to quá ngập cả đường đi. Tôi phải quay sang lối khác. Tay xách
	 dép, tay xách cặp. Tôi vừa đi,vừa chạy mới kịp giờ học.
Câu 3: (6đ) Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng bằng những chi tiết tưởng
	tượng,kỳ ảo và giàu ý nghĩa. Bằng trí tưởng tượng của mình,em 
	hãy tả cảnh Thánh Gióng đánh giặc Ân.
	Gợi ý giải:
Câu 1: - Từ ghép: Bát cơm,đói no,con mẹ sẻ nhường,chân cầu,câu thơ,từ lâu,
	dập vùi.
	- Từ đơn: Nắng,chan ,sương,cho,nhau,mẹ,ra,bới,gió,tìm.
	- Danh từ: Bát cơm,nắng,sương,đói no,con mẹ,nhau,mẹ,gió,chân cầu,
	câu thơ.
	- Động từ: Chan,sẻ nhường,bới,cho,tìm,ra,từ lâu.
	- Tính từ: Dập vùi.
Câu 2: Xác định:
	-Trời/mưa to quá//ngập cả đường đi. (Câu ghép)
	- Tôi //phải quay sang lối khác. (Câu đơn)
	- Tay/xách dép,tay/xách cặp. (Câu ghép)
	- Tôi//vừa đi,vừa chạy mới kịp giờ học. (Câu đơn)
Câu 3: - Kiểu bài: Miêu tả.
	-Nội dung: Cảnh Thánh Gióng đánh giặc.
	-Yêu cầu: Phải có sự tưởng tượng =>Tả sáng tạo.
 (Sau khi thu bài xong,GV hướng dẫn HS chữa lại đề bài)
	-------o0o-------
Buổi 2+3+4: Một số biện pháp tu từ.
A- Mục tiêu: - Cung cấp cho HS kiến thức về một số biện pháp tu từ về từ ; giúp các em hiểu,nắm được khái niệm,tác dụng của từng phép tu từ.
-Biết nhận ra và hiểu được tác dụng của việc dùng các phép tu từ trong văn bản với dụng ý nghệ thuật. Để từ đó hiểu sâu hơn nội dung.
- Biết vận dụng phép tu từ trong khi tạo lập văn bản.
B- Nội dung:
Buổi 2: I/ Biện pháp tu từ là gì ?
 Là những cách thể hiện nghệ thuật dùng từ hay,ý đẹp để nội dung mô tả thêm phong phú,biểu cảm.
II/ Một số biện pháp tu từ:
1/ So sánh: 
 VD: - Đen như cột nhà cháy.
- Nó đẹp như tiên.
- Quê hương là chùm khế ngọt,
=>K/n: So sánh là cách đối chiếu một sự vật này,hình ảnh này với 1 sự vật khác,hình ảnh khác cụ thể.
 So sánh có 2 vế: A như B ; A là B.
Tác dụng: làm cho sự vật miêu tả được sinh động,sáng rõ,biểu cảm.
2/ ẩn dụ: 
 VD: - Ngày ngày mặt trời
 Thấy một mặt trời
- Thuyền về.bến chăng
 Bến thìthuyền.
=> ẩn dụ là cách so sánh ngầm (ví ngầm),ẩn đi sự vật được so sánh mà chỉ nêu lên hình ảnh so sánh -> Chỉ có một vế.
Tác dụng: Gây sức biểu cảm lớn,gây cho người đọc,người nghecó sự suy ngẫm sâu sắc,ý nhị.
3/Hoán dụ:
 VD: - Bàn tay ta
	thành cơm.
 - Sống trong cát.
 	..như ngọc sáng ngời.
áo chàm đưahôm nay.
=> Hoán dụ là cách dùng những hình ảnh mang ý nghĩa này đẻ diễn đạt thay cho một ý kháccó liên quan (quan hệ liên tưởng). 
Tác dụng: làm tăng sức gợi cảm,gây liên tưởng phong phú.
4/Nhân hoá: 
 VD: - Mặt trời.
 Sóng đã cài then,đêm sập cửa 
 Cái đuôi em Hạ Long. 
 - Non cao những ngóng cùng trông 
 Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. 
 - Cu Tũn dở hơibúi khác.
 => Nhân hoá là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người.
 Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động,hấp dẫn,thú vị,cảnh vật,sự vật được miêu tả mang tính người,hồn người.
Buổi 3: 5/ Điệp ngữ:
 VD: - Đi ta đi khai phá rừng hoang
 Hỏi núi non cao
 Hỏi biển khơi xa
 - Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước.
 Tôi sẽ về
 Tôi sẽ vềtình thương.
=> Điệp ngữ Là biện pháp nghệ thuật nhắc đi nhắc lại một từ,một ngữ đẻ diẽn đạt làm nổi rõ một ý phụ thêm nào đó.
Tác dụng: Làm nổi bật ý,giúp câu văn,câu thơ giàu nhạc điệu và gợi cảm.
6/ Nói quá: 
 VD: - Anh đi làm rể Chương Đài. 
 .vại cà nhà em.
 - Gươm mài đáchim muông. 
 -Lỗ mũi mười tám
 .trời cho.
=> Nói quá là phép tu từ cường điệu qui mô,tính chất,mức độ của những sự vật,hình tượng được miêu tả.
Tác dụng: làm nổi bật những ý cần diễn đạt.
* lưu ý: Khác với nói ngoa,nói phét,nói láo
7/ Nói giảm,nói tránh: 
 VD: -Bác đã đi rồi.xanh trời.
 -Ông mắt..treo lưới.
 -Cháu bé sị đi ngoài đã khỏi chưa ? 
=> Là những cách nói nhằm khỏi gây những ấn tượng không hay đối với người nghe.
Dùng trong những lúc phải nói đến chuyện đau buồn hoặc để đảm bảo lịch sự,tinh tế
trong diễn đạt,giao tiếp.
8/ Tương phản:
	VD: -Miệng Phật,tâm xà.
 - Kẻ đắp chân bông,kẻ lạnh lùng.
 -Chúng muốn đốt ta thành.giữa đầm.
=> Là cách dùng những từ ngữ để nói lên những ý trái ngược nhau trong cùng một văn cảnh,ngữ cảnh.
Buổi 4: 9/ Chơi chữ:
	VD: - Ngả lưng cho thế gian.bất trung.
	- Nhớ nướcgia gia.
	- Bà già đi chợ..chẳng còn.
=> Là cách vận dụng từ ngữ nhằm tạo nên những hiểu biết bất ngờ,lý thú,gây suy nghĩ sâu xa cho người khác.
10/ Tăng cấp: VD: - Còn bao nhiêu sức lực,chúng tôi hát.Hát cho vang mặt biển.Hát cho át tiếng sóng.Hát đến vỡ tung lồng ngực.
 - Tổng này,xã nọ kết liên
	Ta hò,ta hét,thét lên thử nào.
=>Tăng cấp là nghệ thuật mô tả sự vật,sự việc càng lúc càng mạnh mẽ hơn,lớn hơn,sâu hơn,cao hơnnhằm làm cho văn cảnh gợi cảm,sôi nổi,sống động hơn.
11/ Câu hỏi tu từ:
	VD: - Chẳng biết nước.dòng trôi.
	- Em là ai ? Cô gái.là đồng?
=>Là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người nói.
T/d: Gây sự chú ý cho người đọc,người nghe,tạo nên giọng diệu ngân vang,ý thơ đầy ấn tượng (trong thơ).
III- Luyện tập:
 1/ Tìm cho mỗi biện pháp tu từ đã học 3 ví dụ.
 2/ Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) tả cảnh sân trường.Trong đó có sử dụng các phép tu từ so sánh,nhân hoá,điệp ngữ,
	3/ Em cảm nhận được gì qua đoạn thơ sau:
	 Lá cây làm lá phổi Khi vui cây nở hoa
	 Cũng hít vào thở ra Khi buồn cây khép lá
	 Cành cây thường vẫy gọi Ai bẻ cành,vặt hoa
	 Như tay người chúng ta Nhựa tuôn như máu ứa.
=>Ch HS lần lượt trình bày bài viết->các HS khác nhận xét ->GV kết luận.
	-----------é&ẹ----------
Buổi 5+6+7:	 văn tự sự
A-Mụch Tiêu:	Giúp học sinh :
 -Nắm được các bước làm một bài văn tự sự.
 -Nắm được yêu cầu,nội dung và phương pháp kể chuyện.
 -Rèn luyên các kĩ năng làm bài văn tự sự.
B-Nội Dung:
Buổi 5: I/ Các bước làm một bài văn tự sự: 	
1/ Tìm hiểu đề:
-Mỗi đề có sắc thái riêng, có yêu cầu riêng cụ thể.
=>phải đọc kĩ đề,tìm hiểu rõ lời văn=>tìm yêu cầu của đề.
2/ Lập ý: Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu đề.
 Cụ thể là xác định :
-Nhân vật: tên gọi,lai lịch,tính nết,hình dáng,việc làm,
-Sự việc: xảy ra trong thời gian,địa điểm cụ thể,có nguyên nhân-diễn biến-kết quả=>phải sắp xếp theo một trình tự,diễn biến để thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
-Diễn biến : xảy ra trước =>xảy ra sau.
-Kết quả và ý nghĩa: truyện kết thúc như thế nào?có ý nghĩa gì?
3/ Lập dàn ý: là sắp xếp các tình tiết,diễn biến câu chuyện,việc gì kể trước,việc gì kể sauhình thành cốt truyện,để người đọc có thể nắm bắt được câu chuyện.
4/ Viết thành văn: viết theo bố cục 3 phần : MB-TB-KB.
5/ Đọc,kiểm tra,bổ sung.
II/ Yêu cầu- nội dungvà phương pháp kẻ chuyện:
1/ Yêu cầu-nội dung: 
- Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa: gợi cho người đọc những suy nghĩ đúng đắn,những tình cảm đẹp về cuộc sống.
-Chuyện kể có thể hoàn toàn có thật,có thể dựa vào sự thật một phần rồi hư cấu thêm và cũng có thể tưởng tượng,hư cấu ra nhưng phải hơp lí,phản ánh hiện thưc cuộc sống.
-Chuyện phải có sức hấp dẫn,không nhàm chán:nhân vật của truyện phải có tính cách,phải rõ nét;diễn biến phải tự nhiên hơp lí.
2/ Phương pháp:
a- Xây dựng nhân vật: -Phải chọn nhân vật sao cho thể hiện được ý nghĩa của truyện: có nhân vật chính-nhân vật phụ.
-Nhân vật có ngôn ngữ,ngoại hình,có hành động,tâm lí,tính cách,có xung đột,có tình huống,giữa các nhân vật mới có chuyện xảy ra.
-Nhân vật phải cụ thể,có cá tính,tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội
b-Xây dựng tình tiết truyện:
-Là những chặng,những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện=>chỉ có tình tiết thú vị thì ttruyện mới hấp dẫn và hay.
c-Tình huống của truyện: được thể hiện qua trình tiết,sự cố bất ngờ,giàu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều lí thú,hấp dẫn.
d-Sắp xếp ý: Mở đầu =>diễn biến=>kết thúc hợp lí.
-Coi trọng sự hợp lí trong việc sắp xếp tình tự các tình tiết.
III/ Luyện tập:	
(Lần lượt gợi ý cho học sinh làm từng đề-gọi một số em đọc bài=>các học sinh khác nhận xét=>giáo viên kết luận và hình thành dàn bài của đề đó).
Đề 1: Bằng trí tưởng tượng,em hãy kể lại một câu chuỵên với nội dung:’’mọi vật trong cuộc sống đều có lợi ích nhất định.’’
Gợi ý: 
 -Mọi vật đều có lợi ích.
 -Sơ qua hoàn cảnh câu chuyện.
 -Nội dung chuyện: vật tâm sự với em,nói lên lợi ích sủa mình.
 -Suy nghĩ của em về câu chuyện.
Buổi 6: Đề 2: Một quyển sách của em kể chuyện vui buồn của nó trong những ngày theo em đến trường.
Gợi ý: -Hoàn cảnh em nghe lời tâm sự của sách.
 -lời tâm sự của sách: vui-buồn.
 -Lời em hứa với sách.
Đề 3: Em hãy tưởng tượng và viết tiếp truyện’’Mi Châu-Trọng Thuỷ’’ với nội dung: sau khi chết Trọng Thuỷ đã tìm cách gặp lại Mị Châu ở thuỷ cung,xin nàng tha thứ lỗi lầm của mình.
Gợi ý: - Tâm trạngcủa Trọng Thuỷ sau khi chết(ân hận,xót xa)=>Trọng Thuỷ quyết tìm Mị Châu để xin nàng tha thứ cho mình.
-Những gian nan,vất vả trên đường đi tìm kiếm 
-Cuộc gặp gỡ :
+Tình cảm vầ lời trình bày,cầu xin của Trọng Thuỷ.
+Thái độ của Mị Châu (ban đầu lạnh nhạt nhưng vẫn là con người từ tâm,nàng thương hại và tha thứ cho Trọng Thuỷ )
-Suy nghĩ của em về thái độ của Mị Châu
Đề 4: Thời thơ ấu,em sống với bà. Bà em để lại cho em nhiều kỉ niệm cảm động. Hãy kể lại một trong những kỉ niệm đó.
Gợi ý: -Hoàn cảnh nào mà thời thơ ấu của em sống với bà.
 -Sự chăm sóc ân cần của bà.
 -Tâm trạng của em lúc đó.
 -Kết quả. 
	-Suy nghĩ của em hiện nay về bà.
Buổi 7: Đề 5: Em có một người bạn đã làm được nhiều việc tốt.Hãy kể lại một trong những việc đó.
Gợi ý: - Giới thiệu bạn em(hoàn cảnh gia đình,tình cảm của bạn)- 
	- Hoàn cảnh câu chuyện
	- Việc làm của bạn
	- Suy nghĩ của em và mọi người về bạn em.
Đề 6: Hãy kể một câu chuyện về tình bạn sâu sắc nhất của em.
Gợi ý: -Giứi thiệu đôi nét về người bạn thân và nguyên nhân dẫn đến tình thân đó.
 -Tiếp tục triển khai những kỉ niêm vui hoặc buồn xung quanh tình bạn đó. 
-Những điều tốt đẹp mà bạn em đem đến cho emvà em đem đến cho bạn.
-Suy nghĩ về tình bạn: cố găng giữ gìn và bảo vệ tình bạn,xây dựng tình bạn 
trong sáng hồn nhiên.
Đề 7: Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã làm có nội dung như câu tục ngữ ‘’có công mài sắt có ngày nên kim’’.
 (về nhà làm)
	================
Buổi 8+9: danh từ- cụm danh từ.
 A - Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm chắc khái niệm,đặc điểm và các loại của danh từ.
 - Nắm chắc cấu tạo v ... 	 làm bài.
 * Luyện tập: Hướng dẫn giải các bài tập: 13, 16, 20 (tr 146,147,148-
	Sách Một số kiến thức, kỹ năng và bài tập nâng cao-NV6).
 =============
 Buổi 17+18: Luyện tập giải đề tập làm văn. 
( Giáo viên chép từng đề một rồi gợi ý hướng dẫn -> HS làm vào nháp =>
 Lần lượt cho từng HS trình bày, các HS khác nhận xét góp ý => Giáo viên
 Kết luận , đánh giá ưu, khuyết điểm cho từng HS ).
* Buổi 17:
Đề 1: Tả một chị bán hàng mà em đã có dịp tiếp xúc.
 * Gợi ý:
A- Mở bài: - Giới thiệu về chị bán hàng.
 - Ân tượng chung, khái quát: vui vẻ, chiều khách,
B- Thân bài: 
1- Hình dáng: 
 - Trạc tuổidáng hình
 - Khuôn mặtmái tócnụ cười
 - Giọng nói êm dịu
2- Hành động bán hàng:
 - Phục vụ tận tình, ai mua trước bán trước, ai mua sau bán sau,
 - Em chờ đến lượt mìnhvà được phục vụ chu đáo
 - Bán đúng hàng, đúng giá.
3- Thái độ: - Lúc nào cũng vui vẻ, hoà nhã
 - Phục vụ bất cứ lúc nào
C- Kết bài: 
 - Ân tượng sâu sắc nhất về chị.
 - Chị đáng làm gương cho những người bán hàng khác noi theo.
Đề 2: Một đêm giữa tháng trăng sáng vằng vặc.
 Hãy tả lại đêm trăng đó.
 * Gợi ý:
A- Mở bài: 
 - Mỗi lần giữa tháng trăng sáng vằng vặc
 - Em giành thời gian để ngắm trăng
B- Thân bài: 
 1/ Trời vừa tối: - bóng đêm bao trùm cảnh vật
 - Những ngôi nhà lên đèn ánh điện
 2/ Trời tối hẳn: - Không gian trong vắt
 - Cảnh vật trang nghiêm chờ trăng lên 
 - ánh trăng như đem lại sự sống cho vạn vật
3/ Trong đêm: - Trăng từ từ lên cao
 - Càng lên cao trăng càng sáng
	- Lá xanh ngời ánh trăng
 - Nước ao lóng lánh Cá đớp bóng trăng, gơn sóng phản 
	 chiếu ánh trăng 
	- Tiếng côn trùng vui sướng ca ngợi trăng và sau đó im bặt 
	 để mải mê ngắm trăng.
 4/ Khuya: - Gió hiu hiu
 - Trăng lung linh trên bãi cỏ mượt lóng lánh sương
 - Hoa nhài toả hương
 - Dế Mèn lại ca hát
 - Mọi vật sống động hơn, gây nhiều ảo giác
 - Trăng vuốt tóc em như tình thương của mẹ.
 5/ Gần sáng: Trăng nhỏ dần nhưng vẫn tràn ánh trăng. 
 C- Kết bài: - Những đêm trăng sáng đã cho hồn em ngọt ngào và thêm yêu quê hương, yêu thiên nhiên đất nước.
 - Em hứa sẽ không bao giờ quên cảm tạ quê hương, cảm tạ ánh trăng đã cho em nhiều kỉ niệm trong lành. 
 * Buổi 18: 
 Đề 3 : Miêu tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em.
 * Gợi ý:
 A- Mở bài: - Buổi chiều, tiết trời
 - Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi tiết 2..
 B- Thân bài: 1/ Bắt đâù giờ ra chơi:
 - HS đổ ra từ các cửa lớn của lớp học.
 - Tập thể dục
 - Những chiếc áo trắng và những khăn quàng đỏ
 - Không khí vui nhộn.
 2/ Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi:
Dưới bóng cây, các bạn nữ nhảy dây., nhóm bạn nam đá cầu
Đằng xa, tiếng nói huyên náo, các bạn chơi trò Mèo bắt chuột
Một nhóm bạn chơi kéo co
Trên các hành lang, thầy cô đang nhìn chúng em chơi
Trong văn phòng, có những cô thầy đang miệt mài với tập bài chấm..
 3/ Hình ảnh đặc biệt: Trên cành cao, những chú chim
 C- Kết bài: - Trống báo hiệu giờ ra chơi đã hết
 - HS thi nhau vào lớp.
 - Những con chim ngơ ngác bay đi
 - Cảm tưởng sâu sắc
 Đề 4: Tả cảnh buổi sáng ở làng quê.
 * Gợi ý:
 A- Mở bài: - Giới thiệu làng quê
 - Say ngắm một buổi bình minh
 B- Thân bài:
 1/ Vừa hừng đông: - Khí trời.
 - Làn gió lay nhẹ những giọt sương.
 - Giải lụa sương khói bao phủ khắp làng
 2/ Mới sáng:
 - Mới thức dậy
 - Lúa nhấp nhô tựa vào nhau
 - ánh nắng luồn qua những tán câychan hoà soi sáng mọi vật
 - Cảm giác của em (say sưa ngắm vui phấn khởi)
 3/ Trời sáng rõ:
Mặt trời hiện ra huy hoàng
Âm thanh tiếng chim
Sinh hoạt của người nông dân
 4/ Những hình ảnh đặc biệt:
Tiếng rao hàng
Ông (Bà) đang lúi húi bắt sâu
 C- Kết bài: - Ân tượng chung
 - Cảm nghĩ của em
	----------Ω----------
 Buổi 19+20: luyện tập ( Tiếp theo ) 
* GV lần lượcgị ý từng đề->HS nháp và làm bài->cho HS lần lượt trìng bày bài làm,các HS khác góp ý nhận xết => GV kết luận,đánh giá.
(Buổi 19:) Đề 5: Tả lớp học trong một giờ kiểm tra.
 * Gợi ý:
A- Mở bài:	- Đến giờ kiểm tra, em thường hồi hộp mặc dầu đã học bài kỹ
 - Hôm nay là tiết kiểm tra môn.
B- Thân bài:
1/ Thời gian đầu: - Thầy(cô) chép đề lên bảng
 - Thái độ của các bạn:
 + Bạn thì tỏ ra vui mừng vì tin tưởng sẽ làm được bài
 + Bạn thì tỏ ra buồn,thất vọng vì
 - Thầy nhắc nhở việc làm bài
2/ Thời gian làm bài:
- Không khí chung: im lặng, mọi người chăm chú trên trang giấy.
- Thái độ các bạn:
+ Người thì viết nháp
+ Người thì đặt bút viết ngay
+ Người thì ngơ ngẩn nhìn ra cửa sổ hay trần nhà 
 + Kẻ thì chống tay suy nghĩ rồi viết tiếp 
 + Có bạn thì vỗ tay vào đằu,trán
3/ Thồi gian cuối:
- Đọc lại bài cẩn thận
- Sửa lại một số lỗi
- Tiếng trống báo hiẹu hết giờ làm bài
- Thầy cô thu bài
C- Kết luận:
- Có bạn nạp bài trong sự vui tươi thanh thản
- Có bạn thì bực bội với mình,vì thiếu hoặc sai đề
- Có bạn ngơ ngác vì không làm được bài
- Ân tượng, cảm nghĩ chung.
(Buổi 20) Đề 6: Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ mà mình đã học những năm mẫu giáo(hoặc những năm đầu của tiểu học). Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn giữ được những jình ảnh gắn bó với tuổi thơ em. Hãy tả lại ngôi trường ấy.
 Gợi ý:
- Yêu cầu chung: Tả ngôi trường cũ. Hình ảnh ngôi trường xuất hiện trong một tình huống cụ thể: Người tả trở lại thăm trường. Trong quá trình miêu tả phải làm nổi bật những đặc điểm thân thuộc còn nguyên như cũ và những đặc điểm đã thay đổi. Người miêu tả phải bộc lộ được tình cảm, thái độ đối với ngôi trường.
- Yêu cầu cụ thể: Phải theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể. Hình ảnh ngôi trường hiện dần lên qua từng dòng miêu tả (cổng ra vào, sân chơi, lớp học, cây cối) . Người ta phải biết lựa chọn một số nét đặc điểm chính gắn với những kỉ niệm để miêu tả. Vừa tả vừa xem vào những hồi ức, những cảm xúc.
	Đề 7: Mùa hè đã về thật rồi. Cảnh vật hầu như thay đổi. Âm áp và rộn ràng hơn. Hãy tả lại cảnh vào hè trên quê em. 
 Gợi ý: 
 - Yêu cầu chung : Phải thông qua bài văn để dựng lại bức tranh về cảnh vào hè trên quê hương. Đây là cảnh thiên nhiên.
 - Yêu cầu cụ thể : Nên giới thiệu chung về cảm nhận của mình khi mùa hè đến trên quê hương (cảm nhận về thời gian, cảnh vật, không khí,). Sau đó mới đi vào một số cảnh vật tiêu biểu làm nổi bật nét đặc trưng của thiên nhiên khi mùa hè đến (ánh nắng, cây cối,gió,). Có thể chọn một vài hình ảnh tiêu biểu để tả kĩ. Chú ý nghệ thuật dùngtừ ngữ hình ảnh , so sánh, nhân hoá, (tham khảo 6 câu mở đầu bài’’Khi con tu hú ”của Tố Hữu).
	---------@---------
Buổi 21+22: tập giải đề thi.
 * Buổi 21: Đề 1:
1. Đọc đoạn văn sau:
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh..... (Cô Tô - N. Tuân)
a/ Cảnh trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự thời gian và không gian như thế nào ?
b/ Nêu những hình ảnh so sánh trong đoạn văn (ở mỗi hình ảnh, cần chỉ rõ cái được so sánh và cái so sánh).
c/ Tìm những tính từ chỉ màu sắc trong đoạn văn trên.
d/ Gạch dưới những từ Hán Việt trong các từ sau: tròn trĩnh, phúc hậu, thiên nhiên, đường bệ, bình minh, trường thọ.
e/ Giải nghĩa các từ: đường bệ, trường thọ. 
 Hãy thay thế từ trường thọ bằng một từ thuần Việt đồng nghĩa và nhận xét sự khác nhau trong sắc thái của câu văn khi thay thế từ đó với câu nguyên văn của tác giả.
g/ Gạch dưới những từ láy trong đoạn văn trên.
2. Viết một bài văn tả cảnh mặt trời mọc ở vùng quê em.
 * Buổi 22: Đề 2:
1. Đọc đoạn thơ sau:
 Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
 ( Lượm – Tố Hữu )
 a/ Ghi lại các chi tiết miêu tả nhân vật Lượm trong đoạn thơ trên về từng phương diện: hình dáng, trang phục, cử chỉ và hoạt động. Các chi tiết miêu tả về từng phương diện trên đã tạo nên ấn tượng chung về Lượm như thế nào ?
 b/ Ghi lại các từ láy trong đoạn văn trên.
 c/ Trong đoạn thơ có hình ảnh so sánh nào ? Nêu giá trị của hình ảnh so sánh ấy.
 2. Cho đoạn văn sau:
Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trong thanh cao, giản dị, chí khí như người. (Cây tre Việt Nam – Thép Mới).
a/ Trong đoạn văn trên, tác giả đã ca ngợi những vẻ đẹp và phẩm chất gì của cây tre ?
b/ Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn văn trên, trong các biện pháp sau: nhân hoá, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ ?
c/ Gạch một gạch dưới các từ ghép và hai gạch dưới các từ láy trong các từ sau: xanh tốt, mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, chí khí.
 3. Dựa vào bài thơ Lượm, hãy miêu tả, kể lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm, bằng một đoạn văn khoảng 10-15 dòng.
Đoạn văn tham khảo:
Hôm ấy, cũng như nhiều lần, Lượm được lệnh chuyển gấp một công văn “thượng khẩn” đến một đơn vị khá xa. Lượm nhanh nhẹn và vui vẻ lên đường. Vẫn cái xắc xinh xinh bên hông, trong đó có bức thư “thượng khẩn”, vẫn chiếc mũ ca lô đội lệch một cách tinh nghịch và hiên ngang, Lượm vừa đi thoăn thoắt, vừa huýt sáo một điệu nhạc vui vẻ. Đường đi phải vượt qua một cánh đồng rộng,gần bên bốt địch. Đã gần trưa, bầu trời trong xanh và mặt trời mùa hè toả ánh nắng rực rỡ trên cánh đồng lúa đang độ vào đòng, thấp thoáng ẩn hiện bóng chiếc mũ ca lô của chú bé liên lạc. Cánh đồng ban trưa im ắng chỉ có tiếng gió nhẹ thổi rì rào trên những ngọn lúa. Nhưng đột nhiên một tiếng súng nổ, rồi mấy tiếng súng tiếp theo từ phía đồn địch, tiếng nổ chói gắt phá tan sự tĩnh lặng trên cánh đồng buổi trưa. Viên đạn độc ác của địch đã nhằm trúng Lượm. Chú bé gục ngã, máu ướt đẫm ngực áo, nhưng Lượm vẫn cố vươn dậy, đôi bàn tay nhỏ bé nắm chặt những bông lúa non đang thơm mùi sữa, rồi cả thân hình nhỏ bé của Lượm ngã xuống. Những cây lúa như một chiếc nệm đón lấy chú bé, đưa em vào giấc ngủ vĩnh viễn trên cánh đồng quê hương. Trên môi chú bé như vẫn đang dở một điệu huýt sáo vui nhộn, hay một nụ cười hồn nhiên trong giấc mơ ? Lượm đã hy sinh như một thiên thần nhỏ bé đi vào cõi vĩnh hằng.
	----------@----------

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong Ngu Va 6.doc