Giáo án Đại số 8 - Trường THCS Sơn Tiến - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

Giáo án Đại số 8 - Trường THCS Sơn Tiến - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

Chương III.

Phương trình bực nhất một ẩn.

Đ1. Mở đầu về phương trình.

I. Mục tiêu: - Hs hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình (ở đây chưa đưa vào khái niệm tập xác định của ptrình), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải ptrình sau này

- Hs hiểu khái niệm giải ptrình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Trường THCS Sơn Tiến - Tiết 41: Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D¹y líp: 8B; 8E. Ngµy so¹n: 09/01/2010.
TiÕt PPCT: 41. Ngµy d¹y: 11/01/2010.
Ch­¬ng III.
Ph­¬ng tr×nh bùc nhÊt mét Èn.
§1. Më ®Çu vỊ ph­¬ng tr×nh.
I. Mục tiêu: - Hs hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình (ở đây chưa đưa vào khái niệm tập xác định của ptrình), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải ptrình sau này
- Hs hiểu khái niệm giải ptrình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân
II. Chuẩn bị:
- GV: So¹n bµi, ®äc tµi liƯu tham kh¶o, dơng cơ häc d¹y häc.
- HS: Xem bµi tr­íc ë nhµ, dơng cơ häc tËp.
III. Hoạt động trên lớp : 
Hoat ®éng cđa GV
Hoat ®éng cđa HS
Hoạt động 1:
 1. Phương trình một ẩn
- gv đưa bài toán (bảng phụ): Tìm x biết: 2x + 5 = 3(x - 1) + 2
GV giới thiệu: 
Hệ thức 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 là một phương trình với ẩn x, nêu các thuật ngữ vế phải, vế trái.
Hãy chỉ ra vế trái của phương trình?
Vế phải của phương trình có mấy hạng tử? Đó là các hạng tử nào?
Vậy phương trình một ẩn có dạng như thế nào? Chỉ rõ vế trái, vế phải, ẩn?
- GV yêu cầu hs cho 1 vài ví dụ về phương trình một ẩn
- GV yêu cầu hs làm ?2
Em có nhận xét gì về 2 vế của pt khi thay x = 6?
- Khi đó ta nói: số 6 thỏa mãn (hay nghiệm đúng) pt đã cho và nói x = 6 là 1 nghiệm của pt đó
Vậy muốn biết 1 số có phải là nghiệm của pt hay không ta làm như thế nào ? GV yêu cầu hs hoạt động nhóm?3
-GVnêu chú ý
-Bài tập (bảng phụ): Tìm trong tập hợp {-1; 0; 1; 2} các nghiệm của phương trình:
 x2 + 2x - 1 = 3x + 1
 Hoạt động 2:
 2. Giải phương trình
-GV giới thiệu khái niệm và kí hiệu tập nghiệm của phương trình
-GV yêu cầu hs làm nhanh ?4
? Vãy khi giải 1 phương trình nghĩa là ta phải làm gì?
-GV giới thiệu cách diễn đạt 1 số là nghiệm của một phương trình 
VD: số x = 6 là 1 nghiệm của phương trình 
2x + 5 = 3(x - 1) + 2 GV yêu cầu hs nêu các cách diễn đạt khác
Hoạt động 3:
3. Phương trình tương đương
Thế nào là 2 tập hợp bằng nhau?
- GV yêu cầu hs giải 2 pt: x = -1(1) và x+1 = 0 (2)
Có nhận xét gì về tập nghiệm của 2 phương trình trên?
- Ta nói rằng 2 phương trình đó tương đương với nhau. Vậy thế nào là 2 phương trình tương đương?
- GV lưu ý hs không nên sử dụng kí hiệu “Û”một cách tuỳ tiện, sẽ học rõ hơn ở §5.
- gv y/c hs phát biểu định nghĩa 2 pt tương đương dựa vào đ/n 2 tập hợp bằng nhau
Hoạt động 4:
Củng cố
Bài 1/6 (Sgk)
- GV yêu cầu hs làm theo nhóm
Bài 3/6 (Sgk): pt: x + 1 = 1 + x
-GV: phương trình này nghiệm đúng với mọi x
? Tập nghiệm của phương trình đó?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học kĩ bài kết hợp với vở ghi và Sgk
- BTVN: 2, 4, 5/7 (Sgk)
- Đọc phần “Có thể em chưa biết” trang 6
- Hướng dẫn bài 5: ta có thể thử trực tiếp 1 giá trị nào đó vào cả 2 phương trình, nếu giá trị đó thoả mãn phương trình x = 0 mà không thỏa mãn phương trình x(x - 1) = 0 thì 2 phương trình đó không tương đương.
HS: 2x + 5
HS: có 2 hạng tử là 3(x - 1) và 2
* Định nghĩa: Sgk / 5
 A(x) = B(x)
 A(x): vế trái; B(x): vế phải; x: ẩn
* Ví dụ: 3x - 5 = 2x là phương trình với ẩn x
3(y - 2) = 3(3 - y) - 1 là phương trình với ẩn y
2u + 3 = u - 1 là phương trình với ẩn u
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng
 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 (1)
Thay x = 6 vào 2 vế của phương trình ta được:
VT = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
VP = 3(6 - 1) + 2 = 15 + 2 = 17
Hs: 2 vế của phương trình nhận cùng một giá trị
- Hs nghe giảng và ghi bài
-Hs trả lời
-Hs làm vào bảng nhóm
a) x = -2 không thoả mãn ptrình
b) x = 2 là một nghiệm của ptrình
* Chú ý: Sgk/5 - 6
- 1 hs đọc phần chú ý
VD: phương trình x2 = 4 có 2 nghiệm là x = 2 và x = -2
 phương trình x2 = -1 vô nghiệm
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm
Kết quả: có 2 nghiệm là -1 và 2
- Hs cả lớp nhận xét
2. Giải phương trình
* Định nghĩa tập nghiệm: Sgk/6
* Kí hiệu: S
Hs: a) S = {2}
 b) S = 
Hs: Giả phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó
Hs: + số x = 6 thỏa mãn phương trình:
 2x + 5 = 3(x - 1) + 2
+ số x = 6 nghiệm đúng phương trình 2x + 5 = 3(x - 1) + 2
+ phương trình 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 nhận x = 6 làm nghiệm
3. Phương trình tương đương
HS: Hai tập hợp bằng nhau là 2 tập hợp mà mỗi phần tử của tập hợp này cũng là phần tử của tập hợp kia và ngược lại
HS: S1 = {-1}; S2 = {-1}
HS: 2 phương trình trên có cùng tập nghiệm
- HS: Hai phương trình tương đương là 2 phương trình có cùng tập nghiệm
* Định nghĩa: Sgk/6
* Kí hiệu: Û
VD: x + 1 = 0 Û x = -1
- Hs trả lời
Hs hoạt động nhóm
-1 hs lên bảng trình bày
a) x = -1 là nghiệm của phương trình 
4x - 1 = 3x - 2
b) x = -1 không là nghiệm của phương trình x + 1 = 2(x - 3)
c) x = -1 là nghiệm của phương trình 2(x + 1) + 3 = 2 - x
-Hs cả lớp nhận xét
Hs suy nghĩ trả lời: tập nghiệm là Rø

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 8 Tiet 41.doc