Giáo án Đại số 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình (Bản chuẩn)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình (Bản chuẩn)

1. MỤC TIÊU

- HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình.

- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của phương trình hay không.

- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Bảng phụ, thước thẳng.

HS: Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng.

3. PHƯƠNG PHÁP

- Gợi mở

- Diễn dịch

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1. Ổn định lớp

8A Sĩ số: Vắng:

4.2. Kiểm tra bài cũ

- GV đặt vấn đề:

 + Ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ, có bài toán sau: “Vừa gà vừa chó bao nhiêu chó”. Đó là một bài toán cổ quen thuộc ở Việt Nam. Nó có liên hệ gì với bài toán: Tìm x, biết 2x + 4(36 – x) = 100 ? Làm thế nào để tìm được giá trị của x trong bài toán thứ hai, và giá trị đó có giúp ta giải được bài toán thứ nhất không ? Chương này sẽ cho ta một phương pháp mới để dễ dàng giải được nhiều bài toán được coi là khó nếu giải phương pháp khác.

 + Nội dung chương III gồm:

 Khái niệm chung về phương trình

 Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác

 Giải bài toán bằng cách lập phương trình

4.3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2009
Ngày giảng: 8A (12/01/2009)
Bài soạn:
Tuần: 22
Tiết: 41
Chương III – Phương trình bậc nhất một ẩn
Mục tiêu chung của chương
	HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Hiểu khái niệm phương trình (một ẩn) và nắm vững các khái niệm liên quan như: Nghiệm và tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất.
- Hiểu và biết cách sử dụng một số thuật ngữ (vế của phương trình, số thoả mãn hay nghiệm đúng phương trình, phương trình vô nghiệm, phương trình tích, ). Biết dùng đúng chỗ, đúng lúc kí hiệu “” (tương đương).
- Có kĩ năng giải và trình bày lời giải các phương trình có dạng quy định trong chương trình (phương trình bậc nhất, phương trình quy về bậc nhất, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu).
- Có kĩ năng giải và trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình (loại toán dẫn đến phương trình bậc nhất một ẩn).
1. mở đầu về phương trình
1. Mục tiêu
- HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình.
- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của phương trình hay không.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
2. chuẩn bị của gv và hs
gV: Bảng phụ, thước thẳng.
HS: Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng.
3. Phương pháp
- Gợi mở
- Diễn dịch
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A 	Sĩ số: 	Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- GV đặt vấn đề: 
	+ ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ, có bài toán sau: “Vừa gà vừa chó  bao nhiêu chó”. Đó là một bài toán cổ quen thuộc ở Việt Nam. Nó có liên hệ gì với bài toán: Tìm x, biết 2x + 4(36 – x) = 100 ? Làm thế nào để tìm được giá trị của x trong bài toán thứ hai, và giá trị đó có giúp ta giải được bài toán thứ nhất không ? Chương này sẽ cho ta một phương pháp mới để dễ dàng giải được nhiều bài toán được coi là khó nếu giải phương pháp khác.
	+ Nội dung chương III gồm:
	Khái niệm chung về phương trình
	Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác
	Giải bài toán bằng cách lập phương trình
4.3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
hoạt động 1
(phương trình một ẩn)
GV giới thiệu: Hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là phương trình với ẩn số x.
Phương trình gồm hai vế.
ở phương trình trên, vế trái là 2x + 5, vế phải là 3(x – 1) + 2.
Hai vế của phương trình này chứa ẩn x, đó là một phương trình một ẩn.
- GV giới thiệu phương trình một aanr có dạng A(x) = B(x) với vế trái là A(x), vế phảo là B(x).
- GV: Hãy cho ví dụ khác về phương trình một ẩn. Chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình.
GV yêu cầu HS làm 
GV cho phương trình:
3x + y = 5x – 3 
Hỏi: Phương trình này có phải là phương trình một ẩn hay không ?
GV yêu cầu HS làm tiếp 
GV nói: Khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình đã cho bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn phương trình hay x = 6 nghiệm đúng phương trình và gọi x = 6 là nghiệm của phương trình đã cho.
- GV yêu cầu HS làm tiếp 
GV yêu cầu HS đọc chú ý trang 5, 6 SGK
HS nghe GV trình bày và ghi bài
HS: Lờy ví dụ một phương trình ẩn x.
VD: 3x2 + x – 1 = 2x + 5
Vế trái là 3x2 + x – 1
Vế phải là 2x + 5
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
- HS1 trả lời
- HS2 trả lời
- HS nhận xét
HS: Phương trình 
3x + y = 5x – 3 không phải là phương trình một ẩn vì có hai ẩn khác nhau là x và y.
- HS tính:
VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
VP = 3(x – 1) + 2 = 3(6 – 1) = 17
Nhận xét: Khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau.
- HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- HS đọc chú ý SGK 
1. Phương trình một ẩn
Tìm x, biết:
 2x + 5 + 3(x – 1) + 2
VD:
a) 3y + 2 = y2 + 1
b) u – 2 = 4(u – 1) + 2
VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
VP = 3(x – 1) + 2 = 3(6 – 1) = 17
Nhận xét: Khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau.
a) Thay x = -2 vào hai vế của phương trình
VT = 2(-2 + 2) – 7 = -7
VP = 3 – (-2) = 5
x = -2 không thoả mãn phương trình
b) Thay x = 2 vào hai vế của phương trình
VT = 2(2 + 2) – 7 = 1
VP = 3 – 2 =1
 x = 2 không thoả mãn phương trình
* Chú ý (SGK – T5, 6)
Hoạt động 2
(Giải Phương trình)
GV giới thiệu: Tởp hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường kí hiệu bởi chữ S.
VD: 
+ Phương trình x = có tập nghiệm 
+ phương trình x2 – 9 = 0 có tập nghiệm 
GV yêu cầu HS làm 
GV nói: Khi bài toán yêu cầu giải một phương trình, ta tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó.
GV cho HS làm bài tập:
Các cách viết sau đúng hay sai ?
a) Phương trình x2 = 1 có tập nghiệm 
b) Phương trình x + 2 = 2 + x có tập nghiệm S = R
- HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét cách trình bài và kết quả
HS trả lời:
a) sai. Phương trình x2 = 1 có tập nghiệm 
b) Đúng vì phương tình thoả mãn với mọi xR
2. Giải phương trình
a) Phương trình x = 2 có tập nghiệm là 
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là 
Hoạt động 3
(Phương trình tương đương)
GV: Cho phương trình x = -1 và phương trình x + 1= 0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi phương trình. Nêu nhận xét
GV giới thiêu định nghĩa hai phương trình tương đương
GV hỏi: phương trình x – 2 = 0 và phương trình x = 2 có tương đương không ?
GV: Vậy hai phương trình tương đương là hai phương trình mà mỗi nghiệm của phương trình này cũng là nghiệm của phương trình kia và ngược lại.
- HS: 
+ Phương trình x = -1 có tập nghiệm 
+ Phương trình x + 1 = 0 có tập nghiệm 
+ Nhận xét: Hai phương trình 
đó có cùng tập nghiệm
HS nghe và ghi vào vở
- HS:
+ Phương trình x – 2 = 0 và phương trình x = 2 là hai phương trình tương đương vì có cùng tập nghiệm 
3. Phương trình tương đương
Hai phương trình có cùng tập nghiệm gọi là hai phương trình tương đương.
Kí hiệu tương đương: “”
VD: x – 2 = 0 x = 2
4.4. Củng cố
- Bài tập 1 (SGK – T6).
- Bài tập 5 (SGK – T7).
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững khái niệm phương trình một ẩn, thế nào là nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.
- Bài tập về nhà: 2, 3, 4 (SGK – T6, 7).
- Đọc “Có thể em chưa biết” trang 7 SGK.
- Ôn tập quy tắc “Chuyển vế” Toán 7.
5. Rút kinh nghiệm
.....
.....
.....
.....
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh_ban_chuan.doc