Giáo án Đại số 8 - Tiết 40: Mở đầu về phương trình - Trường THCS Chầu Văn Biếc (Bản 2 cột)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 40: Mở đầu về phương trình - Trường THCS Chầu Văn Biếc (Bản 2 cột)

I\ Mục tiêu:

-Học sinh hiểu được khái niệm phương trình , nắm được các thuật ngữ: vế trái;vế phải;nghiệm tập nghiệm.

-HS hiểu được khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương.

II\ Chuẩn bị:

III\ Hoạt động dạy học:

 1\ Ổn định lớp:

 2\ Giới thiệu nội dung chương 3:

 3\ Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 40: Mở đầu về phương trình - Trường THCS Chầu Văn Biếc (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I\ Mục tiêu:
-Học sinh hiểu được khái niệm phương trình , nắm được các thuật ngữ: vế trái;vế phải;nghiệm tập nghiệm.
-HS hiểu được khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương.
II\ Chuẩn bị:
III\ Hoạt động dạy học:
	1\ Ổn định lớp:
	2\ Giới thiệu nội dung chương 3:
	3\ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
VD: Tìm x biết : 2x+5=3(x-1)+2
Ta gọi hệ thức trên là 1 phương trình với ẩn số là x.
Ở phương trình thì có mấy vế?
Chỉ ra vế trái và vế phải của phương trình trên.
Nêu dạng tổng quát của phương trình một ẩn.
Thực hiện ?1: Cho ví dụ về phương trình với ẩn là y, là u.
?2: Khi x=6 tính giá trị mỗi vế của phương trình. : 2x+5=3(x-1)+2.
Hãy nhận xét giá trị của hai vế PTkhi x=6?
Khi đó x=6 là gì của phương trình?
GV nêu ra các cách gọi 
Làm thế nào để khẳng định một số thực có phải là nghiệm của một phương rình không?
Thực hiện ?3: Cho phương trình 
2(x+2)-7=3-x
a\ x=-2 có thỏa mãn phương trình không?
b\ x=2 có là một một nghiệm của phương trình không ?
Làm bài 1 sgk trang 6
Nêu phần chú ý sgk:
X=2 có phải là một phương trình không?
Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?
Phương trình có hai vế : vế trái và vế phải.
VT là: 2x+5
VP là: 3(x-1)+2
Phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x)
Với A(x),B(x) là hai biểu thức có cùng ẩn x.
2 HS cho ví dụ
Khi x=6
VT=2.6+5=17
VP=3(6-1)+2=17
Khi x=6 giá trị hai vế của phương trình bằng nhau.
HS trả lời 
Ta tính giá trị hai vế của phương trình tại giá trị là số đó.
a\ Với x= -2
VT= -7 ; VP=5 VT<VP 
x= -2 không thỏa mãn phương trình trên.
b\ Với x=2 
VT=1; VP= 1 vậy VT=VP
x=2 là 1 nghiệm của phương trình trên.
HS trả lời
GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
Khái niệm tập nghiệm của phương trình là gì ? 
Thực hiện ?4
Thực hiện bài toán giải phương trình là ta làm gì?
Làm bài 3 sgk
Tập nghiệm của phương trình là tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình.
Tìm tất cả các nghiệm của phương trình hay tìm tập nghiệm của phương trình đó.
Phương trình đúng với mọi x tập nghiệm của nó là: S=R
PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG
Tìm tập nghiệm của mỗi phương trình sau
a\ x-2 =0
b\ x=2
Tập nghiệm của hai phương trình trên như thế nào?
Khi đó ta nói hai phương trình trên như thế nào?
Nêu khái niệm hai phương trình tương đương.
Kí hiệu tương đương 
Ta viết 
Bài tập 5 sgk:
Hai phương trình x=0 và x(x-1)=0 có tương đương nhau không? Vì sao?
Hãy tìm tập nghiệm của mỗi phương trình 
Tập nghiệm của hai phương trình trên bằng nhau.
Hai phương trình x-2 =0 và x=2 tương đương nhau.
Phương trình x= 0 có tập nghiệm 
Phương trình x(x-1) có tập nghiệm 
Hai tập nghiệm S1 và S2 không bằng nhau nên hai phương trình không tương đương.
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
Bài 4 sgk làm tại lớp
Về nhà làm các bài tập 1;6;9 SBT
Xem trước cách giải phương trình bậc nhất một ẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_40_mo_dau_ve_phuong_trinh_truong_thcs.doc