Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu :

a. Kiến thức:

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.

- Giới thiệu cho HS phương pháp tách hạng tử, thêm bớt hạng tử.

b. Kỹ năng:

- Học sinh giải thành thạo loại bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

c. Thái độ:

- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.

2. Trọng tâm

Kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

3. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ, thước

HS: Bảng nhóm, làm bài ở nhà

4. Tiến trình :

4.1 Ổn định:

Kiểm diện học sinh

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

4.2 Kiểm tra miệng:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP 
Tiết:14
Tuần 7
Ngàydạy:6/10/2010 
1. Mục tiêu :
a. Kiến thức:
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
- Giới thiệu cho HS phương pháp tách hạng tử, thêm bớt hạng tử.
b. Kỹ năng:
- Học sinh giải thành thạo loại bài tập phân tích đa thức thành nhân tử
c. Thái độ:
- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.
2. Trọng tâm
Kỹ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử 
3. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Bảng nhóm, làm bài ở nhà
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định: 
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
4.2 Kiểm tra miệng:
HS:
GV: Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta tiến hành như thế nào?
Làm bài tập 53 /SGK/24
HS: Lên bảng sửa bài tập 53(a,b) /SGK/24 
HS:Nhận xét bài làm của bạn
GV: Nhận xét cho điểm
HS :
* Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta tiến hành các bước sau: (5đ)
- Đặt nhân tử chung
- Dùng hằng đẳng thức (nếu có)
- Nhóm hạng tử 
BT 53(a,b)/SGK/24
a/x2–3x +2 = x2 –x – 2x + 2 = (x–2)(x–1)
b/x2+x–6 = x2+3x–2x–6 = (x–2)(x+3)
4.3 Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV:Cho HS làm BT 54 /SGK/25 
GV: Giữa các hạng tử có gì đặc biệt ?
HS: Có chung biến x
GV:Vậy ta dùng phương pháp nào để áp dụng làm bài này?
HS: Đặt nhân tử chung .
GV: Còn phân tích được không ?
GV: Phần trong ngoặc có mấy hạng tử ?
HS: Có 4 hạng tử
GV: 4 hạng tử này có luỹ thừa mấy ? và mang dấu gì?
GV: Vậy ta dùng hằng đẳng thức nào ?
HS: ( A + B )2 và A2 – B2 
GV: Tương tự câu b sử dụng hằng đẳng thức nào?
Bài 54 /SGK/25
a. x3+ 2x2y +xy2– 9x
= x(x2+ 2xy+ y2– 9)
=x{(x+y)2–32}
=x(x+y+3)(x+y–3)
b. 2x–2y–x2+2xy–y2
=(2x–2y)–(x2–2xy+y2)
=2(x–y)–(x–y)2
=(x–y){2–(x–y)}
=(x–y)(2–x+y)
c.x4– 2x2
=x2(x2–2)
=x2(x– )(x+)
GV: Cho HS làm BT (55a,b)/ SGK/ 25 theo nhóm 2 phút 
N1, N4 : BT 55a
N2, N3 : BT 55b
HS: HS đại trình bày cách giải.
GV: Muốn tìm x khi biểu thức bằng 0 .ta phải biến đổi biểu thức về dạng tích các nhân tử . cho mỗi biểu thức bằng 0 rồi tìm giá trị của x tương ứng .
Bài 55 /SGK/25
a. x3–x = 0
Û x(x2–) = 0
ÛÛ
b.(2x – 1)2–(x+3)2=0
 [2x – 1–(x+3)][2x–1+x+3]=0
 (x– 4)(3x + 2)=0
ÛÛ
GV: Cho hs làm BT 57 a/SGK/ 25
Gợi ý cho HS cách làm :
Cách 1: Tách và nhóm hạng tử.
Cách 2: Cộng ,trừ thêm cùng một số
Cách 3 : Tách hạng tử làm xuất hiện hằng đẳng thức 
GV: Cho hs thảo luận làm theo nhóm nhỏ .
HS : Đứng tại chổ trả lởi .
BT 57 a/SGK/25
 x2 – 4x + 3
Cách 1: Tách và nhóm hạng tử.
 x2 – 4x + 3 = x2 –3x –x +3
	= (x2 – 3x) – ( x – 3)
	= x( x – 3 ) – ( x – 3)
	= ( x – 3 ) ( x – 1)
Cách 2: Cộng trừ thêm cùng một số
 x2 – 4x + 3 = x2 – 4x + 4 –1
	= (x2 – 4x +4) – 1
	= ( x – 2 )2 – 12
	= ( x – 2 +1 ) ( x – 2 – 1)
	=(x – 1) ( x – 3)
Cách 3 : tách hạng tử làm xuất hiện hằng đẳng thức 
 x2 – 4x + 3 = x2 – 2x + 1 – 2x + 2 
	= ( x2 – 2x + 1) – 2(x – 1)
	= ( x – 1 )2 – 2( x – 1 )
	= ( x – 1 )( x – 1 – 2)
	= ( x – 1 )( x – 3)
4.4 Bài học kinh nghiệm :
Các cách phân tích đa thức thành nhân tử : 
Đặt nhân tử chung
Dùng hằng đẳng thức
Nhóm hạng tử
Phối hợp các phương pháp trên .
Tách và nhóm hạng tử.
Cộng trừ thêm cùng một số
Tách hạng tử làm xuất hiện hằng đẳng thức 
4.5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
– Đối với bài học ở tiết này cần:
+ Làm lại các bài tập 57, 58/SGK/25
 –Đối với bài học ở tiết tiếp theo
+Chuẩn bị bài”Chia đơn thức cho đơn thức”
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_14_luyen_tap_truong_thcs_hoa_thanh.doc