Giáo án Đại số 8 - Tiết 1 đến 35 (Bản chuẩn)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 1 đến 35 (Bản chuẩn)

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- HS hiểu quy tác nhân đa thức với đa thức

-HS biết thực hiện phộp nhõn đa thức với đa thức theo cỏc cỏch khỏc nhau

 2. Kỹ năng: HS vận dụng được quy tắc vào làm các bài tập có liên quan

 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác khoa học, lòng yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. GV:- Phấn màu, thước thẳng

 2. HS:

C. PHƯƠNG PHÁP

 -Nờu vấn đề, giải quyết vấn đề

 -Tổ chức thảo luận nhúm bàn

D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.

1. Ổn định tổ chức (3)

 Kiểm tra sĩ số: 8A:

 8B:

 

doc 134 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 1 đến 35 (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I – Phép nhân và phép chia các đa THỨC
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 1. Nhân đơn thức với đa thức
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
-HS nhớ được quy tác nhân đơn thức với đa thức
-Biết nhõn đơn thức với đa thức
 2. Kỹ năng: HS vận dụng được quy tắc vào làm các bài tập có liên quan
 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác khoa học, lòng yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1. GV: Phấn màu, thước thẳng
 2. HS: Ôn tập quy tắc nhân một số với 1 tổng, nhân 2 đơn thức.
C.PHƯƠNG PHÁP
 -Thuyết trỡnh
 - Hỏi – đỏp
 -Hoạt động nhúm
C. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
1. HĐ1: Giới thiệu chương trình đại số 8 ( 5’ )
- GV yêu cầu HS chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập cho bộ môn toán
- GV giới thiệu nội dung chương trình đại số 8 
2. HĐ2: Tìm hiểu quy tắc ( 10’ )
Mục tiờu:HS phỏt biểu được quy tắc nhõn đơn thức với đa thức 
Cỏch tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc ?1
- HS đọc bài.
(?) ở ?1 có mấy yêu cầu ? Hãy nêu các yêu cầu đó ?
- HS nêu các yêu cầu như SGK.
( ? ) Em hãy viết một đơn thức và 1 đa thức ?
HS TL miệng 
(?) Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết ?
- HS: Đứng tại chỗ thực hiện
(?) Hãy cộng các tìm vừa tìm được ?
- GV giới thiệu tích của đơn thức với đa thức.
(?) Vạy ở ?1 để tìm được tích của 1 đơn thức với 1 đa thức thì ta đã làm qua mấy bước ? Đó là những bước nào ?
- HS: thực hiện  qua 2 bước 
+) Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức
+) cộng các tích đó lại 
- GV chốt lại đó chính là quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- 1 HS phát biểu lại quy tắc
- GV khắc sâu quy tấc cho HS
3. HĐ3: áp dụng ( 21’ )
Mục tiờu: -Biết nhõn đơn thức với đa thức
 -Áp dụng được quy tắc nhõn đơn thức với đa thức để giải cỏc bài tập cú liờn quan.
Cỏch tiến hành:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung VD 1 ( 2 – 3’ ) 
(?) Thực hiện vớ dụ sau ?
- HS trả lời miệng
- GV yêu cầu HS làm ?2
- 1 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp HS làm vào vở.
- GV lưu ý HS đổi vị trí giữa đơn thức và đa thức trong tích cho dế thực hiện.
- HS nhận xét bài làm của bạn -> GV lưu ý thêm cho HS khi thực hiện phép tính nhân đơn thức với đa thức.
- Yêu cầu HS đọc ?3 và phân tích của bài toán.
- HS: Cho biết ( 5x + 3 ) mét và ( 3x + y ) mét là 2 đáy của hình thang có chiều cao 2y mét
 Yêu cầu: + Viết biểu thức tính diện tích
 +Tính diện tích khi x = 3m và y = 2m
(?) Em hãy nhắc lại công thức tính diện tích hình thang ?
- HS nêu lại công thức.
- GV HD HS cả lớp ý a: Viết công thức rồi ta thu gọn đa thức trong ngoặc rồi thực hịên phép tính nhân đơn thức với đa thức -> GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thiện ?3 trong 5’, ghi kết quả ra bảng nhóm 
- HS các nhóm đưa kết quả lên bảng -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt lại và nhận xét chung.
4. HĐ4: Luyện tập – củng cố ( 7’ )
(?) Muốn nhân 1 đơn thức với 1 đa thức ta làm thế nào ?
- HS: nêu lại quy tắc.
(?) Làm bài 1 ( SGK – 5 ) ?
- HS làm tại chỗ ít phút -> 2 HS lên bảng thực hiện ( Mỗi HS 1 ý )
- HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chốt lại có thể cho điểm.
1, Quy tắc:
?1
Ví dụ: 5x ; ( 3x2 – 4x + 1 )
 5x . ( 3x2 – 4x + 1 )
= 5x. 3x2 + 5x . ( - 4x ) + 5x .1
= 15x2 – 20 x + 5x
Ta nói: 15x2 – 20 x + 5x là tích của đơn thức 5x với đa thức ( 3x2 – 4x + 1 )
*) Quy tắc ( SGK – 4 )
3. áp dụng
Ví dụ: Làm tính nhân
( - 3x2 ) . ( x4 + 5x - )
 = - 3x6 – 15x3 + x2 
?2
 ( 3x3y - ) . 6xy3
= 6xy3 . (3x3y - )
= 6xy3.3x3y + 6xy3. + 6xy3. xy
= 18x4y4 + ( - 2x3 y3 ) + 
= 18x4y4 - 2x3 y3 + 
?3
a) Biểu thức tính diện tích hình thang của mảnh vườn đó:
S = 
 = ( 5x + 3 +3x + y ) .y
 = y. ( 8x + y + 3 )
 = 8xy + y2 + 3y ( 1 )
b) Khi x = 3 và y = 2 thay vào ( 1 ) ta được diện tích của hình thang bằng:
 8.3.2 + 22 + 3.2 
 = 48 + 4 + 6 = 58 ( m2 )
Bài 1 ( SGK – 5 )
a) x2 . ( 5x3 – x - ) 
= x2. 5x3 + x2 . (-x) + x2 . 
= 5x5 – x3 - x2
b) ( 3xy – x2 + y ) . y
= y. (3xy – x2 + y ) 
= y.3xy + y. (– x2 ) + y.y
= 2x3y2 - y + y2
5. HĐ5: HDVN ( 2’ )
- Học thuộc quy tắc 
- Làm bài tập 1c, 2, 3, 4,5,6 ( SGK – 5,6 )
- Đọc trước bài 2.
	_______________________________________________________________
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 2 – Nhân đa thức với đa thức
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS hiểu quy tác nhân đa thức với đa thức
-HS biết thực hiện phộp nhõn đa thức với đa thức theo cỏc cỏch khỏc nhau
 2. Kỹ năng: HS vận dụng được quy tắc vào làm các bài tập có liên quan
 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác khoa học, lòng yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1. GV:- Phấn màu, thước thẳng
 2. HS: 
C. PHƯƠNG PHÁP
	-Nờu vấn đề, giải quyết vấn đề 
	-Tổ chức thảo luận nhúm bàn
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC. 
1. Ổn định tổ chức (3’)
	Kiểm tra sĩ số: 8A:
	 8B:
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) HS: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức ? Làm bài 1c ( SGK – 5 ) ?
- 1 HS lên bảng phát biểu và làm bài tập -> HS dưới lớp nhận xét. GV nhận xét chót lại và cho điểm.
Bài 1c ( SGK – 5 ) 
 ( 4x3 – 5xy + 2x ) . 
= 4x3. + (–5xy). +2x. 
= -2x4y + - x2y
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
HĐ1: Khởi động (1’)
 Muốn nhõn một đa thức với một đa thức ta làm thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu quy tắc ( 20’ )
Mục tiờu: Nhớ được quy tắc nhõn đa thức với đa thức
Cỏch tiến hành:
GV: Đưa VD và yêu cầu của VD.
HS: Đọc VD và suy nghĩ cách làm.
GV: HD HS cách viết phép tính nhân và có thể gợi ý.
(?) Em hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức 
(3 x – 2 ) với từng hạng tử của đa thức
( x3 – 5x + 1 ) ?
- HS thực hiện sau đó trả lời miệng: Ta được: 3x .( x3 – 5x + 1) và (-2). (x3– 5x + 1 )
(?) Ta được kết quả đó ta thực hiện tiếp như thế nào ?
- HS: ta lại nhân đơn thức với đa thức rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.
-> 1 HS đứng tại chỗ thực hiện GV ghi bảng và lưu ý HS phải thu gọn đa thức vừa tìm được và giới thiệu đa thức đó là tích của 2 đa thức đã cho.
(?) Qua VD em nào có thể nêu các bước thực hiện phép nhân 2 đa thức với nhau?
- HS: Ta thực hiện theo 2 bước:
+) Nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ nhất với đa thức thứ 2
+) cộng các tích lại với nhau.
- GV chốt lại quy tắc và nêu thêm 1 số chú ý khi thực hiện nhân: nên lấy đa thức có ít hạng tử hơn để nhân với đa thức còn lại
- 1 ,2 HS nêu lại quy tắc.
(?) Em có nhận xét gì về tích của hai đa thức ?
- HS: Tích của hai đa thức là 1 đa thức.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- HS làm ?1 trong 2’ -> 1 HS lên bảng trình bày. Hs dưới lớp nhận xét sửa sai, bổ sung. GV nhận xét chốt lại.
- GV giới thiệu chú ý: cách nhân 2 đa thức theo hàng dọc ( Chý ý phải sắp xếp các đa thức 1 biến sao cho các đơn thức đồng dạng trong 2 đa thức cùng 1 cột.-> GV và Hs cùng thực hiện lại VD theo cách này.
(?) Khi nào ta nhân 2 đa thức theo cách 2 ?
- HS: Khi 2 đa thức là đa thức 1 biến.
3. HĐ3: áp dụng ( 14’ ) 
Mục tiờu:HS biết ỏp dụng quy tắc nhõn đa thức với đa thức để thực hiện cỏc bài toỏn cú liờn quan.
- GV: Yêu cầu HS làm ?2 
- HS: Thực hiện ?2 theo 2 dãy ( HĐ theo cá nhân ) 
+) Dãy 1: làm ý a
+) Dãy 2 làm ý b
-> 2 HS lên bảng thực hiện , HS dưới lớp nhận xét sửa sai bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, chốt lại.
(?) Hãy đọc ?3 và xác định yêu cầu của bài toán ?
- HS: đọc thầm sau đó trả lời miệng:
+) Cho độ dài 2 cạnh của hình chữ nhật.
+) Yêu cầu viết biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật đó. Và tính diện tích khi x = 2,5m và y = 1m.
- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng viết biểu thức tính diện tích của HCN và làm tính nhân. Sau đó 1 HS khác lên bảng tính diện tích khi x = 2,5m và y = 1m.
- HS: Nhận xét bài làm cho bạn, GV nhận xét chốt lại có thể cho điểm.
4. HĐ4: Củng cố – Luyện tập ( 5’ )
(?) Nêu lại cách nhân 2 đa thức với nhau ?
- HS nêu lại 2 cách thực hiện nhân 2 đa thức
(?) Làm bài 7 ( SGK ) ?
- HS làm bài -> 2 HS lên bảng thực hiện,
- HS dưới lớp tiếp tục làm bài và nhận xét, bổ sung sửa sai cho bạn.
- GV nhận xét chốt lại, có thể cho điểm.
1. Quy tắc:
VD: Nhân đa thức (3x – 2 ) với đa thức ( x3 – 5x + 1 )
Giải:
 (3x – 2 ) . ( x3 – 5x + 1 )
=3x .( x3 – 5x + 1) + (-2) .( x3– 5x + 1 )
 = 3x . x3 + 3x. (-5x ) + 3x.1 + (-2). x + (-2). (-5x) + (-2) .1
= 3x4 – 15x2 +3x – 2x3 + 10x – 2 
 = 3x4 –2x -15x2 + 13x – 2 
*) Quy tắc ( SGK – 7 ) 
?1
 . ( x3 – 2x – 6 ) 
= . ( x3 – 2x – 6 ) – 1 . ( x3 – 2x – 6 ) 
= .x3 + .(-2x) + .(-6) – 1.x3 – 1.(-2x) - 1 .(-6) 
= x4y – x2y – 3xy – x3 + 2x + 6
*) Chú ý ( SGK – 6 )
 6x2 – 5x +1
 x – 2
	 – 12x2 + 10x – 2 
 6x3 – 5x2 + x
 6x3 – 17x2 + 11x – 2 
2. áp dụng
?2
a) ( x + 3 ) . ( x2 + 3x - 5 )
= x . ( x2 + 3x - 5 ) + 3 . ( x2 + 3x - 5 )
= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15 
= x3 + 6x2 + 4x – 15 
b) ( xy – 1 ) . ( xy + 5 )
= xy . ( xy + 5 ) – 1 . ( xy + 5 )
= x2y2 + 5xy – xy – 5 
= x2y2 + 4 xy – 5 
?3
*) Biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật đó là: 
 ( 2x + y ) . ( 2x – y )
= 2x . ( 2x – y ) + y . ( 2x – y )
= 4x2 – 2xy + 2xy – y2
= 4x2 – y2 ( * )
*) Khi x = 2,5m và y = 1m ta thay vào được diện tích hình chữ nhật là:
 4 (2,5)2 – 12 = 24 (m2 )
Bài 7 ( SGK )
a) ( x2 – 2x + 1 ) . ( x – 1 )
= ( x – 1 ) . ( x2 – 2x + 1 )
= x . ( x2 – 2x + 1 ) – 1 . ( x2 – 2x + 1 )
= x3 – 2x2 + x – x2 + 2x – 1 
= x3 – 3x2 + 3x – 1 
b) ( x3 - 2x2 + x – 1 ) . ( 5 – x )
= 5. ( x3 - 2x2 + x – 1 ) – x. ( x3 - 2x2 + x – 1 )
= 5x3 – 10x2 + 5x – 5 – x4 + 2x3 – x2 + x
= 7x3 – 11x2 – x4 + 6x – 5 
5. HĐ5: HDVN ( 1’ )
- Học thuộc quy tắc nhân 2 đa thức.
- Làm bài tập: 8,9,10 ( SGK – 8 ) ; 6,7,8 ( SBT – 4 )
	______________________________________________________________
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
 Tiết 3 – Luyện Tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được củng cố và khắc sâu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
2. Kỹ năng: HS tính được phép tính nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác khoa học, lòng yêu thích môn học.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. GV: Phấn màu, thước thẳng
2. HS: 
C.PHƯƠNG PHÁP 
	-Tổ chức hoạt động cỏ nhõn , hoạt động nhúm
D.TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (3’)
 Kiểm tra sĩ số : 8A:
 8B:
2.Tiến hành tổ chức dạy và học
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
1. HĐ1: KTBC ( 7’ )
Mục tiờu: Củng cố phộp nhõn đơn thức với đa thức với đa thức qua một số bài tập đơn giản.
- HS1: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? Làm bài 8b ( SGK – 8 ) ?
- HS2: Làm bài 9 ý 1,2 ( SGK – 8 ) ? 
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS dưới lớp nhận xét, sửa sai bổ sung cho bạn-> GV nhận xét, chốt lại có thể cho điểm
2. HĐ2: Luyện tập ( 36’ )
(?) Làm bài 10 ( SGK – 8 ) ? Trước khi thực hịên phép tính ta phải làm gì ?
- HS: thay đổi vị trí của 2 biểu thức.
-> 2 HS lên bảng +) HS1: ý a
 +) HS2: ý b
- HS dưới lớp nhận xét, sửa sai bổ sung cho bạn-> GV nhận xét, chốt lại có thể cho điểm
(?) Làm bài 12 ( SGK – 8 ) ?
- HS: Đọc bài và suy nghĩ cách làm.
(?) Trước khi tính giá trị của biểu thức A ta phải làm ... hân thức đại số	 Đ 2. Số 0 không phải là 1 P thức đại số S
3. S
Vì 	 S
4. S
5. 	 Đ
6. Phân thức đối của phân thức
 là S
Vì phân thức đối của phân thức là 	 S
7. Phân thức nghịch đảo của phân thức.
là Đ 8. Đ 9. S.
2. HĐ2: Luyện tập (26’)
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên phân thức, kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, sử dụng thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ.
-Gv cho học sinh làm bài tập 1.
(?) Muốn C/m đẳng thức trên ta cần làm gì?
- HS: Biến đổi VT thành VP bằng cách thực hiện các phép tính trong biểu thức ở vế phải -> rút gọn. 
- GV y/cầu 1h/s lên bảng thực hiện, các học sinh khác làm bài vào vở.
- Gv đưa nội dung bài tập 2.
? GV: Để thực hiện các phép tính này ta sẽ thực hiện theo thứ tự như thế nào?
-HS: Ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.
? GV: Như vậy ta phải thực hiện những phép toán nào trên phân thức?
-HS: Ta thực hiện các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia các phân thức.
-2 HS lên bảng làm
GV chữa bài.
Bài 1: C/m đẳng thức:
Giải:
Biến đổi VT ta có:
Sau khi biến đổi VT = VP. Vậy đẳng thức được chứng minh.
Bài 2
Cho biểu thức A= 
a. Tỡm điều kiện của biến x để giỏ trị của biểu thức được xỏc định
b. Rỳt gọn biểu thức A
c. Tớnh giỏ trị của biểu thức tại x = ; x =3
Giải: a.Điều kiện xỏc định x≠-2 ; x≠2 
b. 
 c. Tại x = thỡ A= 
Tại x= 3 thỡ A= 5
4. Củng cố(2’) 
Gv khỏi quỏt nội dung cỏc bài tập
5 .Huớng dẫn về nhà: (1’).
	- Ôn tập kỹ lý thuyết chương I và chương II.
	- Xem lại các dạng BT và phương pháp gi5ải cho từng dạng. 
	- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Ngày:
Tiết 39,40.
kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 4/12/2010
Ngày giảng:8AC:6/12/2010; 8B:7/12/2010
Tiết34: biến đổi các biểu thức hữu tỷ.
 giá trị của phân thức
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS trình bày được thế nào là biểu thức hữu tỷ, biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỉ. 
- Học sinh biết cách tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định.
	- HS biết cách biểu diễn một biểu thức dưới dạng một dãy những phép toán trên những phân thức và hiểu rằng biến đổi một biểu thức hữu tỉ là thực hiện các phép toán trong biểu thức để biến nó thành một phân thức đại số.
2. Kỹ năng: - Học sinh có kỹ năng thực hiện thành các phép toán trên các phân thức ĐS. 
	- Học sinh tìm được điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, làm việc có khoa học. 
II. Đồ DùNG
	- GV: Bảng phụ ghi các VD về biểu thức hữu tỉ.
	-HS: 
III. PHƯƠNG PHáP
Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.
IV. tổ chức giờ học
1 ổn định tổ chức(1’) Sĩ số:8A: ;8B: ;8C:
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
(?) Phát biểu QT chia phân thức ? Viết công thức QT. Thực hiện phép tính.
Đáp án: Quy tắc: SGK
Bài tập:
3. Các hoạt động dạy học 
 HĐ1: Tìm hiểu về biểu thức hữu tỉ ( 5’ )
*Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là biểu thức hữu tỷ, biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỉ. 
*Đồ dùng: Bảng phụ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Gv treo bảng phụ ghi các biểu thức (SGK - T55), y/cầu h/s quan sát cho biết.
(?) Trong các biểu thức trên biểu thức nào là phân thức? biểu thức nào biểu thị phép toán các phân thức?
- HS: Phân thức 
Biểu thức biểu thị các phép toán của phân thức: 
1. Biểu thức hữu tỉ.
VD: Các biểu thức sau: 
 là biểu thức hữu tỉ.
VD: = 
- Gv giới thiệu các biểu thức là các biểu thức hữu tỉ.
(?) Vậy t/n là 1 biểu thức hữu tỉ?
(Mỗi biểu thức là một phân thức hoặc biểu thị một dãy phép toán. Cộng, trừ, nhân chia đến những phân thức gọi là những biểu thức hữu tỉ).
? Gv yêu cầu mỗi học sinh lấy 2 VD về biểu thức hữu tỉ. Gọi 1,2 HS nêu VD.
HĐ2: Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức ( 12’ ) 
*Mục tiệu: Biết biểu diễn một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
*Đồ dùng: Bảng phụ
-Gv cho h/s nghiên cứu VD (SGK - T56) (2 phút).
(?) Biểu thức đó đã được biến đổi như thế nào?
- HS: nêu các bước làm .
Gv: Hướng dẫn học sinh làm ?1
Trước hết dùng ngoặc () để viết phép chia theo hàng ngang.
? Ta sẽ thực hiện dãy tính này như thế nào?
- Gv gọi 1 học sinh đứng tại chỗ TLM, giáo viên ghi bảng. 
- Gv cho học sinh làm BT 46 b, (SGK - T57) y/cầu học sinh họat động nhóm 6 trong 4 phút gọi 3 nhóm treo bản nhóm.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV Chốt lại .
2. Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
* VD1: (SGK - T56).
?1 
Bài 46 (SGK - T57).
b. 
HĐ3. Giá trị các phân thức ( 15’ ) 
*Mục tiêu: Biết tìm điều kiện xác định của một phân thức; biết tìm giá trị của phân thức khi cho trước giá trị của biến.
- Gv. Cho phân thức Tính giá trị phân thức tại x = 2; x = 0.
Tạo x = 2 thì 
Tại x = 0 thì cho chia không thực hiện được nên giá trị phân thức không xác định).
(?) Vậy điều kiện để giá trị của phân thức được xác định là gì?
(Phân thức được xác định với những giá trị của biến để giá trị tương ứng mẫu khác 0).
(?) Khi nào phải tìm điều kiện xác định của phân thức?.
(Khi làm những bài toán liên quan đến giá trị của phân thức).
(?) Điều kiện để giá trị của phân thức đuợc xác định là gì? (Điều kiện để giá trị của phân thức được xác định là điều kiện của biến để mẫu thức khác 0). 
- Gv cho học sinh đọc thầm VD2 (2 phút) rồi cho học sinh làm VD sau:
Cho phân thức 
a. Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức A được xác định.
b. Tính giá trị của phân thức tại x = 2005.
- Gv gọi lần lượt 2 HS đứng tại chỗ trình bày miệng, giáo viên ghi bảng. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2
1HS lên bảng làm phần a.
2 HS lên bảng làm phần b, mỗi học sinh tính một giá trị. 
-Gviên lưu ý học sinh: Tránh mắc sai lầm nếu không xét xem giá trị x = - 1 có thỏa mãn điều kiện xác định không thì ta sẽ kết luận sai là:
Giá trị của phân thức tại x = - 1 là:
3. Giá trị của phân thức. 
* VD2: SGK - T56 + 57)
* VD3: 
	a, Điều kiện để giá trị của phân thức được xác định là: hay .
b. Vì 
Và x = 2005 trỏa mãn điều kiện nên giá trị của phân thức A tại x = 2005 bằng:
?2 Cho phân thức 
a. Giá trị của phân thức xác định khi.
b. 
x = 1000 000 thỏa mãn điều kiện xác định khi đó giá trị của phân thức băng:
x = - 1 không thỏa mãn điều kiện xác định vậy tại x = - 1 giá trị của phân thức không xác định.
HĐ4 Luyện tập-củng cố ( 6’ )
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải bài tập
- Giáo viên cho học sinh làm BT 48 (SGK).
a. 
? Với điều kiện nào của x thì giá trị của phân thức được xác định?
- HS: Giá trị của phân thức xác định khi . 
? Hãy rút gọn phân thức đã cho?
- HS: 
 ? Tìm giá trị của x để giá trị của phương thức bằng 1. 
? Có giá trị nào của x để giá trị của PT bằng 0 hay không?
* GV chốt lại nội dung kiến thức
Bài 48 (SGK - T58).
a. Giá trị của phân thức xác định khi .
c. 
Giá trị này thỏa mãn điều kiện xác định.
Vậy x = 1 
d. 
Giá trị này không thỏa mãn điều kiện xác định nên loại x = - 2.
Vậy không có giá trị nào của x để phân thức để có giá trị bằng o.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1’ ) 
	- Ôn tập cả phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, ước của số nguyên.
	- BT: 46a, 4749 (SGK - T58), 50,52 (DGK - T58); 44,46 (T24 + 25 - BT).
 _________________________
Ngày soạn:5/12/2010
 Ngày giảng:8ac: 7/12/2010; 8b:8/12/2010
 Tiết 35: Luyện tập.
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống lại các phép toán của phân thức. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các phép toán trên các phân thức đại số.
	 Học sinh có kỹ năng tìm điều kiện của biến; phân biệt được khi nào cần tìm điều kiện của biến, khi nào không cần. Biết vận dụng điều kiện của biến vào giải bài tập.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, khoa học. 
ii. đồ dùng:
	- GV: Thước thẳng, phấn màu.
	- HS: 
III. PHƯƠNG PHáP
Ôn tập, vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức(1’) Sĩ số: 8A: ;8B: ;8C:
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
HS1: Làm BT 50a (SGK - T58).
HS2: Làm BT 54 (SGK - T59).
Bài 50 (SGK - T58).
a. 
Bài 54 (SGK - T59).
a. Giá trị của biểu thức xác định khi. 
Vậy điều kiện xác định: 
b. Giá trị của phân thức xác định khi.
Vậy ĐKXĐ: 
3. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Luyện tập ( 34’ ) 
Mục tiêu: Thực hiên được bài toán biến đổi biểu thức hữu tỉ thành một phân thức một cách tương đối thành thạo; thực hiện tốt việc tìm điều kiện xác định của một phân thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giáo viên cho học sinh làm Btập 52 (SGK - T58).
(?) Tại sao trong đề bài lại có điều kiện: 
HS: (Đây là bài tập có liên quan đến giá trị của biểu thức nên cần có điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định; . 
)
(?) Để chứng tỏ giá trị của biểu thức là 1 số chẵn ta cần làm gì?
- HS: Thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự thực hiện phép tính  
? Y/cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện.
 - Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 53 (SGK - T58).
Bài 52 (SGK - T58).
Ta có: 
 Là số chẵn do 
(?) Ta cần thực hiện phép tính nào?
- HS: Thực hiện từng phép tính  -> thay vào phép tính tiếp theo. 
- HS trả lời miệng -> Gv ghi bảng. 
Bài 53 (SGK - T58).
a. 
-Gv cho học sinh làm BT 55 (SGK - T59)
Gv cho 2 học sinh lên bảng trình bày các ý a,b.
Bài 55 (SGK - T59).
a. Giá trị của phân thức XĐ khi.
b. 
- ý c, giáo viên cho học sinh thảo luận N2 (2 phút). 
Lưu ý: Khi tách giá trị của biểu thức cần đối chiếu với điều kiện xác định.
c. Với x = 2 giá trị của phân thức được xác định, do đó phân thức có giá trị bằng:
.
d. Với x = - 1, giá trị của phân thức không xác định. Vậy bạn Thắng tính sai.
Chỉ có thể tính được giá trị của phân thức đã cho nhờ phương thức rút gọn với những giá trị của biến thỏa mãn điều kiện XĐ.
- Gv bổ sung thêm câu d: Tìm giá trị của x để giá trị của biểu thức bằng 5.
d. ĐK: 
(?) Chú ý kiểm tra giá trị tìm được của x có thả mãn điều kiện xác định không?
.
Thỏa mãn điều kiện. )
Vậy .
- GV bổ sung thêm câu e ( Lớp 8A ) 
Gv hướng dẫn học sinh: Tách ở tử ra một đa thức chia hết cho mẫu và một hằng số.
Thực hiện chia tử cho mẫu.
? Để biểu thức là số nguyên cần điều kiện gì?
e. Tìm giá trị nguyên của x để giá trị của biểu thức là một số nguyên.
Biểu thức là số nguyên là số nguyên Ư (2)
khôngTMĐK (loại)
Ta thấy x = 0, x = 2, x = 3 thỏa mãn điều kiện.
Vậy 
- Gv cho học sinh làm BT 56 (SGK - T59) (?) Giá trị của phân thức được xác định khi nào?
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng rút gọn phân thức.
Bài 56 (SGK - T59).
a. Giá trị của phân thức được xác định khi:
b. 
HĐ2. Củng cố(3’)
*Mục tiêu: Chốt được các kiến thức cần sử dụng khi làm bài tập.
GV: Để thực hiện các bài tập trên, ta đã sử dụng những kiến thức nào?
HS: + Cộng, trừ, nhân, chia các phân thức
+ Phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Rút gọn phân thức.
+ Vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.
4. Hướngdẫn về nhà ( 2’ ) 
	- Ôn tập toàn bộ chương trình HK1 theo các câu hỏi ôn tập C1, C2 (SGK - T32 + T61).
	- BT: 45,46,48,54,57 (SBT - T26 + 27).
 - Chuẩn bị: Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_1_den_35_ban_chuan.doc