Giáo án Đại số 8 kì 2 - GV: Bùi Xuân Trường – Trường THCS Bình Sơn

Giáo án Đại số 8 kì 2 - GV: Bùi Xuân Trường – Trường THCS Bình Sơn

Tiết 41: §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm cử phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình.

- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải nghiệm của phương trình hay không.

- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. GV: Bảng phụ ghi một số câu hỏi, bài tập, thước thẳng.

 2. HS: SGK, đọc trước nội dung bài học.

 

doc 72 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 kì 2 - GV: Bùi Xuân Trường – Trường THCS Bình Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng Iii : ph­¬ng tr×nh bËc nhÊt mét Èn
Tiết 41: §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: 02/01/2011
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm cử phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình.
- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải nghiệm của phương trình hay không.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. GV: Bảng phụ ghi một số câu hỏi, bài tập, thước thẳng.
 2. HS: SGK, đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III (5’)
GV: ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố, ví dụ, ta có bài toán sau:
“Vừa gà.....
...., bao nhiêu chó?”
- Sau đó GV giới thiệu nội dung chương III gồm:
+ Khái niệm chung về phương trình
+ Phương trình bậc nhất 1 ẩn và một số dạng phương trình khác.
+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
Một HS đọc to bài toán tr 4 SGK
HS nghe HS trình bày, mở phần “Mục lục” tr134 SGK để theo dõi. 
Hoạt động 2: 1. Phương trình một ẩn (16’)
GV viết bài toán sau lên bảng:
Tìm x biết: 2x+5=3(x-1)+2
Sau đó giới thiệu:
Hệ thức 2x+5=3(x-1)+2 là một phương trình với ẩn số x.
Phương trình gồm hai vế
ở phương trình trên, vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1)+2
Hai vế của phương trình này chứa cùng một biến x, đó là một phương trình 1 ẩn.
-GV giới thiệu phương trình 1 ẩn x có dạng A(x)=B(x) với vế trái là A(x) vế phải là B(x)
-GV: hãy cho ví dụ khác về phương trình 1 ẩn. Chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình
-GV yêu cầu HS làm 
Hãy cho ví dụ về:
a)P/t với ẩn y
b)P/t với ẩn u
GV yêu cầu HS chỉ ra vế trái, vế phải của mỗi p/t
-GV cho p/t: 3x+y=5x-3
Hỏi: p/t này có phải là p/t một ẩn không?
-GV yêu cầu HS làm 
Khi x=6, tính giá trị của mỗi vế của p/t: 2x+5=3(x-1)+2
Nêu nhận xét.
GV nói: Khi x=6, giá trị của 2 vế của p/t đã cho bằng nhau, ta nói x=6 thỏa mãn p/t hay x=6 là nghiệm đúng xcủa p/t và gọi x=6 là 1 nghiệm của p/t đã cho
-GV yêu cầu HS là tiếp 
Cho p/t: 2(x+2)-7=3-x
a)x=-2 có thỏa mãn p/t không?
b)x=2 có là một nghiệm của p/t không?
GV: cho các p/t:
a) 
b) 2x=1
c) x2=-1
d) x2-9=0
e) 2x+2=2(x+1)
Hãy tìm nghiệm của mỗi p/t trên
GV: Vậy một p/t có thể có bao nhiêu nghiệm?
GV yêu cầu HS đọc phần “Chú ý” tr 5, 6 SGK. 
HS nghe GV trình bày và ghi bài
-HS lấy ví dụ một phương trình 1 ẩn x
Ví dụ 3x2+x-1=2x+5
Vế trái là 3x2+x-1
Vế phải là 2x+5
-HS lấy ví dụ các phương trình ẩn y, ẩn u
HS: P/t: 3x+y=5x-3 không phải là p/t một ẩn vì có 2 ẩn khác nhau là x và y.
HS tính:
VT=2x+5=2.6+5=17
VP=3(x-1)+2=3(6-1)+2=17
Nhận xét: Khi x=6, giá trị hai vế của p/t bằng nhau.
HS làm bài tập vào vở
2 HS lên bảng làm
HS1: Thay x=-2 vào 2 vế của p/t
VT=2(-2+2)-7=-7
VP=3-(-2)=5
ðx=-2 không thỏa mãn p/t
HS2: Thay x=2 vào 2 vế của p/t
VT=2(2+2)-7=1
VP=3-2=1
ðx=2 là 1 nghiệm của p/t
HS phát biểu:
a)P/t có nghiệm duy nhất là 
b)P/t có một nghiệm là 
c)P/t vô nghiệm
d)x2-9=0 ð(x-3)(x+3)=0
ðp/t có 2 nghiệm là x=3 và x=-3
e)2x+2=2(x+1)
p/t có vô số nghiệm vì hai vế của p/t là cùng một biểu thức.
HS: một p/t có thể có một nghiệm, 2 nghiệm, ba nghiệm... cũng có thể vô số nghiệm.
HS đọc “Chú ý” SGK
Hoạt động 3: 2. Giải phương trình (8’)
GV giới thiệu: Tập hợp tất cả các nghiệm của một p/t được gọi là tập nghiệm của p/t đó và thường được ký hiệu bởi S
Ví dụ: + P/t có tập nghiệm 
+ p/t: x2-9=0 có tập nghiệm s={-3, 3}
GV yêu cầu HS làm 
GV nói: Khi bài toán yêu cầu giải một p/t, ta phải tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của p/t đó.
GV cho HS làm bài tập:
Các cách viết sau đúng hay sai?
a)p/t: x2=1 có tập nghiệm S={1}
b) p/t: x+2=2+x có tập nghiệm S=R
2 HS lên bảng điền vào chỗ trống (...)
a)pt: x=2 có tập nghiệm S={2}
b) p/t vô nghiệm có tập nghiệm là S=Æ
HS trả lời:
a)Sai. P/t x2=1 có tập nghiệm S={-1, 1}
b)Đúng vì p/t thỏa mãn với mọi SÎR
Hoạt động 4: 3. Phương trình tương đương (8’)
GV: Cho p/t x=-1 và p/t x+1=0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi p/t. Nêu nhận xét.
GV giới thiệu: 2 p/t có cùng 1 tập nghiệm gọi là 2 p/t tương đương
GV hỏi: P/t x-2=0 và p/t x=2 có tương đương không?
+Phương trình x2=1 và p/t x=1 có tương đương không? Vì sao?
GV: Vậy 2 p/t tương đương là 2 p/t mà mỗi nghiệm của p/t này cũng là nghiệm của p/t kia và ngược lại.
Kỹ hiệu tương đương “Û”
Ví dụ: x-2=0 Û x=2
HS: -P/t x=-1 có tập nghiệm S={-1}
-P/t x+1=0 có tập nghiệm S={-1}
-Nhận xét: 2 p/t đó có cùng 1 tập nghiệm
HS:+P/t x-2=0 và p/t x=2 là 2 p/t tương đương vì có cùng 1 tập nghiệm S={2}
+p/t x2=1 có tập nghiệm S={-1, 1} 
+p/t x=1 có tập nghiệm S={1}
Vậy 2 p/t không tương đương
HS lấy ví dụ về 2 p/t tương đương
Hoạt động 5: Luyện tập (6’)
Bài 1 tr 6 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc màn hình)
GV lưu ý HS: Với mỗi p/t tính kết quả từng vế rồi so sánh
Bài 5 tr.7 SGK
2 p/t x=0 và (x-1)=0 có tương đương hay không? Vì sao?
HS lớp làm bài tập
3 HS lên bảng trình bày
Kết quả:x=-1 là nghiệm của p/t a) và c)
HS trả lời:
P/t x=0 có S={0}
P/t x(x-1)=0 có S={0;1}
Vậy 2 p/t không tương đương
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà (2’)
-Nắm vững khái niệm p/t 1 ẩn, thế nào là nghiệm cử p/t, tập nghiệm của p/t, 2 p/t tương đương
- Bài tập về nhà: 2, 3, 4 tr.6,7 SGK ; 1, 2, 6, 7 tr.3, 4 SBT
- Đọc “ Có thể em chưa biết” tr.7 SGK
-Ôn quy tắc “Chuyển vế” Toán 7 tập 1.
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 42: §2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
Ngày soạn: 03/01/2011
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được khái niệm p/t bậc nhất (một ẩn).
- Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng thành thạo chúng để giải các p/t bậc nhất. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. GV: Bảng phụ ghi 2 quy tắc biến đổi p/t và một số đề bài.
 2. HS: SGK, Ôn tập quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra (7’)
GV nêu yêu cầu kiểm tra
HS1: Chữa bài số 2 tr.6 SGK
Trong các giá trị t=-1; t=0 và t=1 giá trị nào là nghiệm của p/t
(t+2)2=3t+4
HS2: Thế nào là 2 p/t tương đương? Cho ví dụ
-Cho 2 phương trình:
x-2=0 và x(x-2)=0
Hỏi 2 p/t đó có tương đương hay không?Vì sao?
GV nhận xét, cho điểm.
2 HS lên bảng kiểm tra
HS1: Thay lần lượt các giá trị của t vào 2 vế của p/t
*Với t=-1
VT=(t+2)2=(-1+2)2=1
VP=3t+4=3(-1)+4=1
VT=VP ® t=-1 là 1 nghiệm của p/t
*Với t=0
VT=(t+2)2=(0+2)2=4
VP=3t+4=3.0+4=4
VT=VP ® t=0 là 1 nghiệm của p/t
*Với t=1
VT=(t+2)2=(1+2)2=9
VP=3t+4=3.1+4=7
VT¹VP ® t=1 không phải là nghiệm của p/t
HS2: -Nêu định nghĩa 2 p/t tương đương và cho ví dụ minh họa
-2p/t x-2=0 và p/t x(x-2)=0
Không tương đương vói nhau vì x=0 thỏa mãn p/t x(x-2)=0 nhưng không thỏa mãn p/t x-2=0
HS lớp nhận xét bài của bạn.
Hoạt động 2 : 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn (8’)
GV giới thiệu: P/t có dạng ax+b=0, với a và b là hai số đã cho và a¹0 được gọi là p/t bậc nhất 1 ẩn.
Ví dụ:2x-1=0
GV yêu cầu HS xác định các hệ số a và b của mỗi p/t
GV yêu cầu HS làm bài tập số 7 tr.10 SGK 
Hãy chỉ ra các p/t bậc nhất 1 ẩn trong các p/t sau:
a) 1+x=0 b) x+x2=0 c) 1-2t=0
d) 3y=0 e) 0x-3=0
GV hãy giải thích tại sao p/t b) và e) không phải là p/t bậc nhất 1 ẩn
Để giải các p/t này, ta thường dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân
HS:+ p/t 2x-1=0 có a=2, b=-1
+p/t có a=-1/4, b=5
+ p/t -2+y=0 có a=1, b=-2
HS trả lời: p/t bậc nhất 1 ẩn là các p/t a), c), d)
HS: - P/t x+x2=0 không có dạng ax+b=0
- P/t 0x-3=0 tuy có dạng ax+b=0 nhưng a=0 không thỏa mãn đ/k a¹0.
Hoạt động 3 : 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình (10’)
GV đưa ra bài toán: 
Tìm x biết 2x-6=0 yêu cầu HS làm
GV: Chúng ta vừa tìm x từ một đẳng thức số. Em hãy cho biết trong quá trình tìm x trên ta đã thực hiện những quy tắc nào?
-GV: Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế.
Với p/t ta cũng có thể làm tương tự
a)Quy tắc chuyển vế
Ví dụ: Từ p/t: x+2=0
Ta chuyển hạng tử +2 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành -2
x=-2
-Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế khi biến đổi p/t
-GV yêu cầu HS nhắc lại
GV cho HS làm 
b)Quy tắc nhân với một số
-GV:ở bài toán tìm x trên, từ đẳng thức 2x=6 ta có x=6:2 hay 
Vậy trong một đẳng thức số ta có thể nhân cả 2 vế với cùng một số, hoặc chia cả 2 vế cho cùng một số khác 0
Đối với p/t ta cũng có thể làm tương tự
Ví dụ: Giải p/t: 
Ta nhân cả 2 vế của p/t với 2 ta được x=-2
-GV cho HS phát biểu quy tắc nhân với một số (bằng 2 cách: Nhân chia 2 vế của p/t với cùng 1 số khác 0)
-GV yêu cầu HS làm 
HS nêu cách làm:
2x-6=0
2x=6
x=6:2
x=3
HS: Trong quá trình tìm x trên, ta đã thực hiện các quy tắc:
-Quy tắc chuyển vế
-Quy tắc chia
HS: Trong một đẳng thức số, khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu số hạng đó.
HS: Trong một p/t ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
HS làm trả lời miệng kết quả
a)x-4=0 Û x=4
b)
c)0,5-x=0 Û -x=-0,5 Û x=0,5
-HS nhắc lại vài lần quy tắc nhân với 1 số
HS làm . 2 HS lên bảng trình bày
b)0,1x=1,5
x=1,5:0,1 hoặc x=1,5.10
x=15
c)-2,5x=10
x=10:(-2,5)
x=-4
Hoạt động 4: 3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn (10’)
GV: Ta thừa nhận rằng: Từ 1 p/t, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được 1 p/t mới tương đương với p/t đã cho
-GV cho HS đọc hai ví dụ SGK
VD1: Nhằm hướng dẫn HS cách làm giải thích việc vận dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
VD2: hướng dẫn HS cách trình bày một bài giải p/t cụ thể
-GV hướng dẫn HS giải p/t bậc nhất 1 ẩn ở dạng tổng quát
-GV: Phương trình bậc nhất 1 ẩn có bao nhiêu nghiệm?
-HS đọc 2 ví dụ tr.9 SGK
-HS làm với sự hướng dẫn của GV:
ax+b=0 (a¹0)
Û ax=-b Û 
-HS: p/t bậc nhất 1 ẩn luôn có 1 nghiệm duy nhất là 
-HS làm 
Giải p/t: -0,5x+2,4=0
Kết quả: S={4,8} 
Hoạt động 5: Luyện tập (7’)
Bài số 8 tr.10 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc màn hình)
GV kiểm tra thêm bài làm của một số nhóm
-GV nêu câu hỏi củng cố
a)Định nghĩa p/t bậc nhất 1 ẩn. Phương trình bậc nhất 1 ẩn có bao nhiêu nghiệm?
b)Phát biểu 2 quy tắc biến đổi p/t
HS giải bài tập theo nhóm
nửa lớp làm câu a, b
Nửa lớp làm câu c, d
Kết quả:
a) S={5} b) S={-4}
c) S={4} d) S={-1}
Đại diện 2 nhóm lên trình bày HS lớp nhận xét
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (3’)
Nắm vững định nghĩa, số nghiệm của p/t bậc nhất 1 ẩn, 2 quy t ... rong không gian.
Câu 5b: Học sinh tính được diện tích toàn phần, và thể tích của lăng trụ.
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 1)
Ngày soạn: 24/04/2011
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về phương trình và bất phương trình.
- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình và bpt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. GV: Đèn chiếu, giấy trong hoặc bảng phụ ghi Bảng ôn tập phương trình và bất phương trình, câu hỏi, bài giải mẫu.
 2. HS: Làm các câu hỏi ôn tập học kì II và các bài tập GV đã giao về nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập về phương trình, bất phương trình (10’)
GV nêu lần lượt các câu hỏi ôn tập đã cho về nhà, Y/c HS trả lời để xây dựng bảng sau:
HS trả lời các câu hỏi ôn tập
Phương trình
Bất phương trình
1) Hai phương trình tương đương:
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
2) Hai quy tắc biến đổi phương trình:
a) Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một hạng tử của phương trình từ vế này sang vế kia phải đổi dấu hạng tử đó.
b) Quy tắc nhân với một số:
Trong một phương trình, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế cho cùng một số khác 0
3) Định nghĩa pt bậc nhất một ẩn:
Phưong trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ : 2x – 1 = 0
Bảng ôn tập này GV đưa lên màn hình sau khi HS trả lời từng phần để khắc sâu kiến thức. GV nên so sánh các kiến thức tương ứng của phương trình và bất phương trình để HS ghi nhớ.
1) Hai bất phương trình tương đương:
Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng 1 tập nghiệm.
2) Hai quy tắc biến đổi bất phương trinh:
a) Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia phải đổi dấu hạng tử đó.
b) Quy tắc nhân với một số:
Khi nhân hai vế của một bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải :
- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.
- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.
3) Định nghĩa bpt bậc nhất một ẩn:
Bất phương trình dạng ax + b 0, ax + b £ 0, ax + b ³ 0) với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ : 2x – 3 < 0; 5x – 8 ³ 0
Hoạt động 2: Giải bài tập (32’)
Bài 1 tr 130 SGK.
Phân tích các đa thức sau nhân tử :
a) a2 – b2 – 4a + 4
b) x2 + 2x – 3 
c) 4x2y2 – (x2 + y2)2
d) 2a3 – 54b3
Bài 6 tr 131 SGK.
Tìm giá trị nguyên của x để phân thức M có giá trị là một số nguyên.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm dạng toán này.
GV yêu cầu một HS lên bảng làm.
Bài 7 tr 131 SGK
Giải các phương trình:
a) 
b) 
c) 
GV lưu ý HS : Phương trình a đưa được về dạng phương trình bậc nhất có một ẩn số nên có một nghiệm 
duy nhất. Còn phương trình b và c không đưa được về dạng phương trình bậc nhất có một ẩn số, phương trình b(Ox = 13) vô nghiệm, phương trình c(Ox = 0) vô số nghiệm, nghiệm là bất kì số nào.
Bài 8 tr 131 SGK: Giải các phương trình:
a) ê2x – 3ê= 4
b) ê3x – 1ê– x = 2
Nửa lớp làm câu a.
Nửa lớp làm câu b.
GV đưa cách giải khác của bài b lên màn hình hoặc bảng phụ
ú3x – 1ú– x = 2 Û ÷3x – 1÷= x + 2
Û 
Û 
Û x = hoặc 
Bài 10 tr 131 SGK.
(Đề bài đưa lên màn hình).
Giải các phương trình :
a) 
b) 
GV hỏi : Các phương trình trên thuộc dạng phương trình gì ? Cần chú ý điều gì khi giải các phương trình đó ?
GV: Quan sát các phương trình đó, em thấy cần biến đổi như thế nào?
GV yêu cầu hai HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
Hai HS lên bảng làm
HS1 CHữa câu a và b
a) a2 – b2 – 4a + 4
= (a2 – 4a + 4) – b2
= (a – 2)2 – b2
= (a – 2 – b)(a – 2 + b)
b) x2 + 2x – 3
= x2 + 3x – x – 3 
= x(x + 3) – (x + 3)
= (x + 3)(x – 1)
c) 4x2y2 – (x2 + y2)2
= (2xy)2 – (x2 + y2)2
= (2xy + x2 + y2)(2xy – x2 – y2)
= –(x – y)2(x + y)2
d) 2a3 – 54b3
= 2(a3 – 27b3)
= 2( a – 3b)(a2 + 3ab + 9b2)
HS lớp nhận xét, chữa bài.
HS : Để giải bài toán này, ta cần tiến hành chia tử cho mẫu, viết phân thức dưới dạng tổng của một đa thức và một phân thức với tử thức là một hằng số. Từ đó tìm giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.
HS lên bảng làm.
= 
Với x Î Z Þ 5x + 4 Î Z
Þ M Î Z Û Î Z
Û 2x – 3 Î Ư(7)
Û 2x – 3 Î {±1; ±7}
Giải tìm được x Î {– 2 ; 1 ; 2 ; 5}
GV yêu cầu HS lên bảng làm
a) Kết quả x = –2
b) Biến đổi được : 0x = 13
Vậy phương tình vô nghiệm
c) Biến đổi được : 0x = 0
Vậy phương trình có nghiệm là bất kì số nào
HS lớp nhận xét bài giải của bạn.
HS hoạt động theo nhóm.
a) ê2x – 3ê = 4
* 2x – 3 = 4
2x = 7
x = 3,5
* 2x – 3 = –4
2x = –1
x = – 0,5
Vậy S = { – 0,5 ; 3,5}
b) ê3x – 1ê – x = 2
* Nếu 3x – 1 ³ 0 Þ x ³ 
thì ê3x – 1ê= 3x – 1 .
Ta có phương trình :
3x – 1 – x = 2
Giải phương trình được
x = (TMĐK)
* Nếu 3x – 1 < 0 Þ x < 
thì ú3x – 1ú = 1 – 3x 
Ta có phương trình :
1 – 3x – x = 2
Giải phương trình được
x = – (TMĐK)
S = 
Đại diện hai nhóm trình bày bài giải.
HS xem bài giải để học cách trình bày khác.
HS : Đó là các phương trình có chứa ẩn ở mẫu. Khi giải ta cần tìm điều kiện xác định của phương trình, sau phải đối chiếu với điều kiện để nhận nghiệm.
HS : ở phương trình a có (x – 2) và 
(2 – x) ở mẫu vậy cần đổi dấu.
Phương trình b cũng cần đổi dấu rồi mới quy đồng khử mẫu
HS lớp làm bài tập.
Hai HS lên bảng làm.
a) ĐK : x ¹ –1; x ¹ 2
Giải phương trình được :
x = 2 (loại).
Þ Phương trình vô nghiệm.
b) ĐK : x ¹ ± 2
Giải phương trình được :
0x = 0
Þ Phương trình có nghiệm là bất kì số nào ¹ ± 2
HS nhận xét bài tập bạn làm và chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Tiết sau tiếp tục ôn tập học kì II, trọng tâm là giải toán bằng cách lập phương trình và bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức.
- Bài tập về nhà số 12, 13, 15 tr 131, 132 SGK. Bài số 6, 8 10, 11 tr 151 SBT.
- Sửa đề bài 13 tr 131 SGK :
Một xí nghiệp dự định sản xuất 50 sản phẩm một ngày. Nhờ tổ chức lao động hợp lí nên thực tế đã sản xuất mỗi ngày vượt 15 sản phẩm. Do đó xi nghiệp đã sản xuất không những vượt mức dự định 255 sản phẩm mà còn hoàn thành trước thời hạn 3 ngày. Tính số sản phẩm xí nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch.
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 70: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 2)
Ngày soạn: 25/04/2011
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình, 
bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức.
- Hướng dẫn HS vài bài tập phát biểu tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. GV: Đèn chiếu, giấy trong hoặc bảng phụ ghi Bảng ôn tập phương trình và bất phương trình, câu hỏi, bài giải mẫu.
 2. HS: Làm các câu hỏi ôn tập học kì II và các bài tập GV đã giao về nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập về giải toán bằng cách lập phương trình (22’)
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
HS1 : Chữa bài tập 12 tr 131 SGK.
HS2 : Chữa bài tập 13 tr 131 (theo đề đã sửa) SGK.
GV yêu cầu hai HS kẻ bảng phân tích bài tập, lập phương trình, giải phương trình, trả lời bài toán.
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1 : chữa bài 12 tr 131 SGK
v(km)
t(h)
s(km)
Lúc đi
25
x (x>0)
Lúc về
30
x
Sau khi hai HS kiểm tra bài xong, GV yêu cầu hai HS khác đọc lời giải bài toán. GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý khi giải toán bằng cách lập phương trình.
- GV cho HS tiếp tục rèn kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình qua bài 10 tr 151 SBT.
GV đưa đề bài lên màn hình. 
GV hỏi : Ta cần phân tích các dạng chuyển động nào trong bài.
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng phân tích.
GV gợi ý : tuy đề bài hỏi thời gian ôtô dự định đi quãng đường AB, nhưng ta nên chọn vận tốc dự định đi là x vì trong đề bài có nhiều nội dung liên quan đến vận tốc dự định.
- Lập phương trình bài toán.
- GV lưu ý HS : Đã có điều kiện x > 6 nên khi giải phương trình mặc dù là phương trình chứa ẩn ở mẫ, ta không cần bổ xung điều kiện xác định của phương trình.
- GV yêu cầu một HS lên giải phương trình
Phương trình : 
Giải phương trình được x = 50 (TMĐK).
Quãng đường AB dài 50 km
HS2 : Chữa bài 13 tr 131, 132 SGK.
NS 1ngày (SP/ngày)
Số ngày (Ngày)
Số SP (SP)
Dự định
50
X (x)
Thực hiện
65
x + 25
Phương trình :
Giải phương trình được.
x = 1500 (TMĐK).
Trả lời : Số SP xí nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch là 1500 sản phẩm.
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
Một HS đọc to đề bài.
HS : Ta cần phân tích các dạng chuyển động.
- dự định.
- Thực hiện : nửa đầu, nửa sau.
v(km/h)
t(h)
s(km)
Dự định
x (x>6)
60
Thực hiện
Nửa đầu
x+10
30
Nửa sau
x-6
30
Phương trình :
Thu gọn 
Giải phương trình được x = 30 (TMĐK).
Vậy thời gian ôtô dự định đi quãng đường AB là: = 2 (h)
HS lớp nhận xét bài giải của bạn.
Hoạt động 2: Ôn tập dạng bài tập rút gọn biểu thức tổng hợp (20’)
Bài 14 tr 132 SGK. Cho biểu thức
A = 
a) Rút gọn A
b) Tính giá trị của A tại x biết 
ïxï = 
c) Tìm giá trị của x để A < 0 
(Đề bài đưa lên màn hình) 
GV yêu cầu một HS lên rút gọn 
biểu thức.
GV yêu cầu HS lớp nhận xét bài rút gọn của bạn.
Sau đó yêu cầu hai HS lên làm tiếp câu b và c, mỗi HS làm một câu.
GV nhận xét, chữa bài.
Sau đó GV bổ sung thêm câu hỏi:
d) Tìm giá trị của x để A > 0
e) Tìm giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên.
Với HS khá giỏi, GV có thể cho thêm câu hỏi
g) Tìm x để: A.(1 – 2x ) > 1
GV hướng dẫn hoặc đưa bài giải mẫu.
A(1 – 2x) > 1
Û ĐK : x ¹ ± 2
Û 
Û 
Û 
Û 
Û hoặc 
Û hoặc 
Û x > 2 hoặc x < – 1 (và x ¹ – 2)
Một HS lên bảng làm :
a) A = 
A = 
A = 
A = 
A = ĐK : x ¹ ± 2
b) êxê = Þ (TMĐK)
+ Nếu x = 
A = 
+ Nếu x = –
A = 
c) A < 0 Û 
Û 2 – x < 0
Û x > 2 (TMĐK).
HS lớp nhận xét bài làm của hai bạn.
HS toàn lớp làm bài, hai HS khác lên bảng trình bày.
d) A > 0 Û 
Û 2 – x > 0
Û x < 2.
kết hợp điều kiện của x ta có A > 0 khi x< 2 và ¹ – 2
e) A có giá trị nguyên khi 1 chia hết cho 2 – x 
Þ 2 – x Î Ư(1)
Þ 2 – x Î {± 1}
* 2 – x = 1 Þ x = 1 (TMĐK)
* 2 – x = – 1 Þ x = 3 (TMĐK)
Vậy khi x = 1 hoặc x = 3 thì A có giá trị nguyên.
HS làm dưới sự hướng dẫn của GV hoặc xem bài giải mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Ôn lại toàn bộ các kiến thức cần nhớ của chương trình Đại số 8 (4 chương).
- Tìm hiểu và làm các dạng toán cơ bản của chương trình Đại số 8.
- Ra đề cương ôn tập hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai so 8 HK II dung luon.doc