Giáo án Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Giáo án Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Tiết 57:

Bài 6: CỘNG, TRỪ ĐA THỨC

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS biết cộng, trừ đa thức.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc có dấu “- ”, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.

 3. Thái độ:

- Cẩn thận , chính xác, khoa học.

II. Chuẩn bị của GV & HS:

 1. Chuẩn bị của GV:

 - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ

 2. Chuẩn bị của HS:

 - Đọc trước bài mới + Ôn lại các kiến thức đã học

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 4840Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 57: 
Bài 6: CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức:
 - HS biết cộng, trừ đa thức.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc có dấu “- ”, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.	
 3. Thái độ: 
- Cẩn thận , chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị của GV & HS: 
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ 
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Đọc trước bài mới + Ôn lại các kiến thức đã học
III. Tiến trình bài dạy: 
 1. Kiểm tra bài cũ: (10')
 * Câu hỏi : 
 Đa thức là gì? Bậc của đa thức là gì?
 Tìm bậc của đa thức sau. 2x2 y2 +2xyz +1
 * Đáp án:
 	 - Định nghĩa đa thức: là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. (3đ)
 - Định nghĩa bậc của đa thức: là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.	 (3đ)
 2x2 y2 +2xyz +1
 Có bậc là 4	(4đ)
* Đặt vấn đề (2’) 
 GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ bỏ dấu ngoặc trong các trường hợp sau:
 (3 + 5 - 7 ) = ?
 - (4 + 3 - 6 ) = ?
 HS: Thực hiện (3 + 5 - 7 ) = 3+5-7
 - (4 + 3 - 6 ) = -4-3+6
 ? Một bạn hãy nhắc lại cho cả lớp biết muốn bỏ dấu ngoặc mà đằng trước có dấu cộng ta làm ntn ? và muốn bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ ta làm ntn ?
 HS : Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước ta giữ nguyên dấu của các số hạng ở trong ngoặc. Còn khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - “ đằng trước ta đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc dấu “+” thành dấu “ -“ và dấu “-“ thành dấu “+”	
	GV: Áp dụng kiến thức bỏ dấu ngoặc mà ta đã học từ lớp 6 này và kiến thức mà chúng ta vừa đi nghiên cứu về đơn thức và đa thức ở các tiết trước hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu thêm một phép toán nữa đó là phép cộng, trừ đa thức.
	GV: Các bạn mở sách chúng ta học tiết 57 bài 6 CỘNG,TRỪ ĐA THỨC
 2. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
GV
Để biết được phép cộng và trừ đa thức trước tiên chúng ta đi nghiên cứu phần 1. Cộng hai đa thức.
1. Cộng hai đa thức:(10')
GV
Yc học sinh nghiên cứu (SGK - 39) để biết cách cộng hai đa thức ( trong tg 2’).
HS
Tự nghiên cứu SGK
GV
Dựa trên cơ sở nghiên cứu SGK các ban hãy quan sát lên đây thầy giáo có bài toán sau ( đưa nội dung bài toán # sgk ) yc hs thực hiện
* Bài toán 1: 
 Cho M = x2 - 2xy + y2
 N = x2 + 2xy + y2 - 1
 Tính M + N = ? 
HS
TB?
HS
GV
Một hs lên bảng thực hiện dưới lớp làm ra giấy
Để thực hiện phép tính trên ta đã áp dụng những kiến thức nào
Nêu rõ các bước
Ghi các bước vào từng phép tính tương ứng.
Giải:
M + N = (x2 - 2xy + y2 )+ (x2 + 2xy + y2 - 1)
 = x2 - 2xy + y2 + x2 + 2xy + y2 - 1
 = ( x2 + x2 ) + ( - 2xy + 2xy )+ ( y2 + y2 ) - 1
 = 2x2 + 2y2 - 1 (*)
TB?
Theo nội dung ở ví dụ mà các bạn đã nghiên cứu SGK thì đa thức (*) gọi là gì.
HS 
GV
Gọi là tổng của hai đa thức M và N
Chốt lại đa thức (*) gọi là tổng của hai đa thức M và N.
Ta nói đa thức (*) là tổng của hai đa thức M và N
GV
Yêu cầu HS nghiên cứu ?1 và lên bảng làm.
Để cho thuận lợi và các bạn dễ nhận xét bài của nhau thì thầy giáo sẽ hỗ trợ các ban một chút đó là thầy giáo sẽ lấy đa thức giúp các bạn còn công việc của các bạn là thực hiện phép cộng.
? 1 (SGK - 39)
Cho hai đa thức:
A = x2 – 2y + xy +3
B = x2 + y – xy
Tính A +B = ?
HS
1 HS lên bảng thực hiện các hs khác dưới lớp làm vào vở.
Giải
A +B = (x2 – 2y + xy +3) + (x2 + y – xy)
 = x2 – 2y + xy +3 + x2 + y – xy
 = (x2 + x2) + (-2y+y) + ( xy-xy) + 3
 = 2x2 – y + 3
GV
HS
K?
Gọi HS khác nhận xét. 
Nhận xét
Để cộng hai đa thức ta tiến hành theo mấy bước ? Đó là những bước nào ?
HS
Để cộng hai đa thức ta tiến hành qua 3 bước sau:
+ B1: Bỏ ngoặc
+ B2 : Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau.
+ B3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. 
GV 
Chốt lại cách cộng hai đa thức Sau này khi đã làm thành thạo ta có thể tính nhẩm bỏ qua bước 1 và 2
2. Trừ hai đa thức:(13')
GV
Ta đã biết cách cộng hai đa thức vậy muốn trừ hai đa thức ta làm như thế nào? Để biết được cách trừ hai đa thức ta chuyển sang phần 2 Trừ hai đa thức.
* Bài toán 2: 
 Cho P = x2 - 2xy + y2
 Q = x2 + 2xy + y2 - 1
 Tính P + Q = ? 
GV
Yêu cầu nghiên cứu SGK mục 2 - Tr39 để tìm hiểu cách trừ hai đa thức
HS
Nghiên cứu nội dung SGK trong 2’
GV
Gọi 1 HS lên bảng giải, HS dưới lớp tự làm vào vở.
 Giải:
P - Q =(x2 - 2xy + y2) – (x2 + 2xy + y2 – 1)
= x2 - 2xy + y2 - x2 - 2xy - y2 + 1 
=(x2 - x2) +(-2xy-2xy)+(y2- y2 )+1
= - 4xy +1 (**)
GV
Gọi hs nhận xét
HS
Nhận xét
TB?
Theo nội dung ở ví dụ mà các bạn đã nghiên cứu SGK thì đa thức (**) gọi là gì.
HS
Gọi là hiệu của hai đa thức P và Q
GV
Chốt lại : Đa thức (**) gọi là hiệu của hai đa thức P và Q
Ta nói đa thức (**) là hiệu của hai đa thức P và Q
GV
Yêu cầu hs nghiên cứu ? 2
GV
Tương tự như phần 1 để cho thuận lợi khi các bạn nhận xét bài của nhau thầy giáo sẽ hỗ trợ các bạn phần viết đa thức và công việc còn lại của các bạn sẽ là thực hiện phép trừ.
? 2 (SGK - 40)
Cho hai đa thức:
C = x2 – 2y + xy +3
D = x2 + y – xy
Tính C - D = ?
HS
1 hs lên bảng thực hiện hs dưới lớp tự là vào giấy
Giải
C- D = (x2 – 2y + xy +3)- (x2 + y – xy)
= x2 – 2y + xy +3 - x2 - y + xy
= (x2- x2 )+(– 2y - y )+(xy+ xy)+3
= -3y +2xy+3
GV
Cho hs nhận xét đối chiếu bài làm của bạn, chỉ rõ sai lầm của HS (nếu có).
K?
Để Trừ hai đa thức ta tiến hành theo mấy bước ? Đó là những bước nào ?
HS
Qua 3 bước:
B1: Bỏ dấu ngoặc
B2: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau.
B3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
GV
Lưu ý khi bỏ dấu ngoặc có dấu trừ đằng trước . Sau này khi đã làm thành thạo ta có thể tính nhẩm bỏ qua bước 1, bước 2.
 3. Củng cố - Luyện tập: (10')
GV: Vậy là chúng ta vừa đi nghiên cứu xong cách cộng, trừ đa thức một bạn hãy nhắc lại cho cả lớp biết.
Muốn cộng, trừ hai đa thức ta thực hiện theo mấy bước đó là những bước nào ?
HS nêu các bước gồm 3 bước..
GV nhận xét và đưa nội dung bảng phụ lên yêu cầu hs đọc lại. 
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2')
	- Nắm chắc các bước cộng, trừ đa thức.
	- Lưu ý quy tắc bỏ dấu ngoặc và ngược lại.
	- BTVN: 29; 30; 32; 33; 34 (SGK – 40)
	- HD Bài 32 (SGK - 40): áp dụng quy tắc chuyển vế rồi cộng, trừ đa thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 57.doc