Giáo án Đại số 7 kì 2 - Giáo Viên: Cao Hoàng Danh

Giáo án Đại số 7 kì 2 - Giáo Viên: Cao Hoàng Danh

Tuần 20 tiết 41 Chương III: THỐNG KÊ

§ 1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ

I. MỤC TIÊU

· Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

· Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

II. CHUẨN BỊ

· GV Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 (tr.4), bảng 2 (tr. 5), bảng 3 (tr.7) và phần đóng khung (tr.6 SGK).

· HS: SGK, bảng thống kê điểm học kì I môn toán

 

doc 98 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 kì 2 - Giáo Viên: Cao Hoàng Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 tiết 41	 Chương III: THỐNG KÊ
Soạn:5/10/2010	§ 1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I. MỤC TIÊU
Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
II. CHUẨN BỊ 
GV Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 (tr.4), bảng 2 (tr. 5), bảng 3 (tr.7) và phần đóng khung (tr.6 SGK).
HS: SGK, bảng thống kê điểm học kì I môn toán
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG (3’)
GV giới thiệu chương:
Chương này có mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kĩ năng mà các em đã biết ở tiểu học và lớp 6 như thu thập các số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, quy tắc tính toán đơn giản để qua đó cho HS làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.
GV cho HS đọc phần giới thiệu về thống kê (tr.4 SGK)
HS nghe GV giới thiệu về chương thống kê và các yêu cầu mà HS cần đạt được khi học xong chươgn này.
1 HS đọc phần giới thiệu về thống kê
Hoạt động 2: THU THẬP SỐ LIỆU, BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ BA ĐẦU (9’)
GV bảng 1 (tr.4 SGK) và nói: Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập được bảng dưới đây:
HS quan sát bảng 1
Nghe giáo viên giới thiệu
Khi điều tra về số cây trồng được
 của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập được bảng dưới đây:
STT
Lớp
Số cây trồng được
STT
Lớp
Số cây trồng được
1
6A
35
11
8A
35
2
6B
30
12
8B
50
3
6C
28
13
8C
35
4
6D
30
14
8D
50
5
6E
30
15
8E
30
6
7A
35
16
9A
35
7
7B
28
17
9B
35
8
7C
30
18
9C
30
9
7D
30
19
9D
30
10
7E
35
20
9E
30
GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu khác nhau. 
GV cho HS xem bảng 2 (tr.5 SGK) để minh hoạ ý trên (bảng có 6 cột, nội dung khác bảng 1).
 BẢNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ NƯỚC TA TẠI THỜI ĐIỂM 01/4/1999
Dân số
Địa 
phương
Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Hà Nội
2672,1
1336,7
1335,4
1538,9
1133,2
Hải Phòng
1673,0
825,1
847,9
568,2
1104,8
Hưng Yên
1068,7
516,0
552,7
92,6
976,1
Hà Giang
802,7
298,3
304,4
50,9
551,8
Bác Cạn
275,3
137,6
137,7
39,8
235,5
Hoạt động 3 2) DẤU HIỆU (11’)
GV: Trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ: dấu hiệu và đơn vị điều tra bằng cách cho HS làm  ?2 
Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
GV: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X,Y).
Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu (bảng 1).
- Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu trên em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì?
GV: Cho HS thực hành: Em hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì I.
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập bảng trên. Sau đó yêu cầu HS cho biết cách tiến hành điều tra cũng như cấu tạo của bảng.
GV nhận xét. Ví dụ bảng số liệu thống kê ban đầu của tổ 1 như bảng bên.
HS làm  ?2 
Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng của mỗi lớp.
HS nghe GV giảng để hiểu thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS: Bảng 1 gồm 3 cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự; lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.
HS hoạt động nhóm với bài tập thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ qua bài kiểm tra toán học kì I.
STT
Họ tên
Điểm
1
Hoàng Phương Anh
10
2
Nguyễn Hồng Ngọc
9
3
Nguyễn Mai Phương
10
4
Võ Việt Linh
10
5
Nguyễn Văn Lang
8
6
Phạm Trung Hiếu
8
7
Nguyễn Thuỳ Linh
10
8
Phạm Ngọc Châm
10
9
Phan Thu Thuỷ
9
10
Nguyễn Duy Bảo
7
 Đại diện tổ 1 trình bày cấu tạo bảng trước toàn lớp.
2:Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng của mỗi lớp.
Khái niệm về dấu hiệu.
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X,Y).
Hoạt động 4 3) TẦN SỐ CỦA MỖI GIÁ TRỊ (12’)
GV trở lại bảng 1 và yêu cầu HS làm  ?5  và ?6 
?5  Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được? Nêu cụ thể các số khác nhau đó?
?6  Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? Trả lời câu hỏi tương tự với các giá trị 28; 35;50
GV hướng dẫn HS định nghĩa tần số: Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x và tần số của dấu hiệu kí hiệu n.
GV cho HS làm ?7  (tr. 6 SGK)
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau?
Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng.
GV trở lại BT2 (tr.7 SGK) và yêu cầu HS làm nốt câu c, tìm tần số của chúng.
GV: Thông qua BT2(tr.7 SGK) và ?7  có thể hướng dẫn HS các bước tìm tần số như sau:
GV giới thiệu thuật ngữ giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu qua ?3  .
GV: Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra.
GV: Mỗi lớp (đơn vị) trồng được số cây: chẳng hạn lớp 7A trồng được 35 cây, lớp 7D trồng được 50 cây (bảng 1). Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu N).
GV trở lại bảng 1 và giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ 3 (kể từ bên trái sang).
GV cho HS làm ?4 
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị? Hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu.
GV cho HS là bài tập 2 (tr. 7 SGK). Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài sau đó lần lượt gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi
a. Dấu hiệu mà ban An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?
b. Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó?
c. Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu
+ Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
(Có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với tổng các đơn vị điều tra, nếu không bằng nhau thì kết quả tìm được là sai).
GV đưa lênbảng phụ phần đóng khung trong SGK (tr.6) và lưu ý HS là không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số.
Cho HS đọc chú ý (tr.7 SGK) để hiểu rõ điều trên.
Cho HS đọc chú ý (tr.7 SGK) để hiểu rõ điều trên.
HS làm.
?5 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được.
Đó là các số 28; 30; 35; 50.
?6  Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? Trả lời câu hỏi tương tự với các giá trị 28; 35;50
?6  Có 8 lớp trồng được 30 cây
Có 2 lớp trồng được 28 cây.
Có 7 lớp trồng được 35 cây.
Có 3 lớp trồng được 50 cây.
HS làm ?7 	
Trong dãy giá trị dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau.
Các giá trị khác nhau là 28;30;35;50.
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 2;8;7;3.
Đáp số:
Tần số tương ứng của các giá trị 17; 18; 19; 20; 21 lần lượt là 1; 3; 3; 2; 1.
HS: Trong bảng 1 có 20 đơn vị 
điều tra.
HS làm ?4 
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
HS đọc dãy giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1.
HS làm bài tập 2 (tr.7 SGK)
a. Dấu hiệu mà An quan tâm là: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b. Có 5 giá trị khác nhau
c. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 17; 18; 19; 20; 21.
HS đọc phần đóng khung (tr.6 SGK)
 HS đọc chú ý (tr.7 SGK) để hiểu rõ điều trên.
?5 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được.
Đó là các số 28; 30; 35; 50.
?6  Có 8 lớp trồng được 30 cây
Có 2 lớp trồng được 28 cây.
Có 7 lớp trồng được 35 cây.
Có 3 lớp trồng được 50 cây.
Khái niệm tần số:
Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x và tần số của dấu hiệu kí hiệu n.
Trong dãy giá trị dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau.
Các giá trị khác nhau là 28;30;35;50.
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 2;8;7;3.
Đáp số:
Tần số tương ứng của các giá trị 17; 18; 19; 20; 21 lần lượt là 1; 3; 3; 2; 1.
Hoạt động 5 CỦNG CỐ (8’)
GV đưa lên bảng phụ bài tập sau:
Số HS nữ của lớp 12 trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau:
18
14
20
17
25
14
19
20
16
18
14
16
Cho biết:
a) Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu?
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó?
HS làm bài tập.
a) Dấu hiệu: Số HS nữ trong mỗi lớp. Số tất cả các giá trị của dấu hiệu: 12.
b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25. Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1.
Hoạt động 6 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(2’)
Học thuộc bài.
Làm bài tập 1 (tr. 7 SGK), bài tập 3 (tr.8 SGK).
Bài tập 1, 2, 3 (tr.3, 4 SBT)
Mỗi HS tự điều tra, thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn. Sau đó đặc ra các câu hỏi như trong tiết học và trình  ... 5
3) 0,3x5y7 và 0,3x7y5 là hai đơn thức đồng dạng
4) Đa thức x3 – 3x2 - 2 có hệ số tự do là 2
II.(2đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Giá trị của biểu thức x2y tại x = -2 và y = 3 là : 
A. 12	 	 B. -6 	 	 C. -12 	D. 24
2. Tích (-2x2yz).(-3xy3z) có kết quả là:
A. -6x3y4z2 	 	B. 6x3y4z2	 C. -5x3y4z2	D. 6x9y3z. 
3. Đa thức 7x2y5 –6 xy4 + 4x6 + 1 có hệ số cao nhất là:
A 7.	 	B. 6.	 C. 4	D. 1 
4. Các số nào sau đây là nghiệm của đa thức – 3x + 3
A 0 và 1 	B. 0.	 C. 1	D. 3
B. Tự luận:
Bài 1. (2đ) Cho đa thức P(x) = x2 + 5x -1
a) Tính P(1)
b) Tính P()
Bài 2. (4đ) Cho các đa thức:
P(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5
Q(x) = x - 5x3 –x2 – x4 + 4x3 – x2 + 3x - 1
Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo luỹ thừa giảm của biến.
Tính P(x) + Q(x) ; P(x) - Q(x)
Đáp án và thang điểm:
Trắc nghiệm: 
I.	 II.
TT
Đáp án
Thang điểm
1
Đúng
0,5
 2
Đúng
0,5
3
Sai
0,5
4
Sai
0,5
TT
Đáp án
Thang điểm
1
A
0,5
 2
B
0,5
3
A
0,5
4
C
0,5
 Tự luận:
TT
Đáp án
Thang điểm
1
Cho đa thức P(x) = x2 + 5x -1
a) Tính P(-2) = 12 + 5.1 -1 = 1 + 5 – 1 = 5
b) Tính P() = 
1
1
2
Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo luỹ thừa giảm của biến.
P(x) = 9x4 + 2x2– x + 5
Q(x) = – x4 - x3 – 2x2 + 4x - 1
Tính P(x) + Q(x) ; P(x) - Q(x)
1
1
1
1
Tuần33 tiết 67
Soạn:18/12/2010	ÔN TẬP CUỐI NĂM 
I.MỤC TIÊU
 Ơn tập các quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng; cộng trừ các đa thức, nghiệm của đa thức.
Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức
II.CHUẨN BỊ 
GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.
HS: Ôn tập và làm bài theo yêu cầu của giáo viên. 
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:KIỂM TRA (10’)
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra:
HS 1 lên bảng.
HS 1:
Hai HS lần lượt lên bảng trả lời.
– Đơn thức là gì?
– Đa thức là gì?
HS 1: Phát biểu định nghĩa đơn thức, 
đa thức như sách giáo khoa.
– Chữa bài tập 52 trang 6 SBT.
– Chữa bài tập 52 tr.16 SBT.
Viết một biểu thức đại số chứa x, y thoả mãn một trong các điều sau:
a) Là đơn thức
a) 2x2y ( hoặc ;)
b) Chỉ là đa thức nhưng không phải là đơn thức
b) x2y + 5xy2 – x + y –1
(hoặc x + y hoặc )
HS2
HS2
– Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
Trả lời câu hỏi như sách giáo khoa
Cho ví dụ. Phát biểu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
Cho ví dụ hai đơn thức đồng dạng:
 2xy ; –3xy ; 
– Chữa bài tập 63 (a,b) tr. 50 SGK
– Chữa bài tập 63 (a,b) tr. 50 SGK
Cho đa thức:
M(x) = 5x3+2x4–x2+3x2–x3–x4+1–4x3 
a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
Hỏi thêm: Trước khi sắp xếp các hạng tử của đa thức ta cần làm gì.
Trả lời: 
Trước khi sắp xếp các hạng tử của đa thức ta cần thu gọn đa thức.
a) M(x) = (2x4 –x4) +
 (5x3 –x3 –4x3) + (–x2 + 3x2) +1
M(x) = x4 + 2x2 +1
b) Tính M(1) và M(–1)
b) M(1)=14+2.12+1 = 4
 M(–1)=(–1)2+2.(–1)2+1 = 4
GV nhận xét và cho điểm HS
HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: ÔN TẬP – LUYỆN TẬP (33’)
Bài 56 tr.17 SBT
Cho đa thức:
f(x) = –15x3 + 5x4 – 4x2 + 8x2 – 9x3 – x4 + 15 – 7x3
HS cả lớp làm vào vở, 
một HS lên bảng làm câu a.
a) Thu gọn đa thức trên:
a) f(x) = (5x4 – x4) +
+ (–15x3 – 9x3– 7x3) 
+ (–4x2 + 8x2 ) + 15 
f(x) = 4x4 + (–31x3 ) + 4x2 + 15 
 = 4x4 – 31x3 + 4x2 + 15
f(x) = 4x4 + (–31x3 ) + 4x2 + 15 
 = 4x4 – 31x3 + 4x2 + 15
HS cả lớp nhận xét bài làm câu a.
HS khác lên bảng làm tiếp câu b.
b) Tính f(1) ; f(–1)
GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, sau đó cho HS cả lớp làm bào tập vào vở bài tập và gọi hai HS lên bảng lần lượt làm câu a và b.
b) f(1) = 4.14 – 31.13 + 4.12 + 15
 = 4 – 31 + 4 + 15 = –8
f(–1) = 4.(–1)4 – 31.(–1)3+ 
+ 4.(–1)2 + 15
 = 4 + 31 + 4 + 15 = 54
f(1) = 4.14 – 31.13 + 4.12 + 15
 = 4 – 31 + 4 + 15 = –8
f(–1) = 4.(–1)4 – 31.(–1)3+ 
+ 4.(–1)2 + 15
 = 4 + 31 + 4 + 15 = 54
GV yêu cầu HS nhắc lại:
– Lũy thừa bậc chẵn của số âm
– Lũy thừa bậc lẻ của số âm
Bài 62 tr.50 SGK
Bài 62 tr.50 SGK
( Đưa đề bài lên bảng phụ )
Cho hai đa thức:
Cho hai đa thức:
Cho hai đa thức:
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 – x 
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 – 
HS lớp làm bài vào vở. Hai HS lên bảng, mỗi HS thu gọn và sắp xếp một đa thức.
Cho hai đa thức:
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 – x 
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 – 
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến. (GV lưu ý HS vừa rút gọn, vừa sắp xếp đa thức)
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 
 = 9x3 + x2 – x 
 = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 
 - 2x3 + 3x2 – 
 = – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.
–
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x) (nên yêu cầu HS cộng trừ hai đa thức theo cột dọc)
Hai HS khác tiếp tục lên bảng,
 mỗi HS làm một phần.
+
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
 Q(x)= – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
 Q(x)= – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
P(x)– Q(x) =2x5 + 2x4–7x3– 6x2 –x–
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q (x) 
KQ
P(x) + Q(x) = 12x4 – 11x3+ 2x2– x–
KQ
P(x)– Q(x) =2x5 + 2x4–7x3– 6x2 –x–
c) Chứng tỏ rằng x =0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x)
c) Chứng tỏ rằng x =0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x)
GV: Khi nào thì x = a được gọi là nghiệp của đa thức P(x)?
HS: x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 (hay P(a) = 0)
GV yêu cầu HS khác nhắc lại.
– Tại sao x=0 là nghiệm của đa thức P(x)?
HS: vì
P(0) = 05 + 7.04 – 9.03– 2.02 – 0 = 0
 x = 0 là nghiệm của đa thức.
– Tại sao x=0 không phải là nghiệm của đa thức Q(x)?
HS: vì
Q(0)= – 05 + 5.04 – 2.03 + 4.02 – 
=– (0)
 x = 0 không phải là nghiệm của Q(x).
bài tập 63 tr.50 SGK
GV: Trong bài tập 63 tr.50 SGK ta có M=x4 + 2x2 +1. Hãy chứng tỏ đa thức M không có nghiệm.
HS: Ta có: x40 với mọi x.
2x20 với mọi x.
 x4 + 2x2 +1>0 với mọi x.
Vậy đa thức M không có nghiệm
Ta có: x40 với mọi x.
2x20 với mọi x.
 x4 + 2x2 +1>0 với mọi x.
Vậy đa thức M không có nghiệm
Bài 65 tr.51 SGK
HS hoạt động theo nhóm
Bài 65 tr.51 SGK
(Đưa đề bài lên bảng phụ )
Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó?
a) A(x) = 2x – 6
Cách 1: 2x – 6 = 0
2x = 6
x = 3
Cách 2: Tính A(–3) = 2.(–3) – 6 = –12
A(0) = 2.(0) – 6 = –6
A(3) = 2.(3) – 6 = 0
KL: x = 3 là nghiệm của A(x)
a) A(x) = 2x – 6
–3 ; 0 ; 3
b) B(x) = 3x + 
; –;; 
c) M(x)= x2–3x+2
–2 ; –1 ; 1 ; 2
e) Q(x) = x2+ x
–1 ; 0 ; ; 1
GV lưu ý HS có thể thay lần lượt các số đã cho vào đa thức rồi tính giá trị đa thức hoặc tìm x để đa thức bằng 0
b) B(x) = 3x + 
Cách 1: 3x + = 0
b) B(x) = 3x + 
HS hoạt động nhóm
Nửa lớp là câu a và c
Nửa lớp còn lại làm câu e và b
3x = – 
x = – :3
x = – 
GV yêu cầu mỗi nhóm HS làm 2 trong 4 câu. Mỗi câu có thể làm 1 hoặc 2 cách.
Thời gian hoạt động nhóm khoảng 5 phút.
Sau đó, GV yêu cầu một nhóm trình bày câu a, một nhóm trình bày câu e.
HS cả lớp bổ sung để mỗi câu có hai cách chứng minh.
Cách 2: Tính:
B(– ) = 3(– ) + = 0
B(–) = 3(–) + = –
B( ) = 3( ) + = 1
B() = 3() + = 
KL: x = – là nghiệm của đa thức B(x).
Khi chữa câu c và e, GV cần nhấn mạnh: Một tích bằng 0 khi trong tích đó có một thừa số bằng 0.
Câu c và b chỉ thông báo kết quả.
c) Cách 1:
M(x)= x2–3x+2
 = x2 – x – 2x + 2
 = x(x – 1) –2(x – 1)
 = (x – 1).(x – 2)
Vậy: (x – 1).(x – 2) = 0 khi x – 1 = 0 hoặc x – 2 = 0 x = 1 hoặc x = 2
c) Cách 1:
M(x)= x2–3x+2
 = x2–x–2x+2
 = x(x – 1) –2(x – 1)
 =(x–1).(x – 2)
Vậy:
(x–1).(x – 2) = 0 khi x – 1 = 0 hoặc x – 2 = 0 x = 1 hoặc x = 2
Cách 2: Tính:
M(–2) = (–2)2 – 3(–2) + 2 = 12
M(–1) = (–1)2 – 3(–1) + 2 = 6
M(1) = (1)2 – 3(1) + 2 = 0
M(2) = (2)2 – 3(2) + 2 = 0
KL: Vậy x = 1 và x = 2 là nghiệm của M(x).
e) Q(x) = x2+ x
Cách 1: Q(x) = x(x+1)
Vậy x(x+1) = 0 khi x = 0 hoặc x + 1 = 0 x = 0 hoặc x =–1
Cách 2: Tính
e) Q(x) = x2+ x
Cách 1: Q(x) = x(x+1)
Vậy x(x+1) = 0 khi x = 0 hoặc x + 1 = 0 x = 0 hoặc x =–1
Q(–1) = (–1)2+ (–1) = 0
Q(0) = (0)2+ (0) = 0
Q() = ()2+ () = 
Q(1) = (1)2+ (1) = 2
KL: x = 0 và x = –1 là nghiệm của Q(x)
Bài 64 tr.50 SGK
Bài 64 tr.50 SGK
Hãy viết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y sao cho tại x = –1 và y =1 giá trị của đơn thức đó là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
Hãy viết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y sao cho tại x = –1 và y =1 giá trị của đơn thức đó là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
– Hãy cho biết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y phải có điều kiện gì?
HS: Các đơn thức đồng dạng với x2y phải có hệ số khác 0 và phần biến là x2y
– Tại x = –1 và y = 1, giá trị của phần biến là bao nhiêu?
– Giá trị của phần biến tại x = –1 và y = 1 là (–1)2.1 = 1
– Để giá trị các của đơn thức đó là các số tự nhiên nhỏ hơn 10 thì các hệ số phải như thế nào?
– Vì giá trị của phần biến bằng 1 nên giá trị các đơn thức đúng bằng giá trị các hệ số, vì vậy hệ số các đơn thức này phải là các sớ tự nhiên nhỏ hơn 10.
Ví dụ
Ví dụ: 2x2y ; 3 x2y ; 4 x2y
Bài tập (Đề bài đưa lên bảng phụ )
Bài tập 
(Đề bài đưa lên bảng phụ )
Cho M(x) + (3x2 + 4x2+2)
 = 5x2 + 3x3–x + 2
Cho M(x) + (3x2 + 4x2+2)
 = 5x2 + 3x3–x + 2
a) Tìm đa thức M(x)
b) Tìm nghiệm của đa thức M(x)
a) Tìm đa thức M(x)
b) Tìm nghiệm của đa thức M(x)
GV: Muốn tìm đa thức M(x) ta làm thế nào?
HS: Muốn tìm đa thức M(x) ta phải chuyển đa thức (3x2 + 4x2+2) sang vế phải.
Hãy thực hiệïn 
M(x) = 5x2 + 3x3–x + 2 – (3x2 + 4x2+2)
M(x) = 5x2 + 3x3–x + 2–3x2 –4x2–2)
M(x) = x2 – x
– Tìm nghiệm của đa thức M(x)
M(x) =0 x2 – x = 0 x(x – 1) = 0
x = 0 hoặc x=1
Hoạt động 3: HUỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)
Ôn tập các câu hỏi lý thuyết, các kiến thức cơ bản của chương, các dạng bài tập.
Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Bài tập về nhà số 55, 57 tr.17 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docAGIAO AN DAI 7 BA COT HOCKI II DAY.doc