Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 18

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 18

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

· Hiểu được thế nào là hình chiếu.

· Nhận biết được các hình chiếu ở trên bản vẽ.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY

· Tìm các ví dụ minh hoạ về hình chiếu

· Phóng to các hình 2.1, 2.2 , 2.3 , 2.4, 2.5

· Mô hình hình 2.3 , 2.6

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài :

 Để thể hiện hình dạng của vật thể lên mặt phẳng tờ giấy vẽ ta dùng phương pháp hình chiếu. Các em có thể hình dung bóng của mình in trên mặt đường khi mỗi trưa đi học về hoặc bóng của một vật dưới ánh sáng đèn. Hình bóng đó được gọi là hình chiếu.

 2. Bài mới :

 

doc 27 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	
TIẾT 1 CHƯƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
BÀI 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.
Có nhận thức đúng với việc học tập môn vẽ kĩ thuật
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
Các tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 ;1.3 SGK
 Tranh Cầu Mỹ Thuận, các công trình kiến trúc, Sơ đồ điện, bảng hướng dẫn . . . 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Quan sát hình 1.1 Em hãy cho biết trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng những phương tiện gì để trao đổi thông tin với nhau ? 
 Như vậy, Hình vẽ cũng là một phương tiện thông tin và dùng trong lĩnh vực nào ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I . Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất : 
Dùng để chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và kiểm tra 
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
Giúp con người sử dụng thiết bị đạt hiệu quả và an toàn
III. Bản vẽ kĩ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kĩ thuật :
Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ riêng của ngành mình và được vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng máy vi tính
 Học vẽ kĩ thuật để
ứng dụng vào sản xuất và đời sống đồng thời tạo điều kiện học tốt các môn học khác
1. Treo tranh Cầu Mỹ Thuận lên bảng và hỏi Các em có biết tranh vẽ gì không ?
Giảng giải thêm về quá trình hình thành và xây dựng Cầu Mỹ Thuận để từ đó giúp học sinh làm bài tập 1 trong vở
 Gọi 1 học sinh lên bảng, còn lại làm trong tập và cho nhận xét
2. Bản vẽ được hình thành trong giai đoạn nào ?
3. Trong sản xuất bản vẽ dùng để làm
gì ?
1. Khi vào một toà nhà làm sao em có thể nhanh chóng tìm được phòng mình cần đến ?
2. Khi muốn lắp một mạch điện em căn cứ vào đâu ?
3. Em có thể nêu những ví dụ thực tế khác ?
4. Vậy vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống là gì ?
1. Bằng những từ gợi ý cho trước em hãy điền vào chổ trống tương ứng của bài tập 2 trong vở
Gọi học sinh làm bài và cho nhận xét 
2. Vậy em có kết luận gì ?
3. Bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng gì ?
4. Trong Trường phổ thông học vẽ kĩ thuật nhằm mục đích gì ? 
1. Quan sát và trả lời : Đó là cầu Mỹ Thuận 
 Nghe giải thích và liên hệ hình 1.2 để điền từ vào bài tập : Thiết kế – Chế tạo – lắp ráp – Sữa chữa – Kiểm tra
2. Trong giai đoạn thiết kế
3. Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và kiểm tra 
1. Căn cứ vào sơ đồ hướng dẫn 
2. Căn cứ vào sơ đồ chỉ dẫn
3. Sơ đồ lắp đặt, sử dụng Tivi, tủ lạnh . . .
4. Giúp con người sử dụng thiết bị đạt hiệu quả và an toàn
1. Cơ khí : Bản vẽ máy cưa, . . .
Điện lực : sơ đồ đường dây điện
Kiến trúc : sơ đồ qui họạch, . . ,
Quân sự : bia tập bắn, . . .
Giao thông : Các biển báo hiệu, . 
Xây dựng : Bản vẽ ngôi nhà, . . .
Nông nghiệp : Bảng chỉ dẫn phòng trừ sâu bệnh . . . . . . . 
2. Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ riêng của ngành mình
 3. Vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ, máy vi tính 
4. Hiểu được bản vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống đồng thời tạo điều kiện học tốt các môn học khác 
3. TỔNG KẾT BÀI HỌC :
 Bản vẽ kĩ thuật là gì ?
 Vì sao chúng ta phải học môn Vẽ kĩ thuật ?
4. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ :
 Trả lời các câu hỏi cuối bài 
 Đọc trước Bài 2 : Hình chiếu 
 TUẦN 1 
 TIẾT 2 Bài 2 : HÌNH CHIẾU
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được thế nào là hình chiếu.
Nhận biết được các hình chiếu ở trên bản vẽ. 
A’
CHUẨN BỊ BÀI DẠY 
Tìm các ví dụ minh hoạ về hình chiếu
Phóng to các hình 2.1, 2.2 , 2.3 , 2.4, 2.5
Mô hình hình 2.3 , 2.6 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Giới thiệu bài :
 Để thể hiện hình dạng của vật thể lên mặt phẳng tờ giấy vẽ ta dùng phương pháp hình chiếu. Các em có thể hình dung bóng của mình in trên mặt đường khi mỗi trưa đi học về hoặc bóng của một vật dưới ánh sáng đèn. Hình bóng đó được gọi là hình chiếu.
 2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I.KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU :
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát
II. CÁC PHÉP CHIẾU 
 Trong vẽ kĩ thuật ta dùng phép chiếu vuông góc 
III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
1. Các mặt chiếu 
P1 : mp chiếu đứng
P2 : mp chiếu bằng 
P3 : mp chiếu cạnh
2. Các hình chiếu : 
- Hình chiếu đứng
- Hình chiếu bằng
- Hình chiếu cạnh 
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU TRÊN BẢN VẼ
-Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng 
1 một hình hộp chữ nhật gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi Hình chiếu là gì ?
2. Treo tranh 2.1 lên bảng và hỏi A’ gọi là gì của A ? 
3. Cách vẽ hình chiếu của vật thể ?
Quan sát hình 2.2 và điền vào bảng sau : 
Dùng mô hình chỉ rõ vị trí các mặt phắng chiếu và gọi học sinh gọi tên các mp chiếu 
Để thể hiện các hình chiếu trên bản vẽ ta xoay P2 và P3 nằm cùng mp P1
 Qu. Dùng an sát và xác định được : Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát
A’ là hình chiếu của A
Ta vẽ hình chiếu của các điểm thuộc vật thể đó
.
P1 : mp chiếu đứng
P2 : mp chiếu bằng 
P3 : mp chiếu cạnh 
Trên P1 : Hình chiếu đứng thể hiện chiều dài và chiều cao vật thể. 
Trên P2 : Hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng của vật thể 
Trên P3 : Hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao của vật thể 
3. TỔNG KẾT :
 1. Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? 
 2. Đặc điểm của các phép chiếu ?
 3. Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào ?
4. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ :
 1. Học bài và làm bài tập trang 12 SGK
 2. Chuẩn bị vở bài tập và đọc trước bài 3
 TUẦN 2
 TIẾT 3 BÀI 4 : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. 
CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
Mô hình các khối hình học và các vật thể theo hình 4.1 và 4.9
Bản vẽ phóng to hình 4.2 ;4.5 ;4.7
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. GIỚI THIỆU BÀI :
 Trên thực tế các vật thể được kết cấu bởi ba chiều và có dạng hình khối. Như vậy để thể hiện hình chiếu của một vật thể trên bản vẽ chúng ta thể hiện hình chiếu của các hình khối tạo nên vật thể đó.
 2. BÀI MỚI :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I.KHỐI ĐA DIỆN
Khối đa diện được giới hạn bởi các đa giác phẳng.
II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT :
1. Khái niệm:
HHCN là khối đa diện được giới hạn bởi sáu hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của HHCN : là các hình chữ nhật
III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU :
1. Khái niệm:
- Là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là các đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau 
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều :
Gồm 2 hình chiếu : Một hình chiếu thể hiện chiều cao và một hình chiếu thể hiện hình dạng đáy của lăng trụ
IV. HÌNH CHÓP ĐỀU 
1. Khái niệm:
- Là hình được giới hạn bởimặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh
2. Hình chiếu của hìnhchóp đều
Gồm 2 hình chiếu : Một hình chiếu thể hiện chiều cao và một hình chiếu thể hiện hình dạng đáy của hình chóp
Hướng dẫn họcsinh quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi : Khối đa diện được giới hạn bởi các hình gì ?
Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi :
1.Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì?
2. Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước ?
3. HCĐ của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
4. HCB của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
5. HCC của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
6. Vậy để thể hiện hình chiếu của HHCN ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? 
1.Hình lăng trụ đều được giới hạn bởi các hình gì?
Xét hình lăng trụ tam giác đều 
Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi :
2. Hình lăng trụ tam giác đều có mấy kích thước ?
3. HCĐ của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
4. HCB của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
5. HCC của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
6. Vậy để thể hiện hình chiếu của lăng trụ tam giác đều ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? 
1.Hình chóp đều được giới hạn bởi các hình gì?
Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi :
2. Hình chóp đều có mấy kích thước ?
3. HCĐ của chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
4. HCB của chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
5. HCC của hình chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ?
6. Vậy để thể hiện hình chiếu của hình chóp đều ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? 
Khối đa diện được giới hạn bởi các đa giác phẳng. 
- Được giới hạn bởi sáu hình chữ nhật
- Có 3 kích thước :
 Dài x rộng x cao
- Là một hình chữ nhật với chiều dài và cao của HHCN (a x h) : B
- Là một hình chữ nhật với chiều dài và rộng của HHCN (a x b) : A
- Là một hình chữ nhật với chiều rộng và cao của HHCN (b x h) : C
- Dùng 2 hình chiếu là HCĐ và HCB
là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là các đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau 
- Có 3 kích thước : a x b x h
- Là hình chữ nhật và thể hiện kích thước a x h : Hình B
- Là một tam giác và thể hiện kích thước a x b : Hình C 
- Là hình chữ nhật và thể hiện kích thước b x h : Hình A 
- Dùng 2 hình chiếu là HCĐ và HCB
- Là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh
Có 2 kích thước : a x h
- Là tam giác cân và ... à công dụng sản phẩm 
3. TỔNG KẾT BÀI HỌC :	4. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ 	 Đọc lại phần ghi nhớ 	Chuẩn bị bài thực hành , Đọc bản vẽ lắp 
Chú ý đọc kĩ trình tự đọc bản vẽ lắp 
 	 Trả lời các câu hỏi 
TUẦN 6 BÀI TẬP THỰC HÀNH
TIẾT 12 ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 - Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc 
 - Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ lắp đơn giản
 - Hình thành tác phong làm việc theo qui trình
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
 - Bản vẽ lắp bộ ròng rọc phóng to
 - Bộ ròng rọc 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
Để tập làm quen với bản vẽ lắp , chúng ta đọc và phân tích bản vẽ bộ ròng rọc sau : 
 2. Bài mới 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc và trả lời các câu hỏi 
 Treo bản vẽ Bộ ròng rọc đã được phóng to lên bảng . Gọiù học sinh đọc và trả lời câu hỏi
1. Tên gọi Sản phẩm ? 
 Tỉ lệ bản vẽ ?
2. Tên gọi và số lượng chi tiết ?
3. Tên gọi hình chiếu, hình cắt 
4. Kích thước của bộ ròng rọc là bao nhiêu ? 
5. Phân tích chi tiết
6. Trình tự tháo lắp
 Công dụng sản phẩm 
Quan sát bản vẽ và trả lời các câu hỏi vào vở bài tập
1 . - Bộ ròng rọc
 - Tỉ lệ 1 : 2
2. Bánh ròng rọc (1) ; Trục (1) ; Móc treo (1) ; Giá (1) 
3. Hình cắt đứng ; hình chiếu cạnh
4. 100 : Chiều cao bộ ròng rọc
 - 40 : chiều rộng bộ ròng rọc cũng là chiều dài của trục 2 
 -75 : Đường kính lớn bánh ròng rọc
 -60 : Đường kính rãnh bánh ròng rọc 
5. Tô màu cho từng chi tiết trong bản vẽ
 6. Tháo chi tiết 2 -1 -3-4
 Lắp chi tiết 4 - 3 - 1 - 2
 Dùng để nâng vật nặng lên cao 
3. Tổng kết bài học : Thu bài và nhận xét kết quả thực hiện của học sinh 
4. Công việc về nhà : Đọc trước bài 15 
TUẦN 7 BÀI 15 
TIẾT 13 BẢN VẼ NHÀ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà 
 - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà
 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản 
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
 - Bản vẽ nhà ; kí hiệu qui ước phóng to
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
. 1Giới thiệu bài :
 Trong kĩ thuật xây dựng , để giải quyết những vấn đề về thiết kế và xây dựng thì phải có bnả vẽ xây dựng nhất là bản vẽ về nhà. Sau đây chúng ta sẻ tìm hiểu một bản vẽ nhà đơn giản
 2. Bài mới 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Khái niệm về bản vẽ nhà :
Bản vẽ nhà gồm các hìnhbiểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà 
II. Đọc bản vẽ nhà
 Treo bản vẽ nhà đã được phóng to lên bảng . Gọiù học sinh đọc và trả lời câu hỏi :
1. Bản vẽ nhàbiểu diễn gì ?
2. Bản vẽ nhà dùng để làm gì ?
3. Nội dung của bản vẽ lắp gồm có những gì ? 
 Hình biểu diễn
 BẢN VẼ 
 LẮP Cáùc kích thước 
 Khung tên 
 4 Vậy Bản vẽ nhà gồm có những gì ? 
5 Quan sát các kí hiệu qui ước, liên hệ với bản vẽ em hãy xác dịnh vị trí của chúng trên bản vẽ nhà
TRÌNH Đọc khung tên
TỰ 
ĐỌC Đọc hình biểu diễn BẢN 
VẼ Đọc các kích thước
NHÀ Nêu cáùc bộ phận
Quan sát bản vẽ và trã lời các câu hỏi
- Hình dạng và kết cấu của ngôi nhà
- Dùng trong thiết kế và xây dựng 
- Gồm có :
* Mặt bằng : là hình biểu diễn quan trọng nhất
* Mặt đứng
* Mặt cắt
- Dài x rộng x cao
- Tên gọi , tỉ lệ và những vấn đề có liên quan đến ngôi nhà
- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà 
Lên bảng xác định vị trí của các kí hiệu tương ứng 
- Tên ngôi nhà, Tỉ lệ bản vẽ
- Tên các hình biểu diễn
- Kích thước chung, từng bộ phận
- Số phòng
- Số cửa đi và số cửa sổ
- Các bộ phận khác 
3. TỔNG KẾT BÀI :Đọc lại phần ghi nhớ	4. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ :Chuẩn bị bài thực hành : Đọc bản vẽ nhàChú ý đọc kĩ trình tự đọc bản vẽ nhà Trả lời các câu hỏi 
TUẦN 7 BÀI TẬP THỰC HÀNH
TIẾT 14 ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 - Đọc được bản vẽ nhà ở 
 - Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ nhà đơn giản
 - Hình thành tác phong làm việc theo qui trình
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
 - Bản vẽ nhà phóng to
 - Bản vẽ phối cảnh nhà 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Để tập làm quen với bản vẽ nhà, chúng ta đọc và phân tích bản vẽ nhà sau : 
 2. Bài mới 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Đọc bản vẽ nhà và trả lời các câu hỏi 
 Treo bản vẽ nhà đã được phóng to lên bảng . Gọiù học sinh đọc và trả lời câu hỏi
1. Tên gọi của bản vẽ ? 
 Tỉ lệ bản vẽ ?
2. Tên gọi các hinh biểu diễn ?
4. Kích thước của chung ngôi nhà là bao nhiêu ? 
- Kích thước từng bộ phận :
 * Phòng sinh hoạt chung
 * Phòng ngủ
 * Hiên rộng
 * Nền cao
 * Phòng cao
 * Mái cao
5. Các bộ phận 
 - Số phòng
 - Số cửa đi và cửa sổ
 - Các bộ phận khác
 Quan sát tranh vẽ và bản vẽ để trả lời các câu hỏi 
- Nhà ở 
- Tỉ lệ 1 : 100
- Tên gọi hình chiếu : Mặt đứng B
 Tên gọi mặt cắt : Mặt cắt A-A, Mặt bằng 
- Kích thước chung : 
 9000 x 6000 x5900
- 4500 x 3000
- 3000 x 3000
- 1500 x 3000
- 800
- 2900
- 2200
- 3 phòng và khu phụ
- 3 cửa đi một cánh và6 cửa sổ
- 1 hiên và khu phụ bếp, nhà vệ sinh
3. Tổng kết bài học : Thu bài và nhận xét kết quả thực hiện của học sinh 
TUẦN 8 TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
TIẾT 15 PHẦN I . VẼ KĨ THUẬT 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 - Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học 
 - Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà
 - Chuẩn bị kiểm tra phần vẽ kĩ thuật 
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :
 - Hệ thống câu hỏi và các bài tập
 - Mô hình các vật thể trong phần bài tập 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Giới thiệu bài :
 Qua 16 tiết học, chúng ta đã có được những kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật. Nhằm hệ thống hoá lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra . Chúng ta bước vào tiết ôn tập với 2 phần chính sau :
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHẦN LÝ THUYẾT 
1. Vì sao phải học môn Vẽ kĩ thuật ?
 2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ?
 Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì ?
 3. Thế nào là phép chiếu vuông góc ? Phép chiếu này dùng để làm gì ?
4. Các khối hình học thường gặp là những khối nào ?
 5. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện ?
 6.Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào ?
7. Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ? 
8. Kể một sổ loại ren thường dùng và công dụng của chúng ?
 9.Ren được vẽ theo qui ước nào ?
10. Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng ? 
II. PHẦN BÀI TẬP
 1. Sự tương quan giữa các mặt và hình
2. Sự tương quan giữa các vật thể và hình
3. Sự tương quan giữa các khối và hình
4. VẼ HÌNH :
3. TỔNG KẾT BÀI HỌC :
4. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ :
 Học bài và làm tiếp phần bài tập còn lại - Tiết sau kiểm tra 1 tiết 
 Học sinh lên bảng ghi câu trả lời – Nêu nhận xét:
1.Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học kĩ thuật khác
2. Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật gồm các hình vẽ kĩ thuật và các thông tin cần thiết khác được trình bày theo các qui tắc thống nhất
 Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong thiết kế và chế tạo
3. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng của hình chiếu 
 Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc
4. Các khối hình học thường gặp là các khối đa diện và khối tròn xoay
5. Phải thể hiện được hai trong ba kích thước: Chiều dài, chiều rộng , chiều cao
6. Thường được biểu diễn bằng hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
7. Hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt
Hìnhcắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
8. Thông dụng có 2 loại là ren trục và ren lỗ
 Dùng để lắp ghép hoặc truyền lực 
9. Ren được vẽ theo qui ước sau :
1. Ren ngoài
Đường đỉnh ren, giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm
Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng
2. Ren trong :
Được vẽ theo phương pháp hình cắt và cách thể hiện như ren ngoài 
3. Ren ăn khớp :
Đường đỉnh ren ,đường chân ren, đường giới hạn ren vẽ bằêng nét đứt
10. Thông dụng có :
1. Bản vẽ chi tiết dùng chế tạo và kiểm tra chi tiết
2. Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm
3. Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà 
1. 1-C ; 2-A ; 3 – B ; 4 – A ; 5 – D
2. - Hình chiếu đứng : 1 – B ; 2 – C ; 3 – A 
 - Hình chiếu bằng : 4 – A ; 5 – C ; 6 – B
 - Hình chiếu cạnh : 7 – C ; 8 – A ; 9 – B 
3. - Hình trụ : C - Hình trụ : C
 - Hình hộp : A - Hình nón cụt : B
 - Hình chóp cụt : B - Hình chỏm cầu : A 
TUẦN 8 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 TIẾT 16 PHẦN VẼ KĨ THUẬT
Câu 1 : Thế nào là phép chiếu vuông góc ? Phép chiếu này dùng để làm gì ? (1đ)
Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau : (1đ)
 Trên hình chiếu đứng của vật thể thể hiện kích thước :
 A. Dài x rộng C. Rộng x cao
 B. Dài x Cao D. Dài x rộng x cao
 3
 5
 6
Câu 3 : Cho vật thể và bản vẽ ba hình chiếu của nó. Hãy đánh dấu X vào bảng để chỉ sự tương quan giữa các mặt với các hình chiếu trên bản vẽ :(3đ) 
 A A B C D E F 
 F 1 1
 E B 
 6 2 2
 D 
 C 5 4 3 4
 Câu 4 : Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau : (2đ)
 Hình cắt là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . phần vật thể ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình cắt dùng để . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được vẽ bằng nét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Câu 5 : Vẽ lại vị trí các hình chiếu sau cho đúng : (3đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_1_den_18.doc