Giáo án Công nghệ 8 - Từ tiết 5 đến hết

Giáo án Công nghệ 8 - Từ tiết 5 đến hết

 Tiết 5 - Bài 5: BÀI TẬP THỰC HÀNH

 ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu và cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.

- Kỹ năng: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.

Phát huy trí tưởng tượng không gian.

- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.

II . PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình các vật thể, vật mẫu.

 2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy A4, các dụng cụ vẽ

 

doc 95 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Từ tiết 5 đến hết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5 
Ngày soạn: - 09 -2010
Ngày giảng: 8A 
 8 B
 Tiết 5 - Bài 5: BÀI TẬP THỰC HÀNH
 ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN 
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu và cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Kỹ năng: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
Phát huy trí tưởng tượng không gian.
- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.
II . PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình các vật thể, vật mẫu.
 2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy A4, các dụng cụ vẽ 
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Tổ chức: 8A: 
 8B:.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Bài 1 : + Thế nào là hình hộp chữ nhật ?
 + Mỗi hình chiếu thể hiện các kích thước nào của hình hộp ? 
Bài 2: Chữa BT ( Sgk tr 19 )
Đáp án
a) Bản vẽ hình chiếu 1: Biểu diễn hình chóp cụt , có đáy là hình vuông.
 Bản vẽ hình chiếu 2: Biểu diễn hình lăng trụ , có đáy là hình vuông .
 Bản vẽ hình chiếu 3: Biểu diễn vật thể có phần dưới là hình chóp cụt, phần trên
 là hình hộp chữ nhật .
 Vật thể 
Bản vẽ 
A
B
C
1
´
2
´
3
´
b) Bảng 4.4 : 
3: Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài:
- GV nêu rõ mục tiêu của bài.
- Giới thiệu các dụng cụ, vật liệu cần cho bài
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước, êke, com pa 
- Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy
- Giấy nháp, vở bài tập
Hoạt động 2 : Nội dung của bài:
- Cho học sinh đọc nôi dung yêu cầu của bài 3 và bài 5/SGK
- Cho vật thể và hình chiếu chỉ rõ sự tương quan giữa hình chiếu và hướng chiếu; Hình chiếu và vật thể.
- Điền nội dung vào bảng.
Hoạt động 3 : Tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành của bài 3 và bài 5.
- Yêu cầu học sinh làm trên giấy A4.
- Phần chữ và hình bố trí trên giấy cân đối.
- Họ tên học sinh, lớp được ghi ở góc dưới, bên phải bản vẽ.
- Lưu ý: Tiến hành làm 2 bước đó là vẽ mờ và tô đậm.
- Giáo viên làm ví dụ cho HS một vật thể bất kỳ.
- Các nhóm làm bài theo sự phân công: Mỗi nhóm một vật thể.
- Yêu cầu cả lớp tiến hành làm và hoàn thiện bài thực hành trong giờ.
II. Nội dung:
 1. Bài 3: 
 a. Bảng 3.1
Hướng chiếu
Hình chiếu 
A
B
C
 1
´
2
´
3
´
 b. Vị trí của 3 hình chiếu:
 2. Bài 5: a.Bảng 5.1
 Vật thể
Bản vẽ 
A
B
C
D
 1
x
2
x
3
x
4
x
b. Hình chiếu của vật thể D
 4. Củng cố: Nhận xét và đánh giá bài thực hành:- GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành : Sự chuẩn bị của học sinh. Thực hiện các bước . Thái độ học tập . Kết quả hoàn thành. GV hướng dẫn HS cách đánh giá dựa theo mục tiêu của bài.GV thu bài nhận xét và đánh giá kết quả.
 5. Hướng dẫn về nhà:- Về nhà tiếp tục làm các vật thể còn lại vào vở bài tập
 - Đọc trước bài 6 Sgk tr 23 và khuyến khích HS làm mô hình các vật thể đã vẽ .
 Tuần 6 
Ngày soạn: 15 - 09 -2011
Ngày giảng: 8A 
 8 B
 Tiết 6 - Bài 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như: Hình trụ, hình nón, 
hình cầu.
- Kỹ năng: Đọc được các bản vẽ có hình dạng hình nón, hình trụ, hình cầu.
- Thái độ: Tính tư duy logích, óc tưởng tượng không gian.
II . PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: Các khối tròn xoay như hình trụ, hình nón, hình cầu. 
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Tổ chức:	8A: ..
8B: ..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3: Bài mới:
* Đặt vấn đề :
	Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng các đồ vật có hình dạng tròn
xoay khác nhau như bát, đĩa, lọ hoa  chúng được làm ra như thế nào?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khối tròn xoay
- GV cho HS quan sát mô hình các khối tròn xoay.
- Hãy cho biết các khối hình học trên được tạo ra như thế nào? 
- Yêu cầy học sinh điền nội dung vào chỗ /SGK.
- GV đưa ra kết luận
- Hãy kê thêm một số vật thể có dạng khối tròn xoay mà em biết?
1. Khối tròn xoay:
- Để tạo ra hình trụ thì ta quay hình chữ nhật một vòng quanh trục cố định
- Để tạo ra hình nón thì ta quay hình tam giác vuông một vòng quanh trục cố định .
- Để tạo ra hình cầu thì ta quay nửa hình tròn một vòng quanh trục cố định
* Khái niệm: Khối tròn xoay được tạo thành khi ta quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình .
* Ví dụ: Cái đĩa, cái bát, lọ hoa 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu
- GV cho HS quan sát mô hình khối tròn xoay.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào? 
- Chúng thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay?
- Điền các nội dung vào bảng 6.1/SGK
2. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu:
 a) Hình trụ 
- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
- GV cho HS quan sát mô hình khối tròn xoay.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào? 
- Chúng thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay?
- Điền các nội dung vào bảng 6.2/SGK
 b) Hình nón:
- Hình chiếu đứng là hình tam giác cho ta biết chiều cao và đường kính mặt đáy.
- Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình tam giác cho ta biết chiều cao và đường kính mặt đáy.
- GV cho HS quan sát mô hình khối tròn xoay.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào? 
- Chúng thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay?
- Điền các nội dung vào bảng 6.3/SGK
 c) Hình cầu:
Cả hình chiếu đưng , hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh đều là hình tròn có cùng kích thước .
4. Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại hình chiếu của từng hình tròn xoay và cho các em nêu các kích thước.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi tróngGK
- Đọc trước nội dung bài 7/SGK và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần cho bài.
 Tuần 7 
Ngày soạn: 21 - 09 -2011
Ngày giảng: 8A 
 8 B
 Tiết 7 - Bài 7: BÀI TẬP THỰC HÀNH
 ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối tròn xoay 
- Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích tổng hợp. Phát huy trí tưởng tượng không gian.
- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn này.
II . PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình các vật thể A , B , C , D ( Hình 5.2 Sgk ) 
2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập , giấy A4 , các dụng cụ vẽ 
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Tổ chức: 8A: .
 8B: .
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Hình cầu được tạo ra như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì?
Câu 2: Làm bài tập SGK trang 26
	Đáp án
Câu 1:	 - Khi quay nửa hình tròn quanh 1 trục cố định dược hình cầu
Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn.
Câu 2: 	 1- Hình chỏm cầu (B) 
	2 - Nửa hình trụ (D)
	3 - Hình đới cầu (C)
	4 - Hình nón cụt (A)
3: Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- GV nêu rõ mục tiêu của bài.
- Giới thiệu các dụng cụ, vật liệu cần cho bài
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước, êke, com pa 
- Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy
- Giấy nháp, vở bài tập
Hoạt động 2 : Nội dung của bài:
- Cho học sinh đọc nôi dung yêu cầu của bài 7/SGK
- Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4. Hỹ đánh dấu x vào bảng 7.1/SGK để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ với vật thể A, B, C, D.
- Phân tích vật thể H7.2 để xác định vật thể được tạo thành từ các khối hình học nào bằng cách đabhs dấu x vào bảng 7.2
Hoạt động 3 : Tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành của bài.
- Yêu cầu học sinh làm trên giấy A4.
- Phần chữ và hình bố trí trên giấy cân đối.
- Họ tên học sinh, lớp được ghi ở góc dưới, bên phải bản vẽ.
- Giáo viên làm ví dụ cho HS một vật thể bất kỳ.
- Các nhóm làm bài theo sự phân công: Mỗi nhóm một vật thể.
- Yêu cầu cả lớp tiến hành làm và hoàn thiện bài thực hành trong giờ.
II. Nội dung:
 1. Bảng 7.1
 Vật thể
Bản vẽ
A
B
C
D
 1
 x
2
 x
3
 x
4
 x
 2. Bảng 7.2
 Vật thể
Khối hình học 
A
B
C
D
Hình trụ
 x
Hình nón cụt
 x
Hình hộp
 x
 x
 x
 x
Hình chỏm cầu
 x
 4. Củng cố: Nhận xét và đánh giá bài thực hành:
- GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành . Sự chuẩn bị của học sinh. Thực hiện các bước. Thái độ học tập . Kết quả hoàn thành
- GV hướng dẫn HS cách đánh giá dựa theo mục tiêu của bài 
5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà tiếp tục làm các vật thể còn lại vào vở bài tập
 - Đọc trước bài 8 Sgk tr 29/SGK
 Tuần 8 
Ngày soạn: 01 - 10 -2011
Ngày giảng: 8A 
 8 B
 Chương II: BẢN VẼ KỸ THUẬT
 Tiết 8 - Bài 8: KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT - HÌNH CẮT
 I . MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật. Biết được khái 
niệm và công dụng của hình cắt.
-Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy logích, liên hệ thực tế.
- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn này?
II . PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: Một số mô hình vật thật. Tranh bản vẽ Ống Lót.
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Tổ chức: 8A: .
 8B: ............
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3: Bài mới:
A. Đặt vấn đề :
	Như chúng ta đã biết bản vẽ kỹ thuật là tài liệu chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong giai đoạn thiết kế và được dùng trong quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về bản vẽ kỹ thuật
- Các em hãy cho biết vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống?
1. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:
- Bản vẽ KT trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
- Người công nhân căn cứ vào đâu để chế tạo ra sản phẩm đúng như thiết kế?
- Trong sản xuất có nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Em hãy cho biết các lĩnh vực kỹ thuật mà mình đã biết qua tiết 1?
- Mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều có loại bản vẽ riêng của mình, trong đó có 2 lĩnh vực quan trọng là.
 + Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
 + Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt
- GV đặt câu hỏi : Khi học sinh vật muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, thì ta phải làm thế nào? 
- Cho HS quan sát hình 8.2 a, b, c, d và cho biết hình cắt của ống lót được vẽ như thế nào?
- Hình cắt dùng để làm gì ?
2. Khái niệm về hình cắt:
- Để diễn tả các kết cấu bên trong của chi tiết máy trên bản vẽ kỹ thuật thì người ta dùng hình cắt.
- Hình cắt là phần vật thể biểu diễn ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt đi qua được kẻ gạch gạch.
4. Củng cố:
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk tr 30 và nêu thêm một số câu hỏi cho HS trả lời .
 - Thế nào là hình cắt? hình cắt dùng  ... thực hành .
GV cho HS dùng Tuavít tháo thiết bị đó ra để quan sát cấu tạo bên trong , dựa vào đó nêu lại nguyên lí làm việc của thiết bị .
Sau đó GV yêu cầu HS nêu tên gọi của các bộ phận chính trong từng thiết bị điện , nêu đặc điểm rồi điền vào mục 2 trong báo cáo thực hành .
Hoạt động 3 : Kiểm tra các thiết bị đóng cắt và lấy điện 
GV yêu cầu HS lắp lại tất cả các thiết bị điện ( công tắc ) và nối vào nguồn điện để kiểm tra xem chúng có làm việc bình thường hay không từ đó tự rút ra nhận xét . 
4. Củng cố: GV yêu cầu HS dừng việc thực hành để thu gọn các dụng cụ thiết bị , làm vệ sinh nơi thực hành .
Nhận xét về tinh thần , thái độ và kết quả thực hành của từng nhóm 
GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả theo mục tiêu đề ra 
GV thu báo cáo thực hành về chấm 
5. Hướng dẫn về nhà: 
Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 53-55
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 8A.. 8 B.	 8C
 TIẾT 49 BÀI 53-55: THIẾT BỊ BẢO VỆ
 CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ - SƠ ĐỒ ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được công dụng , cấu tạo của cầu chì và aptomat .
- Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trên trong mạch điện
 - Hiểu được khái niệm sơ đồ, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Chuẩn bị các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà như : cầu chì và aptomat. Tranh sơ đồ điện.
 2. Học sinh : Nắm chắc các kiến thức bài trước .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
8A:
8B:
8C:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3: Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Phần ghi bảng của GV
HĐ1 : Tìm hiểu về các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà : Cầu chì
Để bảo vệ mạng điện trong nhà khi gặp các sự cố như ngắn mạch và quá tải thì người ta dùng cầu chì và áptomat
Vậy hãy nêu lại công dụng cảu cầu chì 
GV cho HS quan sát cầu chì và yêu cầu HS nêu cấu tạo của nó 
? Nêu cấu tạo 
GV tổng kết lại như Sgk
GV yêu cầu HS cho biết từng bộ phận của cầu chì được làm bằng gì ?
HS khác nhận xét .
GV cho HS tìm hiểu về phân loại công tắc điện
HS: cầu chì có nhiều loại như cầu chì hộp , cầu chì ống và cầu chì nút
GV cho HS quan sát H53.2 và trả lời câu hỏi in nghiêng 
HS: Trả lời
GV tổng kết lại.
GV cho HS tìm hiểuvề nguyên lí làm việc 
Gv: Khi dòng điện tăng quá giá trị định mức thì dây chì nóng chảy và đứt làm cho mạch điện bị hở từ đó bảo vệ mạch điện 
GV cho HS đọc bảng giá trị định mức của dây chảy cầu chì trong Sgk 
GV cho HS trả lời câu hỏi in nghiêng trong Sgk
GV tổng két lại 
HĐ2 : Tìm hiểu về các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà : Aptomatì
Gv yêu cầu HS nêu công dụng của aptomat 
GV lưu ý cho HS trên aptomat có ghi đầy đủ các số liệu kỹ thuật , và có hai vị trí đóng và mở ( off và on )
GV yêu cầu HS chứng minh aptomat có vai trò của cả cầu dao và cầu chì 
I. Cầu chì : .
1) Công dụng: 
Bảo vệ mạch điện khi sảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
2 Cấu tạo và phân loại:
a) Cấu tạo:
Cầu chì gồm 3 bộ phận chính 
- Vỏ 
- Các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện 
- Dây chảy 
b)Phân loại: cầu chì có nhiều loại như cầu chì hộp, cầu chì ống và cầu chì nút .. 
3) Nguyên lí làm việc : 
( Sgk/185)
II. Aptomat:
Aptomat là thiết bị tự động đóng cắt mạch điện khi ngắn mạch hoặc quá tải
Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì
HĐ3 : Tìm hiểu về Sơ đồ điện 
Để đễ dàng khi thể hiện một mạng điện trong nhà người ta dùng các kí hiệu điện khi vẽ sơ đồ điện
? Sơ đồ điện là gì
HĐ 4. Tìm hiểu kí hiệu sơ đồ điện.
GV giới thiệu cho HS một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ diện thông qua phần 2 
HS : Quan sát bảng trong Sgk 
HĐ5. Phân loại sơ đồ điện.
GV giới thiệu cho HS phân loại sơ đồ điện thông qua phần 3
Loại 1 là sơ đồ nguyên lí 
Loại2 là sơ đồ lắp đặt 
? Thế nào là sơ đồ lắp đặt.
3) Sơ đồ điện là gì: 
Là hình biểu diễn quy ước một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
4. Một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện: 
( Sgk/ 190)
3)Phân loại sơ đồ điện : 
a)Sơ đồ nguyên lí: 
Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ nói lên mối quan hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không nói lên vị trí lắt đặt.
b) Sơ đồ lắp đặt:
Nói nên vị trí nắp đặt của các phần tử trong mach điện
4. Củng cố:
 - GV cho HS nhắc lại cấu tạo của cầu chì . 
- GV cho HS trả lời tại lớp các câu hỏi 1-2-3 ( Sgk/ 186 )
- GV cho HS nhắc lại định nghĩa sơ đồ điện là gì ? . 
- GV cho HS trả lời tại lớp các câu hỏi 1-2-3 ( Sgk/ 192 )
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc lý thuyết .
 + Chuẩn bị báo cáo thực hành .
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 8A.. 8 B.	 8C
 TIẾT 50 : THỰC HÀNH 
VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ – SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN 
 I. Mục tiêu: 
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt của mạch điện của mạng điện trong nhà .
- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Giáo dục lòng ham học của học sinh.
II. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên : Chuẩn bị các hình vẽ. 
 2/ Học sinh : Chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu, giấy A4 bút chì và thước kẻ .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
8A:
8B:
8C:
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
3: Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành . 
Chia nhóm : GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 5 học sinh .
Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên .
- Sau đó GV nêu mục tiêu cần đạt và nội dung bài thực hành . 
Hoạt động 2 : Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện 
Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm , phân tích mạch điện theo các bước sau :
+ Quan sát nguồn điện một chiều hay xoay chiều để vẽ cho phù hợp 
+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính 
+Mạch điện có những phần tử nào , mối liên hệ giưã các phần tử đã đúng chưa ?
+ Các kí hiệu trong sơ đồ đã đúng chưa ?
+ Sửa sai thành đúng 
+ Các nhóm báo cáo kết quả 
+ Gv bổ sung và tổng kết lại 
Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện 
Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm , vẽ sơ đồ mạch điện theo Hình 56.2
Xác định nguồn điện xoay chiều hay một chiều 
GV yêu cầu các nhóm HS xác đinh dây pha và dây trung tính đối với nguồn điện xoay chiều 
Trong quá trình các nhóm vẽ mạch điện Gv hướng dẫn thêm và kiểm tra xem đã vẽ chính xác chưa .
GV lưu ý cho HS xác định điểm chéo nhau và điểm nối của dây dẫn . 
Các nhóm thảo luận để trả lời .
Gv hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân : Vẽ một sơ đồ đơn giản vào bài thực hành 
Sau khi đã thực hành các trường hợp trên thì GV yêu cầu HS chấm chéo cho nhau rồi nhận xét .
 4: Nhận xét và đánh giá bài thực hành .
GV yêu cầu HS:
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 8A.. 8 B.	 8C
 TIẾT 51 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: Ôn lại toàn bộ kiến thức của học kì II. 
 - Kỹ năng: Giúp học sinh có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức.
 - Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.
II . CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung của bài giảng.
2. Học sinh: - Nắm chắc các kiến thức nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
8A: ..
8B: ..
8C: ..
 2, Kiểm tra bài cũ:
 	- Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh.
3, Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: An toàn điện.
? Điện năng có vai trò gì.
? Khi sử dụng điện cần chú ý gì.
Hoạt động 2: Đồ dùng điện gia đình
? Em hãy kể tên các đồ dùng điện
 mà em đã học. 
VD minh hoạ?
? So sánh đặc điểm của đèn sợi đốt
và đèn huỳnh quang.
? Cấu tạo của máy BA 1 pha.
? Lõi thép làm bằng vật liệu gì.
? Nguyên lí làm việc của máy biến 
áp.
? Em hãy giải thích các thông số K
U1, U2, N2, N1.
? Khi nào được gọi là MBA giảm 
áp.
? Giờ cao điểm có đặc điểm gì.
? Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
Hoạt động 3. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
? Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà.
? Mạng điên trong nhà gồm yêu cầu gì.
? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào.
? Sơ đồ mạch điện là gì.
I. An toàn điện.
- Điện năng.
- An toàn điện.
II. Đồ dùng điện gia đình.
- Đồ dùng điện quang.
VD. Đèn sợi đốt
- Đồ dùng điện cơ.
VD: Máy bơm
- Đồ dùng điện nhiệt.
VD: Bàn là.
 - Lõi thép
- Dây quấn 
 K==
- Nhiều người sử dụng.
- Điện áp giảm.
 A= P.t
A. Điện năng tiêu thụ.
P. Công xuất của đồ dùng.
t. Thời gian sử dụng.
III. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Điện áp của mạng điện trong nhà.
- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
- Yêu cầu của mạng điẹn trong nhà.
- Công tơ điện.
- Dây đãn điện.
- TB bảo vệ.
- TB đóng cắt
- Sơ đồ mạch điện.
+ Là hình biểu diễn quy ước của mạng điện trong nhà.
4. Củng cố
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học
5. HDVN.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
Chuẩn bị dụng cụ cho kiêm tra.
 Ngày soạn: 
Ngày giảng: 8A.. 8 B.	 8C 
TIẾT 52: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU. 
- Kiến thức: Đánh giá lại toàn bộ kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh.
- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phát triển tư duy, rèn luyện khả năng phân tích của học sinh.
 - Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn này.
 II. CHUẨN BỊÊN
1. Giáo viên: - Chuẩn bị đề cho HS làm bài.
2. Học sinh : - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học. Dụng cụ phục vụ cho bài kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 
 1. Tổ chức:	8A: .
8B: .
8C: .
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3: Bài mới: 
ĐỀ BÀI
Câu1 (1điểm): Điện năng là gì? Hãy kể tên 5 nhà máy thuỷ điện mà em biết?
Câu2 (2điểm): Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu dẫn từ, vật liêu cách điện cho ví dụ minh hoạ?
Câu3 (2điểm): So sánh đặc điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
Câu4 (1điểm): Nêu những đặc điểm của giờ cao điểm.
Câu5 (2.5điểm): Một máy biền áp có điện áp của quận sơ cấp là 220v và số vòng dây là 460vòng, điện áp của quận thứ cấp là 110v.
1. Hãy tính: - Hệ số của máy biến áp.
	- Số vòng dây của quận thứ cấp.
2. Để điện áp của quận thứ cấp đạt được 380v mà điện áp của quận sơ cấp và số vòng dây của quận sơ cấp không đổi, thì số vòng dây quả quận thứ cấp phải bằng bao nhiêu.
Câu6 (1.5điểm): Tính tổng điện năng tiêu thụ trong ngày của các đồ dùng sau.
Stt
Tên đồ dùng
Công xuất
Số lượng
Thời gian
1
Đèn sợi đốt
60w
2
2
2
Ti vi
75w
1
7
3
Quạt điện
45w
1
3h50phút
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu1 (1điểm): Là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống.
Câu2 (2điểm): 
-Vật liệu dẫn điện là VL cho dòng điện chạy qua. VD. 
- Vật liệu cánh điện là VL không cho dòng điện chạy qua. VD
- Vật liệu dẫn từ là VL cho đường sức của từ trường chạy qua. VD
Câu3 (2điểm): 
Đèn sợi đốt
Đèn huỳnh quang
Phát quang từ 4-5%
Phát quang từ 20-25%
Tuồi thọ 1000giờ
Tuồi thọ 8000giờ
Phát quang liên tục
Phát quang không liên tục
Không cần chấn lưu
Cần chấn lưu.
Câu4 (1điểm): 
- Tiêu thụ điện năng lớn.
- Điện áp giảm.
Câu5 (2.5điểm): 
K== = 2 lần.
 N2 == = 230 vòng.
N2 == = 795 vòng.
Câu6 (1.5điểm): 
 A= P.t=240+525+176=941Wh

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CN 8 nam 2011-2012tu trang 11.doc