Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7+8

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7+8

 Phần I/ Trắc nghiệm (3đ)

 Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

 Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

 (Hồ Chí Minh)

Câu 1: (0,25đ) bài thơ “ Cảnh khuya” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

 A, Tự sự B, Biểu cảm

 C, Nghị luận D, Miêu tả

Câu 2: (0,25đ) Vì sao em biết bài thơ “Cảnh khuya” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1.

 A, Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

 B, Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.

 C, Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá , bàn luận.

 D, Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc.

Câu 3: (0,25đ) Bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ gì?

 A, Thể thơ song thất lục bát

 B, Thể thơ lục bát.

 C Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

 D, Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

 

doc 11 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7+8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Phạm Thị Sang	 	 Môn: Ngữ văn 7
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A 
 Phần I/ Trắc nghiệm (3đ)
	Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
 	Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
	(Hồ Chí Minh)
Câu 1: (0,25đ) bài thơ “ Cảnh khuya” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A, Tự sự	B, Biểu cảm
	C, Nghị luận	D, Miêu tả
Câu 2: (0,25đ) Vì sao em biết bài thơ “Cảnh khuya” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1.
	A, Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
	B, Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
	C, Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá , bàn luận.
	D, Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc.
Câu 3: (0,25đ) Bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ gì?
	A, Thể thơ song thất lục bát
	B, Thể thơ lục bát.
	C Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
	D, Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
Câu 4: (0,5đ) Điền vào chỗ trống câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài “ Bài ca Côn Sơn” có hình ảnh so sánh tương tự như câu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 
..
Câu 5: (0,25đ) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ cuối trong bài “Cảnh khuya”.
	A, Ẩn dụ	B, Điệp ngữ
	C, Nhân hoá	D, Hoán dụ.
Câu 6: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ ghép Hán việt ?
	A, Cảnh khuya	B, Cổ thụ
	C, Tiếng suối	D, Nước nhà
Câu 7: (0,2đ) Bài thơ “Cảnh khuya” được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ này đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
	A, Bác có một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu thiên nhiên say đắm.
	B, Bác có lòng yêu nước sâu nặng: luôn lo nghĩ cho đất nước.
	C, Bác có một phong thái ung dung lạc quan .
	D, Tất cả đều đúng.
Câu 8: (0,25đ) Từ “lồng” trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với từ “lồng” trong câu “Con ngựa lồng lên” là:
	A, Từ đồng nghĩa.	B, Từ trái nghĩa
	C, Từ đồng âm.	D, Từ gần nghĩa
Câu 9: (0,5đ) Ghép nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B cho phù hợp.
A /văn bản
B/ tác giả
1. Qua đèo ngang
A. Lý Bạch
2. Bạn đến chơi nhà
B. Xuân Quỳnh
3. Tiếng gà trưa
C. Nguyễn Khuyến
4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
D. Bà Huyện Thanh Quan
Phần II/ Tự luận (7đ) 
Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.	
	Duyệt của tổ trưởng	Giáo viên ra đề
	Phạm Thị Sang
Duyệt của ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Phạm Thị Sang	 	 Môn: Ngữ văn 7
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B 
 Phần I/ Trắc nghiệm (3đ)
Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
 	Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
	(Hồ Chí Minh)
Câu 1: (0,25đ) Bài thơ “ Cảnh khuya” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A, Tự sự	B, Biểu cảm
	C, Nghị luận	D, Miêu tả
Câu 2: (0,25đ) Vì sao em biết bài thơ “Cảnh khuya” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1.
	A, Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
	B, Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
	C, Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá , bàn luận.
	D, Vì bài thơ trình bày diển biến sự việc.
Câu 3: (0,5đ) Điền vào chỗ trống câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài “ Bài ca Côn Sơn” có hình ảnh so sánh tương tự như câu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 
Câu 4: (0,25đ) Bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ gì?
	A, Thể thơ song thất lục bát
	B, Thể thơ lục bát.
	C Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
	D, Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
Câu 5: (0,25đ) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ cuối trong bài “Cảnh khuya”.
	A, Ẩn dụ	B, Điệp ngữ
	C, Nhân hoá	D, Hoán dụ.
Câu 6: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ ghép Hán việt ?
	A, Cảnh khuya	B, Cổ thụ
	C, Tiếng suối	D, Nước nhà
Câu 7: (0,25đ) Từ “lồng” trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với từ “lồng” trong câu “Con ngựa lồng lên” là:
	A, Từ đồng nghĩa.	B, Từ trái nghĩa
	C, Từ đồng âm.	D, Từ gần nghĩa
Câu 8: (0,2đ) Bài thơ “Cảnh khuya” được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ này đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
	A, Bác có một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu thiên nhiên say đắm.
	B, Bác có lòng yêu nước sâu nặng: luôn lo nghĩ cho đất nước.
	C, Bác có một phong thái ung dung lạc quan .
	D, Tất cả đều đúng.
Câu 9: (0,5đ) Ghép nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B cho phù hợp.
A/ văn bản
B/ tác giả
1. Qua đèo ngang
A. Nguyễn Khuyến
2. Bạn đến chơi nhà
B. Bà Huyện Thanh Quan
3. Tiếng gà trưa
C. Lý bạch
4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
D. Xuân Quỳnh
Phần II/ Tự luận (7đ) 
Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.	
	Duyệt của tổ trưởng	Giáo viên ra đề
	Phạm Thị Sang
Duyệt của ban giám hiệu
ĐÁP ÁN
CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008
MÔN: Ngữ văn lớp: 7
I/ Trắc nghiệm: (3đ)
1. Đề A: 	- Câu 4, 6,9: mỗi câu 0,5điểm
	- Các câu còn lại 0,25điểm.
Trả lời: 	1B, 	2A, 	3C, 	4, 	5B, 	6B, 	7D, 	8C
2. Đề B: 	- Câu 3, 6, 9: mỗi câu 0,5điểm.
	- Các câu còn lại 0,25 điểm.
Trả lời: 	1B, 	2A, 	3,	 4C,	 5B,	 6B, 	7C,	 8D.
	- Câu trả lời cho câu 4 (đề A) và câu 3 (đề B) là:
	Côn Sơn suối chảy rì rầm
	Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
	- Câu 9 đề A: 	1D,	 2C, 	3B, 	4A.
	- Câu 9 đề B: 	1B,	 2A, 	3D, 	4C.
II/ Tự luận: (7đ) 
* Đáp án: 	1. Thể loại: Văn biểu cảm (về con người)
	2. Nội dung: Tình cảm, cảm xúc về thầy, cô giáo.
	3. Dàn bài đại cương:
a. Mở bài:	 - Giới thiệu nhân vật em yêu mến.
* Người lái đò là ai? Được mệnh danh là gì?
* Quan hệ thế nào với em?
b. Thân bài:	 - Nêu các biểu hiện, sắc thái, đặc điểm về nhân vật
	 - Sự quan hệ
	 - Sinh hoạt.
* Thầy giúp gì trong hoạt động? Trong công tác? 
* Có những niềm vui, nỗi buồn nào?
* Nghĩ về tương lai?
c. Kết bài: 	- Tình cảm đối với nhân vật.
	- Ta có tình cảm mong muốn gì đối với thầy.
* Biểu diển.
	- Điểm 6 – 7: Bài viết có bố cục chặt chẽ, có nội dung phong phú. Văn viết trôi chảy, thể hiện được cảm xúc. Sử dụng từ ngữ có hình ảnh.
	- Điểm 4 – 5: Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, rõ. Có vài đoạn viết hay, mắc không quá 5 lỗi các loại.
	- Điểm 2 -3:	 + Nội dung sơ sài
	 + Mắc trên 10 lỗi các loại.
Điểm 1: Lạc cả nội dung – Phương pháp hoặc chỉ được vài câu, nhưng không rõ nội dung.
 Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
	Phạm Thị Sang
Duyệt của ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Mai Thị Thơ	 	 Môn: Ngữ văn 8
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
	Đọc kĩ phần câu hỏi và khoanh tròn chữ cái của câu mà em cho là đúng nhất.
1/ Văn bản “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
	A. Truyện dài	B. Truyện ngắn
	C. Truyện vừa	D. Tiểu thuyết
2/ Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
	A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
	B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
	C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
	D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
3/ Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm	B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
	C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận	D. Tự sự, miêu tả và nghị luận
4/ Từ nào dưới đây là từ tượng thanh:
	A. Dữ dội.	B. Tru tréo
	C. Xồng xộc	D. Vật vã
5/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết:
Lão ân hận vì trót lừa một con chó.
Lão ăn phải bả chó
Lão Hạc rất thương con
Lão Hạc không muốn làm phiền ai
6/ Ý kiến nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn sau:
	Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [] . Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc 
	(Lão Hạc)
Sự yếu đuối của Lão Hạc.
Sự già nua của Lão Hạc.
Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc 
Sự khổ cực của Lão Hạc
7/ Trong đoạn văn trên có mấy câu ghép:
	A. Một câu	B. Hai câu
	C. Ba câu	D. Bốn câu
8/ Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo lời kể của nhân vật nào? 
	A. Lão Hạc	B. Ông Giáo
	C. Binh Tư	D. Thằng Mục
Phần II: Tự luận (6đ)
Cho câu đố sau:
	Nhỏ bé mà giỏi ai bì
	Vì người đã giúp việc gì cũng xong
	Nêu ý nghĩ, tả hình dung
	Truyền mệnh lệnh, gửi nỗi lòng đi xa
	Mặc dù từ buổi sinh ra
	Không hề có miệng để mà nói năng.
Là cái gì?
Dựa vào câu đố đó, em hãy giới thiệu vật vừa đoán được cho mọi người cùng biết.
	 	Duyệt của tổ trưởng 	Giáo viên ra đề
	Mai Thị Thơ
Duyệt của ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Mai Thị Thơ	 	 Môn: Ngữ văn 8
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ) 
Đọc kĩ phần câu hỏi và khoanh tròn chữ cái của câu mà em cho là đúng nhất.
1/ Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, biểu cảm và nghị luận. B. Tự sự, miêu tả và biểu cảm	
C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận	D. Tự sự, miêu tả và nghị luận
2/ Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!”
Biểu hiện điều gì?
Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình.
Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu vàng.
Sự sung sướng của lão Hạc khi con cho được giải thoát.
3/ Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
	A. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
	B. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
	C. Là nười nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
	D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
4/ Từ nào dưới đây là từ tượng thanh:
	A. dữ dội	B. xồng xộc
	C. tru tréo	D. vật vã
5/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết:
Lão Hạc không muốn làm phiền ai.
Lão Hạc rất thương con
Lão Hạc ăn phải bả chó
Lão Hạc ân hận vì trót lừa một con chó
6/ Ý kiến nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn sau:
	Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [] . Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc 
	(Lão Hạc)
Sự già nua của lão Hạc.
Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
Sự khổ cực của lão Hạc.
Sự yếu đuối của lão Hạc.
7/ Trong đoạn văn trên có mấy câu ghép:
	A. Một câu	B. Hai câu
	C. Ba câu	D. Bốn câu
8/ Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo lời kể của nhân vật nào? 
A. Ông Giáo	B. Lão Hạc
C. Binh Tư	D. Thằng Mục.
Phần II: Tự luận (6đ)
Cho câu đố sau:
	Nhỏ bé mà giỏi ai bì
	Vì người đã giúp việc gì cũng xong
	Nêu ý nghĩ, tả hình dung
	Truyền mệnh lệnh, gửi nỗi lòng đi xa
	Mặc dù từ buổi sinh ra
	Không hề có miệng để mà nói năng.
Là cái gì?
Dựa vào câu đố đó, em hãy giới thiệu vật vừa đoán được cho mọi người cùng biết.
	Duyệt của tổ trưởng	Giáo viên ra đề
	 Mai Thị Thơ
Duyệt của ban giám hiệu
PGD&ĐT ĐAK PƠ	ĐÁP ÁN
Trường THCS Nguyễn Du	 Môn: Ngữ văn 8
Giáo viên: Mai Thị Thơ	Dùng chung cho cả 2 đề A và B
I/ Phần trắc nghiệm: (4điểm).
(Mỗi câu trả lời đúng 0,5điểm)
Đề A: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
A
B
C
C
B
B
Đề B:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
C
B
B
B
A
II/ Phần tự luận: (6 điểm)(Chung cho cả 2 đề)
*. Đáp án:
A. Yêu cầu chung: kiểu bài văn thuyết minh.
B. Nội dung (1đ): 1. Đoán đúng vật (cây bút) 
	(5đ): 2. Thuyết minh về vật đoán được. Bút bi; hoặc bút máy.
C. Dàn ý:
1. Mở bài (1đ) giới thiệu được cây bút, có ý nghĩa như thế nào?
2. Thân bài: (kết hợp miêu tả + biểu cảm)
(1,5đ) – Trình bày cấu tạo bút: +vỏ
	 + ruột
(1đ) – Công dụng của bút: + (giúp người nêu ý nghĩa, tả hình dung, truyền mệnh lệnh, gửi nỗi lòng đi xa ) 
	+ Là phương tiện để tiếp thu kiến thức văn hoá.
(0,5đ) – Cách bảo quản.
3. Kết bài: (1đ) tình cảm của em đối với cây bút.
Khẳng định giá trị trong cuộc sống.
* Biểu điểm:
Điểm 4-5 :	Đảm bảo đúng yêu cầu và nội dung trên, văn trôi chảy, giàu sức thuyết phụckhông sai quá 2 lỗi chính tả.
Điểm 3- 4: Nội dung còn thiếu một vài ý nhỏ. Bố cục chặt chẽ. Diễn đạt tương đối trôi chảy. Còn mắc lỗi không quá 6 lỗi chính tả.
Điểm 1 – 2: Nội dung không rõ ràng. Diễn đạt tối nghĩalủng củng chưa có kết hợp yếu tố biểu cảm khi thuyết minh.
Duyệt của tổ trưởng	Giáo viên ra đề
	 Mai Thị Thơ
Duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_78.doc