Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 13

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 13

 Văn bản :

 BÀI TOÁN DÂN SỐ

 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng:

- Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài PPTM để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào viết văn bản TM.

3. Thái độ:

- HS ý thức lối sống đạo đức trong sáng, hiểu những vd nan giải của cs.

B - Chuẩn bị

- GV :Bảng phụ ghi ba luận điểm mục b, ôbàn cờ, bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới (sgk). Đọc tài liệu tham khảo, một số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 . 11 . 2010 Tiết 49 Bài 13 
Ngày giảng:8A: 8 . 11 
 8B: 8 . 11
 Văn bản :
 bài toán dân số
 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng:
- Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài PPTM để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào viết văn bản TM. 
3. Thái độ: 
- HS ý thức lối sống đạo đức trong sáng, hiểu những vd nan giải của cs.
B - Chuẩn bị 
- GV :Bảng phụ ghi ba luận điểm mục b, ôbàn cờ, bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới (sgk). Đọc tài liệu tham khảo, một số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số
- HS: Soạn trước bài ở nhà, tìm hiểu tình hình dân số ở địa phương mình.
C. Giáo dục kỹ năng sống.
- Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- Hành động vì chất lượng cuộc sống.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A:........................................ 
8B : .....................................
2 - Kiểm tra : 
? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá.
? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Sau khi học xong văn bản ''Thông tin........'' và "Ôn dịch, thuốc lá" em thấy loài người hiện nay đang đứng trước những nguy cơ gì?( Ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải, khói thuốc lá gây ung thư..)
 Ngoài những nguy cơ đó ra con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra....
HĐ2: Tìm hiểu chung về văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Đọc nắm bắt những nét chính về tác giả, tác phẩm.
 + Tìm hiểu một số thuật ngữ.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: rõ ràng chú ý những câu cảm thán, những số liệu, những phiên âm nước ngoài.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn: Từ đầu sáng mắt
- Gọi hai học sinh đọc đoạn còn lại
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. - Chú ý chú thích (3) cấp số nhân là ntn. 
= > Dãy số trong đó từ số 2 trở đi mỗi số bằng số đứng trước nó nhân với một hằng số (số không đổi) gọi là công bội.
- Nói thêm về 2 nhân vật Ađam và Eva đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa sai xuống trần gian hình thành và phát triển loài người ( minh hoạ chú thích 4). 
? Văn bản này thuộc loại văn bản nào? phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
- Văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt nghị luận(CM-GT) vấn đề xã hội có sự kết hợp tự sự thuyết minh
? Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
- 3 phần
+ Phần mở đầu: Từ đầu sáng mắt ra 
( giới thiệu vấn đề ds và KHHGH)
+ TB tiếp ô thứ 31 của bàn cờ: CM - GT vấn đề đã nêu ở mở bài 
+ KB: lời khuyến cáo của tác giả 
? Nhận xét về bố cục?
- HS nghe
- Học sinh đọc
- HS khác nhận xét
- Tìm bố cục
- Nhận xét
I. Tìm hiểu chung. 
1. Đọc. Tìm hiểu chú thích.
 SGK
2. Tìm hiểu thể loại và bố cục.
- Thể loại
 - Bố cục
+) 3 phần
- Bố cục hợp lí phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Hiện tượng gia tăng dân số nhanh chóng
 + Tình trạng gia tăng DS ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc .
 + Giả pháp chính.
 - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 20’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Gọi học sinh đọc mở bài
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập đến được giải thích trong phần mở bài này là gì?(ghi đề mục a)
- Vấn đề ds và KHHGD sự gia tăng dân số của con người 
? Điều gì đã làm cho người viết sáng mắt ra.
- Đó là vấn đề ds và KHHGD dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
? Em hiểu cụm từ sáng mắt ra là như thế nào. - Sáng về nhận thức không nên hiểu cách thông thường sáng mắt về thể chất: nhìn rõ
- Cụm từ này được đặt trong dấu ngoặc kép, hiểu theo nghĩa bóng 1 công dụng của dấu ngoặc kép sẽ được học trong tiết sau
? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả .Tác dụng.
* Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại
? Phần thân bài để CM-GT vấn đề tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Là những luận điểm nào ? Cho học sinh phát biểu 
 giáo viên đưa ra bảng phụ ( máy chiếu)
- 3 luận điểm tương ứng với 3 đoạn văn
+ Kể câu chuyện cổ về bài toán hạt thóc
+ So sánh sự gia tăng dân số với số thóc tăng trong bài toán
+ Đưa ra tỉ lệ sinh của người phụ nữ
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 1( luận điểm 1)
- Giáo viên tóm tắt câu chuyện 
gọi học sinh tóm tắt bài toán cổ.
- Có 1 bàn cờ 64 ô
- Ô thứ 1 đặt 1 hạt thóc, ô thứ 2 gấp đôi số hạt thóc của ô trước nó 
- Tổng số thóc thu được nhiều vô kể- phủ khắp bề mặt trái đất
 GV kết luận câu chuyện: Ban đầu tưởng là ít, có gì mà không làm được nhưng rồi không chàng trai nào đủ số thóc theo yêu cầu.
? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nhĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói.
- Gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc mang lại KL bất ngờ.
- Là tiền đề so sánh sự gia tăng dân số
- Là điểm tựa, đòn bẩy cho người đọc vào vấn đề
? Tiếp theo ở luận điểm 2 tác giả đã tiếp tục chứng minh vấn đề: cách lập luận có gì khác trước.
+ Đưa ra giả thiết về sự so sánh các số liệu minh chứng cụ thể
- Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người
- Nếu mỗi gia đình chỉ có hai con 1995 là 5,63 tỉ ô thứ 30 của bàn cờ
- Giáo viên dùng bảng phụ ô bàn cờ để so sánh (Tích hợp với TV về dấu ngoặc đơn)
? Từ cách lập luận như vậy tác giả muốn đưa người đọc đến vấn đề gì?
- Tác giả đưa ra câu chuyện cổ, đặt giả thiết so sánh, minh hoạ dẫn người đọc thấy được tốc độ gia tăng dân số của loài người quá nhanh.
? ở đoạn văn 3 tác giả đưa ra vấn đề sinh nở của phụ nữ ở một số nước nhằm mục đích gì?
- Để cắt nghĩa vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ rất cao. Việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch từ 1 2 con là rất khó 
* Khả năng sinh của phụ nữ rất cao, khó khăn việc thực hiện sinh để có kế hoạch.
? ở các nước được kể tên ở các châu lục nào?	
- Châu á : ấn độ, Nêpan,Việt Nam
- Châu Phi: Ru an đa, Tadania, Ma-đa gatx ca
? Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá các nước này .
- Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn được xếp vào những nước chậm phát triển
? Từ đó em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ của dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, mất cân đối về xã hội. Khi kinh tế, văn hoá giáo dục thấp kém trình độ dân trí thấp không thể chống chế được sự bùng nổ gia tăng dân số
? Có nhận xét gì về số liệu mà tác giả đưa ra? Tác dụng.
- Số liệu chính xác cụ thể thuyết phục người đọc
- Tích hợp văn thuyết minh: số liệu cụ thể thuyết phục người đọc
? Tác giả nêu vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015 nói lên điều gì.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng mặt, cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. Trái đất có thể nổ tung nếu dân số cứ tăng nhanh như vậy.
 Cách lập luận chặt chẽ - GV quay lại bài toán ô bàn cờ
- Gọi học sinh đọc kết bài
? Nội dung kết bài.
? Tại sao tác giả cho rằng đó là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính loài người ?
- Tác giả khuyến cáo con người hạn chế gia tăng dân số
- Vì muốn sống con người phải có đất đai. Đất không thể sinh sôi, con người ngày một nhiều hơn, do đó muốn sống con người phải điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số, đây là yếu tố sống còn của nhân loại.
? Hãy Liên hệ với VN em biết gì về dân số. Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam hiện nay.
- Dân số VN 80 triệu người
- Tỉ lệ tăng hàng năm là 1,3 %
? Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào hạn chế sự gia tăng dân số .
- Kêu gọi mọi người thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đinh dừng lại ở 2 con
- Ban hành pháp lệnh dân số 
? Qua việc tìm hiểu văn bản này em biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Sự gia tăng dân số là thực trạng đáng lo ngại của thế giới là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc hậu.
- Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
- Cho học sinh tự bộc lộ ghi nhớ giáo viên chốt lại gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần đọc thêm
- HS đọc
- Suy nghĩ tra lời
- Giải thích
m
- Nhận xét
- Tìm luận điểm
- Tóm tắt bài toán cổ
- Suy nghĩ trả lời
- HS so sánh
- Nhận xét
- Suy nghĩ tra lời
- kể tên các nước
- Nhận xét
- Hs kết luận
- Nêu tác dụng
- Suy nghĩ trả lời
- HS đọc
- Suy nghĩ trả lời
- Liên hệ
- Nêu các biện pháp
- HĐN
- Đọc ghi nhớ
- Đọc thêm
II. Tìm hiểu văn bản. 
1. Giới thiệu về sự gia tăng dân số 
- Sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại.
2. Vấn đề gia tăng dân số.
- Đưa câu chuyện cổ thú vị làm tiền đề so sánh sự gia tăng dân số. 
- Bằng giả thiết, số liệu minh hoạ cụ thể mức độ gia tăng dân số của loài người rất nhanh chóng
- Dân số tăng nhanh đi liền với kinh tế văn hoá kém phát triển.
3. Lời kiến nghị của tác giả.
- Hãy hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc sinh đẻ có kế hoạch.
*) Ghi nhớ 
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- cho học sinh làm bài theo nhóm rồi trình bày.
? Vì sao sự gia tăng dân số....nghèo nàn lạc hậu
- Đưa bảng phụ thông kê
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm bài tập theo nhóm:
- Học sinh làm theo nhóm.
III. Luyện tập
Bài tập 1
con đường tốt để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể dùng biện pháp thô bạo, giáo dục hiểu, thực hiện
Bài tập 2
- Vì dân số thu hẹp môi trường sống của con người- thiếu đất sống
- Dân số tăng nhanh đi liền với hiểm hoạ về đ2, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển cá nhân và đồng loại.
Bài tập 3
 HĐ 5 : Củng cố:
- Em rút ra bài học gì từ việc tìm hiểu văn bản này ?
- Giáo viên chốt lại nội dung ghi nhớ trong bài.
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung ý nghĩa văn bản , chú ý cách lập luận của tác giả
- Hoàn thành bài tập SGK.
- Soạn bài chuẩn bị phần chương thình địa phương phần văn ( theo y/c B14)
Ngày soạn: 6 . 11. 2010 Tiết 50 Bài 13 
Ngày giảng: 8A: 10 . 11
 8B: 10 . 11
 Tiếng Việt: 
dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu và sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi nói và viết.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong hành văn.
- Sửa lỗi về 2 loại dấu này trong nói và viết.	
3. Thái độ: 
- Thêm yêu cái hay, cái đẹp, sự da dạ ... nhưng ta vẫn biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì sao? 
- Từ ngữ nêu yêu cầu và đối tượng thuyết minh( giới thiệu trình bày giải thích)
- Ví dụ : chiếc xe đạp
? Vậy đề văn thuyết minh được cấu tạo như thế nào? Có mấy dạng
- Đưa bảng phụ : mô hình đề văn thuyết minh
*Dạng đề:
+ Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích)
+ Đề nêu đối tượng thuyết minh
? Quan sát đề 1,2 ta thấy phạm vi giới thiệu của đề thuyết minh vừa rộng cụ thể, vừa khái quát vừa hẹp.
Đề1: cụ thể; đề 2: Khái quát khiến người đọc phải lựa chọn
? Vậy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì?
? Hãy ra 1 đề thuyết minh
- Gọi học sinh đọc
? Đối tượng thuyết minh trong bài văn là gì?
- Đề không có chữ thuyết minh nhưng đây là đề thuyết minh vì có đối tượng thuyết minh
? Khi thuyết minh về chiếc xe đạp người viết cần phải làm gì?
- ở đây người viết không cần miêu tả kĩ về hình dáng sẽ nhầm sang miêu tả.
? Vậy muốn thuyết minh người viết phải làm gì?
- Trình bày phạm vi tri thức
? ở đây người viết đã thuyết minh hiểu biết gì về chiếc xe đạp
- Cấu tạo và tác dụng
? Bố cục trong văn bản chia làm mấy phần, Chỉ rõ nội dung mỗi phần
3 phần :
+ Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp
+ Thân bài : giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó
+ Kết bài: Vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống Việt Nam và trong tương lai
? Phần mở bài người viết giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương pháp gì?
- Phương pháp nêu định nhĩa
? Để giới thiệu chiếc xe đạp người viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào( mấy bộ phận là bộ phận nào)
- Cấu tạo: có bộ phận
+ Chính : . truyền động
 . điều khiển
 . chuyên chở
+ Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông...
? Trình bày tri thức về chiếc xe đạp người viết đã trình bày những gì
- Cấu tạo, tác dụng
? Tương ứng với phần thân bài trong bài văn thuyết minh người viết đã làm gì?
- Liệt kê, phân tích 
? Có nhận xét gì về trình tự giới thiệu
? ở bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Em thấy những phương pháp đó có hợp lí không? Vậy phần thân bài có mục đích gì? 
- Phương pháp hợp lí. 
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
- Giáo viên chốt lại cách làm bài văn thuyết minh
* Bố cục : 3 phần
- MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh 
- TB: + xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng
+ Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng
 Lựa chọn trình tự hợp lý
 Lựa chọn phương pháp hợp lý.
- KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng, kết luận.
Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Tìm hiểu đề văn SGK
- Nhận xét
- Học sinh đọc các đề
- Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa
- Học sinh quan sát các đề trong bảng phụ
- Nhận xét
- HS nhận xét
- HS ra đề
- HS đọc ghi nhớ
- Tìm hiểu VD
- Nhận xét
- Làm bằng phiếu học tập
- Học sinh trả lời
- Nêu bố cục
- HS trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- HS đọc ghi nhớ
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 
1. Đề văn thuyết minh 
a. Ví dụ: SGK 
b. Nhận xét 
- Nêu đối tượng thuyết minh
- Đề 1,2
- Có 2 dạng: 
+ Đề nêu yêu cầu trực tiếp
+ Đề nêu đối tượng thuyết minh
*) Ghi nhớ.
2. Cách làm bài văn thuyết minh 
a) Tìm hiểu văn bản chiếc xe đạp
b) Nhận xét
- Xe đạp
a, kể về nguồn gốc ra đời xe đạp như thế nào
b, miêu tả hình dáng
c, xác định phạm vi tri thức về chiếc xe đạp
* Ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Cho học sinh đọc bài tập SGK
? Đối tượng miêu tả ở đây là gì
? Để thuyết minh về chiếc nón lá cần dự định trình bày những ý nào.
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm. Để 4 nhóm tìm
- Giáo viên thu về nhận xét và tổng kết trên bảng phụ. 
+ MB: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng
+ TB: 
. Hình dáng: chóp, thúng
. Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim...
. Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ...
. Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ...
. Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm
+ KB: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá
- Làm bài tập1
- HĐN
II. Luyện tập
BT 1: SGK
- Chiếc nón lá Việt nam 
- Tìm ý hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng
- Lập dàn ý:
 HĐ 4 : Củng cố:
- Chốt lại theo mục ghi nhớ
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Viết bài thuyết minh về chiếc nón lá theo dàn ý.
- Lập dàn ý cho đề bài ''Thuyết minh về cái phích nước''
- Sưu tầm thơ văn, tiểu sử.
Ngày soạn: 5 . 11 . 2010 Tiết 52 Bài 13 
Ngày giảng: 8A: 12 . 11
	8B: 13 . 11
 CTVH Địa phương : 
 thơ về nhà mình
 ( Nguyễn Thúy Quỳnh )
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được nội dung văn học địa phương thể loại thơ.
- Học sinh cảm nhận thơ văn học địa phương 
2. Kĩ năng: 
- Sáng tác văn học, nhất là văn học về quê hương, xứ sở của mình.
3. Thái độ: 
- Có tình cảm yêu mến tự hào về văn học, thơ địa phương mình.
B - Chuẩn bị 
- Giáo viên: Sưu tầm thêm tài liệu văn học huyện Định Hoá
- Học sinh: Đọc soạn câu hỏi sgk.
C. Kỹ năng sống cần có:
- HS tự nhận thức được giá trị vẻ đẹp của những tác phẩm văn học địa phương. Biết sống có trách nhiệm với quê hương.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ..............................................
8B : ............................................
 2 - Kiểm tra : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài cuả hs. 
 3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Giới thiệu về nhà thơ TQ là nhà thơ nữ tiêu biểu với giọng thơ đẹp và đầy chất trí tuệ. Thơ chị là tiếng hát sâu thẳm từ trái tim nhân hậu giầu tình yêu thươngv[í cuộc sống và con người. Trong số đó bài thơ viết về gđ là những bài thơ xúc động nhất.Thơ về nhà mình là tác phẩm như thế.
HĐ2: Tìm hiểu chung..
- Mục tiêu : 
 + Nắm sơ lược về TG – TP
 + Đọc cảm nhận chung.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho HS tìm hiểu TG – TP
? Em hiểu biết gì về lai lịch của tg.
- Nhà thơ Nguyễn Thuý Quỳnh sinh ngày 9 tháng 10 năm 1968, quê quán Nghĩa Hưng, Nam Định nhưng có nhiều năm sinh sống tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay Thuý Quỳnh sống tại phường Hoàng Văn Thụ , tp Thái Nguyên
? Cuộc đời nhà thơ có gì đáng chú ý
- Tốt nghiệp đại học khoa ngữ văn trường đại học sư phạm việt bắc năm 1989, Nguyễn Thuý Quỳnh từng làm giáo viên trường phổ thông trung học Đại Từ, rồi chuyển sang làm công tác tại tỉnh đoàn Thái Nguyên. Đến nay, là phó chủ tịch hội-tổng biên tập báo văn nghệ thái nguyên.
? Nết nổi bật trong sự nghiệp st.
- Nguyễn Thuý Quỳnh say mê sáng tác văn học từ rất sớm. Năm 1982 tác phẩm đầu tay của chị đã được đăng trên tạp chí văn nghệ bắc thái. Kể từ năm 2003, công tác tại hội văn học tại hội văn học nghệ thuật của tỉnh, Nguyễn Thuý Quỳnh đã thực sự bước vào sáng tác văn học với tư cách một nhà văn, một nhà báo chuyên nghiệp
- Thời gian này, Nguyễn Thuý Quỳnh đã liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng văn học ở trung ương như giải thưởng uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt nam( Tập thơ “Mưa mùa đông” ); GiảI thưởng tạp chí văn nghệ quân đội; tạp chí văn hoá các dân tộc Việt nam Cũng trong thời gian này, Nguyễn Thuý Quỳnh đã dược kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam.
? Nêu xuất xứ của tp
- “Thơ về nhà mình” rút từ tập thơ “Mưa mùa đông” một tác phẩm khá tiêu biểu về tình cảm gia đình – một trong những đề tài vốn được Nguyễn Thuý Quỳnh khai thác triệt để
- “Mưa mùa đông” – Nhà xuất bản hội nhà văn năm 2004 của Nguyễn Thuý Quỳnh là một tác phẩm bước đầu khẳng điịnh trên văn đàn cả nước.
*) Đọc
- Tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn
? Nêu bố cục bài thơ.
- Bố cục bài thơ: 4 khổ thơ - 4 đoạn đều được kết cấu theo ý tưởng sau: Tuy nghèo vật chất mà giàu tinh thần.
? Em cảm nhận ntn về giá trị bài thơ.
+ Giá trị nội dung của bài thơ: 
- Hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về vật chất mà chủ yếu là những giá trị tinh thần
- Lòng tốt là thứ của cải để dành cho con lâu bền nhất
- Tình yêu thương vô hạn dành cho con
- Nêu hiểu biết về TG
- Nêu vài nét về cuộc đời
- Nêu sự nghiêp sáng tác
- HS đọc phần tiểu dẫn
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 SGK
 2. Tác Phẩm
 - “Thơ về nhà mình” rút từ tập thơ “Mưa mùa đông”.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Hạnh phúc không phụ thuộc vào vật chất mà chủ yếu là những giá trị tinh thần.
 + Lòng tốt là thứ “của cải” dành cho con lâu bền nhất.
 - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 20’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Hãy đọc khổ thơ thứ nhất nêu nội dung.
+ Khổ 1: 
? Tác giả sd nt gì.
- Thủ pháp tương phản:
Đồ đạc “Nhỏ” – tiếng cười “to”
- Khoa trương: nhà chật - ;mùa đông giá rét đỡ lo”.
? Khi đọc khổ thơ thứ 2 em có cảm nhận ntn ?
+ Khổ hai: 
- Phải là những con người nhân hậu thì mới có “Lòng tốt bao người đem tặng”
- “Lòng tốt” ấy mới là “Của để đời” cho con quý giá nhất, hơn mọi của cải trên đời.
? Em hiểu khổ thơ 3 TG nói gì.
+ Khổ ba: 
- 2 con thân yêu là hai mặt trời hạnh phúc luôn toả sáng trong gia đình
- Hoàn cảnh riêng trắc trở: “Nhà mình buồn lắm”
+ Vượt lên hoàn cảnh: Lấy sự chăm ngoan của các con là niềm hạnh phúc lớn lao nhất
Thủ pháp so sánh: Nhà mình – vũ trụ bé nhỏ
 Hai con – hai mặt trời
? Khổ thơ thứ tư đọng lại án tượng gì trong em.
+ Khổ 4: 
? Tín hiệu nt nào được sử dụng ở đây.
- Thủ pháp tương phản; “Cái gì cũng khuyết”– “Hi vọng – tràn đầy”
- Hi vọng và niềm tin: “Con không bao giờ trắng tay” vì đã có “Lòng tốt” là “là”của để đời cho con.
? Qua tìm hiểu bài thơ em thấy nổi bật lên giá trị nd nào.
- Tìm hiểu bài thơ
- Đọc khổ 1
- Đọc khổ 2 
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu cảm nhận
- Kq giá trị nd.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1
- Nghèo của cải mà giàu tiếng cười
2. Khổ 2 :
- “Nghèo tiền bạc mà giàu lòng tốt”
3. Khổ 3 :
- Nghèo niềm vui nhưng giàu có nhất thế nhất thế gianvì có tới “Những hai mặt trời”
4. Khổ 4 :
- Bừng sáng niềm tin và hi vọng hoàn cảnh khó khăn.
*) Hạnh phúc không phụ thuộc vào vật chất mà chủ yếu là những giá trị tinh thần.
 Lòng tốt là thứ “của cải” dành cho con lâu bền nhất.
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
+Trong bài thơ, em thích nhất chi tiết nào, hình ảnh nào? vì sao?
+Hãy viết một bài thơ hay một đoạn văn với chủ đề “Những nỗi buồn và niềm vui trong gia đình em” ?
- HS tự bộc lộ.
III. luyện tập
 HĐ 4 : Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc nội dung , nghệ thuật của bài.
- Soạn:Dấu ngoặc kép

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13.doc