Giáo án các môn lớp 2, học kì II - Tuần 34

Giáo án các môn lớp 2, học kì II - Tuần 34

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.

- HS: SGK.

 

doc 33 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2, học kì II - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ ngày tháng năm 200
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-----------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lượm
Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Lượm.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Cho HS xem một số con vật được nặn bằng bột và giới thiệu: Đây là món đồ chơi rất phổ biến trong dân gian xưa kia. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, các nghệ nhân nặn bột đã mang đến cho trẻ con những đồ chơi hết sức lí thú như hình Tôn Ngộ Không. Chư Bát Giới những con hổ, con nai, bông hoa, cái kèn,  Nhưng đến ngày nay, chúng ta rất ít khi được gặp những nghệ nhân nặn bột đồ chơi vì các con đã có thêm nhiều loại đồ chơi hiện đại khác. Trong bài tập đọc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống của một nghệ nhân nặn đồ chơi thời xưa để thêm hiểu về công việc của họ.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: 
+ bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,
Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). 
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi cuối bài.
Theo dõi và đọc thầm theo.
7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau.
Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://
Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
6 HS lên đọc truyện, bạn nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (TT) 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Người làm đồ chơi (tiết 1).
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Người làm đồ chơi (tiết 2).
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài:
Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân làm nghề gì?
Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn?
Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng?
Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
Gọi nhiều HS trả lời.
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS lên bảng đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo
Hát
HS đọc bài. Bạn nhận xét.
2 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
Bác rất cảm động.
Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./
Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TT).
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
Bước đầu biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
2Kỹ năng: 
Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh hoạ.
Giải bài toán bằng một phép tính chia.
Số 0 trong phép cộng và phép nhân.
3Thái độ: Ham thích học môn toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về phép nhân và phép chia:
Sửa bài 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
Hỏi: khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Có tất cả bao nhiêu bút chì màu?
Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia ntn?
Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm ntn?
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao em biết được điều đó?
Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó?
Bài 5:
 Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Hỏi: 4 cộng mấy thì bằng 4?
Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất.
Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra?
Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì sẽ xảy ra?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Oân tập về đại lượng.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
Có thể ghi ngay kết quả 36:4=9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Có 27 bút chì màu, chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì màu.
Có tất cả 27 bút chì màu.
Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
Ta thực hiện phép tính chia 27:3
Bài giải.
	Số bút chì màu mỗi nhóm nhận 	được là:
	27 : 3 = 9 (chiếc bút)
	Đáp số: 9 chiếc bút.
Hình nào được khoanh vào một tư số hình vuông?
Hình b đã được khoanh vào một phần tư số hình vuông.
Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
Hình a đã khoanh vào một phần năm số hình vuông, vì hình a có tất cả 20 hình vuông đã khoanh vào 4 hình vuông.
Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
0 cộng 4 bằng 4.
Điền 0.
Tự làm các phần còn lại.
Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả là chính số đó.
Khi 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lượm.
Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu:
+ Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/ iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi và bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.
Phát triển các hoạ ... triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ V kiểu 2 
Chữ V kiểu 2 cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ V kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2).
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẽ 6. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Việt Nam thân yêu. 
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Việt lưu ý nối nét V và iệt.
HS viết bảng con
* Viết: : Việt 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Ôn cách viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu 2).
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 1 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- V , N, h, y : 2,5 li
- t : 1,5 li
- i, ê, a, m, n, u : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới ê.
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết:KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN (NÓI, VIẾT). 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
2Kỹ năng: Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ơû lớp mình, bố mẹ của các con có những công việc khác nhau. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút.
GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú,) của bạn?
Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
Cho điểm những HS nói tốt.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết:
Bài 2
GV nêu yêu cầu và để HS tự viết.
Gọi HS đọc bài của mình.
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Cho điểm những bài viết tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Hát
5 HS đọc bài làm của mình.
2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
Suy nghĩ.
Nhiều HS được kể.
HS trình bày lại theo ý bạn nói.
Tìm ra các bạn nói hay nhất.
Ví dụ: 
+ Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
HS viết vào vở.
Một số HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài bạn.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài 3:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4:
Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
Bài 5:
Tổ chức cho HS thi xếp hình.
Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Đọc tên hình theo yêu cầu.
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
Các cạnh bằng nhau.
Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
Đội dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
2Kỹ năng: Oân lại kĩ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
3Thái độ:Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
GV:
Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32.
Giấy, bút.
Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mặt Trăng và các vì sao
Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ôn tập tự nhiên.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng.
Chuẩn bị trên bảng 2 bảng 
Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
Cách chơi:Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
HS chia làm 2 đội chơi.
Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi tham quan.
v Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
GV chốt kiến thức.
v Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?)
Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
Chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ơû điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS chuẩn bị để thăm quan vườn thú vào giờ sau:
Chuẩn bị bảng ở hoạt động 1 để HS ghi chép theo kiểu phân loại nhóm các con vật em quan sát được trong vườn thú.
Xác định hướng của cánh cổng của vườn thú (đi thăm quan vào buổi sáng) và giải thích cách xác định.
Cho HS đi thăm quan, vừa đi vừa ghi chép các nội dung. Cuối buổi GV tổng hợp, kiểm tra, nhận xét bài học HS. 
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét.
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
HS trả lời cá nhân câu hỏi này.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc