Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 31

Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 31

Tuần 1

Tiết 1-2-3 BÀI TẬP VỀ VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ”

TRƯỜNG TỪ VỰNG,BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

A/ Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.

- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.

B/ Chuânr bị:

- Gv: tài liệu tham khảo

- Hs: sách vở

C. Hoạt động dạy và học

I/ Kiến thức cơ bản:

Văn bản trích từ tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng : Những ngày thơ ấu:

- Cảnh ngộ , những tâm sự xúc động của Hồng còn cho ta thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội trọng đồng tiền, đầy thành kiến cổ hủ và ở đó tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo bởi thói nhỏ nhen, độc ác

- Thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt của Hồng:

+ Phản ứng tâm lí trong cuộc đối thoại với bà cô.

+ Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ.

+ Nghệ thuật: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào, chân thành

+ nắm vững và làm các bài tập về trường từ vựng và bố cục trong văn bản

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17- 9- 2010
Ngày dạy: 19- 9- 2010
Tuần 1
Tiết 1-2-3 Bài tập về văn bản “Trong lòng mẹ”
trường từ vựng,bố cục của văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Chuânr bị:
- Gv: tài liệu tham khảo
- Hs: sách vở
C. Hoạt động dạy và học
I/ Kiến thức cơ bản:
Văn bản trích từ tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng : Những ngày thơ ấu:
- Cảnh ngộ , những tâm sự xúc động của Hồng còn cho ta thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội trọng đồng tiền, đầy thành kiến cổ hủ và ở đó tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo bởi thói nhỏ nhen, độc ác
- Thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt của Hồng:
+ Phản ứng tâm lí trong cuộc đối thoại với bà cô.
+ Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ.
+ Nghệ thuật: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào, chân thành
+ nắm vững và làm các bài tập về trường từ vựng và bố cục trong văn bản
 II/ Luyện tập:
 A. Văn bản : Trong lòng mẹ
Học văn bản Trong lòng mẹ, em hiểu thế nào về tình cảnh của mẹ con chú bé Hồng?
( *HS đọc kĩ lại phần tóm tắt trong SGK để trả lời > Cả hai mẹ con đều không hạnh phúc và vì hoàn cảnh éo le mà hai mẹ con đành phải sống xa nhau)
Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô.
(* Cần phải hiểu tâm địa của người cô, người cô càng cố tình mỉa mai thì Hồng càng phẫn uất, càng thương mẹ.HS bám sát văn bản để lần lượt phân tích các phản ứng tâm lí của Hồng.Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng bằng các chi tiết đầy ấn tượng)
Phát biểu cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả niềm vui sướng khi gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ của chú bé Hồng ở cuối đoạn trích.
( *Yêu cầu HS làm việc độc lập, PBCN cá nhân, sau đó GV yêu cầu viết thành đoạn văn theo chủ đề trên)
4. Phân tích chất trữ tình thấm đượm ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
( *ở mấy phương diện sau:
 + Tình huống và nội dung câu chuyện
+ Dòng cảm xúc phong phú của Hồng
+ Cách thể hiện của tác giả: kể + bộc lộ cảm xúc + hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh giàu sức gợi cảm, lời văn nhiều khi say mê, dạt dào khác thường)
B. Trường từ vựng:
Bài 1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ in đậm dưới đây:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo 
Bài 2: 
Từ nghe trong câu thơ sau thuộc trường từ vựng nào?
 Nhà ai vừa chín quả đầu
 Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng
Bài 3:
Các từ vựng sau đây đều nằm trong trường từ vựng "động từ" hãy xếp chúng vào trường từ vựng nhỏ hơn.
Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xá, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
Bài 4:
Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:
Hoạt động dùng lửa của người
Trạng thái tâm lí của người
Trạng thái tâm lí chưa dứt khoát của con người
Tính tình của người
Các loài trú được thuần dưỡng
Gợi ý trả lời
Bài 1: 
Trường từ vựng chỉ quan hệ ruột thịt: mẹ, con
Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: uống, ăn, ngủ
Trường từ vựng chỉ hoạt động của môi người: hé mở, mút, chúm chím
Bài 2:
ẩn dụ nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác
Bài 3:
Trường từ vựng giống loài: gà, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu
trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể của động vật: nanh, vuốt, đầu, vây, lông, mõm, đầu...
Trường từ vựng chỉ hoạt động của động vật: rống, nhai, gầm, sủa, hót, gáy, hí, rú, gặm, mổ, nhấm, 
Trường từ vựng chỉ giống: đực, cái, 
Bài 4:
Hoạt động châm lửa của con người: châm, nhóm, bật, quẹt, vùi, thổi, dụi
Trạng thái tâm lí con người: vui, buồn, hờn ,giận...
C. Bố cục của văn bản:
Bài 1: Xác định bố cục của văn bản: Rừng cọ quê tôi
Bài 2:
Dựa vào những hiểu biết về bố cục của văn bản và cách trình bày ý, em hãy chia văn bản sau đây thành các đoạn văn sao cho phù hợp:
" Trên quảng trường Ba Đình lịch sử..... viếng thăm "
Bài 3:
Cho đề văn sau: Tả cảnh mùa thu về trên quê hương em
a, Hãy lập dàn ý cho đề văn sau
b, Nói rõ trình tự sắp xếp ý của phần thân bài
Gợi ý trả lời
 Bài 1: 
 Hs tự chia bố cục
Bài 2:
Mở bài : Câu đầu
Thân bài: Đoạn văn tiếp 
Kết bài: câu cuối
Bài 3: Gv hướng dẫn hs lập dàn ý
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tuần 3
Ngày soạn:17- 9- 2010
Ngày dạy:
Tiết 4-5-6
Củng cố văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- Gv: Tài liệu tham khảo
- Hs: sách vở
C. Hoạt động dạy và học
I/ Kiến thức cơ bản:
Vị trí đoạn trích: nằm trong chương 18 của tiểu thuyết, là gạch nối giữa hai chuỗi sự kiện: anh Dậu bị trói ở sân đình vì thiếu tiền sưu, chị Dậu phải chạy vạy bán con bán chó, anh Dậu bị ngất, bị khiêng trả về, rũ rượi như một xác chết. Sau đoạn này, chị Dậu sẽ bị bắt giải lên huyện, khởi đầu cho những biến cố mới.
Đoạn trích cho ta thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ người nhân danh nhà nước để hà hiếp, đánh đập người dân lương thiện đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: giàu tình thương và tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
Nghệ thuật: xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật ( miêu tả hành động và lời nói của nhân vật)
II/ Luyện tập: 
A Văn bản: Tức nước vỡ bờ
1 Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện? ý nghĩa của việc lựa chọn này?
( *Ngô Tất Tố đã rất có dụng ý khi chọn thời điểm để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện. Lúc này anh Dậu vừa tỉnh dậy, người yêú ớt, vừa run rẩy cất bát cháo thì > tạo độ căng giữa sự áp bức và sự chịu đựng của nạn nhân > làm xuất hiện hành động “tức nước vỡ bờ” của chị Dậu ở phần cuối đoạn trích)
2 Tác giả tập trung tô đậm những chi tiét nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở đây xuất hiện như một công cụ của một xã hội bất nhân?
(* Các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch và ngực chi Dậu, tát; những cụm từ miêu tả thái độ: gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt, hầm hè, đùng đùng, sấn đến> tạo ấn tượng về sự hung dữ, thô bạo đến tàn nhẫn của cai lệ Sự thảm thương của anh Dậu không đủ sức lay động lòng trắc ẩn của hắn, lí lẽ và hành động của chị Dậu cũng không thể khiến hắn đổi ý > Hắn đã mất hết mọi cảm nhận, mọi ý thức của một con người, hắn hoàn toàn chỉ là một con người- công cụ > người đọc thấy rõ tính chất bất nhân, độc ác của bộ máy xã hội đương thời mà cai lệ là đại diện.)
Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích đoạn này có ý nghĩa gì?
( * 2 ý nghĩa:Cho thấy sự yêu thương chồng hết mực của chi Dậu + sự an phận, yếu đuối của anh Dậu làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậuvà thực chất sự phản kháng của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thương chồng)
B. Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Bài 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
 “ Người ta nói đấy là bàn chân vất vả. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đátđể khỏi trơn ngã. gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.”
 ( Theo ngữ văn 7 tập I)
Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này?
Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có , hãy chỉ ra câu đó?
Các câu trong đoạn được trình bày theo cách nào?
Có thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn đó được không? Vì sao?
 (* a,ĐV thể hiện những cảm xúc về người thân, người viết vừa miêu tả bàn chân của bố vừa bày tỏ lòng thưong xót, biết ơn trước những hi sinh thầm lặng của bố. > Bàn chân của bố
b.những từ ngữ: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân, nhức chân
Câu 1 là câu chủ đề
Theo phép diễn dịch
Các câu trong đoạn có vai trò không giống nhau> không thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn được.
Bài 2:
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 “ Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ they những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm they rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lý, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hang hang rung động như cánh con ve mới lột.”
Nội dung của đoạn văn là gì?
Các câu trong đoạn văn được liên kết theo mô hình nào?Vì sao?
Hãy viết một đoạn văn có cùng mô hình với đoạn văn trên.
( * ĐV không có câu chủ đề, các câu trong đoạn cùng nói tới một nội dung: miêu tả cảnh mùa xuân ở miền Bắc. > Mô hình song hành)
Bài 3:
Hãy viết đoạn văn theo mô hình quy nạp với câu chủ đề sau: “ Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi”.
Bài 4
Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn
" 1 Phải bán con chị Dậu đứt từng khúc ruột.... đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tý"
a. Em hãy xác định câu chủ đề
b. Sắp xếp lại thứ tự cho hợp lí
Gợi ý trả lời
Hướng dẫn hs làm bài tập
Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 17-8-9:
Củng cố văn bản “Lão Hạc”
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cơ bản:
Nam Cao là đại diện ưu tú của trào lưu VHHT phê phán trước năm 1945 ở Việt Nam.
Lão Hạc là một truyện ... ếu tố biểu cảm: thái độ ngạc nhiên, sự tò mò về cậu bé, sự bực mình khi đánh rơi hộp mồi.)
Bài 3
 Viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu kể lại một buổi tối thứ bẩy ở gia đình em ( Có yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Ngày dạy:
 Tiết 25-26-27: Củng cố văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cần nhớ:
Truyện Chiếc lá cuối cùng là cuộc chiến đấu để giành lại sự sống cho Giôn xi bằng tình yêu thương của Xiu và cụ Bơmen.
Quan niệm nhân văn của O Henri về một kiệt tác nghệ thuật qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
Nghệ thuật: kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, kết thúc truyện bất ngờ và nhiều dư vị.
II/ Luyện tập:
Giôn xi đã nói khi ngắm nhìn chiếc lá mà cụ Bơmen vẽ: “ Muốn chết là một tội”nhưng cụ Bơmen đã đánh đổi sinh mạng của mình để vẽ nên chiếc lá này. Điều tưởng như mâu thuẫn này đã gây cho em những suy nghĩ gì?
(* HS có thể có nhiều lý giải nhưng nhìn chung có thể trả lời bằng gợi ý : Cụ Bơmen lựa chọn cái chết vì người khác, cái chết ấy gieo mầm cho sự sống, nó hồi sinh ý thức sống cho Gion xi..)
Bí mật về chiếc lá cuối cùng chỉ được tiết lộ ở phần kết của câu chuyện. Hãy chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của cách kết thúc truyện này?
( - Tạo ra sự bất ngờ cho người đọc, khiến cho truyện trở nên hấp dẫn đến những dòng cuối cùng.
Giúp ta chứng kiến sự lo lắng, quan tâm đến xót xa của Xiu giành cho Gion xi.
Khiến ta nghĩ tới một triết lý thật đẹp và giàu tính nhân văn: cuộc sống còn ẩn chứa bao điều đẹp đẽ mà chúng ta chưa biết đến .)
3 .Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?
4. Đọc thêm cho HS nghe phần đầu của truyện (đã bị lược bớt) trong Tuyển tập truyện ngắn OHenri.( hoặc Tư liệu Văn 8)
Bài 1:
 Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích”.
Một bạn HS đã triển khai phần thân bài như sau:
-ý 1: Gà lai tre không được bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm)
 -ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà)
 -ý 3: em bé ( em tôi) được ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả: màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi người, cảm xúc trào dâng trong tôi)
-ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì tưởng gà lạc mất ( xen yếu tố biểu cảm và miêu tả)
1. Em có tán thành cách triển khai đề bài như bạn HS trên đây không? Vì sao?
( *sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3)
Bài 2
 Lập dàn ý cho đề văn: “Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng”
C/ Phần bổ sung cho tiết dạy:
Ngày dạy:
Tiết 26-27-28: Củng cố văn bản “Hai cây phong”
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cơ bản:
Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm- có vai trò dẫn nhập, tạo không khí cho tác phẩm. Đồng thời, qua việc giới thiệu hai cây phong do thầy Đuy sen trồng- tác giả đã khéo léo gợi ra nhân vật chính cũng như chủ đề tác phẩm.
Văn bản miêu tả vẻ đẹp rất sinh động của hai cây phong từ cảm nhận đầy rung động và nghệ sĩ của người kể chuyện- người đã để lại tuổi trẻ của mình bên gốc cây phong.
Nghệ thuật: cái nhìn hội họa, nghệ thuật nhân hóa, những liên tưởng táo bạo và đầy chất thơ.
II/ Luyện tập:
Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ thời gian quá khứ hay hiện tại? ý nghĩa nghệ thuật của cách miêu tả này là gì?
(* Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ điểm nhìn của thời gian hiện tại: nhiều năm đã trôi qua, cho đến tận ngày nayđồng thời cũng miêu tả từ điểm nhìn của thời gian quá khứ: thuở ấy, năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè.Trong cảm nhận của tôi, hình ảnh hai cây phong vẫn đẹp đẽ nguyên vẹn bất chấp mọi thay đổi, nó vẫn mãi thuộc về một thế giới đẹp đẽ, nó trở thành một phần đẹp nhất trong cuộc đời người họa sĩ.)
Những đặc điểm gì của hai cây phong khiến người kể chuyện luôn nhớ và mong ước được trở về bên nó để lắng nghe tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất?
(* Đây là câu hỏi mở, ngay cả người kể chuyện cũng cảm thấy không biết giải thích ra sao, song về cơ bản, hai cây phong hiện lên qua hai vẻ đẹp chính : chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu ( DC: SGK); hai cây phong trên đồi cao, khi bọn trẻ trèo lên đó, một thế giới đẹp đẽ vô ngần ..> hai cây phong chính là hiện thân cho những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thơ: bí ẩn, tràn đầy rung động tinh tế, khát khao..)
3. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản “Hai cây phong.”
3. GV đọc thêm cho HS nghe đoạn trích “ Người thầy đầu tiên” trong Tư liệu Văn 8.
C/ Phần bổ sung cho tiết dạy:
Bài 1:
 ( GV sử dụng từ điển chính tả đọc cho HS chép lại chính xác những từ mà học sinh thưòng nhẫm lẫn khi viết, gọi một HS lên bảng viết,số còn lại viết vào vở sau đó chữa trên bảng. HS tự đối chiếu xem mình sai từ nào, với mỗi từ sai, Gv yêu cầu HS về nhà viết lại 1 dòng 1 từ để hình thành thói quen viết đúng.)
Viết đúng những từ sau:
trò chuyện, câu chuyện, truyện đọc, săn sóc, chuyên trách, chuyên chở, lành lặn, nền nã, nuông chiều, giây lát, lam lũ, dàn trải, giàn mướp, giành giật, dung túng, da diết, giăng mắc, 
trơ trụi, lưu trữ, nỗi lòng, niêm yết, liêm khiết, năng nổ, nặng lòng, sít sao, xơ xác, sung túc, sát sườn, siêng năng, ranh giới, giàn giụa, giàn giáo, rục rịch, ráo riết, réo rắt
răn dạy, rác rưởi, ru rú, rúc rích, rong ruổi, réo rắt, chương trình, vô hình trung, tựu trung, chắt lọc, chinh chiến, cuộc trường chinh, san lấp, lo liệu, nần nẫn, sình lầy, ..
Bài 2: Chép chính xác đoạn văn sau:
 “ Trời quang lấp lánh sao, hứa một đêm phẳng lặng. Gió sông lên đầy. Làng mạc xa xa, chìm mờ trong bóng tối, đôi lúc để lọt ra vài tiếng chó sủa ma. Mấy điểm đèn hạt đậu trên sông như những con mắt buồn từ kiếp trước. Bỗng, giữa khoảng triền miên rộng rãi, ngân đưa một diệu hát lơ lửng bay trên dòng nước, một điệu hát đò đưa, trầm trầm, lặng lẽ:
 “ Muốn sang nhưng ngại vắng thuyền
 Muốn về bên ấy nhưng duyên lỡ rồi!”
 Nhịp hát gần lại và xa đi theo chiếc thuyền nhỏ, cô độc ảo não, trong sự tỏ bày kín đáo của một tấm lòng thương nhớ mênh mông.”
 ( Hồ Dzếnh- “ Chân trời cũ”)
Bài 3
Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt:
 “ Kim Lân, một cây bút đặc sắc trong nền văn chương hiện đại của nước ta. Kim Lân viết không nhiều. Nhưng điểm lại những thành tựu nghệ thuật của nền văn suôi hiện đại của nước ta. Người ta khó có thể quên những tác phẩm của Kim Lân phải nói đến chuyện ngắn Làng. Với truyện ngắn Làng của Kim Lân đã đưa ta trở về với một tình cảm chuyền thống, có cội dễ sâu sa trong lòng mỗi người dân Việt Nam.”
(* Đoạn văn: “Kim Lân là một cây bút đặc sắc trong nền văn chương hiện đại của nước ta. Kim Lân viết không nhiều nhưng điểm lại những thành tựu nghệ thuật của nền văn xuôi hiện đại, người ta khó có thể quên những tác phẩm của ông, trong đó phải kể đến truyện ngắn “ Làng”. Truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân đã đưa ta trở về với một tình cảm truyền thống, có cội rễ sâu xa trong lòng môĩ người dân Việt Nam”.)
Ngày dạy:
 Tiết 29-30-31: Ôn tập truyện kí Việt Nam
A/ Mục tiêu:
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về những tác phẩm truyện ký đã học: nội dung, đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu để có thể vận dụng tốt vào bài kiểm tra viết.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
I. Kiến thức cơ bản:
- Bốn văn bản truyện kí hiện đại VN học ở lớp 8 đều thuộc giai đoạn 1900 – 1945, đều có nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Các văn bản Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập. Đó là các tác phẩm được viết bằng tấm lòng đồng cảm sâu sắc, bằng thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao quý của người lao động.
- Các tác phẩm khác nhau về thể loại, cách thể hiện, màu sắc và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình cũng không hoàn toàn như nhau.
II. Luyện tập:
Phân tích tinh thần nhân đạo của ba văn bản đã được học: “ Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”.
( *Có thể phân tích qua những mặt cơ bản:
Diễn tả một cách chân thực và cảm động những nỗi đau, những bất hạnh của con người.
Tố cáo những gì tàn ác, xấu xa chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm của con người.
Trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm, tâm hồn phong phú của con người trong các tình thế nghiệt ngã.
Trình bày sự khác nhau về mặt thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật của ba văn bản trên.
Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ, ấn tượng của em về một nhân vật hoặc một đoạn văn nào đó trong ba văn bản trên.
Bài1
 Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các ví dụ sau đây: 
a. Đội trời, đạp đất ở đời
 Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
 b. Chú tôi ấy à, đạn bắn vào lỗ mũi chú hỉ ra là chuyện thường!
Sức ông ấy có thể vá trời lấp biển.
 Người nách thước, kẻ tay đao
 Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
e. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc.
g. Tiếng hát át tiếng bom.
Bài 2:
 Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau đây rồi đặt câu với thành ngữ ấy:
Chắt lọc, chọn lấy cái quí giá, tinh túy trong những cái tạp chất khác.
Cả gan hay làm điều gì kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông, tài giỏi hơn người.
Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.
Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn hiểm nguy.
Giống hệt nhau đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất.
( *Đánh trống qua cửa nhà sấm, mặt cắt không còn giọt máu, như hình với bóng, gan vàng dạ sắt, như hai giọt nước.)
Bài 3
Tìm 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
Bài 4:
 Thay các từ ngữ gạch chân bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm, nói tránh:
Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
Ông ấy muốn anh đi khỏi nơi này.
Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
( * đi, lánh mặt khỏi đây một chút, bảo vệ, khiếm thính, khiếm thị, cấp dưỡng, người giúp việc)
Bài 5
 Tìm các câu có vận dụng cách nói giảm, nói tránh trong giao tiếp mà em thường gặp.
( VD: Chị Lan dạo này có vẻ thưa đi làm.
 Trông cô ấy có vẻ không hiền lắm.)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu dao van 8(1).doc