Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

BÀI 1

 TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I. Nội dung kiến thức cần nắm

 Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ.

 Là truyện ngắn nhưng Tôi đi học không xây dựng cốt truyện với các sự kiện, các nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội. Bố cục của truyện ngắn này được hình thành dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” cùng bao “ kỷ niệm mơn man”, bao cảm xúc nhẹ nhàng mà sâu lắng về một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời: buổi tựu trường đầu tiên. Dù là hồi tưởng nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Thanh Tịnh, tất cả hiện lên thật cụ thể, sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, ngọt ngào tha thiết và bâng khuâng.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1276Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 1
	Tôi đi học	
 	Thanh Tịnh
I. Nội dung kiến thức cần nắm	 
	Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ.
	Là truyện ngắn nhưng Tôi đi học không xây dựng cốt truyện với các sự kiện, các nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội. Bố cục của truyện ngắn này được hình thành dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” cùng bao “ kỷ niệm mơn man”, bao cảm xúc nhẹ nhàng mà sâu lắng về một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời: buổi tựu trường đầu tiên. Dù là hồi tưởng nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Thanh Tịnh, tất cả hiện lên thật cụ thể, sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, ngọt ngào tha thiết và bâng khuâng.
	Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu và những đám mây bàng bạc trên không, với hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ ần đầu tiên đến trường. Thế là quá khứ được đánh thức và bao kỷ niệm ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã. Cả một chuỗi tâm trạng lần lượt hiện lên trên từng trang truyện. Đó là cảm giác mới mẻ, ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” khi được mẹ dắt đến trường: con đường quen mà thấy lạ, cảm thấy cảnh vật đều thay đổi; cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn, lúng túng vì mấy quyển vở mới trên tay nhưng đồng thời lại muốn thử sức, muốn được tự khẳng định mình Tiếp đến là tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp và cảm giác mới lạ khi đứng trước ngôi trường, được nghe tiếng trống, được ông đốc gọi tên và phải rời bàn tay mẹ để đi vào lớp. Thành công của tác giả là ở chỗ đã để nhân vật “tôi” tự bày tỏ cảm nhận với thế giới xung quanh. Từ ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm đến cảnh dày đặc cả người; từ đám học trò cũ biết lớp, biết thầy, tự tin xếp hàng vào lớp đến mấy cậu học trò mới rụt rè, vụng về, lúng túng, theo nhau khóc vì phải xa người thân để chuẩn bị bước vào cửa lớp học. Qua đó làm nổi bật tâm trạng vừa lo sợ, vừa hồi hộp, vừa thích thú, thấy lạ và hay hay của người học trò mới. Đặc biệt là tâm trạng của nhân vật “tôi” khi được ngồi vào lớp đón nhận giờ học đầu tiên
Bên cạnh nhân vật “tôi”, trong truyện còn xuất hiện mộ số nhân vật khác: người mẹ, các bậc phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ lớp 5Đây là những nhân vật phụ nhưng cũng đống vai trò khá quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề của truyện. Các bậc phụ huynh thì chuẩn bị chu đấo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, tự tay dắt con đến trường và trân trọng tham dự buổi lễ, cùng chia sẻ sự lo lắng, hồi hộp với conÔng đốc thì nhìn học trò với cặp mắt hiền từ và cảm động, nhẹ nhàng đọc tên từng người, căn dặn động viên, khích lệ. ở ông toát lên chân dung một người thầy mẫu mực, một người lãnh đạo nhà trường rất mực độ lượng, bao dung. Còn thầy giáo trẻ dạy học sinh cũng đón các em bằng một thái độ thật trìu mến với gương mặt tươi cười, trân trọng đưa các em vào buổi học đầu tiên với bài viết tập: Tôi đi học. Tất cả hình ảnh người lớn xuất hiện trong truyện đã diễn tả khá rõ sự quan tâm của gia đình và nhà trường dành cho thế hệ trẻ. Sự quan tâm ấy biểu hiện trách nhiệm, tấm lòng, đồng thời tạo nên môi trường giáo dục ấm áp và trong lành, giúp các em khôn lớn, trưởng thành.
Nét đặc sắc của nghệ thuật truyện ngắn này chính là cách miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Rất tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đọc truyện, người đọc như bị cuốn theo cảm xúc của nhânvật, để tâm hồn rung lên những nốt nhạc tha thiết, dịu dàng; và bất giác trở về khoảnh kắhc tuổi thơ, được sống giây phút thần tiên khi được mẹ dắt tay trong buổi tựu trường đầu tiên. Tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi. Cảnh sắc tự nhiên trong trẻo, tươi sáng làm nền cho những thay đổi của diễn biến cảm xúc con người. Tất cả góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho truyện ngắn đặc sắc này của Thanh Tịnh.
II. Bài tập:
1. Trong truyện, nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật. Em hãy tìm các chi tiết truyện có dùng nghệ thuật so sánh đó và phân tích tác dụng của nó.
Gợi ý:
+ HS thống kê các hình ảnh so sánh trong văn bản.
+ Phân loại theo nhóm:
Theo trục thời gian
Sự vật hiện tượng.
+ Tác dụng của việc đối chiếu, so sánh theo trục thời gian giữa quá khứ và hiện tại:
Nhấn mạnh sự chuyển biến của tâm trạng nhân vật tôi khi lần đầu đến trường, thể hiện được cảm xúc đầy bỡ ngỡ, mới mẻ, vừa háo hức, vừa lo sợ => đã có sự lớn lên trước hết trong nhận thức và tình cảm.
+ Tác dụng của các hình ảnh so sánh khác trong bài:
2. Đây là truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật, cốt truyện chính là diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong lần đầu tiên tới trường nên tác giả ít tả cảnh thiên nhiên. Dù vậy, điều đặc biệt là mỗi lần tả cảnh thiên nhiên, tác giả đều thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật: thông qua cảnh vật để làm nổi bật tâm trạng con ngừời. Hãy chọn một số hình ảnh thể hiện quan hệ cảnh – người và chỉ rõ mối quan hệ ấy.
HS tự lựa chọn một khung cảnh thiên nhiên theo ý riêng của các em. Lý giải vì sao lại thích thú hình ảnh thiên nhiên ấy. 
Kể lại kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của em.
Tìm các từ Hán Việt có yếu tố : phụ (cha); tựu (đến), ấu(non); lạm (quá mức)
	Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
I. Nội dung kiến thức cần nắm
1. Chủ đề của văn bản
Mỗi văn bản thường là một tập hợp câu được tổ chức xoay quanh một chủ đề nhất định, nhằm vào một hướng giao tiếp nhất định. Chủ đề của văn bẳn là ý đồ, ý kiến và cảm xúc của tác giả. Việc hình thành chủ đề của một văn bản bao giờ cũng là hệ quả của sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực đời sống xã hội (tính khách quan) với ý đồ sáng tác của người viết (tính chủ quan). Hay nói cách khác, trên cơ sở thực tế khách quan, người viết đã phát hiện, nắm bắt những vấn đề quan trọng mà cuộc sống đặt ra, từ đó nảy sinh ý đồ muốn được phản ánh, được lý giải thông qua việc hình thành văn bản. Như vậy, qua văn bản, người đọc sẽ nắm bắt được chiều sâu tư tưởng, khả năng nhận thức cũng như đồi sống tinh thần phong phú của tác giả. Chủ đề trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho VB.
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Chủ đề của văn bản bao giờ cũng phải đảm bảo tính thống nhất. Đây là một yêu cầu có tính bắt buộc bởi nếu thiếu tính thống nhất của chủ đề thì văn bản sẽ không bao giờ đảm bảo được sự liên kết về nội dung tư tưởng. Dù văn bản dài hay ngắn, cấu trúc đơn giản hay phức tạp thì nội dung bao giờ cũng tập trung vào một chủ đề chung nhất định. Trong một số trường hợp, một văn bản có thể chứa đựng nhiều chủ đề nhỏ. Tuy nhiên, những chủ đề nhỏ ấy cũng phải chịu sự chi phối của một chủ đề lớn bao trùm.
Tính thống nhất trong chủ đề của văn bản thể hiện trên hai bình diện với nhiều yếu tố khác nhau:
a) Bình diện nội dung:
- Biểu hiện qua sự xác định của đối tượng mà văn bản phản ánh (đề tài).
- Biểu hiện qua mục đích hay chủ định của chủ thể văn bản.
Chọn đối tượng phản ánh (đề tài) cho văn bản, bao giờ tác giả cũng xuất phát từ yêu cầu là đối tượng ấy phải phục vụ cho ý đồ, tư tưởng, tình cảm của mình.
VD: Với đề tài bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện chủ đề tác phẩm: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến Việt Nam.
b) Bình diện cấu trúc- hình thức:
* Biểu hiện qua nhan đề của văn bản.
Thông thường, việc đặt tên cho văn bản cũng thể hiện ý đồ bộc lộ chủ đề. Đặc biệt là văn bản nghị luận( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh; ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh). Riêng văn bản nghệ thuật, việc đặt tên đa dạng và phong phú hơn. Có khi lấy tên nhân vật chính hoặc hình tượng trung tâm để đặt tên (Truyện Kiều- Nguyễn Du; Lão Hạc- Nam Cao; Rằm tháng giêng- Hồ Chí Minh). Có khi dùng một cụm từ để bộc lộ chủ đề ( Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu- Nguyễn ái Quốc; Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn). Như vậy, khi tìm chủ đề của một văn bản nên nghiên cứu, xác định cách thức và ý nghĩa nhan đề.
* Biểu hiện ở tính mạch lạc của văn bản thông qua trình tự các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; thông qua hệ thống các đoạn ý, câu văn, từ ngữtập trung làm nổi bật chủ đề của văn bản (thái độ, tư tưởng, tình cảm , ý đồ tác giả)
Cần lưu ý là trong thực tế, văn bản có thể được hình thành ở mức độ đơn giản (chỉ gồm một đoạn văn chứa nội dung thông báo như bức điện báo, đơn xin nghỉ học) hay phức tạp (gồm nhiều đoạn văn, nhiều nội dung thông báo như một bộ tiểu thuyết, đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu văn học). Đối với trường hợp văn bản phức tạp, mỗi đoạn văn có thể chứa một chủ đề nhỏ gọi là chủ đề bộ phận. Các chủ đề bộ phận nằm trong một chủ đề chung của toàn văn bản. Nói cách khác, chủ đề chung được thể hiện xuyên suốt toàn bộ văn bản thông qua các chủ đề bộ phận. Trong mỗi đoạn văn, các câu cùng hướng tới chủ đề bộ phận. Các đoạn chứa chủ đề bộ phận lại hướng tới chủ đề chung. Mối quan hệ liên kết chặt chẽ ấy sẽ giúp cho VB tránh được sự rời rạc, tản mạn, lạc đề.
Đối với văn bản nghệ thuật, chủ đề bộc lộ thông qua hệ thống hình tượng là chủ yếu. Do đó, muốn tìm hiểu chủ đề thì phải kết hợp cả cảm và hiểu. Mà việc cảm và hiểu đối với một tác phẩm văn học còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ nhận thức, quan niệm sống, hệ tư tưởng, nghĩa là không đơn giản. Đây là lý do vì sao cùng một tác phẩm văn học nhưng lại có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí nội dung chủ đề được xác định khác nhau. Còn đối với văn bản nghị luận ( chứng minh, giải thích) chủ đề thường được nêu rõ ngay trong Mở bài và lần lượt được giải quyết ở Thân bài. Việc xác định chủ đề ở loại văn bản này có thể thực hiện ngay khi tiếp cận văn bản, rất cụ thể và rõ ràng.
II. Bài tập
1. Xác định chủ đề của các văn bản sau: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh); Cổng trường mở ra (Lý Lan).
2. Xác định chủ đề và chỉ rõ biểu hiện tính thống nhất của chủ đề trong các văn bản sau: Sông núi nước Nam; Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan); Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến).
	3. Trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thống nhất chưa? Vì sao? Hãy chữa lại cho phù hợp:
 a) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc, lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. Ca dao là tiếng lòng của người lao dộng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kỳ diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt. 
( Bài làm của học sinh)
b) Hình ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. Không phải chỉ vì “ con trâu là đầu cơ nghiệp” mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: “ Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”. Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: “ Trâu ơi ta bảo trâu này”. Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đén nó. Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi, mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, giãi bày nỗi lòng mình.
	( Bài làm của học sinh)
4. Hãy viết đoạn văn cảm nhận về văn bản: Tôi đi học. 
* Xác định chủ đề của đoạn văn: Văn bản Tôi đi học đã đem đến những xúc cảm chân thành về kỷ niệm lần đầu tiến đi học trong cuộc đờig mỗi con người.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn xứ Huế Thanh Tịnh đã gieo vào tâm hồn người đọc những xúc cảm thật trong trẻo và da diết. Trên nền nhạc trữ tình chậm buồn của dòng hồi tưởng, những câu văn ngân nga đã đánh thức miền kỷ niệm thơm lành về tuổi ấu thơ của mỗi con người, khiến ta nao lòng trước một thiên nhiên cuối thu xao xác lá vàng và bâng khuâng mây trắng, trước một dáng hình ngộ nghĩnh đáng yêu của “mấy cô cậu học trò nép dưới nón mẹ” để như thấp thoáng mơ hồ bóng dáng của chính mình một thời vụng dại – được đi trên con đường thân quen mà thấy lạ, được bé bỏng trong nỗi lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường oai nghiêm rộng lớn, được rơi những giọt nước mắt trong veo khi lần đầu tiên xa mẹ và được vòng tay lên bàn bập bẹ đánh vần bài học tuổi thơ. Đắm mình trong không gian đầy ắp nhớ nhung và hoài vọng ấy của nhà văn, kỷ niệm trong ta cũng như xôn xao nao nức tìm về. Không rườm rà chi tiết, không chen chúc nhân vật, những trang văn dồi dào cảm xúc của Thanh Tịnh đã làm người đọc xao xuyến với biết bao nỗi niềm về một thời để thương để nhớ, nhắc mỗi chúng ta đừng lãng quên ngày đầu đến lớp, đừng thờ ơ với ký ức ngày qua bởi chúng là một phần đời ta không bao giờ gặp lại, bởi chúng giúp ta biết nâng niu trân trọng từng phút giây hôm nay ta sống, biết gắn bó mến yêu vơí từng con người hôm nay ta gặp. Đó phải chăng là thông điệp tâm hồn Thanh Tịnh muốn gửi đến cho tất cả chúng ta? 

Tài liệu đính kèm:

  • docToi di hoc.doc