Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi - Chuyên đề: Nhật ký trong tù

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi - Chuyên đề: Nhật ký trong tù

PHẦN THỨ NHẤT : PHẦN CHUNG

I. Lí do chọn đề tài:

 Có những tác phẩm đọc xong ta quên ngay. Cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, khắc cham lại trong tâm trí ta những những ấn tượng khó phai nhạt, “Nhật ký trong tù” của Hồ chí Minh là một tác phẩm như thế. Tuy chỉ là một cuốn nhật kí ghi chép lại chuyện ăn, ở, sinh hoạt của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh đặc biệt – trong xiềng xích, gông cùm của nhà lao tăm tối nhưng sáng lên trong từng trang thơ là tâm hồn trong sáng, cao đẹp của Người, là chân dung một con người vĩ đại: một bậc đại nhân, một bậc đại chí, một bậc đại dũng.

 Hơn nửa thế kỉ qua, “Nhật kí trong tù” vẫn có sức sống mãnh liệt và làm lay động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi nó mang nội dung tư tưởng lớn lao và nghệ thuật đặc sắc. Chính vì vậy mà trong chương trình Ngữ Văn 8 ( Phần Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ) chuyên đề “Nhật kí trong tù” có một vai trò vô cùng quan trọng. Tác phẩm này có 133 bài thơ nhưng chương trình mới chỉ có hai tác phẩm : “ Ngắm trăng” và “Đi đường” được đưa vào chương trình học. Điều đó sẽ rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận một tác phẩm hay và có giá trị lớn. Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn, ý nghĩa thiết thực của chuyên đề này khi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 8 nên đã thôi thúc tôi viết chuyên đề “ Nhật kí trong tù” với mong muốn sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về tác phẩm này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

doc 29 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4616Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi - Chuyên đề: Nhật ký trong tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất : Phần chung
I. Lí do chọn đề tài:
 Có những tác phẩm đọc xong ta quên ngay. Cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, khắc cham lại trong tâm trí ta những những ấn tượng khó phai nhạt, “Nhật ký trong tù” của Hồ chí Minh là một tác phẩm như thế. Tuy chỉ là một cuốn nhật kí ghi chép lại chuyện ăn, ở, sinh hoạt của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh đặc biệt – trong xiềng xích, gông cùm của nhà lao tăm tối nhưng sáng lên trong từng trang thơ là tâm hồn trong sáng, cao đẹp của Người, là chân dung một con người vĩ đại: một bậc đại nhân, một bậc đại chí, một bậc đại dũng.
 Hơn nửa thế kỉ qua, “Nhật kí trong tù” vẫn có sức sống mãnh liệt và làm lay động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi nó mang nội dung tư tưởng lớn lao và nghệ thuật đặc sắc. Chính vì vậy mà trong chương trình Ngữ Văn 8 ( Phần Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ) chuyên đề “Nhật kí trong tù” có một vai trò vô cùng quan trọng. Tác phẩm này có 133 bài thơ nhưng chương trình mới chỉ có hai tác phẩm : “ Ngắm trăng” và “Đi đường” được đưa vào chương trình học. Điều đó sẽ rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận một tác phẩm hay và có giá trị lớn. Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn, ý nghĩa thiết thực của chuyên đề này khi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 8 nên đã thôi thúc tôi viết chuyên đề “ Nhật kí trong tù” với mong muốn sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về tác phẩm này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
 II. Lịch sử vấn đề.
 “ Nhật kí trong tù” là một tác phẩm có giá trị lớn nhưng chương trình đưa vào lớp 8 không có tiết giới thiệu khái quát về tác giả và giá trị của tác phẩm vì lẽ đó mà rất khó khăn trong việc giúp học sinh cảm và hiểu trọn vẹn giá trị của tập “Nhật kí tronh tù”.
 “Nhật kí trong tù” là một tác phẩm lớn được nhiều nhà nghiên cứu. Họ nghiên cứu “Nhật kí trong tù” từ nhiều khía cạnh khác nhau. Là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn nữa về chuyên đề này. Với mong muốn khám phá thêm giá trị “NHật kí trong tù” vẫn ẩn chứa trong từng câu chữ của thơ chữ Hán mà nếu không tìm hiểu thì không thể thấu hết được giá trị sâu sắc của nó.
III. Mục đích, yêu cầu.
 Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
 - Giúp học sinh có vốn hiểu biết sâu sắc về tác giả Hồ Chí Minh, về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tập “Nhật kí trong tù”
 - Học sinh khám phá, chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ đó, bồi đắp cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng, cao đẹp: lòng nhân ái bao la, yêu thiên nhiên thiết tha, ý chí, nghị lực phi thường, biết hướng tới cái “ chân, thiện, mĩ” của cuộc đời.
IV. Nhiệm vụ ngiên cứu.
 Với chuyên đề này, tôi nghiên cứu những vấn đề sau:
 A. Giới thiệu tác giả.
 B. Giới thiệu tác phẩm.
 I. Hoàn cảnh sáng tác và thể loại.
 II. Giá trị của tập “ Nhật kí trong tù”.
 1. Giá trị nội dung tư tưởng.
 2. Giá trị nghệ thuật.
 C. Kết luận chuyên đề. 
V. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
+ Phương pháp tìm hiểu thống kê
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phần B : Nội dung và các giải pháp cụ thể:
Phần thứ nhất: Thực trạng tình hình
Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán gồm 133 bài. Việc cảm và hiểu sâu sắc các bài thơ không đơn giản chút nào. Bởi một tác phẩm chữ Hán muồn hiểu cặn kẽ phải đọc kỹ từ bản nguyên tác đến bản dich nghĩa và bản dịch thơ. Điều đó đòi hỏi người học phải chịu đọc, chịu khó suy nghĩ thì mới có sự hiểu biết sâu sắc. Do đặc trưng của thơ chữ Hán khó nhớ, nên học sinh rất ngại học. Vì vậy vốn hiểu biết về tác phẩm rất hạn chế.
Phần thứ hai : Nội dung và các giải pháp cụ thể
A. Giới thiệu tác giả:
1. Tiểu sử:
 	Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890, mất ngày 02 tháng 09 năm 1969. Người tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là côông), tự là Tất Thành, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến.
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân. Thân phụ Người là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Và Người có một chị gái là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (Tự Tất Đạt, còn gọi là cả Khiêm), một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901), tên khi mới lọt lòng là Xin.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Kim Liên tại Nam Đàn, Nghệ An thì bẩy đời dòng họ Nguyễn có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao. Vì thế chính gia đình, dòng họ và truyền thống của quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu.
2. Cuộc đời và sự nghiệp:
a.Cuộc đời: Thuở nhỏ Nguyễn Tất Thành nổi tiếng là học giỏi, thông minh và ham học, ham đọc sách. Từ bé Thành đã có suy nghĩ học không phải để làm quan mà cốt để hiểu biết.
Lớn lên với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 06 năm 1911, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu á, châu Phi, châu Mỹ.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
Tháng 12 năm 1920, trong đại hội lần thứ 18 của Đáng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “ Người cùng khổ” ở pháp.
Tháng 6 năm 1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản.
Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ 5 của quốc tế cộng sản và được cử làm ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cộng sản ở các nước Đông – Nam châu á.
Năm 1925, Người thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông. Tháng 6 năm 1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo thanh niên và mở lớp huấn luyệ đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất 3 tổ chức cộng sản Đảng trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tập hội nghị thứ tám của ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh(Việt Minh).
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ thành quả của cuộc cách mạng tháng 8.
Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 9 năm 1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và ban chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
b. Sự nghiệp:
Hồ Chí Minh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại:
Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
Truyện ký: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành 
Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh 
Với những cống hiến to lớn như vậy cho nên cuộc họp lần thứ 24 năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỉ niệm 100 năm ngày sinh cuả Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa thế giới”.
B.Tác phẩm :
I.Hoàn cảnh sáng tác và thể loại:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 8 năm 1942 lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bắt đầu lấy tên mới là Hồ Chí Minh . Từ địa điểm cơ quan bí mật đóng ở vùng núi Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng, Bác đã lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế và liên lạc với các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở trung Quốc . Nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh (Tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc) thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ . Chúng giam cầm và đọa đầy người trong 14 tháng (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943). Trải qua gần 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian bị giam cầm Người đã sáng tác tập Nhật ký trong tù.
2. Thể loại:
“ Nhật ký trong tù” là một tập nhật ký bằng thơ gồm 133 bài. Nhật ký thể hiện tính chân thật. Những ghi chép hàng ngày gắn với mọi ăn ở, sinh hoạt, đi lại. Đồng thời nó lại được viết bằng thể loại thơ chữ Hán (phần đa các bài thơ được viết bằng chữ Hán và chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt). Bởi thế tác phẩm trở thành một tập nhật ký trữ tình độc đáo. Bởi đằng sau đó chúng ta thấy bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
II.Giá trị của tập nhật ký trong tù:
Giá trị nội dung tư tưởng:
1.1. Nhật ký trong tù phản ánh hiện thực đen tối về nhà tù và xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch:
 a,NKTT lên án chế độ nhà tù cực kỳ vô nhân đạo: 
ở đó, người tù bị bóc lột tàn nhẫn, vào tù phải nộp đủ mọi ... bài Bác viết chủ yếu bằng thể thơ tứ tuyệt hết sức hàm súc và có hàm ý sâu xa. Bác chọn thể thơ tứ tuyệt cổ điển vì thể thơ này có sức dồn nén lớn “lời ít, ý nhiều” tạo ra “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Đây là thể thơ có kết cấu chặt chẽ dùng bút pháp gợi hơn tả, hình tuợng thơ đa diện, đa nghĩa trong đó có chữ gọi là “Nhãn tự”, mang linh hồn của cả tác phẩm. Tiêu biểu là bài thơ tứ tuyệt “Mới ra tù tập leo núi” :
“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.”
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước tây phong lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.
Nhật kí trong tù phảng phất ý vị Đường thi (phảng phất ý vị của thơ Đường thơ Tống)
Đọc Nhật kí trong tù ta có thể tìm thấy vô vàn những từ ngữ, những cách nói, những tứ thơ, những ước lệ của thơ Đường thơ Tống. Như những “chỉ xích thiên thai” (gần nhau trong tấc gang mà cách nhau trơì vực), như những “Quân tại tương giang đầu-Thiếp tại tương giang vĩ” (chàng ở đầu sông Tương-thiếp ở cuối sông Tương) nhưng “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” (trập trùng sau núi vẫn còn núi), những hoa biết nói, trăng theo gót người, núi dồn núi, dòng sông chắp nỗi nhơ thương. Cũng có thể tìm thấy trong nhật ký trong tù những điển cố Trung Quốc thường được vận dụng như những ước lệ thẩm mỹ trong thơ Đường Tống như Bá Di, Thúc Tề, Vũ Quan, Trương Phi
Nhiều bài thơ mang đề tài quen thuộc của thơ ca cổ như “ Leo núi”, “ Nhớ bạn”. Bài thơ không chỉ đơn thuần nói về việc leo núi để rèn luyện sức khỏemà nó còn là một bức tranh sơn thủy hữu tình. ẩn trong bức tranh ấy ta bắt gặp tấm lòng Bác luôn nhớ về quê hương, đất nước, bạn bè, đồng chí. Tấm lòng thủy chung sáng như gương không chút bụi dù trong ngục tù đen tối. Bài thơ còn hàm chứa ý nghĩa nhắn tin Bác vẫn còn sống, đã khỏe mạnh, chuẩn bị về nước.
Thơ Bác giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ thể hiện qua bút pháp chỉ bằng vài nét chấm phá ghi lại linh hồn của tạo vật. Điển hình là bài thơ “ Chiều tối”. Bài thơ được viết trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Chỉ bằng vài nét chấm phá bức tranh thiên nhiên đã hiện lên:
“ Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không;”
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
(Chiều tối)
Buổi chiều được báo hiệu bằng hình ảnh cánh chim bay về tổ. Điều này ta từng bắt gặp trong thơ xưa. Trong “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du có hình ảnh “ Chim hôm thoi thóp về rừng”. Hay trong bài “ Chiều hôm nhớ nhà”- Bà Huyện Thanh Quan “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”. Nhưng cái khác trong thơ Bác không phải là cánh chim bay bình thường mà là “Quyện điểu”. Cánh chim mỏi bay về rừng tìm cây trú ngụ sau một ngày kiếm ăn cùng với hình ảnh cánh chim là “Cô vân” chòm mây lẻ loi lững lờ giữa tầng không. Cảnh vật có tâm trạng người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, sự lẻ loi cô đơn trên đất khách quê người. 
Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung tự tại, nhàn tản có quan hệ hòa hợp với thiên nhiên đó là người bạn tri âm, tri kỷ
Đọc “Nhật ký trong tù” ta không hề thấy bóng dáng của người tù mà dường như chỉ bắt gặp tư thế của người chiến sĩ, tâm hồn thi sĩ đang ngắm cảnh làm thơ. Nhân vật trữ tình trong thơ Bác cũng rất khác thơ cổ (Không phải là một ẩn sĩ mà là người chiến sĩ – người chiến sĩ có tinh thần lạc quan.
b.Bút pháp hiện đại: Nhật ký trong tù không chỉ mang màu sắc cổ điển mà còn kết hợp hài hòa với bút pháp hiện đại, biểu hiện:
Thiên nhiên trong thơ Bác rất khác thơ cổ: Nếu thơ xưa thiên nhiên được miêu tả thông qua bút pháp ước lệ, tượng trưng và thiên nhên trong thơ họ rất tĩnh lặng thì trong thơ Bác hình tượng thiên nhiên có sức sống, linh hoạt, khỏe khoắn hướng về sự sống về ánh sáng. Trong quan hệ hòa hợp với thiên nhiên con người là chủ thể nhưng không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ làm chủ bản thân, hoàn cảnh:
“Nhất khứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng!”
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên rừng thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
(Giải đi sớm)
Mở đầu bài thơ Bác đã giới thiệu không gian, thời gian của cuộc hành trình. Giống thơ phương đông, Người mượn tiếng gà để chỉ thời gian “ Gà gáy một lần” tức là quá nửa đêm. Thời gian chuyển lao rất im trong đêm thu giá lạnh. Nhưng Người không hề thấy cô đơn mà có trăng sao làm bạn trên đường đầy gian khổ “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên đỉnh núi mùa thu”. Đây là tứ thơ đẹp, bộc lộ tâm hồn tinh tế nhậy cảm của Người với thiên nhiên. Trăng sao xúm xít sum vầy nâng đõ cùng vượt lên đỉnh núi. Trăng hiện lên giữa ngàn sao lấp lánh. Trong đêm thu giá lạnh, Người luôn làm chủ bản thân, hoàn cảnh. “ Nghênh diện” ngẩng cao đầu đón nhận, vượt qua đêm thu giá lạnh đến với bình minh rực sáng ánh hồng. Trong bài thơ nói là chuyển lao nhưng không hề thấy bóng dáng của người tù mà chỉ bắt gặp tư thế của người chiến sĩ, một tâm hồn thi sĩ trong phong thái ung dung, tự tại.
Tóm lại bút pháp hiện đại thể hiện ở chất thép – sự tự chủ cao độ trong mọi hoàn cảnh, sự vượt lên những thếu thốn gian khổ về vật chất mà giữ được sự tự do về tinh thần để rung cảm với vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống.
Chất hiện đại còn được thể hiện ở tinh thần lạc quan luôn hướng về niềm vui, ánh sáng ngày mai. Tinh thần lạc quan ấy dựa trên sự hiểu biết sâu sắc quy luật vận động của đời sống vũ trụ của xu thế tất yếu lịch sử.
Đọc nhật ký trong tù ấn tượng sâu sắc nhất với người đọc là sự hòa quện giữa cái cổ điển và hiện đại, chất thi sĩ hòa với chất chiến sĩ trong thời đại mới.
Phần thứ ba: Tác dụng và kết quả quá trình thực hiện
 Qua thực tế bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy đây là một chuyên đề hay và rất cần thiết.Vì vậy việc nghiên cứu sâu, kỹ để dạy chuyên đề này có tác dụng to lớn với việc cảm thụ chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp về tập thơ “ Nhật ký trong tù”.
 Báo cáo xong chuyên đề này giúp học sinh hiểu một cách bao quát toàn diện giá trị của tập thơ. Từ đó giúp cho học sinh có kỹ năng cảm và hiểu thơ chữ Hán tốt hơn.
Phần thứ tư : Bài học kinh nghiệm :
 Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề, tôi rút ra dược một số bài học kinh nghiệm sau:
* Về giáo viên :
+ Phải nghiên cứu kỹ 133 bài thơ cả bản nguyên tác, dịch nghĩa, dịch thơ để có vốn hiểu biết sâu sắc về tập thơ “ Nhật ký trong tù”.
+ Giáo viên phải tận tâm, tận lực, say mê với bài giảng, hết lòng đem đến cho trò những hiểu biết và rung cảm của mình.
+ Giáo viên phải có phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp và hướng dẫn học sinh đọc sách, tìm dẫn chứng, biết phân tích, khái quát ý.
* Về học sinh : 
+ Có niềm đam mê, yêu thích môn văn, luôn khao khát tìm tòi, nghiên cứu cái mới, cái khó của tác phẩm.
+ Chịu khó đọc sách và tích luỹ tư liệu.
+ Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức sau khi học và đọc tác phẩm.
Phần c : Phần kết
1. Kết luận chung :
Mặc dù không có ý định làm thơ nhưng với tập thơ nhật ký trong tù Bác đã là một nhà thơ lớn, một hồn thơ cực kỳ phong phú, cao đẹp và một tài thơ độc đáo.
Đọc “ Nhật ký trong tù”, Hoàng Trung Thông khẳng định “ Trăm bài trăm ý đẹp”:
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Nhật ký trong tù thực sự là một tập thơ vô giá, một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc bởi nó có sức lay động,hấp dẫn vì nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị nghệ thuật đặc sắc độc đáo. Năm 1960, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Bác, viện văn học đã dịch “ Nhật ký trong tù” ra tiếng việt và giới thiệu với toàn dân. Tác phẩm đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới, trở thành một tài sản chung hết sức quý báu của nền văn hóa nhân loại.
Đọc “ Nhật ký trong tù” đã bồi đắp thêm cho ta tư tuởng, tình cảm, tâm hồn cao đẹp. Hướng cho ta luôn có ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường để vươn lên trong cuộc sống.
2. Những ý kiến đề xuất:
+ Những sáng kiến hay,bổ ích, thiết thực của giáo viên giỏi các cấp nên đưa về các trường để vận dụng vào thực tế giảng dạy.
+ Phòng giáo dục nên tiếp tục duy trì sinh hoạt chuyên môn huyện : Báo cáo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao trình độ cho giáo viên và học sinh. Và dạy các kiểu, cụm bài khó, từ đó có sự thống nhất chung trên địa bàn toàn huyện.
.Luyện tập
Đề 1:
 	Hồ Chí Minh thường không nhận mình là nhà thơ, ngay trong nhật ký trong tù, Người viết: “ Ngâm thơ ta vốn không ham”. Thế nhưng “Nhật ký trong tù”
vẫn được đánh giá là một tác phẩm vô giá có giá trị lớn. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hiểu biết về tập thơ “Nhật ký trong tù”
Đề 2:
 Sức hấp dẫn kỳ diệu của Nhật ký trong tù chính là vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh.
Anh (chị) hãy phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 3:
 	“Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh sáng ngời chất thép”. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tập thơ Nhật ký trong tù.
Đề 4:
 	Trong sách ngữ văn 8, tập II, trang 38 có viết: “Tuy Bác Hồ viết Nhật ký trong tù chỉ để ngâm ngợi cho khuây trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người”
Dựa vào kiến thức đã học về tập thơ “Nhật ký trong tù” đặc biệt là hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 5: 
Đọc thơ Bác nhà thơ Hoàng Trung Thông có nhận xét:
“ Vần thơ Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Bằng hiểu biết của em về tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh hãy làm sáng tỏ “ cái tình” trong thơ Bác.
Đề 6:
Trong bài “ Đề từ” trên trang bìa tập “ NHật ký trong tù” Hồ Chí Minh viết:
“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý thơ qua hai bài thơ “ Không ngủ được”, “ Ngắm trăng”.
Đề 7:
“ Trong những bài thơ của Bác, Bác không hề nói đến thép, không lên giọng thép mà vẵn sáng ngời chất thép”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về bài thơ “ Ngắm trăng” (Trích Nhật ký trong tù), em làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 8:
Nhận định về tập thơ “ Nhật ký trong tù”, sách giáo khoa viết:
Thơ “ Nhật ký trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Lại cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại. Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng.
Bằng vốn hiểu biết về tập thơ “ Nhật ký trong tù” hãy làm sáng tỏ nhật định trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan.doc