Giáo án bổ trọ Văn 8 - Tiết 25 đến 50

Giáo án bổ trọ Văn 8 - Tiết 25 đến 50

Tiết 25

 LUYỆN NÓI , KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP MTẢ , BCẢM

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể.

B. Nội dung:

I.Yêu cầu:

- Chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) trước khi nói hoặc viết kiểu bài.

- Khi nói cần nói to, lưu loát, dễ nghe. Có đổi giọng khi xuất hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài nói.

II. Luyện tập:

Bài tập 1.Có câu chuyện vui sau:

Cô giáo đặt câu hỏi như sau với học sinh A:

- Em đã bao giờ thực hiện theo câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” chưa?

Học sinh A nhanh nhảu trả lời:

- Dạ, chưa bao giờ ạ!

Cô giáo ngạc nhiên: “Tại sao vậy?”

Học sinh A trả lời:

- Thưa cô, vì làm như thế lâu lắm nên em đi mua kim cho nhanh ạ !

GV cho đại diện từng tổ lên trước lớp thi kể. Các tổ nhận xét đánh giá bài của nhau. GV cho điểm.

 

doc 42 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bổ trọ Văn 8 - Tiết 25 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS
Tiết 25
 Luyện nói , kể chuyện theo ngôI kể kết hợp mtả , bcảm 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể.
B. Nội dung:
I.Yêu cầu:
- Chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) trước khi nói hoặc viết kiểu bài.
- Khi nói cần nói to, lưu loát, dễ nghe. Có đổi giọng khi xuất hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài nói.
II. Luyện tập:
Bài tập 1.Có câu chuyện vui sau:
Cô giáo đặt câu hỏi như sau với học sinh A:
Em đã bao giờ thực hiện theo câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” chưa?
Học sinh A nhanh nhảu trả lời:
Dạ, chưa bao giờ ạ!
Cô giáo ngạc nhiên: “Tại sao vậy?”
Học sinh A trả lời:
Thưa cô, vì làm như thế lâu lắm nên em đi mua kim cho nhanh ạ !
GV cho đại diện từng tổ lên trước lớp thi kể. Các tổ nhận xét đánh giá bài của nhau. GV cho điểm.
Bài tập 2.Cho phần văn bản tự sự sau:
 Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường đi chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa. 
 Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hoà chan với máu. Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái vẫn còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ” Hôm nay, lời ca đó đang mấp máy trên môi chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp.
 (Anh Đức)
Hãy kể thành lời phần văn bản tự sự trên và cho biết: Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có thuận lợi gì cho việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm?
(- Khi kể chú ý biểu đạt cảm xúc thực sự nhạp vai vào nhân vật “tôi” để bày tỏ những suy nghĩ trong lòng mình.
- Dựa vào đại từ “tôi”, “chúng tôi” xác định được ngôi kể thứ nhất số ít và số nhiều.
- Tác dụng của ngôi kể; trực tiếp gợi tả hình ảnh thiên thiên và bày tỏ những suy nghĩ,cảm xúc đang diễn ra trong lòng mình).
Bài tập 3.Tập kể đoạn truyện từ “Vào năm học cuối cùngchân trời xa thẳm biêng biếc kia” (Trích Hai cây phong của Ai-ma-tôp, Ngữ văn 8 tập I) theo ngôi kể thứ nhất số nhiều (chú ý chi tiết miêu tả và biểu cảm).
NS
 Tiết 26. Củng cố: Câu ghép
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố kiến thức đã học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Nhận diện, phân tích được câu ghép, tác dụng của nó trong văn bản.
- Rèn kĩ năng tạo lập câu ghép hiệu quả trong diễn đạt.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cơ bản. Cho HS nhắc lại:
1 .Khái niệm câu ghép:
- Có từ 2 cụm C – V trở lên. Các cụm C-V không bao nhau.
- Mỗi cụm C-V là một vế câu.
2. Cách nối các vế câu:
a. Dùng từ có tác dụng nối.
- Nối bằng một QHT: (và, còn, song, nhưng, rồi hay.)
VD: Lão/ không hiểu và tôI/ càng buồn lắm.
 Vợ tôI/ không ác nhưng thị/ khổ quá rồi.
 Trời/ nổi gió rồi một cơn mưa/ập đến.
Nối bằng cặp QHT. +NN( Vì.nên)
 +ĐK( Nếuthì.)
 + TP ( Tuy.nhưng) 
 +TT( Không những.mà)
Nối bằng cặp phó từ hay đại từ: 
 Càngcàng cómới bao nhiêubấy nhiêu
 Chưađã ai.nấy
VD.Người ta vừa mở miệng nói anh đã cắt ngang.
 Bạn A càng nói mọi người càng chú ý.
 Lớp đóng góp bao nhiêu tôi đóng góp bấy nhiêu. 
b. Không dùng từ nối.( Giữa các vế câu dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).
VD:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
 -Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt cay cay.
 - Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh dã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.Phân tích câu ghép và tìm quan hệ giữa các vế câu:
a. Dù chúng có cao đến đâu đi chăng nữa, đứng xa cũng khó lòng trông được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
b. Chỉ khác là với một thanh niên Mỹ, một đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15.000đ mua một bao 555- vì đã hút thì phải hút sang- thì chỉ có một cách là trộm cướp.
c. Mặc dù non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi một đồng quà nhưng đời nào lòng thương yêu và kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
Bài tập 2.Viết một đoạn văn(7-10) câu có dùng ít nhất một câu ghép kể về sự việc một cậu bé (cô bé) thả con chim nhỏ về bầu trời tự do.
NS
Tiết 27 Củng cố: Câu ghép
A.Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố kiến thức đã học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Nhận diện câu ghép, phân tích cấu tạo và tác dụng của câu ghép trong VB.
- Rèn kĩ năng tạo lập câu ghép trong diễn đạt.
B. Nội dung.
Luyện tập.
Bài tập 1.Dùng các câu đơn sau tạo thành câu ghép (có thể dùng QHT cần thiết để nối các vế câu).
Bố mẹ thương con nhiều lắm.
 Con cần cồ gắng hơn nữa.
Trời hôm nay mưa to.
Hằng ngày con thường giúp đỡ mọi người.
Em nên mặc áo mưa mà đi học.
Gió thổi mạnh.
Nước sông lên to quá.
Những cây mới trồng khó mà sống được. 
Bài tập 2.Xác định các câu ghép trong đoạn trích sau đây:
 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đàu tiên đi đến trường ,lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôidẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.( Thanh Tịnh)
Bài tập 3. Trong những câu sau câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép? Vì sao?
a. Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt giận cho nó hay đen nó ra ao tắm.
b. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.
c. Huế còn nổi tiếng với những món ăn chỉ riêng Húê mới có.
d. Từ đèo HảI Vân mây phủ,chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào.
e. Nơi chúng em đứng, mọi người đều trông rất rõ.
g. Hắn làm nghề ăn trộm nên hắn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.
Bài tập 4.Viết đoạn văn giới thiệu một loại cây quí ở quê em có sử dụng ít nhất một câu ghép (7-10 câu)
NS
 Tiết 28 Củng cố : Văn bản nhật dụng
Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
Củng cố, khắc sâu đặc điểm, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng đã học .
Luyện cảm thụ, phân tích.
Có thái độ sống tích cực.
Nội dung.
I. Kiến thức cơ bản về VBND. Cho HS nhắc lại:
1. Khái niệm: Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, ma tuý.
2. Các văn bản nhật dụng đã học:
* Lớp 6:Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 Động Phong Nha.
* Lớp 7: Cổng trường mở ra.
 Mẹ tôi.
 Cuộc chia tay của những con búp bê.
 Ca Huế trên sông Hương.
*Lớp 8:Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
 Ôn dịch, thuốc lá.
 Bài toán dân số.
3. Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của3 VBND đã học ở lớp 8 :
a. Nội dung: Vấn đề dân số, các tệ nạn xã hội, môi trường.
b. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ.
- Đưa ra các số liệu, dẫn chứng cụ thể, sinh động.
- Kết hợp giải thích, phân tích, bình luận
- Lập luận chặt chẽ giàu tính thuyết phục.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.Trắc nghiệm.
*Nhận định nào đúng với văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”?
A. Là VB được soạn thảo trên buéc thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22/4/2000.
B. Là VB ra đời nhân ngày đầu tiên VN tham gia ngày thế giới bảo vệ môi trường.
C. Là VB ra đời nhân ngày đầu tiên VN tham gia ngày thế giới không hút thuốc lá.
*Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” có sự kết hợp giữa hai phương thức tạo lập VB nào?
A. Lập luận + thuyết minh.
B. Thuyết minh + tự sự.
C. Tự sự + biểu cảm.
D. Biểu cảm + thuyết minh.
Bài tập 2.Viết một đoạn văn(10-15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình hình ở địa phương em (chọn một trong hai đề tài sau):
Tệ nạn hút thuốc lá.
Việc sử dụng bao bì ni lông.
NS
 Tiết 29 Củng cố: Cách làm bài văn thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh.
- Có ý thức học hỏi, tìm hiểu, vận dụng tri thức nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cần nắm. Cho HS nhắc lại:
1. Để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần làm gì?
(Cần quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phảI nắm bắt được bản chất, đắc trưng của chúng. Dùng các phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu)
2. Có những phương pháp thuyết minh nào?
(Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại)
3. Bố cục của bài văn thuyết minh:
- MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- TB: trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi íchcủa đối tượng.
- KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
II.Luyện tập.
Bài tập1. Cho dàn ý của đề văn thuyết minh về con mèo như sau:
a. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác bộ lông dày mượt mà. Bộ lông ấy có thể màu đen trắng ( mèo khoang) có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có khi là 3 màu khác nhau ( mèo tam thể) .
b. Mèo có bộ ria mép dài, trắng như cước. Nó cũng là trợ thủ giúp mèo bắt chuột trong đêm.
c. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động.
d. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đắc biệt là tai mèo nghe được mọi cử động của chuột.
e. Mèo cử động nhẹ nhàng, sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình mẫu tử.
*Hãy nhận xét về trình tự ý.
*Dựa vào trình tự ý trên viết thành đoạn văn hoàn chỉnh giới thiệu về con mèo.
Bài tập 2. Hãy thuyết minh về một thứ đồ dùng của gia đình: chiếc phích nước.
Một nhóm HS dự kiến dàn ý bài viết như sau:
Cách bảo quản phích nước:
+ Để chỗ an toàn, tránh va đập, rơi vỡ.
+ Chú ý cách rửa ruột phích khi đóng cặn can-xi ở đáy phích.
Cấu tạo của phích nước:
+ Vỏ phích, tay cầm.
+ Ruột phích, nút phích.
Tác dụng của phích nước:
Phích có thể giữ nóng được bao lâu, tiện lợi như thế nào?
Em có đồng ý với dàn ý trên không? Vì sao?
Hãy sửa và bổ sung theo ý em.
Dựa vào dàn ý đã sửa, viết bài thuyết minh hoàn chỉnh.
NS
 Tiết 30 Củng cố về dấu câu
Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
Củng cố kiến thức về các dấu câu đã học: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Luyện phát hiện, điền dấu và nêu công dụng của 3 loại trên.
Có ý thức sử dụng hiệu quả 3 loại dấu này trong giao tiếp.
Nội dung.
I. Kiến thức cơ bản.
 ...  và khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng.
NS
Tiết 45 Củng cố Câu nghi vấn
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chức năng câu nghi vấn, ngoài chức năng dùng để hỏi.
- Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn phù hợp trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cần nắm:
- Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúcvà không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
II. Luyện tập.
1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:
a. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
b. Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra:
- Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa.
c. Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?
d. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà để được?
e. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
2. Xét các trường hợp sau rồi trả lời câu hỏi:
a. Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không?
 - Đâu có.
b. Bạn cất giùm mình quyển vở bài tập Toán rồi à?
 - Đâu.
c. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
d. Nam ơi! Bạn có thể trao cho mình quyển sách được không?
* Trong các trường hợp trên, câu nào là câu nghi vấn?
* Cho biết chức năng cụ thể của mỗi câu nghi vấn.
3. Các câu nghi vấn sau biểu thị những mục đích gì?
a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không?
b.Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?
d. Sao mà các cháu ồn thế?
e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?
4. Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) nêu cảm nhận của em về tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao) có dùng ít nhất một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc.
NS
Tiết 46 
 Củng cố: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
- Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
B. Nội dung.
I Kiến thức cần nắm:
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) , phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tựlàm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
II. Luyện tập.
1. Cho văn bản sau:
 Cách làm món thịt lợn kho tàu
Nguyên liệu:
Thịt vai sấn : 1000g Nước mắm, húng lìu, xì dầu.
Đường kính : 20g 
Cách làm:
 Thịt lợn cạo, rửa sạch cho vào nước đang sôi luộc qua, vớt ra để nguội, thái miếng bằng bao diêm. Cho nước mắm, xì dầu (hoặc nước hàng) vào xông cùng với nước lạnh đun sôi. Cho thịt vào đun sôi trở lại, hớt bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi thịt chín nhừ có màu cánh gián, cho thêm đường, húng lìu vào. Mở vung đun thêm, bao giờ nước còn sền sệt là được. Múc thịt ra đĩa ăn kèm với các loại dưa.
Yêu cầu cảm quan:
 Màu sắc: có màu cánh gián, bóng. Thơm mùi húng lìu, ngọt, mặn. Thịt nhừ, nguyên miếng, không nát còn một ít sốt sánh.
a. Tìm những đặc điểm về bố cục của vă bản.
b. Nhận xét về lời văn và cách diễn đạt trong văn bản.
2. Chọn một trong hai đề sau:
a. Hãy giới thiệu cách làm món bún chả.
b. Hãy thuyết minh về cách làm đồ chơi cho các em bé bằng các nguyên liệu đơn giản 
NS
Tiết 47 Củng cố Câu cầu khiến
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về câu cầu khiến (đặc điểm, chức năng).
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng câu cầu khiến trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cần nắm.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nàohay ngữ điệu cầu khiến.
- Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dáu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
II. Luyện tập.
1. Xác định sắc thái ý nghĩa của các câu cầu khiến sau đây trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng:
a. Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi nó mắng nhiều hơn và không để tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.
b. Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
c. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
2. Trong các trường hợp sau đây:
- Đốt nén hương thơm mát dạ người.
 Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
a. Câu nào là câu cầu khiến?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong câu Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi! và câu Hãy còn nóng lắm đấy nhé!
3. Đặt 5 câu trần thuật, sau đó dùng các hình thức cần thiết để chuyển thành câu cầu khiến.
4. Hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) có dùng ít nhất một câu cầu khiến. Cho biết chức năng của câu cầu khiến ấy.
NS
 Tiết 48 Ltập Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
B. Nội dung.
I Kiến thức cần nắm:
- Muốn viết bài văn TM về danh lam thắng cảnh tốt thì phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
- Bài giới thiệu có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
- Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
II. Luyện tập.
1. Cho các kiến thức sau về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Khởi công xây dựng: 2- 9- 1973.
- Địa điểm xây lăng: Lễ đài cũ ở Quảng trường Ba Đình- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô trực tiếp thiết kế và thi công.
- Đồng bào cả nước ai cũng muốn góp công sức vào viếc xây lăng Bác.
- Lăng Bác được khánh thành vào ngày 21- 8- 1978.
- Kiến trúc của lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6m. Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng, nơi đặt thi hài Người.
- Đường vào lăng có ba lối đi: đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn. Giờ vào lăng theo ba lối này khác nhau để không bị dồn ứ người vào lăng viếng Bác
Dựa vào các kiến thức đã cho và hiểu biết của em sau khi vào lăng viếng Bác, em hãy viết bài thuyết minh về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Viết một văn bản ngắn giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở quê hương em (hoặc là nơi em đã từng có dịp đến thăm quan).
NS
Tiết 49 Đọc thêm về Nhật kí trong tù
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Có thêm kiến thức về tập Nhật kí trong tù để hiểu thêm về vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng lòng yêu thơ Bác, niềm tự hào về Bác. Có ý thức sống và học tập theo gương Bác.
B. Nội dung.
1. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Tháng 8- 1942, Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc nhằm tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, vừa tới Quảng Tây, Người bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Chúng đã giam cầm Người suốt 14 tháng, trải qua gần 13 huyện tỉnh Quảng Tây.Trong thời gian này (8.1942 – 9.1943), Hồ Chí Minh đã sáng tác tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) với hơn 130 bài thơ bằng chữ Hán. Đây là tập nhật kí bằng thơ thể hiện tư tưởng và tình cảm cao đẹp, tinh thần thép sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại.
2. Một số nhận xét về tập thơ:
 Nhận xét về tập thơ này, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Con đọc trăm bài trăm ý đẹp
Anh đèn toả rạng máI đầu xanh
Vần thơ của bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
 Mở đầu tập thơ, Người nói rõ quan điểm sáng tác thơ văn của mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do
 Có thể nói tập thơ Nhật kí trong tù chính là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh. 
 Tập thơ tràn ngập tinh thần nhân đạo rộng lớn và sâu xa. Bác ái ngại cho cảnh vợ đến thăm chồng trong ngục, thương người bạn tù nghèo, những người phu làm đường quanh năm suốt tháng dãi gió dầm mưa, những người đi đường nghèo khổ, những em bé bị bọn TGThạch bắt.(GV đọc một số bài thơ)
 Tập thơ còn thể hiện lòng yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ.Một cánh chim, một chòm mây, ánh trăng cũng làm người bồi hồi xúc động. Thêm vào đó là tinh thần lạc quan cách mạng, luôn ung dung mỉm cười trước mọi khó khăn của cuộc sống. (GV đọc một số bài thơ)
3.GV có thể cho HS thành các nhóm :
- Thi đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù.(Đọc thuộc lòng)
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. Qua bài thơ ta thấy Bác là người như thế nào?
- Phân tích một bài thơ mà em thích nhất.
NS
Tiết 50 Củng cố Câu trần thuật
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về câu trần thuật (đặc điểm, chức năng).
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng câu trần thuật trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cần nắm.
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tảNgoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôI khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
II.Luyện tập.
1. Các câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? Vì sao?
a. Ơ quê tôi dạo này cấm hút thuốc lá.
b. Thầy giáo bảo hôm nay thầy về sớm.
c. Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!
d. Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
e. Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
2. Xác định mục đích của các câu trần thuật sau:
a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
b. Con là một đứa trẻ nhạy cảm.
c. Bầu trời trong vắt, không một gợn mây.
d. Mình tên là Lê Thu Thảo, học sinh lớp 8B.
e. Bạn cứ chuẩn bị đi, mình sẽ đợi.
g. Vì gió thổi nên lá bay.
(a.kể , b.nhận xét , c.tả , d.giới thiệu , e.đề nghị, hứa hẹn , g.giải thích)
3. Cho biết những câu chứa từ hứa sau đây thực hiện mục đích gì?
a. – Em để nó ở lại - giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
- Anh xin hứa.
( hứa1, hứa2: yêu cầu hứa3: hứa )
4. Viết một đoạn văn (7-10 câu). Xác định câu TT và cho biết mđ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an bo tro Van 8.doc