Giáo án: Bổ trợ Ngữ Văn 9 - Tuần 22 đến 26

Giáo án: Bổ trợ Ngữ Văn 9 - Tuần 22 đến 26

Tuần 22:

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN

 CỦA LA PHÔNG TEN

A. Mục tiêu bài dạy:

- HS hiểu rõ hơn về văn bản. Viết đoạn văn.

B.Nội dung:

I - Gợi ý

1. Tác giả:

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten.

2. Tác phẩm:

Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

3. Tóm tắt:

Bài viết gồm hai phần:

- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten;

- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

 

doc 47 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Bổ trợ Ngữ Văn 9 - Tuần 22 đến 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 :
chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
 của la phông ten
A. Mục tiêu bài dạy:
HS hiểu rõ hơn về văn bản. Viết đoạn văn.
B.Nội dung:
I - Gợi ý
1. Tác giả:
Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. 
2. Tác phẩm:
Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.
3. Tóm tắt:
Bài viết gồm hai phần: 
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten; 
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
II - Giá trị tác phẩm
Bài nghị luận văn chương Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu - sói. Và nếu như nhìn tổng thể là sự đối sánh giữa hai đối tượng được phản ánh thì trong cấu trúc của từng phần, H. Ten lại tạo ra mạch tương phản giữa cái nhìn của một nhà vạn vật học và cái nhìn của một nhà thơ.
ở phần đầu của văn bản, sau khi dẫn ra những câu thơ của La Phông-ten về "chú cừu non", H. Ten nói đến hình ảnh con cừu trong con mắt của nhà vạn vật học Buy-phông. Qua con mắt của nhà khoa học này, con cừu hiện ra với bản tính "ngu ngốc và sợ sệt". Tác giả phân tích những tập tính của loài động vật này một cách chính xác. Còn La Phông-ten thì khác. Bằng một nhãn quan của một nhà thơ, một nghệ sĩ, Phông-ten nhìn nhận lũ cừu như những con vật "thân thương và tốt bụng". Sự khác nhau ấy là sự khác nhau của hai nhãn quan, hai loại hình nhận thức. Cách nhận thức của Buy-phông là cách nhận thức duy lí, thực chứng của khoa học; còn cách nhận thức của La Phông-ten là cách nhận thức thẩm mĩ, nhân văn của nghệ thuật. Không có ai sai trong hai trường hợp trên mà chỉ có sự khác nhau giữa hai con đường. Tuy nhiên, tác giả tạo ra sự so sánh này là nhằm làm nổi bật đặc trưng trong phản ánh và thể hiện của thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung. Những đặc trưng này tiếp tục được tác giả làm rõ trong phần hai của văn bản, với những nhận xét thú vị về sự phản ánh con vật đối lập với con cừu: chó sói.
Dưới con mắt của La Phông-ten hay Buy-phông thì con chó sói đều là sự đối lập với con cừu. Nhưng ở La Phông-ten, một mặt con chó sói vẫn là "bạo chúa của cừu", "là một tên trộm cướp", "là một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn"; mặt khác, "cũng đáng thương", "khốn khổ và bất hạnh". Như vậy, điểm thống nhất trong sự thể hiện hai nhân vật đối lập của nhà thơ là tình thương. Còn điểm thống nhất trong nhận xét của nhà khoa học Buy-phông là chính xác. Dù là cừu hay sói thì với Buy-phông chúng đều không nhận được một tình thương nào cả. Tiêu chí của nhà vạn vật học là tính chính xác, trung thực trong mô tả, phân tích đối tượng. Cho nên, trước sau con chó sói chỉ là một con vật với "bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng".
Hơn nữa, dù là "bạo chúa" thì con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten còn được thể hiện với một tính cách phức tạp, khác với con chó sói thuần nhất chỉ là con vật có hại trong sự nhìn nhận của nhà bác học. Nhà thơ đã phát hiện ra những khía cạnh khác của con chó sói và nếu như Buy-phông dựng lên một bi kịch về sự độc ác của chó sói thì Phông-ten lại dựng lên hình tượng chó sói như là nhân vật trong vở hài kịch của sự ngu ngốc.
Căn cứ trên những hạt nhân sự thật nào đó của những con vật, nhà thơ sáng tạo nên những hình tượng nhân vật và gửi vào trong đó tình cảm của mình, sự cảm thông hay sự phê phán của mình. Những con vật, thực chất là bóng dáng của những con người với những tính cách khác nhau trong đời sống xã hội. Nhà thơ mượn hình ảnh con vật để khái quát những vấn đề của con người.
II. Bài tập
1. Để xây dựng hình tượng chó sói và cừu trong bài thơ chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, tác giả đã lựa chọn những khía cạnh chân thực nào của loài vật, đồng thời có những sáng tạo gì?
Gợi ý
- Con cừu ở đây là một con cừu cụ thể. Nhà thơ lựa chọn một chú cừu non bé bỏng và đặt chú cừu non ấy vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chú sói bên dòng suối.
- Khi khắc hoạ tính cách chú cừu ấy, biểu hiện qua thái độ, ngôn từnhà thơ không hề tuỳ tiện mà căn cứ vào một trong những đặc điểm vốn có của loài cừu là tính chất hiền lành, chẳng bao gìơ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai.
- Với đầu óc phóng khoáng và đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn, La Phông Ten còn nhân cách hoá chú cừu; nó cũng suy nghĩ và nói năng, hành động như con người: Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận: Xét lại cho tường tận kẻo màNơi tôi uống nước quả là; Hơn hai hoc bước cách xa dưới này; Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể: Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên. Đó chính là hình tượng sáng tạo của tác giả khi xây dựng hình tượng chú cừu.
2. Hãy trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – phông – ten.
 Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – phông – ten là của viện sĩ hàn lâm Pháp Hi-pô-lít Ten- một nhà nghiên cứu văn học, vị triết gí, sử gia lỗi lạc của Pháp trong thế kỉ XI X. Bằng phép so sánh, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa nhà vạn vật học Buy – phông và nhà thơ ngụ ngôn La- phông – ten khi nói về chó sói và con cừu.
 Khi viết về con cừu Buy –phông đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như ngu ngốc và hay sợ sệt, hay tụ tập thành bầy. Chúng chỉ biết đứng yên trong mưa và trong tuyết, chỉ biết làm theo con đầu đàn, nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hay bị chó đầu đàn xua đi.
 Khi viết về chó sói thì Buy – phông đã nói lên bản năng của chúng, một thú dữ hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy, săn mồi, khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi thì mỗi con một nơi, sống lặng lẽ và cô đơn. Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú ring rợn, mùi hôi thối gớm ghiếclà đặc tính tự nhiên của loài sói.
 Con cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông – ten có đời sống tâm hồn cụ thể. Chú cừu non chưa đầy một năm lâm vào hoàn cảnh đặc biệt là phải đối mặt với một con chó sói bên dòng suối. Thái độ của cừu đối với chó sói là kính trọng và nhún nhường, nó phản ánh đặc trưng đặc tính của loài cừu là hiền lành, nhút nhát và không thể làm hại ai. Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông – ten không chỉ là chuyện một con cừu bình thường mà là một triết lí nhân sinh đối với con người được nhà thơ gửi gắm vào đấy. Vì thế con cừu non cũng được nhân hoá, biết suy nghĩ, hành động và nói năng như con người.
 Khi viết về con chó sói, La- phông – ten đã miêu tả con chó sói cụ thể. Con sói được nhà thơ miêu tả trong hoàn cảnh nó đói meo, cơ thể gầy gò, giơ xương đang đi kiếm mồi và bỗng bắt gặp chú cừu non đang uống nước bên bờ suối. Chó sói gian xảo, hống hách và bắt nạt kẻ yếu. Cũng như chú cừu non, chó sói được nhân cách hoá và trở thành một nhân vật có cá tính như người, hành động, nói năng, ứng xử như người.
 Qua sự so sánh và khám phá, văn bản của Hi-pô-lit Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai văn bản: Văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản kho học đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về bản chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng.
 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – phông – ten là một văn bản nghệ thuật. Trong đó chó sói là một bạo chúa độc ác, quỉ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thân đau khổ đáng thương.
Liên Kết câu và liên kết đoạn văn
A. Mục tiờu cần đạt : -GV giỳp HS :
-Qua tiết học giỳp HS củng cố và thực hành về liờn kết cõu và liờn kết đoạn văn.
-Rốn kĩ năng dựng đoạn và liờn kết đoạn hỡnh thành văn bản .
B. Thời gian :90 pht .
C. Tài liệu : SGV 8-9 .
D. Cỏc hoạt động :
HĐ1 :GV vào bài trực tiếp 
HĐ2:GV Phương phỏp liờn kết cõu :
GV:Thế nào là liờn kết cõu ? cho vớ dụ?
HS : Trả lời .
HĐ 3 :GV ễn cỏc phương thức liờn kết cõu :
GV: Để liờn kờt cõu và liờn kết đoạn cú thể sử dụng cỏc phương phỏp liờn kết nào ?
HS : Trả lời .
GV: Thế nào l phộp nối ?cho vớ dụ
GV : Thế nào là phộp lặp ? phộp thế ? phộp liờn tưởng ? phộp nghịch đối ? phộp trật tự tuyến tớnh ? cho vớ dụ ?
HS : Trả lời .
HĐ2 : GV cho HS nắm lại phộp liờn kết và giỏ trị diễn đạt 
GV : Em hóy nờu cỏc phộp liờn kết đó học? Cho vd?
HS trả lời 
GV: Hóy nờu giỏ trị biểu đạt của cỏc phộp liờn kết?
HS trả lời 
GV chốt ý ghi bảng 
Bài tập 1: Tỡm cac phương tiện liờn kết thuộc phộp nối trong đoạn văn sau :
a. Cỏc chị ạ , chị đó biếu em một thứ quý nhất, một tấm lũng thương người, một chõn tỡnh xứng đỏng .Và bõy giờ, trong cỏt bụi cuộc đời, tõm hồn em vẫn sỏng mói những tỡnh cảm chõn thật buổi đầu .
Bài tập 2: Vẫn chửi. Vẫn kờu.Vẫn đấm. Vẫn đỏ. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chõn. Vẫn cẳng tay . Vẫn đũn cõn . Vẫn đũn gỏnh. Đỏng kiếp ! 
(Nguyễn Cụng Hoan )
Bài tập 3: Tỡm cỏc phương tiện thuộc phộp thế và thử nờu tỏc dụng của việc dựng phương tiện liờn kết ấy ?
 Chớ Phốo đó chết, chết trờn ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Anh phải chết vỡ xó hội khụng cho anh được sống (Nguyễn Hoành Khung )
Bài tập 4: Xỏc định mối quan hệ liờn tưởng trong phộp liờn kết đoạn văn sau:
 Tại sao đang sống trong hoà bỡnh mà cảm xỳc về đất nước lại khắc khoải đau thương thế? Chắc khụng phải Bà Huyện Thanh Quan nhớ tiếc triều Lờ, triều đại đó mất trước khi bà ra đời. Nhớ nước ở đõy cú lẽ là hoài niệm về một thời dĩ vóng vàng son một đi khụng trở lại 
Bài tập 5: Tỡm phương phỏp liờn kết được sử dụng trong cõu thơ sau ?
Đàn ụng nụng nổi giếng khơi
Đàn bà sõu sắc như cơi đựng trầu
Bài tập 6: Cỏc đoạn văn sau đõy bị lỗi về phương tiện liờn kết. Hóy chỉ ra và viết lại đoạn văn ấy cho đỳng 
 Thuý Kiều và Thuý Võn là hai con gỏi đầu lũng của viờn ngoại họ Vương. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn đa sầu đa cảm . Cũn Thuý Võn lại là cụ gỏi xinh xắn vụ tư 
Bài tập 7: Hóy viết một đoạn bỡnh khổ thơ sau, trong đú cú sử dụng ớt nhất hai phộp liờn kết , chỉ ra phộp liờn kết được sử dụng :
Giờ chỏu đó đi xa, Cú ngọn khúi trăm tàu 
Cú lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lỳc nào quờn nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhúm bếp lờn chưa ?...
 (Bếp lửa – Bằng Việt)
I. Liờn kết cõu :
 1. Khỏi niệm :
 - Liờn kết cõu trong văn bản là thực hiện trước hết những mối quan hệ ý nghĩa giữa cõu với cõu, cõu với tũan văn bản. Cỏc cõu liờn kết với nhau phải cú nội dung cựng hướng về sự việc chung cần núi đến .
- Những từ, tổ hợp từ được dựng để thực hiện liờn kết cõu được gọi là những phương tiện liờn kết cõu .
II . Cỏc phương thức liờn kết cõu :
 1 Phộp nối 
 2. Phộp lặp 
 3. Phộp thế 
 4. Phộp liờn tưở ... hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.
 - Điệp ngữ “Ta làm”, “Ta nhập vào” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
 - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị.
 + “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.
 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
 - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời
 + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. 
 - ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.
 - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.
 + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
 + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
 - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
 - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.
 GV mở rộng:
 Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sâu, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương, ồn ào.
 * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
 Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
 C- Kết bài :
 - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
 - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.
Đề 6: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
* Tìm hiểu đề
 * Nội dung:
 - Bài thơ thể hiện lòng thành kính đối với Bác Hồ khi nhà thơ từ Miền Nam ra Hà Nội thăm và viếng lăng Bác.
 - Mạch cảm xúc và suy nghĩ của bài thơ: thương tiếc và tự hào khi nhìn thấy lăng; khi đến bên lăng; khi vào lăng và cũng là niềm ước muốn thiết tha được hoá thân để được gần Bác.
 * Nghệ thuật:
 - Âm điệu thiết tha, sâu lắng (giọng điệu), hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm.
*Dàn bài
 I/ Mở bài:
 - Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác
“ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” 
 (“Bác ơi!” Tố Hữu)
 - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào à sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”.
 II/ Thân bài:
 4 khổ thơ, mỗi khổ 1 ý (nội dung) nhưng được liên kết trong mạch cảm xúc.
 1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác
 + Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng bác à Sự dồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác.
 + Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi.
 + ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” – hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam
 - “Hàng tre bát ngát” : rất nhiều tre quanh lăng Bác như khắp các làng quê VN, đâu cũng có tre.
 - “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
 - “Đứng thẳng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam.
 à K1 – không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đến với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN.
 2. Khổ 2: đến bên lăng – tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác.
 + Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ
Mặt trời đi qua trên lăng /
Mặt trời trong lăng rất đỏ
Dòng người/ tràng hoa
 - Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
 - Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người à nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác.
 + Hình ảnh dòng người / tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác à sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
 3. Khổ 3: cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
 + Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” – nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác.
 - Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
 - Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn.
 + “Vẫn biết trời xanh . Trong tim’ : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nõi đau nhức nhối tận tâm can à Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc.
 4. Khổ 4 : Tâm trạng lưu luyến không muốn rời.
 + Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến
 + Muốn làm con chim, bông hoa à để được gần Bác.
 + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”.
 à Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu à thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ.
 III/ Kết bài:
 - Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
 - Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác.
 Đề 7:. Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
 Gợi ý:
 I/ Tìm hiểu đề
 - Đề đã xác định hướng phân tích bài thơ: bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp.
 - Để tìm được ý cần đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi:
 + Tình đồng chí ấy biểu hiện cụ thể ở những điểm nào?
 + Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào thể hiện từng luận điểm đó?
 II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
 - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
 B- Thân bài:
 1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
 - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
 - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
 3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
 - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
 - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,)
 C- Kết bài :
 - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
 - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
Dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(3).doc