Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Dân Tộc Nội Trú Mỹ Tú

Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Dân Tộc Nội Trú Mỹ Tú

Bài 1:

CHÍ CÔNG VÔ TƯ.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư

- Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt được hành vi có hoặc không chí công vô tư.

- Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ:

- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi chí công vô tư, phê phán, phản đối những hành vi thiếu chí công vô tư.

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - SGK, SGV GDCD 9, chuẩn KTKN.

 - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về chí công vô tư.

 - Bài tập tình huống.

III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:(5p)

Giới thiệu bài: Các em thử hình dung xem nếu trong xã hội, trong tập thể, ai cũng nghĩ đến quyền lợi bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể của người khác thì tình hình sẽ ra sao, xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mọi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.

 

doc 73 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Dân Tộc Nội Trú Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1 
Ngày dạy:
Bài 1: 
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
HS hiểu được thế nào là chí công vô tư.
Những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư
Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư 
2. Kĩ năng: 
HS phân biệt được hành vi có hoặc không chí công vô tư. 
Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. 
3. Thái độ: 
Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi chí công vô tư, phê phán, phản đối những hành vi thiếu chí công vô tư.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- SGK, SGV GDCD 9, chuẩn KTKN.
	- Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về chí công vô tư.
	- Bài tập tình huống.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:(5p)
Giới thiệu bài: Các em thử hình dung xem nếu trong xã hội, trong tập thể, ai cũng nghĩ đến quyền lợi bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể của người khác thì tình hình sẽ ra sao, xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mọi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*HĐ 1:(12p) Tìm hiểu chuyện đọc.
I/ Đặt vấn đề.
- HS: phân vai đọc chuyện.
- GV: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán
 Đường và Trần Trung Tá?
- Học sinh trả lời:
- Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường hầu hạ bên giường rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mãi lo đánh giặc nơi biên cương.
-GV: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay ông lo việc nước?
-HS: Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh việc nước.
GV: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện đức tính gì(giải thích)?
- HS: Thể hiện tính công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người, không vị nể tình thân. Qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
Đọc truyện: Điều mong muốn của Bác Hồ. 
- GV: Mong muốn của Bác Hồ là gì?
- HS: Tổ Quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
- GV: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? 
- HS: Làm cho ích nước lợi dân.
- GV:Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bản thân em?
- HS: Kính trọng, thương yêu, khâm phục Bác.
- HS: Tự hào là con cháu Bác.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm cho ích quốc, lợi dân ”. 
GV: Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác có chung một phẩm chất đạo đức gì? 
- HS: Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất chí công vô tư. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
*HĐ 2:(11p) PP vấn đáp, động não.
GV: Qua 2 câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
- HS: Bản thân học tập, tu dưỡng theo tấm gương của Bác để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
GV kết luận.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức trong sáng, tốt đẹp, cần thiết cho mọi người, nó được thể hiện bằng việc làm cụ thể. 
- Qua phần thảo luận, chúng ta rút ra khái niệm về chí công vô tư và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
- GV cho HS làm bài tập về những việc làm thể hiện tính chí công vô tư.
a/ Làm việc vì lợi ích chung.
b/ Giải quyết công việc công bằng.
c/ Chăm lo cho bản thân.
d/ Không thiên vị.
e/ Dùng tiền nhà nước vào việc riêng.
- HS trả lời và giải thích vì sao?
*HĐ 3: PP động não, thuyết trình.
 - GV: Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? 
Tìm những tấm gương chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống, trong sách báo? Hoặc ngược lại?
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
Làm giàu bằng sức lực lao động chính đáng của mình
Hiến đất để xây dựng những công trình phúc lợi công cộng
Dạy học miễn phí cho các trẻ em nghèo
Chiếm đoạt tài sản của nhà nước
Lấy đất công bán thu lợi riêng
Trù dập những người phê phán mình
- GV: Những việc làm chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người. nếu ai cũng chỉ nghĩ và hành động vì lợi ích riêng của mình thì ko những lợi ích của tập thể ko có mà lợi ích riêng của mỗi người sẽ không được bảo đảm, sẽ có những va chạm đổ vỡ đáng tiếc xảy ra, xã hội sẽ rối loạn
- GV:Tìm những hành vi trái với phẩm chất chí công vô tư? 
- HS: Thiên vị trong công việc – sống ích kỉ – tham lam vụ lợi – che khuyết điểm của bản thân, của sếp- trù dập người ngay thẳng khi họ nói lên khuyết điểm của mình
*HĐ 4:(12p) PP vấn đáp, động não.
GV: Từ những ví dụ trên, chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
 Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt những hành vi chí công vô tư và không chí công vô tư.
- HS đọc câu nói của Bác “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” 
- Liên hệ việc lớp, việc trường.
HS có thể rèn luyện trong những việc làm cụ thể hàng ngày của bản thân như tích cực tham gia hoạt động tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét đánh giá người khác
I/ Đặt vấn đề.
- Đọc và phân tích câu chuyện.
+ Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư.
+ Điều mong muốn của Bác Hồ. 
II/ Nội dung bài học: 
1.Thế nào là chí công vô tư 
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Biểu hiện của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. 
2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư 
- Đối với cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
- Đối với tập thể, xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
3. Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ cách cư xử, giải quyết công việc một cách công bằng, không thiên vị, theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc hàng ngày ở lớp, ở trường và ở ngoài xã hội. 
4 / Rèn luyện- củng cố(4p): 
 - GV cho hs làm bài tập 1,2,3 SGK trang 5,6.
+ Bài 1: Hành vi chí công vô tư: d, e.
+ Bài 2: Tán thành d, đ.
+ Bài 3: Không đồng tình các việc làm trên 
a - Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái sai của ông Ba như vậy mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với các sai của ông Ba.
b,c –Ý kiến Trung đúng, mình phải đứng vệ lẽ phải, bảo vệ cho Trung và như vậy mới là người thấu tình đạt lí chí công vô tư 
- GV đưa ra tình huống lồng ghép giáo dục môi trường: Ông Minh là tổ trưởng dân phố, nhưng vợ ông lại buôn bán lấn chiếm mặt đường và thường xuyên đổ nước thải ra đường. Ông Minh vẫn làm lơ trước những việc làm của vợ mình. Em nghĩ ntn về việc làm của vợ chồng ông Minh?
 Từ tình huống trên cho HS trả lời
+ Vợ ông Minh buôn bán lấn chiếm mặt đường là vi phạm luật an toàn giao thông
+ Việc bà Minh đổ nước thải ra đường dễ gây ra tai nạn giao thông và làm ô nhiễm môi trường
+ Ông Minh làm ngơ trước việc làm sai trái của vợ chúng tỏ ông là người thiếu đức tính chí công vô tư.
Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư?
Tục ngữ:
Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Luật pháp bất vị thân.
Chí công vô tư vì dân phục vụ
Ca dao: “Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”.
 “Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.
5/ Hướng dẫn HS về học bài và xem tiếp bài 2(1p).
Học nội dung bài 1, tìm tình huống chí công vô tư trong cuộc sống.
 Làm bài tập vào vở.
Đọc và chuẩn bị bài 2: Thế nào là tính tự chủ. Biểu hiện của tính tự chủ. Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Tuần 2 - Tiết 2
Ngày dạy:
 Bài 2: TỰ CHỦ
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Hiểu được thế nào là tính tự chủ. Biểu hiện của tính tự chủ. Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Kỹ năng:
Biết đánh giá, nhận xét hành vi của tính tự chủ. Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
3. Thái độ: 
Tôn trọng những người có tính tự chủ. Có biện pháp rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như trong hoạt động xã hội.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Đàm thoại, kể chuyện, thuyết trình.
- Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
- SGK, SGV GDCD 9.
- Mẫu chuyện, ví dụ thực tế.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:(1P)
2/Kiểm tra bài cũ: (3P)
Thế nào là chí công vô tư?
Nêu một việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một người mà em biết?
3/ Bài mới:(1P)
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, có những hoàn cảnh, tình huống đặt con người trước những khó khăn, thử thách. Trong những tình huống đó buộc con người phải vững vàng, suy nghĩ chín chắn để vượt qua những khó khăn đó. Điều đó có nghĩa là ta phải tự làm chủ lấy mình. Vậy thế nào là tính tự chủ? Ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* HĐ 1: (10p)Tìm hiểu chuyện đọc.
HS đọc chuyện SGK.
-GV:
Câu1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
- HS: Con trai nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/ AIDS.
 Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
- HS: Nén chặt nỗi đau để lo cho con, vận động những gia đình chăm sóc những người bị AIDS. Giúp đỡ người khác bị HIV.
 Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
- HS: Làm chủ tình cảm và hành vi của mình
 Câu 4: Trước đây N là HS có những ưu điểm gì? Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
- HS: N là học sinh ngoan, học khá.
- HS: N bị bạn bè xấu rủ rê.
- HS: N trốn học, thi rớt, nghiện, trộm.
Câu 5: Vì sao N có hành vi xấu như vậy?
- HS: Không làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, gây hậu quả cho bản thân, gia đình, xã hội
 Câu 6: Bài học rút ra từ 2 câu chuyện.
Nếu trong lớp có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào?
- HS: Bà Tâm là người có tính tự chủ, không bi quan. N không có tính tự chủ, thiếu tự tin, không có bản lĩnh.
* HĐ 2: (13p)Tìm hiểu nội dung thế nào là tự chủ.
-GV: Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
-HS: Tự chủ.
GV: Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực nào?
- HS: Những suy nghĩ, tình cảm, hành vi.
-GV: kết luận:
+ Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh. 
+ Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.
- GV tổ chức trò chơi.
+ Chia làm 2 nhóm: một bên ghi biểu hiện của tính tự chủ, một bên là biểu hiện của tính không tự chủ.
Tự chủ
Thiếu tự chủ
Bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, có t ... át triển 
 - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung 
 - Nguyên tắc hợp tác: 
 + Dực trên cơ sở bình đẳng 
 + Hai bên cùng có lợi
 + Không hại đến lợi ích người khác 
 2) Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển 
 - Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu 
 3) Chủ trương của Đảng và nhà nước ta 
 - Coi trọng tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên toàn thế giới theo nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau 
 - Không dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết bất đồng bằng thương lượng 
 4) Rèn luyện tinh thần hợp tác 
 - Học sinh cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể .
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 
I)Đặt vấn đề: 
 - Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện qua lời nói của Bác Hồ 
 - Chuyện về một người thầy 
II)Nội dung bài học 
 1)Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những quý giá trị tinh thần như tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp  được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Phân biệt phong tục, hủ tục	
 2)Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
 - Yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động hiếu học, tôn sư trọng đạo 
 - Các truyền thống về văn hoá (các phong tục tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)  về nghệ thuật (tuồng, chèo, dân ca)
 3)Ý nghĩa:
 - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá góp phần tích cực là quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam
 4)Cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
 - Chúng ta cần tự hào, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn các hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc 
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO 
I)Đặt vấn đề:
 - Tìm hiểu chuyện nhà bác học Ê-di-xơn và học sinh Lê Thái Hoàng 
II)Nội dung bài học:
 1)Thế nào là năng động, sáng tạo: 
 - Năng động là tích cực, chủ dộng dám nghĩ dám làm 
 - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới vế vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có 
 - Người năng động, sáng tạo là luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập – lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao
 2)Ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống
 - Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết trong xã hội hiện đại 
 - Nó giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gianh để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng
 - Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân – gia đình
 3)Rèn luyện năng động, sáng tạo
 - Năng động, sáng tạo là quá trình rèn luyện siêng năng, của mỗi người tích cực trong học tập, lao động và cuộc sống
- Mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống 
Bài 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ 
I)Đặt vấn đề: 
 - Tìm hiểu về truyện về bác sỹ Lê Thế Trung
II)Nội dung bài học:
 1)Thế nào là làm việc có năng suất – chất lượng – hiệu quả 
 - Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định
 2)Ý nghĩa của làm việc có năng suất – chất lượng – hiệu quả
 - Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
 3)Rèn luyện để làm việc có năng suất – chất lượng – hiệu quả
- Mỗi người phải tích cực lao động nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ 
- Lao động tự giác có kỷ luật và luôn năng động – sáng tạo
4/ Luyện tập- củng cố:(4p)
 HS thực hành theo từng bài đã học.
5/ Hướng dẫn HS học bài:(1p) Về học bài và làm các bài tập còn lại của từng bài. Chuẩn bị tuần sau thi HKI.
Tuần 16 – Tiết 16
THI HỌC KỲ I
Đề thi và đáp án Phòng giáo dục ra (đính kèm)
THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI
Lớp
Số HS
Số bài
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
8 -> 10
Tỉ lệ
6,5 -> 7,9
Tỉ lệ
5,0 -> 6,4
Tỉ lệ
Cộng>= 5
Tỉ lệ
3,5 -> 4,9
Tỉ lệ
0 -> 2,9
Tỉ lệ
0 -> 2,9
Tỉ lệ
Cộng < 5
Tỉ lệ
9/1
9/2
9/3
9/4
Tuần 17 – Tiết 17 :
Ngày dạy:	 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Giáo dục HS về các chuẩn mực xã hội ơ mức độ phù hợp lứa tuổi. Hình thành nhân cách HS trong giai đoạn hiện nay.
2/ Tư tưởng :
- Hiểu được nội dung và các ý nghĩa chuẩn mực xã hội
3/ Kĩ năng :
- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, ý thức phấn đấu vươn lên.
II. ĐDDH:
	Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Họat đông của GV và HS
Nội dung
Chia nhóm thể hiện tình huống đã chuẫn bị trước, liên quan một trong số các nội dung đã học
HS còn lại đặt yêu cầu nhóm thể hiện tình huống giải quyết những yêu cầu được đặt ra
Gợi ý hướng HS tập trung một số vấn đề chính.
Đưa ra một vài tình huống ( Nội dung bài – vấn đề địa phương)
HS giải quyết theo nhóm
GV hướng dẫn HS vào nội dung chương trình SGK và sự tiếp cận giữa chương trình học với thực tế cuộc sống
1/ Phân biệt giữa người chí công vô tư với người giả danh chí công vô tư
Muốn thể hiện phẩm chất chí công vô tư cần phải làm gì?
2/ Tự chủ?
3/ Dân chủ và kỷ luật
Chú trọng phần phát huy vốn hiểu biết kinh nghiệm của HS về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật
4/ Năng động, sáng tạo
Hãy cho biết những họat động để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
5/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả- hãy nêu những vấn đề gần gũi nhất? 
6/ Lý tưởng sống của thanh niên?
Nhận thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước vận mệnh đất nước?
1/Chí công vô tư
Nói thì CCVT nhưng hành động và việc làm thể hiện tính tham lam ích kỷ đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể
Vì tình cảm riêng tư giải quyết công việc một cách thiên lệch
2/ Tự chủ là phẩm chất đạo đức có tính khái quát cao và trừu tượng
- Liên quan đến các vấn đề:
Tự tin 
Tôn trọng người khác
Tế nhị khoan dung 
Có kỷ luật vượt khó 
Tự giải quyết khó khăn một cách bình tĩnh tự tin
3/ Dân chủ và kỷ luật
HS cho ví dụ thực tế 
Vấn đề thực hiện đối với HS
4/ Năng động, sáng tạo
Kiên trì, say mê tích cực chủ động 
Hoàn thành công việc
Phải có cơ sở hiểu biết nhất định để có thể giải quyết công việc 
5/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Không chạy theo thành tích mà bỏ qua chất lượng
Không làm bừa, làm ẩu
HS cần phải chịu khótìm tòi ra cách học tốt nhất, ít tốn thời gian đạt hiệu quả cao
6/ Lý tưởng sống của thanh niên
4.Củng cố:
	GV nhận xét hoạt động học tập của HS 
5. Dặn dò :
Học bài, làm tiếp những bài tập còn lại
	Chuẩn bị bài sau 
	Xem lại các nội dung đã học
Tuần 18 - Tiết 18 
Ngày dạy
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng
Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
Các bức tranh về tai nạn giao thông
Một số biến báo hiệu giao thông
Bảng phụ, phiếu học tập.
Một số bài tập trắc nghiệm.
Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ : Thông qua.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hiện nay...
 ?Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? 
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:. – Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
HS: 
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
GV: Giới thiệu khái quát ý nghĩa một số biển báo hiệu giao thông đường bộ
1/ Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay 
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào
2/ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tham gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3/ Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
4/ Một số qui định về TTATGT.
- Đi đúng làn đường qui định.
- Quan sát và báo hiệu trước khi vượt.
- Ngồi trên xe môtô không được mang vác cồng kềnh, đeo bám xe khác.
- Khi điều khiển xe đạp, môtô không được che dù, nghe điện thoại di động, chạy xe trên hè hoặc trong công viên.
5/ Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lệnh
- Biển báo tạm thời
4/ Củng cố.
- Làm gì để thực hiện tốt các qui định về ATGT, tránh các vi phạm về ATGT ?
5/ Dặn dò :
- Nắm những vấn đề đã tiếp thu.
- Tìm tình huống trong thực tế. 
Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 9 chuan.doc