Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 29

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 29

Tuần :29

 Tiết :113 KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Kiểm tra kiến thức văn học của học sinh từ đầu học kì II đến nay .

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết, diễn đạt và cảm thụ văn học .

 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài .

II. CHUẨN BỊ

 Gv: đề bài, đáp án

 Hs : xem lại kiến thức đã học

III. PHƯƠNG PHÁP

 Gợi mở, lựa chọn, tổng hợp .

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :29 
 Tiết :113 ND:31/03/2009 
 KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức 
- Kiểm tra kiến thức văn học của học sinh từ đầu học kì II đến nay .
 2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng nhận biết, diễn đạt và cảm thụ văn học .
 3. Thái độ 
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ
 Gv: đề bài, đáp án
 Hs : xem lại kiến thức đã học
III. PHƯƠNG PHÁP
 Gợi mở, lựa chọn, tổng hợp .
IV. TIẾN TRÌNH 
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC (thông qua)
 3. Bài mới
 Hđộng 1 : Gv ghi đề :
- Gv đưa ra đáp án
 * Đáp án
Đề1 :
1/ Đoạn thơ :
Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín ,trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân .
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không (2đ)
2 / Hịch : Văn nghị luận cổ ,thường được vua chúa,tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài . (1 đ)
3 / Trong bài Sông núi nước Nam ,tác giả đã thể hiện ý thức dân tộc ,niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “đế”.Ở Nước Đại Việt ta tiếp tục phát huy niềm tự hào mạnh mẽ đó : “xưng đế ” và bổ sung thêm 3 yếu tố :văn hiến ,phong tục tập quán,lịch sửàKhẳ định chủ quyền độc lập dân tộc. (2 đ)
4 / Chiếu dời đô(Chiếu),Hịch tướng sĩ(Hịch), Nước Đại Việt ta(Cáo),Bàn luận về phép học(Tấu) (1 đ)
5/- Số phận cay đắng, chua xót của người lính thuộc địa (1đ)
 -Đồng thời còn thấy được màu sắc châm biếm, mỉa mai của
 tác giả . (1đ)
6. Qua bài thơ “Ngắm trăng” hình ảnh Bác Hồ hiện lên :
 Vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, cho thấy được tinh thần 
 lạc quan của Bác (1đ)
 Trong cảnh tù đày vẫn ngắm trăng : yêu thiên nhiên (1đ)
Đề 2 :
1 / Văn bản :
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (2 đ)
2 / Cáo :Thể văn nghị luận cổ,thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. (1 đ)
3 / Sơ đồ : (2 đ)
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA ,SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Yên dân
Bảo vệ đất nước
Lãnh thổ
Văn hiến
 TTrừ bạo 
Giặc Minh xâm lược
NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA
DdddCHÂ CHÂN LÝ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LÂP LẬPLALẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
Phong tục
Lịch sử riêng
Chủ quyền
4 / Chiếu dời đô(Lý Công Uẩn),Hịch tướng sĩ(Trần Quốc Tuấn), Nước Đại Việt ta(Nguyễn Trãi),Bàn luận về phép học(Nguyễn Thiếp) (1 đ)
5/ Lời tuyên bố trịnh trọng nhưng lại rất trơ trẽn,,lừa bịp,giọng điệu giễu cợt của bọn chúng.Nhưng thực chất không có sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa.Bọn chúng đã dùng mọi thủ đoạn mánh khoé để bắt lính . (2 đ)
6 / Qua bài thơ “Ngắm trăng” hình ảnh Bác Hồ hiện lên :
 Vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, cho thấy được tinh thần 
 lạc quan của Bác (1đ)
 Trong cảnh tù đày vẫn ngắm trăng : yêu thiên nhiên (1 đ)
 * Đề bài 1 :
1 / Hãy viết lại đoạn thơ miêu tả khung cảnh mùa hè trong văn bản khi con tu hú (Tố Hữu)(2 đ) 
2 / Nêu chức năng của thể Hịch (1 đ)
3 / Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam,vì sao ?(2đ)
4 / Nêu thể loại của các văn bản sau :Chiếu dời đô,Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta,Bàn luận về phép học .(1 đ)
5 / Hình ảnh “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế” , 
 “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài 
 thống chế” gợi cho em suy nghĩ gì ? (2đ)
6 / Qua bài thơ “Ngắm trăng”, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện 
 ra như thế nào ? (2đ)
 * Đề bài 2:
1 / Hãy viết bài thơ Ngắm trăng(phiên âm) – Hồ Chí Minh (2đ)
2 / Nêu chức năng của thể Cáo (1 đ)
3 / Vẽ sơ đồ lập luận văn bản Nước Đại Việt ta (2đ)
4 / Nêu tên tác giả của các văn bản sau : Chiếu dời đô,Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta,Bàn luận về phép học. (1 đ)
5 / Chính quyền thực dân tuyên bố “các bạn đã tấp nập đầu quân,các bạn không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ ,kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.Nêu suy nghĩ của em về lời tuyên bố đó? (2 đ)
6 / Qua bài thơ “Ngắm trăng”, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện 
 ra như thế nào ? (2đ)
MA TRẬN HAI CHIỀU
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Viết bài thơ,đoạn thơ,tác giả
1
4
2
1
Thể loại văn Nghị luận cổ
2
1
Nhận xét ,suy nghĩ
3
2
Suy nghĩ về câu nói,hình ảnh
5
2
6
2
Tổng số câu hỏi-điểm
2
3
2
3
1
2
1
2
Tỉ lệ phần trăm điểm
30 %
30 %
20 %
20%
4. Củng cố & luyện tập :
 Yêu cầu học sinh xem lại bài trước khi nộp
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Xem trước bài 
 - Chuẩn bị “Lựa chọn trật tự từ trong câu”
 Đọc VD SGK sắp xếp các từ trong câu theo những trật tự khác nhau(Gợi ý có 6 cách) 
 Tác dụng của cách sắp xếp
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :29 
 Tiết : 114 ND: 31/03/2009
 Tiếng việt : LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
-Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là :
 Khả năng thay đổi trật tự từ ; Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau .
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành .
 3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân .
II. CHUẨN BỊ
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP
 Gợi mở, vấn đáp, thảo luận, lựa chọn
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp 
2. KTBC
- Thế nào là lượt lời ? Cho ví dụ (10đ)
-Để giữ lịch sự trong giao tiếp cần chú ý điều gì ? Cho ví dụ làm rõ ? (10đ) 
- Trong hội thoại ai cũng được nói . Mỗi lần có người tham gia hội thoaị nói được gọi là một lượt lời (5đ)
- Ví dụ (5đ)
+ Cần tôn trọng lượt lời của người khác , tránh nói tranh, cắt lời, chêm vào lời người khác (3đ)
+ Im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ (3đ)
+ Ví dụ (4đ)
3. Bài mới 
 Hoạt động 1 : Nhận xét chung
 - Gọi học sinh đọc đoạn trích (Giáo viên treo bảng phụ)
 - Cho học sinh thảo luận (3¢) :
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những 
 cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ?
1 Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn 
 1 2 3 4
 khàn của người hút nhiều xái cũ . 
0 Thay đổi : 2134 3421 4123 2341
 4213 1423
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
0 Mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” có tác 
 dụng nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ 
 Giáo viên giảng :
- Đặt từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu 
 ấy với câu sau .
- Lặp từ “roi” ở đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu 
 ấy với câu trước .
? Nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy ?
0 (2134) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ (liên kết chặt với câu trước ) 
 Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
L.kết chặt với câu trước
L.kết chặt với câu sau
2. 2134
3. 3421
4. 4123
5. 2341
6. 4213
7. 1423
+ gõ đầu roi
+ (cai lệ)
+ (cai lệ)
+ thét :thằng ..
+ thét
+ thét
 Bài tập nhanh :
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 - Hãy thay đổi trật tự từ ?
 - Tại sao tác giả lại chọn trật tự từ như trên ?
 (Muốn nhấn mạnh : sự thưa thớt, vắng vẻ )
? Một câu văn bao giờ cũng chỉ có duy nhất một cách 
 sắp xếp trật tự từ hay không ? 
 Hoạt động 2 : Một số tác dụng của sự sắp xếp trật 
 tự từ
? Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể 
 hiện điều gì ?
a/  giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm 
 sập đến chỗ anh Dậu .
 ® Thể hiện thứ tự trước -sau của hành động
  xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ 
 tay hắn .
 ® Liệt kê các hoạt động, trạng thái theo thứ tự trước - 
 sau (việc gì diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau
 kể sau)
b/  Cai lệ và người nhà lí trưởng  
 ® Theo thứ bậc cao - thấp của nhân vật (cai lệ địa vị 
 cao hơn người nhà lí trưởng nên được kể trước) 
 Theo thứ tự xuất hiện (cai lệ đi vào trước) ,
 Theo trình tự quan sát của vợ chồng anh Dậu
  roi song, tay thước, dây thừng .
 (tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước) : theo thứ tự xuất hiện , theo trình tự quan sát của anh chị Dậu.
 Cai lệ cầm roi song, người nhàlí trưởng cầm tay thước và dây thừng
 - Học sinh quan sát phần II. 2
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm của câu a , b , c ?
 -Trong cụm từ in đậm, người viết thay đổi trật tự từ 
 (3 cách) .
? Ba cách này cách nào hay hơn , vì sao ?
0 Cách (a) :
 - Thể hiện chủ ý của tác giả đặt sóng đôi từng cặp riêng - chung : làng với nước , mái nhà tranh - đồng lúa chín
 - Tạo nhịp cân đối : nhịp 2/2 , 4/4
 Ví dụ :
1/ Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù .
 Ở tù hắn coi là thường . (Hắn coi ở tù là thường)
® Liên kết với câu khác (trước) trong văn bản 
2/ Lom khom dưới núi 
 Lác đác bên sông 
? Vậy người ta sắp xếp trật tự từ trong câu để làm gì ? 
I. Nhận xét chung :
* Ví dụ :
1. - Thay đổi trật tự từ : có nhiều cách
2. Nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ
 * Ghi nhớ (sgk-111)
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật 
 tự từ :
1. a/ Thứ tự trước -sau của các hoạt động
 b/ Theo thứ tự xuất hiện , địa vị, theo trình tự quan sát của vợ chồng anh Dậu
2. a/  ... TRẢ BÀI VIẾT - SỐ 6 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đãhọc về lập luận chứng minh, giải thích ; về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu ,  đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm ; những ưu -khuyết điểm của bài làm .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng học sinh tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm tập làm văn của mình so với yêu cầu của đề .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của tiết sửa bài .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: đề bài, đáp án, chấm bài
 Hs : sgk, tập ghi
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, vấn đáp, thảo luận, đọc diễn cảm
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới :
 Hđộng 1 : Gv ghi đề , phân tích đề , lập dàn ý B1: Gv ghi đề 
B2 : Phân tích đề 
 * Nội dung :
- Phải có luận điểm phù hợp
- Biết sử dụng lí lẽ, dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ
- Vận dụng phương pháp hợp lí, kết hợp với yếu biểu cảm , tự sự hoặc kể
 * Hình thức :
- Dàn bài cân đối, mạch lạc
- Văn phong phù hợp, không mắc lỗi diễn đạt
 Hđộng 2 : Lập dàn ý
B3 : Lập dàn ý 
 ? Phần mở bài sẽ như thế nào ? 
(Học sinh thảo luận để lập dàn ý) 
? Thân bài trình bày ra sao ?
-Xây dựng hệ thống luận điểm
-Chọn luận điểm phù hợp (loại bỏ những luận điểm không phù hợp)
-Bổ sung luận điểm
-Sắp xếp luận điểm theo trình tự hợp lí
HS tự làm
 ? Kết bài tổng kết vấn đề như thế nào ?
B4 : Nhận xét bài làm của học sinh .
GV nhận xét các lỗi HS mắc phải bằng các ví dụ cụ thể : 
-Ưu điểm 
- Khuyết điểm
HS tham khảo và sửa chữa rút kinh nghiệm cho những bài viết sau tránh mắc phải
B5 : Chữa lỗi trong bài .
 Lỗi chính tả :
Tổ quất,vinh quan,ghương,sinh nhên,nài ,chăn,chiệu,sấu,niếu,ba6i,các bại,gắng chặt
 Lỗi diễn đạt :
Các bạn hãy cùng nhau làm cho đất nước ngày càng tươi sáng hơn và người xưa có câu tục ngữ là học đi đôi với hành . 
Hiện nay lớp ta đang có nhiều bạn học giỏi lao động tốt làm vui lòng thầy cô ,cha mẹ 
B6 : Thống kê điểm 8 1 8 2
- Điểm 9 : 1
 7,8 : 3 3
 5, 6 : 31 30
 3,4 : 5 4
B7 : Đọc bài văn hay 
B8 : Phát bài 
* Giáo viên giải đáp thắc mắc (nếu có)
* Đề bài : 
 Hiện nay,một số bạn trong lớp còn lơ là trong học tập.hãy nêu những suy nghĩ của em để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. 
* Dàn ý :
 a. Mở bài :
Trong cuộc sống ,việc học tập đòi hỏi phải học suốt đời 
 b. Thân bài :
- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”,sánh kịp với bè bạn năm châu.
-Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi ,để đáp ứng được yêu cầu của đất nước .
-Muốn học giỏi,muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
-Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi,chưa chăm học,làm cho thầy ,cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
-Nếu bây giờ càng chơi bời,không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
-Vậy các bạn nên bớt vui choi,chịu khó học hành chăm chỉ,để trở nên người có ích cho cuộc sống,và nhờ đó,tìm được niềm vui chân chính,lâu bền.
 c. Kết bài :
-Tóm lại,khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường thì càng phải ra sức học tập 
-Liên hệ bản thân suy nghĩ của em trước vấn đề này 
* Nhận xét :
 Ưu điểm :
- Phần đông các em nắm được cách làm thể loại văn nghị luận
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc
- Nhiều bài lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phù hợp, lập luận chặt chẽ
- Kết hợp được yếu tố tự sự, biểu cảm vào bài viết
-Sử dụng từ ngữ có chọn lọc
 Khuyết điểm :
- Một số bài viết rất sơ sài (thân bài)
- Lí lẽ chưa thuyết phục, còn đơn giản chung chung. Dẫn chứng ít, có bài không đưa ra dẫn chứng 
- Một vài bài bố cục rời rạc, không mạch lạc, lập luận không có hệ thống .
- Còn viết câu sai ngữ pháp, sai chính tả, dùng từ sai .
 4. Củng cố và luyện tập :
 Giáo viên có thể yêu cầu hs trao đổi bài cho nhau để tìm ra lỗi sai để sửa .
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
 - Chuẩn bị bài : “Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận”
 + Đọc trước các ví dụ trong sgk .
 + Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận có tác dụng gì ?
 + Khi đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận cần lưu ý điều gì ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :29 
 Tiết : 116 ND: 03/04/2009
 TLV : TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ & MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố cần thiết cho bài văn nghị luận . Vì chúng có khả năng giúp người nghe (đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn .
- Nắm được nhữgn yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận làm văn nghị luận đạt hiệu quả thuyết phục cao .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận .
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 : Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn 
 nghị luận
 - Đọc hs đọc đoạn trích (a , b)
? Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự , còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả ? (Hai đoạn trích này viết nhằm mục đích nào là chủ yếu )
0 Nghị luận
 - Đoạn trích (a) có kể một thủ đoạn bắt lính , đoạn trích (b) tả cảnh khổ sở của người bị bắt lính . Nhưng hai đoạn này không phải là văn miêu tả và tự sự , vì tả và tự sự không phải là mục đích chủ yếu nhất của người viết nhằm đạt tới 
 - Nguyển Ái Quốc viết hai đoạn trích trên nhằm mục đích : vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là chế độ “lính tình nguyện” . Vì thế hai đoạn trích phải làm rõ phải trái, đúng sai ® văn nghị luận . Còn tự sự và miêu tả chỉ là yếu tố phụ trong hai đoạn trích 
 ? Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và tả trong hai đoạn trích trên ?
- Tự sự : “ thoạt tiên  xì tiền ra”
- Miêu tả : “tốp thì bị xích tay  đạn lên nòng sẵn”
? Nếu loại trừ những yếu tố này ra khỏi văn bản thì văn bản còn sức thuyết phục không ?
0 - Nếu bỏ tự sự : không thấy được sự bắt lính trắng trợn của thực dân Pháp .
 - Nếu bỏ yếu tố tả : không hình dung rõ sự lừa gạt trong lời rêu rao “ sốt sắng đầu quân tấp nập , không ngần ngại” > <
Bị xích, nhốt, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn .
? Vậy , yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong bài văn nghị luận ? 
 ( Chốt ghi nhớ - điểm 1 ) 
 Hoạt động 2 : Học sinh đọc văn bản ở phần (2) :
? Văn bản viết ra để kể lại câu chuyện về chàng Trăng và nàng Han hay để làm gì ? 
0 Làm luận cứ nhằm chứng tỏ : hai truyện cổ của dân tộc miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi .
 Thảo luận :
? Trong văn bản đó có yếu tố tự sự và miêu tả không ? Hãy chỉ ra đâu là yếu tố tự sự, đâu là yấu tố tả trong văn bản ?
? Tác giả có kể lại toàn bộ hai truyện chàng Trăng và nàng Han không ? (Không)
? Vì sao tác giả chỉ kể lại những chi tiết như : chàng Trăng không nói, không cười , cưỡi ngựa đá, sau khi chiến thắng kẻ thù chàng bay lên mặt trăng .Nàng Han thành tiên bay lên trời sau khi đánh giặc : ® những anh hùng
0 Vì giống với những chi tiết ở truyện Thánh Gióng ® để làm sáng tỏ luận điểm : Thánh gióng là bản anh hùng ca 
? Em thấy tác giả có miêu tả tràn lan không ?
0 Chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kĩ .
? Vậy khi đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bàivăn nghị luận cần chú ý những gì ?
 ( Nếu đưa yếu tố kể & tả vào tràn lan ® bài văn không mạch lạc, phá vỡ mạch văn nghị luận )
 Giáo viên chốt ghi nhớ - điểm 2 
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn 
 nghị luận :
a/ Đoạn trích (a) , (b) viết nhằm mục đích nghị luận chứ không phải tự sự hay miêu tả .
- Yếu tố tự sự và miêu tả làm bài văn nghị luận rõ ràng, sinh động hơn
b/ Chỉ kể và tả những sự việc, hình ảnh có lợi để làm sáng tỏ luận điểm 
c/ Không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn .
 * Ghi nhớ (sgk-116) 
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : . Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập và củng cố kiến thức :
- Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận ?
- Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận cần đảm bảo yêu cầu gì ?
BT1: Chỉ ra yếu ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận sau và cho biết tác dụng của chúng ?
BT2: Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của loài hoasen trong “ Trong đầm gì đẹp bằng sen” , em cóvận dụng vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào trongbài viết của mình không ? Vì sao ?
II. Luyện tập :
1/ -Yếu tố tả : trời trong, trăng hẳn tròn và sáng,  trong suốt, bao la, huyền ảo , 
 -Yếu tố kể : sắp trung thu, trời xứ Bắc  đêm trước rằm đầu tiên, mười mấy ngày qua,  
2/ - Sử dụng yếu tố tả : gợi lại vẻ đẹp của hoa sen
 - Sử dụng yếu tố kể : khi cần kể lại kỉ niệm về bài ca dao đó.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học bài, làm bài tập
 - Chuẩn bị bài : : “ Ông Giuốc -Đanh mặc lễ phục”
 + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả- tác phẩm ?
 + Tìm hiểu sơ lược về thể loại kịch 
 + Tính cách học đòi của ông Giuốc Đanh thể hiện như thế nào ? 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc