Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 19

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 19

Tuần : 19

 Tiết : 73 ND:06/01/2008

 Văn bản : NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ )

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Thấy được nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng , tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .

 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tự do .

 3. Thái độ :

- Giáo dục học sinh yêu quý tự do .

II. CHUẨN BỊ :

 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 Hs : sgk, tập ghi, xem trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận , giảng bình,

IV. TIẾN TRÌNH :

 1. Ổn định lớp :

 2. KTBC : (thông qua)

 3. Bài mới :

 Giới thiệu bài : Trong những năm 1930 -1945, phong trào thơ mới ra đời với đội ngũ sáng tác là tầng lớp trí thức Tây học và nhà thơ có công đầu trong việc khẳng định thành tựu của “Thơ mới” là Thế Lữ . Một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của ông là “Nhớ rừng” .

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	*********
Tuần : 19 
 Tiết : 73 ND:06/01/2008
 Văn bản : NHỚ RỪNG 
 ( Thế Lữ )
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Thấy được nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng , tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tự do .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh yêu quý tự do .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận , giảng bình,
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong những năm 1930 -1945, phong trào thơ mới ra đời với đội ngũ sáng tác là tầng lớp trí thức Tây học và nhà thơ có công đầu trong việc khẳng định thành tựu của “Thơ mới” là Thế Lữ . Một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của ông là “Nhớ rừng” . 
 Hđộng 1 :
 - Gọi học sinh đọc chú thích :
? Qua phần chú thích, hãy cho biết vài nét chính về tác giả ?
 - Gv giới thiệu thêm :
. Ông là người đánh dấu phong trào thơ mới thắng thơ cũ (cổ) . Ông tự nhận mình là người lữ khách trên trần thế chỉ biết săn tìm cái đẹp - vẫn mang tâm sự thời thế đất nước .
. Hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, là người có công đầu trong việc khẳng định thành công cho “thơ mới”, có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi, kịch nói .
? Cho biết xuất xứ bài thơ ?
- Giải nghĩa từ khó : ngạo mạn, sơn lâm, sa cơ, chúa tể 
- Giọng đọc : lúc trầm buồn, uể oải nhưng có đoạn lại hào hùng, nhanh mạnh .
 Gv đọc mẫu - Gọi hs đọc - Hs khác nhận xét - Gv sửa chữa .
 Hoạt động 2 :Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản
? Theo em, bài thơ nên chia làm mấy phần ? Nội dung chính
 từng phần ?
0. 3 phần
 · P1: đoạn 1, 4 (Tình cảnh con hổ ở vườn bách thú)
 · P2: đoạn 2, 3 (Con hổ ở chốn sơn lâm)
 · P3: đoạn 5 (Giấc mộng tự do của hổ ) 
? 2 câu thơ đầu nói lên điều gì về hoàn cảnh của con hổ ?
0 Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
 Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
 Chính sự giam cầm, hổ vị chúa sơn lâm tung hoành tự do giữa đại ngàn, nay bị nhốt trong cũi sắt . Người xưa nói “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” . Nhưng con hổ này không hèn .
? Tâm trạng con hổ trong 2 câu thơ này là gì ?
0 - “Gậm một khối căm hờn”, bề ngoài tưởng nó nằm thờ ơ, nằm dài trông ngày tháng dần qua nhưng trong lòng vẫn âm ỉ một thái độ căm hờn ghê gớm .
 - Xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh biết rõ vị trí của mình nhưng dù kiêu hãnh đến đâu hổ cũng thở dài chấp nhận sự thật thân phận nhục nhằn tù hãm .
? Em có nhận xét gì về từ “khối “ khi tác giả viết “khối căm hờn “ ?
0 Từ “khối “ đi với từ ngữ trừu tượng gây ấn tượng mạnh về sự ngưng kết không tan đi được . “ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” . Căm hờn thành khối mà con hổ ngậm là sự diễn đạt rất hay về tâm trạng căm hờn âm ỉ của hổ khi bị giam .
? Trong tâm trạng ấy, các con vật ở vườn bách thú hiện ra dưới mắt nó như thế nào ? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ đó ?
0  khinh lũ người  ngạo mạn, ngẩn ngơ
  bọn gấu dở hơi ,  cặp báo  vô tư lự
 Khinh lũ người giễu cợt nó, nó coi họ là lũ ngẩn ngơ, ngạo mạn. Nó cũng coi thường cả những con gấu, con báo cùng bị giam
? Nhận xét về giọng điệu các câu thơ cuối ? (Đau xót)
? Vì sao hổ đau xót khi chịu ngang bầy cùng bọn gấu , báo ?
0 Vì chúng không nhận thấy nỗi nhục nhằn tù hãm, không có khát vọng tự do nên không có phản ứng gì . Hổ còn coi khinh cả những người tạm thời chiến thắng nó .
?Nhận xét về tâm trạng của con hổ trong đoạn thơ đầu ?
? Đặc biệt cảnh vườn bách thú nơi đây là một nơi ra sao dưới cái nhìn của hổ ? 
 Tìm dẫn chứng minh họa ?
0 
 Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối vì là cảnh nhân tạo do con người sửa sang xếp đặt, tỉa tót, chứ không phải cảnh tự nhiên hoang dã 
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của
 đoạn 4 ? 
0 Nhịp gấp : hoa chăm- cỏ xén - lối phẳng- cây trồng 
 Giọng điệu : giễu nhại
? Tác dụng của việc ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu ấy ?
0 Đoạn thơ toát lên nỗi bực dọc, khinh thường, chán ghét cao độ của hổ với thực tại xung quanh .
? Đoạn 1,4 miêu tả tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú.Đó là tâm trạng gì ?
I. Đọc - Hiểu chú thích :
-Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907-1989)
-Là người sáng lập phong trào thơ mới và là nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng 
_Thể thơ 8 chữ theo kiểu hát nói truyền thống,một thể thơ tự do,rất mới
_Được coi là một trong những tảng đá đầu tiên xây dựng nền thơ mới .
I. Đọc -Tìm hiểu văn bản :
1. Cảnh con hổ trong vườn bách thú :
Gậm một khối căm hờn
Ta nằm dài trông ngày tháng
 khinh lũ người  ngạo mạn, ngẩn ngơ
  bọn gấu dở hơi ,  
cặp báo  vô tư lự
à Con hổ sống trong tâm trạng căm hờn, uất hận, ngao ngán .
Ghét
sửa sang 
Hoa chăm,cỏ xén
mô gò
học đòi
àTâm trạng uất hận ,căm hờn nỗi chán ghét cao độ trước thực tại giam cầm,tù hãm.
 4. Củng cố & luyện tập :
- Tâm trạng của hổ khi sống ở vườn bách thú ?
- Nó nhìn mọi vật xung quanh như thế nào ?
- Tâm trạng uất hận, ngao ngán
- Dở hơi, tầm thường, giả dối
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
- Học bài , Xem tiếp các câu hỏi còn lại trong bài 
 + Vị chúa sơn lâm nhớ về chốn cũ với những hình ảnh nào ?
 + Con hổ trong chốn giang sơn của nó hiện ra như thế nào ?
 + Nhớ về thời oanh liệt đã qua, hổ nhớ về khoảng thời gian nào ?
 + Những nét đặc sắc về nghệ thuật ?
Tuần :19 
 Tiết : 74 ND:06/01/2008
 Văn bản : NHỚ RỪNG (tt)
 (Thế Lữ)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
-Thấy được sự dũng mãnh của hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó. Đồng thời thấy được sự tương phản giữa hiện tại và quá khứ để hiểu được nỗi lòng khát khao tự do của hổ .
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích thơ tự do 
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý tự do, yêu nước
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở,thảo luận, vấn đáp, so sánh, giảng bình, tích hợp với phần tiếng việt : câu nghi vấn .
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Cho biết đôi nét về tác giả ? Xuất xứ bài thơ ? (8đ)
- Tâm trạng của hổ khi ở vườn bách thú ?
 Dẫn chứng ? (8đ)
- Thế Lữ (1907-1989) là người sáng lập phong trào thơ mới, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng (4đ)
- “Nhớ rừng” trích từ  
Thơ tự do ( 8chữ ) (4đ)
+ Con hổ sống trong tâm trạng uất hận, ngao ngán (4đ)
+ Dẫn chứng : (4đ)
 3. Bài mới Giới thiệu bài : Trước thực tại chán ghét, tầm thường ở vườn bách thú con hổ luôn nhớ về thời tự do vùng vẫy của mình ở chốn núi rừng . Vẻ đẹp của chúa sơn lâm hiện ra như thế nào trong chốn rừng thiêng của nó, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu phần tiếp theo .
 Hđộng 1 :
 * Đọc đoạn 2-3 và nêu nội dung chính 
? Nhớ chốn cũ của mình, hổ lần lượt nhớ đến những hình ảnh nào ?
0 - cảnh sơn lâm bóng cả, cây già
 - tiếng gió 
 - tiếng thét 
 - bước chân , vờn bóng 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở đoạn thơ trên ?
0 Dùng những động từ mạnh : gào,hét, thét 
 Sử dụng hình ảnh hùng tráng : tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi , thét khúc trường ca dữ dội .
? Theo em, khung cảnh nơi hổ trú ngụ khi xưa là nơi
 Như thế nào ?
0 Cảnh rừng núi trở nên linh thiêng, hùng vĩ vì cái vẻ hoang vu, bí ẩn của nó : quê hương của hổ là chốn thảo hoa không tên, không tuổi, một xứ sở vô danh tôn thêm vẻ bí ẩn  Nơi ngự trị của con hổ là trong hang tối mịt mùng, lại thêm vẻ bí ẩn, rùng rợn .
Sự tương phản giữa nơi giam cầm tù túng với núi rừng đại ngàn làm rừng trở nên bí ẩn, cái gì cũng lớn lao,phi thường, mãnh liệt trước khi để chúa sơn lâm hiện ra. Một nền cảnh thật xứng với chúa sơn lâm .
? Trên nền phong cảnh ấy, chúa sơn lâm hiện ra như thế nào ?
0 - Lượn tấm thân sóng cuộn nhịp nhàng
 - Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc
? So sánh cách sử dụng từ ngữ ở 2 câu thơ này với đoạn thơ trên ? Qua đó gợi lên điều gì ?
0 Nhịp nhàng, âm thầm ® Gợi lên vẻ đẹp mềm mại, 
 uyển chuyển mà cứng cỏi của chốn sơn lâm
? Em nhận xét gì về hình ảnh chúa sơn lâm và sức mạnh của nó giữa đại ngàn ?
? Nhớ về thời oanh liệt đã qua, con hổ nhớ về khoảng
 thời gian nào ?
0 Đêm- trăng, ngày- mưa, bình minh- xanh,
 cảnh chiều- đỏ rực (chiều tối)
? Em có nhận xét gì về cảnh vật trong những thời điểm 
 khác nhau ?
0 Có thể xem 4 thời điểm đó như một bộ tranh tứ bình . Những đêm vàng  hình ảnh ẩn dụ, chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian  Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng. Con hổ mãn nguyện “say mồi đứng uống ánh trăng tan” . Khi mưa chuyển bốn phương ngàn nó lặng ngắm giang sơn . Bình minh lên thiên nhiên êm ái, chiều chuộng . Chiều buông xuống cảnh vật dữ dội, bí hiểm  ( Bút pháp miêu tả ở khổ 2-3 : hình ảnh gợi tả màu sắc, đường nét, âm thanh sống động )
? Khổ thơ này về nhịp điệu có gì đặc biệt ? Các câu 
 hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào ?
0 Sự lập lại các câu hỏi tu từ , các câu hỏi nối tiếp nhau dồn dập ® nuối tiếc . Để rồi cuối cùng bật lên thành tiếng than “Than ôi ! Thời oanh liệt  “
? Sự tương phản giữa 2 cảnh trên đã thể hiện niềm khát khao điều gì ở hổ ?
 Thảo luận :
? Tâm sự của hổ có gì gần gũi với người Việt Nam đương thời ?
0 Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó. Bài thơ chạm đến chỗ nhạy cảm nhất của họ, sống cảnh nô lệ, mất tự do. Bài thơ được công chúng đón nhận say sưa. Họ cảm thấy lời con hổ chính là nỗi lòng sâu kín của họ .
 Hoạt động 3 : Nghệ thuật
? Những giá trị nổi bật của bài thơ ?
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, cảm xúc cuồn cuộn
- Ngôn ngữ phong phú, gợi cảm :
. So sánh đối lập : hiện tại- qúa khứ , hổ-người , giam cầm- tự do , địa vị chúa tể - nô lệ
. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, ấn tượng (động từ 
 mạnh, bóng cả, cây già )
. Nghệ thuật miêu tả cảnh vật & tâm trạng (giọng thơ 
 khi bực bội khi say sưa, sảng khoái, hào hùng )
? Qua phần phân tích trên, em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật ?
2. Con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
 của nó :
- cảnh sơn lâm bóng cả, cây già
- tiếng gió 
 - tiếng thét 
 - bước chân , vờn bóng 
- Lượn tấm thân sóng cuộn nhịp nhàng
 - Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc
àVẻ đẹp của chúa rừng,một vẻ đẹp lẫm liệt, oai phong giữa thiên nhiên hoang dã 
Nào đâu ?
những đêm vàng 
ánh trăng tan
những ngày mưa chuyển 
những bình minh 
những chiều lênh láng
à- Tâm trạng nuối tiếc thời đã qua
Than ôi ! Thời oanh liệt 
=> Niềm khát khao tự do .
3. Nghệ thuật :
- Cảm hứng lãng mạn
- Ngôn ngữ phong phú, gợi cảm
 * Ghi nhớ (sgk-7)
 4. Củng cố và luyện tập :
 Hoạt động 3 : 
 Gv hướng dẫn học sinh làmbài tập và củng cố kiến thức .
- Đọc diễn cảm khổ 1 và 4
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 4* /sgk
 III. Luyện tập :
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ .
- Chuẩn bị bài : “ Quê hương “
 + Đọc trước văn bản, tìm hiểu về tác giả-tác phẩm.
 + Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả như thế nào ?
 + Cảnh đoàn thuyền về bến ?
 + Tình cảm của tác giả đối với quê hương ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần : 19 
 Tiết : 75 ND:07/01/2008
 Tiếng việt : CÂU NGHI VẤN 
I. MỤC TIÊU :	
 1. Kiến thức :
- Hiểu được đặc điểm câu nghi vấn , chức năng chính của câu nghi vấn .
- Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác . 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết và có thể đặt ví dụ về câu nghi vấn .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo trong khi làm bài . 
 II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, vấn đáp, lựa chọn . 
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới :
 Hđộng 1:Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng 
 Chính câu nghi vấn
? Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
0 Gọi hs trả lời
? Qua đó em tìm đặc điểm hình thức nào cho ta biết
 đó là câu nghi vấn ?
0 - Cuối câu : dấu chấm hỏi
 - Có từ nghi vấn : không, hay, sao 
? Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì ?
? Qua ví dụ trên : hãy cho biết câu nghi vấn là gì ?
 Có đặc điểm, công dụng ra sao ?
=> Gv chốt ghi nhớ
? Em hãy đặt ví dụ về câu nghi vấn ?
0 (Hs tự đặt ví dụ)
 Hoạt động 2 : Phân biệt từ nghi vấn và từ phiếm định
* Phân biệt từ nghi vấn và từ phiếm định :
 (dùng bảng phụ)
a1. Ai biết ?
a2. Ai cũng biết .
b1. Nó tìm gì ?
b2. Nó không tìm gì cả .
c1. Bạn thích cuốn sách nào ?
c2. Cuốn sách nào tôi cũng thích .
d1. Cá bán ở đâu ?
d2. Ở đâu cũng bán cá .
 => Câu có từ Nghi vấn nhưng không phải là câu Nghi vấn mà là từ phiếm định . 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 chính :
a/ Câu nghi vấn :
- Sáng ngày  không ?
- Thế  ăn khoai ?
- Hay  đói quá ?
b/ Dùng để hỏi
 * Ghi nhớ (sgk-11)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : Luyện tập
 Gv hướng dẫn hs làm bài tập và củng cố kiến thức .
Bt1: Gọi hs lên bảng làm
Bt2: 
a/ Xác định câu nghi vấn ? (Dựa vào dấu hiệu hình
 thức nào để biết đó là câu nghi vấn ? )
 a, b đều có từ “hay”
b/ Có thể thay từ “hay” bằng “hoặc” được không ? 
 Vì sao ?
Bt3:
- Những câu trên, có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 
 không ? Vì sao ?
II. Luyện tập :
2a/
b/-Không thể thay từ “hay” bằng “hoặc”
 -Nếu thay câu sẽ sai NP, biến thành câu trần thuật, ý nghĩa khác hẳn .
 3/ 
- Không thể đặt dấu ? ở cuối câu , vì :
 a. (không) , b. (tại sao) : từ làm bổ ngữ trong câu .
 c. (nào) , d. (ai) : từ phiếm định
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài, làm bt cho hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị bài “Câu nghi vấn” (tiếp theo)
 + Xem trước các ví dụ trong sách giáo khoa.
 + Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng gì ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần : 19 
 Tiết : 76 ND: 09/01/2008
 TLV : VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG 
 VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Biết cách sắp xếp các ý trong đoạn văn, bài văn thuyết minh cho hợp lí .
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh mạch lạc lưu loát .
 3. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo suy nghĩ khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, bảng phụ 
 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, vấn đáp, lựa chọn, tổng hợp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Để có được một bài văn thuyết minh hay, chúng ta phải viết được những đoạn văn thuyết minh ưng ý, để làm được điếy ấy thì phải quan tâm đến câu chủ đề, phương pháp thuyết minh, sắp xếp ý  Tiết học hôm nay sẽ đưa các em đi vào “ viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” 
 Hđộng 1 :Tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh
? Một bài văn thuyết minh thường gồm mấy phần ?
0 (3phần )
? Trong 3 phần ấy, phần nào chúng ta viết thành nhiều đoạn văn ? (Thân bài)
_ Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn, vì vậy viết tốt đoạn văn là điều kiện viết tốt bài văn .
 * Hs đọc các đoạn văn thuyết minh :
? Đoạn văn (a), câu chủ đề là câu nào ?
? Những câu còn lại làm nhiệm vụ gì ?
0 - C2 :cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi .
 - C3 :cho biết lượngnước ấy bị ô nhiễm .
 - C4 : Nêu sự thiếu nước ở các nước thứ 3
 - C5 : Dự báo sự thiếu nước năm 2025 .
 * Đọc đoạn (b)
? Tìm từ ngữ chủ đề của đoạn văn ?
? Các câu tiếp theo làm nhiệm vụ gì ?
0 Cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng , theo lối liệt kê các hoạt động đã làm .
 Hoạt động 2 :Nhận xét và sửa lại đoạn văn sai
 * Đọc đoạn văn (a)
? Đoạn văn (a) sai ở chỗ nào ?
0 Ý này lẫn ý kia , lộn xộn 
? Theo em nên viết lại như thế nào cho đúng ?
0 Cần tách đoạn : mỗi đoạn một ý mới . 
 Nên viết thành 2 đoạn
? Giới thiệu bút bi, em cần giới thiệu theo trình tự 
 nào ?
 (Hãy làm bố cục ra giấy trong 5 ¢ )
=> Gv sửa và chốt lại vấn đề :
 Giới thiệu bút bi, trước hết giới thiệu cấu tạo. 
Vì vậy :chia nó ra làm nhiều bộ phận : ruột (quan trọng nhất) , vỏ . Ngoài ra cần giới thiệu các loại bút bi khác nữa .
 * Đoạn văn (b) :
? Đoạn văn này có nhược điểm gì ?
? Chỉ rõ những chỗ chưa hợp lí ?
? Nên giới thiệu đèn bằng phương pháp nào ?
 ( phương pháp nêu cấu tạo)
? Từ đó nên tách đoạn văn ra làm mấy đoạn ?
0 3 đoạn văn ngắn để giới thiệu 
? Mỗi đoạn nên viết như thế nào?
 (Cho hs thảo luận® lập dàn ý) 
=> Gv chốt lại : cần xác định ý lớn, mỗi ý viết 1 đoạn
 Lưu ý :
- Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác .
- Các ý trong đoạn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật .
? Qua phần tìm hiểu các đoạn văn : hãy cho biết khi làm 1 bài văn th.minh ta cần phải làm gì ?
 => Gv chốt ghi nhớ 
4. Củng cố & luyện tập : 
 Gv hướng dẫn hs làm bài tập và củng cố kiến thức 
- Đoạn văn trong bài phải làm rõ ý gì ?
 (Làm rõ chủ đề với các ý nhỏ)
- Trình bày các ý đ.văn theo thứ tự nào ?
 (Sắp xếp theo thứ tự cấu tạo sự vật)
Bt1 : Hs về nhà làm
Bt2 : Mô phỏng dựa vào đ.văn viết về Phạm Văn Đồng để viết về HCM 
 (Gv nhận xét – ghi điểm)
Bt3 : Viết đ.văn giới thiệu sách giáo khoa- Ngữ văn 8 (tập 1)
- Phần các bài học : sách có bao nhiêu bài ? 
 Mỗi bài mấy phần ?
- Phần mục lục : để làm gì ?
 Thường ở vị trí nào ? .
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh 
a/ - Câu 1 : câu chủ đề
 - Các câu còn lại : bổ sung thông tin 
 cho câu chủ đề
b/ - Từ ngữ chủ đề : Phạm Văn Đồng
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh 
 chưa chuẩn :
a/ Trình bày không theo thứ tự
* Sắp xếp lại :
- Ruột : đầu bi, ống mực
- Vỏ : ống nhựa bọc ruột bút và làm cán
 bút 
b/ Trình bày ý lộn xộn
* Sắp xếp lại :
- Phần đèn : bóng, đui đèn, giây điện, 
 công tắc
- Phần chao đèn
- Phần đế đèn
 * Ghi nhớ (sgk-15)
II. Luyện tập :
2/ Viết đoạn văn về Hồ Chí Minh :
3/ Viết đ.văn giới thiệu sách Ngữ văn 8
 (tập 1) :
- Phần bài học : 17 bài, mỗi bài thường 
 3p .
- Phần mục lục 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Học bài, làm bài tập 
- Chuẩn bị bài : “Thuyết minh về một phương p (cách làm)”
 + Thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu một món ăn , người ta thường nêu 
 những nội dung gì ?
 + Cần trình bày ra sao và lời văn như thế nào ?
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc