Giáo án Âm nhạc 9 học kì 1

Giáo án Âm nhạc 9 học kì 1

TIẾT 1

HỌC HÁT: BÀI BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG

 BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP

 VÀ BÀI HÁT CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG

I- MỤC TIÊU

 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài Bóng dáng một ngôi trường ,thể hiện đúng những chỗ đánh phách trong bài.

 - Qua nội dung bài hát, giáo dục các em có những tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.

 - học sinh tìm hiểu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Hiệp và hoàn cảnh ra đời của bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương

II- GV CHUẨN BỊ

 - Đàn Organ

 -Tập đệm đàn và hát bài Bóng dáng một ngôi trường.

 - sưu tầm bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn đinh lớp.

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn; 10/ 09/2012 	
Ngày dạy: 
	 Tiết 1
Học hát: Bài bóng dáng một ngôi trường
 Bài đọc thêm: nhạc sĩ hoàng hiệp 
 và bài hát câu hò bên bờ hiền lương
I- mục tiêu
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài Bóng dáng một ngôi trường ,thể hiện đúng những chỗ đánh phách trong bài.
 - Qua nội dung bài hát, giáo dục các em có những tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.
 - học sinh tìm hiểu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Hiệp và hoàn cảnh ra đời của bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương
II- GV chuẩn bị 
 - Đàn Organ
 -Tập đệm đàn và hát bài Bóng dáng một ngôi trường.
 - sưu tầm bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương
III- Tiến trình dạy học:
 1. ổn đinh lớp.
 2. Giới thiệu bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi nội dung
GV giới thiệu
GV hỏi
GV điều khiển 
GV hỏi
GV đàn 
GV hướng dẫn 
GV hát mẫu và hướng dẫn
GV đàn
GV hướng dẫn
GV chỉ định 
GV hướng dẫn
GV lưu ý
GV điều khiển 
GV yêu cầu 
GV hướng dẫn và đệm đàn
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV giới thiệu
GV thực hiện
GV yêu cầu
GV nhận xét
I, Học hát: Bóng dáng một ngôi trường
1. Giói thiệu về bài hát và tác giả:
- giới thiệu vài nét về nhạc sĩ hoàng lân
?kể tên một số bài hát của nhạc sĩ hoàng lân, hoàng long mà em biết
Em đi thăm miền nam ,Bác Hồ - người cho em tất cả, ,Từ rừng xanh cháu về thăm Bác , Những bông hoa những bài ca, Chúng em cần hòa bình...
2. Nghe băng hát mẫu hoặc GV tự trình bày.
3. Bài hát gồm mấy đoạn?
Bài hát gồm hai đoạn. Đọan a từ đầu đến "Trong lòng chúng ta", đoạn này viết ở nhịp 4/4. Đoạn b là phần tiếp theo, viết ở nhịp 2/4.
4. Luyện thanh: 1-2 phút.
5 Tập hát từng câu: Dịch giọng = -5 (Thực chất hát giọng Đô trưởng),
Tập đọan a: Đoạn a chia làm bốn câu hát, câu 1 và câu 3 (có 4 nhịp)cùng chung âm hình tiết tấu.
GV hát mẫu một câu, sau đó đàn giai điệu này 2-3 lần , yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. Những chỗ đảo phách, dấu lặng và nốt hoa mĩ tương đối khó hát, GV có thể hát mẫu kĩ hơn hoặc chỉ định HS có năng khiếu làm cho các bạn
GV tiệp tục đàn câu 1 và bắt nhịp cho HS cùng hát với tiếng đàn, hướng dẫn HS hát đúng hai chỗ đảo phách trong câu hát này.
Tập tương tự với các câu tiếp theo, HS cần thực hiện đúng những chỗ ngân dài, dấu lặng.
Nửa lớp hát đoạn a, rồi sau đó đến nửa còn lại, GV nhận xét về ưu nhược điểm và hướng dẫn sữa những chỗ chưa đúng.
Tập hát đoạn b: Cách tập từng câu tương tự đoạn a, HS cần thể hiện đúng độ cao, đảo phách và dấu lặng đơn, lặng đen trong đoạn b.
Đoạn này trọng âm hát luôn thay đổi, trọng âm lúc rơi vào tiếng thứ 2 (Hàng cây ), lúc tiếng thứ 3 (một khúc ca) lúc rơi vào tiếng thứ 4 (bên dòng sông ấy) nên GV cần nhắc HS đánh dấu trọng âm để hát dúng nhịp.
6. Hát đầy đủ cả bài.
- hát hoàn chỉnh cả bài
- GV yêu cầu thể hiện sắc thái đọan a- sôi nỗi, linh hoạt, đoạn b - tha thiết, lôi cuốn và 
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
GV chọn tiết điệu Dicco, tốc độ khoảng 124.
II, bài đọc thêm: nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương
- gọi học sinh đọc bài đọc thêm
- giới thiệu vài nét chính về cuộc đời sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Hiệp và một số tác phẩm của ông
- giới thiệu sự ra đời của bài hát câu hò bên bờ Hiền Lương
- cho học sinh nghe bài hát câu hò bên bờ Hiền lương
- gọi 1 học sinh phát biểu cảm nhận của mình
- GV nhận xét chung
HS ghi bài
HS theo dõi
HS trả lời
HS lắng nghe 
HS trả lời
HS luyên thanh
HS tập hát 
HS thực hiện
HS hát theo đàn
HS thực hiện
HS tập hát đọan b
HS chú ý hát cho đúng
HS trình bày
HS thực hiện
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc bài
HS lắng nghe ghi vài nét chính
HS nghe và cảm nhận
HS phát biểu
cảm nhận
 3, dặn dò:
	- về học thuộc lời và tập hát thuần thục
	- Xem trước tiết 2.
 4, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/09/2012 	 
Ngày dạy : 
 Tiết 2
 - Nhạc lý: Giới thiệu về quãng
 - Tập đọc nhạc: Giọng son trưởng - TĐN số 1
I- mục tiêu
 - Học sinh tìm hiểu về quãng trong âm nhạc. Kiến thức nay được cũng cố và nâng cao hơn so với lớp 7
 - Học sinh biết công thức giọng Son trưởng, tập đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1- Cây sáo. Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm đôi. 
 II- GV chuẩn bị 
 - Dụng cụ quen dùng.
 - Đàn, đọc nhạc và hát đúng bài TĐN số 1 - Cây sáo.
III- Tiến trình dạy học:
 1. ổn đinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: em hãy trình bày bài hát: Bóng dáng một ngôi trường
 3. Giới thiệu bài mới:
HĐ của GV
nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng 
GV giới thiệu
GV viết lên bảng
GV giới thiệu
GV chỉ định 2 hoc sinh
GV chữa bài tập
GV ghi nội dung.
GV giới thiệu
GV yêu cầu
GV đàn
GV đàn
GV giới thiệu
Gv chỉ định
Gv đàn
GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc
GV đàn và hướng dẫn
GV hướng dẫn
GV yêu cầu và đệm đàn
Gv nhận xét
I, Nhạc lí: Giới thiệu về quãng
- .Quãng là khỏang cách về cao độ giữa hai âm thanh, âm thấp gọi là âmgốc, âm cao gọi là âm ngọn.
- Tên của mỗi quãng được căn cứ theo số bậc và số lượng cung giữa 2 âm thanh.
Ví dụ: E-F, C- G, D- B.....
Tuỳ theo số lượng cung và nửa cungtrong quãng mà xác định tên gọi và tính chất các quãng
 quãng 1: ko có k/c, quãng 8=6c
 quãng 2T= 1c, 2t= 1/2c. quãng 3T= 2c, 3t= 1,5c
quãng 4Đ=2,5c, 4Ta=3c. quãng 5Đ=3,5c, 5G=3c
quãng 6T=4,5c, 6t=4c. quãng 7T= 5,5c, 7t=5c
- Thực hiện 1 số bài tập về quãng:
a, Cho âm gốc là nốt Mi, hãy tìm âm ngọn để có quãng3,5,6 và tính chất của quãng đó
b, Cho âm gốc là nốt G, hãy tìm âm ngọn để có quãng2,5,7 và tính chất của quãng đó
a, E - G, E - B, E - C
b, G - A, G - D, G - F
II, Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng 
- TĐN số 1: Cây sáo
* Giọng Son trưởng có âm chủ là Son và có hóa biểu là 1 dấu thăng.
- HS ghi công thức giọng Son trưởng 
- GV đàn gam Son trưởng và Đô trưởng HS nghe và cảm nhận sự giống , khác nhau giữa hai giọng.
- GV đàn gam Son trưởng 2 - 3 lần HS nghe và đọc cùng đàn.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Cây sáo
- Bản nhạc Cây sáo có4 câu và mỗi có 4 nhịp. Câu 1 và câu 3 có hình tiết tấu giống nhau, câu 2 và câu 4 cũng vậy.
- TĐN từng câu:
+ GV chỉ định một số HS đọc tên nốt nhạc câu 1.
+ Dịch giọng = - 5 ( thực chất đọc giọng Rê trưởng). GV đàn giai điệu câu 1 khỏang 1-2 lần.
+ GV bắt nhịp ( đếm 1 - 2) để HS tự đọc. Để hướng dẫn HS đọc đúng trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép, GV kết hợp sử dụng nhạc cụ và đọc mẫu.
+ Đọc nhạc câu 2,3,4 tương tự như câu 1 : GV đàn giai điệu, bắt nhịp để HS tự đọc, GV dùng nhạc cụ và đọc để sữa sai cho 1 số em.
- Ghép câu 1 và 2, câu3 và 4 . Đọc nhạc cả bài.
- Trình bày hoàn chỉnh:
GV chọn tiết tấu điệu Country , tốc độ khoảng 108. cả lớp đọc nhạc, 
- ghép lời bài TĐN
- Cả lớp đọc nhạc và hát lời bài hát Cây sáo kết hợp gõ đệm theo phách.
- Từng tổ, nhóm hoặc cá nhân trình bày bài TĐN, những em khác nghe và nhận xét.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe
HS lắng nghe và ghi bài
HS thực hiện bài tập
HS chú ý nghe
HS ghi bài
HS theo dõi
HS ghi bài
HS nghe, cảm nhận
HS nghe và đọc gam.
HS theo dõi
HS đọc 
HS nghe
HS đọc nhạc theo hướng dẫn
HS thực hiện
HS ghép lời
HS đọc nhạcvà hát lời
HS thực hiện
 4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - ôn kĩ bài hát và bài tập đọc nhạc
 - chuẩn bị tốt cho bài sau 
 5, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/09/2012 	
Ngày dạy:
 Tiết 3
 - Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường.
 - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
 - Âm nhạc thường thức: Ca khúc Thiếu nhi phổ thơ
I/ Mục tiêu: 
 - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
Tập rình bày bài hát hòa giọng, hát lĩnh xướng.
 - Ôn tập bài TĐN số 1- Cây sáo để HS đọc nhạc đúng và thuần thục hơn.
 - HS có thêm kiến thức âm nhạc phổ thông qua bài " Ca khúc thiếu nhi phổ thơ". 
II/ Giáo viên chuẩn bị:
 - Máy nghe và băng nhạc các bài hát để giới thiệu về ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
 - Tập trình bày một số đoạn trích ca khúc phổ thơ để có thể giới thiệu cho HS
Hạt gạo làng ta; Bụi phấn ; Đi học; Bác Hồ - Người cho em tất cả...
III/ Tiến trình dạy học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: làm bài tập 1 sgk(11)
 3. Giới thiệu bài mới :
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi nội dung
Gv thực hiện
GV đệm đàn
Gv chỉ định
GV hướng dẫn
Gv yêu cầu
GV kiểm tra
Gv ghi nội dung
Gv đệm đàn
Gv điều khiển
Gv hướng dẫn
GV đàn và chỉ định
Gv hướng dãn
Gv kiểm tra
Gv ghi nội dung
Gv điều khiển
Gv hỏi
Gv kết luận
Gv hỏi
Gv kết luận
GV yêu cầu
Gv thựchiện
GV yêu cầu
I, Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường
- GV đệm đànvà trình bày bài hát.
- GV đệm đàn và yêu cầu HS tập hát với tốc độ :Hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải.
- GV chỉ định 1 số HS trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em, thuộclời, hát diễn cảm. GV sửa sai.
- HS nghe , nhận biết tiết tấu sau đây ở câu hát nào:
Tiết tấu trên ở câu : và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta. 
HS nào nhận ra tiết tấu của câu hát,GV mời em đó hát lại cả đoạn, từ Đã bao mùa ....chúng ta.
- Từng tổ cử HS hát lĩnh xướng đoạn a, những em khác hát hòa giọng đoạn b.
- Nhóm HS trình bày bài hát trước lớp( Tốp ca).
II, Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1: Cây sáo
- GV đệm đàn, đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh bài TĐN số 1 - Cây sáo.
- Chia lớp theo 2 dãy, TĐN và hát lời theo cách đối đáp,mỗi dãy trình bày 1 câu.
- HS đọc nhạc , kết hợp gõ đệm theophách.
- Nhận biết từng câu và đọc nhạcVí dụ: ở SGV.
- HS đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc và sửa sai cho HS.
- Kiểm tra 1 số em xung phong.
III, Âm nhạc thường thức:
Ca khúc phổ thơ thiếu nhi
HS tìm hiểu về ND qua các bước sau:
- Thế nào là ca khúc phổ thơ?
Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước.
- Đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ?
+ Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết nhuần nhuyễn, AN tạo điều kiện cho bài thơ bay bỗng.
+ Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt, bởi bản thân nó là một bài thơ có giá trị.
+ Người phổ thơ có khi phải thay lời cho phù hợp...
- Trình bày các ca khúc thiếu nhi được phổ thơ (Chọn 1 vài ca khúc) 
Cho học sinh ghe 1- 2 ca khúc thiếu nhi phổ thơ
Nêu phát biểu cảm nhận của mìn ...  một số doạn trích đoạn sau:
+ Ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, bài Em đi giữa biển vàng.
+ Ca khúc người lớn mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, bài Đất nước lời ru.
+ Ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc, bài Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác.
+ Ca khúc người lớn mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc, bài Tiếng hát giữa rừng Bắc Bó.
+ Ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca miền Trung, bài Điệu lí quê em.
+ Ca khúc người lớn mang âm hưởng dân ca miền Trung, bài Huế thương.
+ Ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, bài Như sao sáng ngời.
+ Ca khúc người lớn mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người.
+ Ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên, bài Tiếng chim trong vườn Bác.
+ Ca khúc người lớn mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên, bài Tình ca Tây Nguyên.
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài ĐN số 4?
 3. Giới thiệu bài mới :
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi nội dung
GV trình bày
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV kiểm tra
GV ghi nội dung
GV hỏi
GV hỏi
GV kết luận
GV hỏi
GV kết luận
GV hỏi
GV kết luận
GV điều khiển
GV hướng dẫn và đánh giá bằng cách cho điểm
GV điều khiển
Ôn tập Tập đọc nhạc
Cánh én tuổi thơ
- HS nghe lại bài TĐN Cánh én tuổi thơ do GV trình bày.
- TĐN, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. GV chỉ định 2-3 em thực hiện lại.
- TĐN, hát lời kết hợp gõ đệm với hai âm sắc. GV chỉ định 2-3 em thực hiện lại.
- HS đọc nhạc, hát lời đối đáp: Chia lớp theo hai nửa, một nửa TĐN và hát lời câu 1 và 3, nửa kia thực hiện câu 2 và 4.
- Kiểm tra một vài HS trình bày bài TĐN.
Âm nhạc thường thức
Một số ca khúc
Mang âm hưởng dân ca.
HS tìm hiểu về nội dung này qua những bước sau:
- Theo cách chia các vùng miền trong sách, đất nước ta gồm mấy vùng dân ca chính?
Gồm 5 vùng dân ca là đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Đặc điểm của những ca khúc mang âm hưởng dân ca?
Là những ca khúc mới do nhạc sĩ dùng chất liệu dân ca (thang âm, điệu thức, giai điệu...) để sáng tác nên.
- Dân ca và ca khúc mang âm hưởng dân ca khác nhau ở đặc điểm nào?
Dân ca do nhân dân sáng tác, không do một tác giả cụ thể nào, được lưu truyền rộng rãi, không có bản gốc và có nhiều dị bản.
Ca khúc mang âm hưởng dân ca do người nhạc sĩ cụ thể sáng tác, bản nhạc của họ được coi là bản gốc, nên những người biểu diễn cần hát theo bản nhạc đó.
- Vai trò của ca khúc mang âm hưởng dân ca?
Những bài hát mang âm hưởng dân ca thường dễ đi vào lòng người nghe do đậm nét âm nhạc truyền thống, đậm bản sắc dân tộc. Những ca khúc này cũng góp phần làm đời sống âm nhạc của chúng ta thêm phong phú và độc đáo.
- GV giới thiệu cho HS nghe một số bài để các em nhận xét xem giai điệu đó có âm hưởng của dân ca vùng miền nào, dân tộc nào?
HS nghe qua băng, đĩa nhạc hoặc do GV trình bày.
- Từng tổ sẽ giới thiệu về ca khúc mang âm hưởng dân ca một vùng miền, gồm kể tên bài hát (của thiếu nhi và người lớn) và trình bày một bài hát.
- Nghe băng nhạc hoặc GV giới thiệu về một số bài hát khác.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS thực hiện
HS trình bày
HS lên kiểm tra
HS ghi bài
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS theo dõi
HS thảo luận và thực hiện
HS theo dõi và có thể hát theo
 4/ Củng cố, dặn dò: 
 - Nắm chắc kiến thức đã học ở tiết 13.
 - Sưu tầm các bài hát dân ca ở địa phương mà em biết
5, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 26/ 11 / 2011 
Ngày dạy : 
 Tiết 15 +16 : Dạy bài hát địa phương 
 Học hát : Đập boong boong
 	 ~Dân ca Mường ~
I / Mục tiêu :
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Đập boong boong
 - Nhắc các em biết giữ gìn những làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt âm nhạc hàng ngày.
II / Chuẩn bị của giáo viên :
 - Nhạc cụ quen dùng
 - Đàn và hát thuần thục bài Đập boong boong
III / Tiến trình dạy học :
 1.ổn định lớp : 
2. Bài mới :
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
- GV ghi bảng
- GV thực hiện
- GV hướng dẫn
- GV thực hiện
- GV hướng dẫn
- GV yêu cầu
- GV điều khiển
- GV đàn
GV yêu cầu
- GV nhận xét
GV thực hiện
Nội dung. Học hát : Đập boong boong
.- cho HS chép lời bài hát
- chia bài hát thành 4 câu
C1: Đập boong boongvang chậm chòi chòi
C2:chòi lên tận ..xuống trần chơi
C3: cùng tôi chơi ..bưởi vang vang
C4: nhặt một quả..bụt ơ ở
C5 : bụt chẳng ăn..xuống trần chơi
C6:: cùng tôi chơi ..bưởi vang vang
Cho HS nghe giai điệu bài hát
- GV hát mẫu câu một 2 lần, HS nghe và hát nhẩm theo.GV bắt nhịp để các em hát hoà theo
- Tập tương tự với các câu còn lại rồi hát nối các câu thành bài.
.Hát đầy đủ cả bài :
- GV hướng dẫn các em cách phát âm và những chỗ lấy hơi. GV nghe và chỉnh sửa những chỗ hát sai nếu có.
.Trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh :
Dịch giọng - 7.Tốc độ 112, hát cả bài 2 lần. 
- Cho các em xung phong lên bảng trình bày bài hát theo nhóm 2, 3 em.
Nếu các em hát đạt yêu cầu GV có thể cho điểm tốt để động viên các em
Củng cố
GV đệm đàn, cả lớp hát bài Đập boong boong
- HS ghi bài
- HS chép lời 
- HS nghe
- HS nghe và tập hát
- HS nghe
- HS thực hiện
- HS nghe, ghi nhớ và thực hiện đúng quy định
- HS thực hiện
- HS thực hiện
 3. Dặn dò : 
 - Yêu cầu các em về ôn lại bài hát
- ôn tập các bài hát, TĐN, nhạc lí , ANTT để giờ sau ôn tập học kì được tốt hơn
 4, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/12/2011 
Ngày giảng:
 Tiết 17: Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu: 
 - HS củng cố lại những kiến thức đã học.
 - HS biết áp dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kì.
 - Nhằm đánh giá năng lực học của HS giữa năm học.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ.
 - Ôn tập kĩ các kiến thức đã học.
 - Một số câu hỏi trắc nghiệm.
III. Hoạt động dạy học :
 1. ổn định trật tự : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới :
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bài
GV điều khiển
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV thực hiện
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV hướng dẫn
GV thực hiện
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV ra bài tập
-GV nhận xét
1 Ôn tập 4 bài hát: 
 - bóng dáng một ngôi trường
 - nụ cười
 - nối vòng tay lớn
 - lí kéo chài
- GV cho học sinh ôn lần lượt các bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát lại những chỗ HS hát chưa chính xác.
- Cho HS thành lập các nhóm hát thi đua, mỗi nhóm đều phải hát 4 bài xen kẽ giữa các nhóm.
- Mỗi bài hát đều phải hát đúng sắc thái và tính chất của bài hát kết hợp với phong cách và 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Khuyến khích và khích lệ HS có nhóm trình bày bài hát theo hình thức lĩnh xướng và hoà giọng.
- GV nhận xét các nhóm.
- GV có thể đánh đàn từng câu nhạc ngắn của các bài hát mà HS đã được học, yêu cầu HS nghe và đoán tên bài hát và hát câu hát của bài hát đó theo những tên nốt nhạc mà HS đã được nghe.
- GV tuyên dương những nhóm tìm ra được nhiều bài hát nhất.
2 Ôn tập Tập đọc nhạc 
Tập đọc nhạc số 1, 2, 3, 4, 
- Cho HS đọc thang 5 âm và 7 âm (âm chủ Đô và âm chủ La).
- GV cho HS đọc lần lượt các bài TĐN , GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS đọc lại những chỗ HS đọc chưa chính xác. 
- Cho HS thành lập các nhóm thi đua đọc bài, trong khi đọc bài TĐN tất cả các nhóm đều phải kết hợp gõ phách.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV có thể đánh đàn bất kì 1 câu nhạc nào của 5 bài TĐN, yêu cầu HS từng nhóm nghe và phát hiện ra đó là câu nhạc của bài TĐN số mấy và đọc câu nhạc đó lên. 
3 Âm nhạc thường thức 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những ý chính về các nhạc sĩ đã học.
- Đưa ra một số câu hỏi để học sinh trả lời nhằm củng cố kiến thức giúp HS ghi nhớ.
Câu 1: em hãy kể tênn một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ mà em biết?
Câu 2: em hãy nêu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ trai- cốp- xki
Câu 3: em hãy kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ?
Câu 4: hãy nêu cảm nhận cảu em sau khi nghe bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 
HS ghi bài
HS thực hiện 
HS thực hiện 
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của 
HS nghe 
HS rèn luyện nghe
HS ghi bài
HS thực hiện
HS làm bài
HS nghe
 4. Dặn dò :
 - Nhắc HS về nhà học bài chuẩn bị cho kì thi học kì I.
 5, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/12/2011 
Ngày giảng:
 Tiết 18
 Kiểm tra học kì I
I. mục tiêu
 - đánh giá quá trình học tập của học sinh trong học kì I
II. chuẩn bị
 - Chuẩn bi phiếu đánh số thứ tự từ 1 đến 8, mỗi số tương ứng với bài hát, và bài tập đọc nhạc đã học:
1- Bóng dáng một ngôi trường
2- TĐN số 1
3- Nụ cười
4- TĐN số 2
5- Nối vòng tay lớn
6- TĐN số 3
7- Lí kéo chài
8- TĐN số 4
 - sổ điểm 
III. Tiến trình lên lớp
 1 .ổn định lớp
 2. kiểm tra:
 - GV gọi HS theo danh sách sổ điểm
 - HS lên bốc vào phiếu nào thì thể hiện theo yêu cầu của phiếu đó
IV. Đánh giá
 1. bài hát 
 Thang điểm: (G) : hát thuộc lời, đúng giai điệu , thể hiện được tính chất của bài hát
 Thang điểm :(K) : hát thuộc lời bài hát, đúng giai điệu
 Thang điểm :(TB) : hát thuộc lời bài hát, tương đối được giai điệu bài hát
 Thang điểm dưới (Y): hát chưa đúng giai điệu , lời bài hát
 2. Tập đọc nhạc
 Thang điểm: (G) : Đọc đúng giai điệu, tên nốt nhạc, tính chất của bài TĐN
 Thang điểm :(K): Đọc đúng tên nốt nhạc, đúng giai điệu
 Thang điểm :(TB): Đọc đúng tên nốt nhạc, tương đối được giai điệu bài TĐN
 Thang điểm dưới (Y): Đọc chưa đúng giai điệu , tên nốt nhạc
* Chú ý : - Tuỳ theo mức độ thể hiện của HS mà GV cho điểm đánh giá hợp lí
 - Nếu học sinh không thể hiện cho bốc lại lần 2 và trừ 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac 9.doc