Giáo án Âm Nhạc 7 cả năm

Giáo án Âm Nhạc 7 cả năm

Tiết 1

HỌC HÁT: BÀI MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO

VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp HS hát chính xác giai điệu bài hát.

2. Kĩ năng: Thông qua bài hát HS thêm yêu mái trường, thầy cô từ đó hăng say học tập.

3. Thái độ: Học sinh tích cực tham gia học hát

4. Trọng tâm: Học hát bài “Mái trường mến yêu”

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bảng phụ, Đàn oocgan.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 68 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm Nhạc 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /08 /2011
Ngày soạn: /08/2011
Tiết 1
Học hát: Bài Mái trường mến yêu
Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
và bài hát Đi học
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS hát chính xác giai điệu bài hát.
2. Kĩ năng: Thông qua bài hát HS thêm yêu mái trường, thầy cô từ đó hăng say học tập.
3. Thái độ: Học sinh tích cực tham gia học hát
4. Trọng tâm: Học hát bài “Mái trường mến yêu”
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, Đàn oocgan.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định trật tự: ( 2')
* Kiểm tra sĩ số: 7A	7B	7C
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đan xen trong quá trình dạy.
3. Bài mới : (38')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV giảng
GV ghi bảng
GV giảng
GV điều khiển
GV dạy
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV hỏi
GV minh hoạ
GV ghi bảng
GV giảng
GV điều khiển
I. Học hát : Bài Mái trường mến yêu.
Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.
1. Giới thiệu tác giả:
- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của bài hát Phố xa được giới trẻ rất yêu thích.
2. Giới thiệu bài hát:
- Bài hát Mái trường mến yêu gợi lên hình ảnh ngôi trường quen thuộc với những hàng cây xanh thắm, có đàn chim vui hót trong vòm lá. Nơi đây có các thầy giáo, cô giáo suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Với một tình yêu tha thiết vì đàn em nhỏ thương yêu, thầy cô đã dạy dỗ và mang tới cho các em bao hoài bão, mơ ước tươi đẹp, chắp cách cho các em bay vào tương lai ngời sáng.
- Bài hát với nét nhạc nhẹ nhàng, tha thiết sâu lắng trong tâm hồn tuổi thơ hình ảnh mái trường và thầy cô yêu quý.
3. Học hát :
- GV cho HS nghe giai điệu của bài hát Mái trường mến yêu.
- GV chia câu, chia đoạn cho bài hát.
- Cho HS luyện thanh âm mẫu...la...
- GV dạy từng câu hát ngắn, GV đàn và hát mẫu mỗi câu từ 2 đến 3 lần, yêu cầu HS nghe và nhắc lại.
- Chú ý những tiết tấu có móc giật. (nếu HS không hát được GV phải hát mẫu nhiều lần cho HS nghe và ghi nhớ).
- Cứ được 2 câu GV cho HS ghép lại với nhau cho đến hết bài.
- GV dạy HS hát chắc chắn đoạn a mới dạy sang đoạn b, chú ý đến dấu hoá bất thường ở cuối đoạn a.
- Trong quá trình học hát GV chú ý nghe, phát hiện những chỗ sai của HS để sửa lỗi cho các em kịp thời.
- Sau khi HS hát được toàn bài GV cho HS hát kết hợp gõ phách (2 lần) GV hướng dẫn và quan sát, yêu cầu HS gõ đều đặn các phách. GV nghe và sửa sai cho HS.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, lần lượt các nhóm trình bày bài hát, nhóm còn lại nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng và hoà giọng, GV cho 2 HS hát tốt đứng dậy hát lĩnh xướng đoạn a, cả lớp hát đoạn b.
- Kiểm tra cá nhân HS hát bài hát.
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm HS.
II. Bài đọc thêm : Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.
1. Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi: Nhạc sĩ BĐT sinh và mất năm bao nhiêu? Quê quán của nhạc sĩ ở đâu? Hãy kể một số ca khúc của nhạc sĩ BĐT sáng tác cho thiếu nhi?
- GV trình bày 1 số ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo như : Em đi giữa biển vàng, Bàn tay mẹ, Bà thương em,...hoặc yêu cầu HS hát.
2. Bài hát : Đi học.
- GV giảng nội dung SGK .
- Cho HS hát bài hát và phát biểu cảm nghĩ sau khi nghe bài hát.
28'
10'
HS ghi bài
HS nghe và ghi bài
HS ghi bài
HS nghe
HS nghe
HS thực
hiện theo yêu cầu của GV
HS hoạt động theo nhóm
HS ghi bài
HS đọc
HS trả lời
HS nghe
HS ghi bài
HS nghe và trả lời.
4. Củng cố: (4')
- Cho HS hát lại bài hát "Mái trường mến yêu" thể hiện sắc thái tình cảm của bài.
5. Dặn dò: (1')
- Nhắc HS về nhà học thuộc bài hát và xem trước bài học sau.
Ngày soạn: /08/2011
Ngày dạy : /08/2011
Tiết 2
 Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
 Tập đọc nhạc: TĐN số 1
 Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hát thuộc bài hát, biết trình bày đúng tính chất bài hát, biết cách thể hiện bài hát trước tập thể.
2. Kĩ năng: HS đọc nhạc chính xác biết kết hợp kết hợp với gõ phách và đánh nhịp.
3. Thái độ: HS hiểu thêm về cây đàn bầu một nhạc cụ của dân tộc.
4. Trọng tâm: TĐN số 1
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Bảng phụ, Đàn oocgan.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định trật tự: ( 2')
* Kiểm tra sĩ số: 7A	7B	7C
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đan xen trong quá trình dạy.
3. Bài mới : (38')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV điều khiển
GV dạy
GV điều khiển
GV ghép lời
GV dạy
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV giảng
GV điều khiển
I. Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu.
- Cho HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát lại những chỗ học sinh hát chưa chính xác (GV có thể hát mẫu cho HS nghe).
- Cho HS hoạt động theo nhóm, khi hát kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- GV yêu cầu HS hát đúng tình cảm sắc thái của bài hát. 
- Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng và hoà giọng, yêu cầu 2 HS khá hát lĩnh xướng đoạn a cả lớp hát đoạn b.
- Cho HS hát từng nhóm đối đáp (Mỗi nhóm một câu (HS hát theo sự chỉ huy của GV) nhằm gây hứng thú và tính tự giác của HS trong quá trình ôn tập.
- GV yêu cầu HS gấp sách lại và hát thuộc bài hát (2 lần), kết hợp gõ phách lần 2.
- Kiểm tra HS hát cá nhân (yêu cầu HS hát kết hợp phụ họa một số động tác).
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
- Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN số 1 về cao độ và trường độ.
- GV chia câu cho bài TĐN (hoặc yêu cầu HS chia câu)
- Cho HS nghe giai điệu của bài TĐN.
- Yêu câu HS đọc tên nốt nhạc của bài.
- Cho HS đọc thang âm của bài.
- GV dạy đánh đàn từng câu ngắn HS nghe và nhắc lại, (nếu HS không đọc được GV phải đọc mẫu cho HS nghe)
- Sau khi đọc được câu 1+2 GV cho HS ghép lại với nhau.
- Khi HS đọc được toàn bài GV cho HS đọc 2 lần, lần thứ 2 yêu cầu HS đọc nhạc kết hợp gõ phách.
- GV ghép lời bài TĐN số 1.
- Hướng dẫn HS ghép lời.
- Khi HS ghép lời hoàn chỉnh GV chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm đọc nhạc nhóm còn lại ghép lời và đổi ngược lại.
- Cho HS đọc nhạc, ghép lời theo nhóm kết hợp gõ phách đều đặn, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- GV hướng dẫn HS cách đánh nhịp .
- Yêu cầu từng nhóm đứng dậy đánh nhịp, GV quan sát và sửa sai cho HS.
- GV yêu cầu 1 vài HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc bài kết hợp gõ phách và ghéplời.
- Kiểm tra HS đọc bài cá nhân
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Bài đọc thêm : Cây đàn bầu.
- Yêu cầu HS đọc bài SGK.
- GV giảng và đặt 1 số câu hỏi: Nêu cấu tạo của đàn bầu? Nguyên lí phát âm của đàn bầu như thế nào? Âm sắc của đàn bầu? Đàn bầu thường được dùng trong hình thức sinh hoạt nào?
- GV cho HS nghe âm thanh của cây đàn bầu qua đĩa nhạc (Đàn bầu độc tấu hoặc hoà tấu với các nhạc cụ khác).
12'
20'
6'
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe 
HS thực hiện
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nghe
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc bài
HS nghe
4. Củng cố: (4')
- Cho HS hát lại bài hát: "Mái trường mến yêu"
- Cho HS đọc lại bài TĐN số 1.
5. Dặn dò : (1')
- Nhắc HS về nhà học bài, xem trước bài tuần tới
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy : / /2011
Tiết 3
Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt
 và bài hát Nhạc rừng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hát thuộc bài hát, biết trình bày đúng tính chất bài hát, biết cách thể hiện bài hát trước tập thể.
2. Kĩ năng: HS đọc nhạc kết hợp nhuần nhuyễn với gõ phách và đánh nhịp.
3. Thái độ: HS hiểu thêm về một nhạc sĩ của Việt Nam nhạc sĩ Hoàng Việt.
4. Trọng tâm: TĐN số 1, ÂNTT Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Việt
II. Chuẩn bị:
1. GV: Đàn oocgan
2. HS: Tập hát 1 số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt.
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định trật tự: ( 2')
* Kiểm tra sĩ số: 7A	7B	7C
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đan xen trong quá trình dạy.
3. Bài mới : (38')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV đ. khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV giảng và đặt câu hỏi
GV minh hoạ
GV ghi bài
GV giảng
GV minh hoạ
I. Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu.
- Cho HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát lại những chỗ chưa chính xác.
- Cho HS hoạt động theo nhóm, khi hát kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- GV yêu cầu HS hát đúng tình cảm sắc thái và tính chất của bài hát.
- Cho HS hát sinh động hấp dẫn, yêu cầu những học sinh khá hát lĩnh xướng cho cả lớp hoà giọng. Hoặc cho HS hát nối tiếp giữa các nhóm và cả lớp hòa giọng ở đoạn b.
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài hát kết hợp phụ họa một số động tác cho bài hát.
- GV đánh giá và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS gấp sách lại và hát thuộc bài hát (2 lần), kết hợp gõ phách lần 2.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1. 
- GV cho HS nghe lại giai điệu của bài TĐN số 1.
- HS đọc thang âm và các nốt trụ của bài.
- Cho HS đọc lại bài TĐN số 1, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS đọc lại những chỗ chưa chính xác. Chú ý cao độ của bài.
- Cho HS hoạt động theo nhóm kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau.
- GV cho HS đánh nhịp, yêu cầu từng nhóm HS đứng dậy đánh nhịp, GV quan sát và sửa sai cho HS.
- Yêu cầu 1 vài HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc bài kết hợp ghép lời và gõ phách.
- Kiểm tra HS đọc bài cá nhân.
- GV đánh giá và cho điểm.
III. Âm nhạc thường thức: 
1. Nhạc sĩ Hoàng Việt :
- GV yêu cầu HS đọc bài SGK.
- GV giảng và đặt 1 số câu hỏi: Nhạc sĩ Hoàng Việt sinh và mất năm nào? Quê quán ở đâu? Bản giao hưởng đầu tiên của nền Âm nhạc Việt Nam có tên là gì? Kể tên 1 số tác phẩm của Hoàng Việt? 
- GV trình bày 1 số trích đoạn các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Việt như: Lên ngàn, Lá xanh, Tình ca...
2. Bài hát : Nhạc rừng. 
- Bài hát được sáng tác năm 1953.
- Bài hát viết ở nhịp 3/4, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ. Bài hát như 1 bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên. những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản “nhạc rừng” bất tận
- Đây là một trong số bài hát hay được viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp. Bài hát có sức sống lâu bền trong sinh hoạt ca nhạc của nhân dân ta.
- Cho HS nghe bài hát Nhạc rừng.
- HS phát biểu cảm nghĩ sau khi nghe bài hát.
- Cho HS nghe lại bài hát một lần nữa.
12'
13'
10'
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS đọc 
HS nghe và trả lời
HS nghe
HS ghi bài
HS nghe và ghi bài
HS nghe và trả lời
4. Củng cố bài dạy: (4')
- Cho HS hát lại bài hát: Mái trường mến yêu.
 - Cho HS đọc lại bài TĐN số 1.
5. Dặn dò: (1')
- Nhắc HS về nhà học bài,
- Xem trước bài học của tuần sau.
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 4
Học hát: Bài Lí cây đa
 Bài đọc thêm: Hội Lim
I. Mục tiê ... p gõ phách cho bài hát.
- Một vài HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp hát, yêu cầu HS gõ nhịp cho bài hát.
- GV yêu cầu HS hát thuộc bài hát (HS hát 2 lần), kết hợp gõ nhịp lần 2.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9. 
- GV cho HS nghe lại giai điệu của bài TĐN số 9.
- HS đọc thang âm và các nốt trụ.
- Cho HS đọc lại bài TĐN số 9, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hoạt động theo nhóm kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét.
- GV yêu cầu từng nhóm HS đứng dậy đánh nhịp, GV quan sát và sửa sai.
- Yêu cầu 1 vài HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc bài kết hợp ghép lời và gõ phách.
- Kiểm tra HS đọc bài cá nhân.
- GV đánh giá và cho điểm.
III. Âm nhạc thường thức : Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc ít người thường sinh sống nhiều ở những vùng nào? Kể tên một số dân tộc ít người?
- Đất nước ta là một nước có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có những bài dân ca riêng, độc đáo, làm thành một nền âm nhạc dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng.
- Các dân tộc ít người ở phía Bắc có: Thái, Tày, Nùng, Hmông, Mường...ở Tây Nguyên có: Gia-rai, Êđê, Ba-na, Xê-đăng, Hrê...ở nam Bộ có: Khơ-me, ở Nam Trung Bộ có dân tộc Chăm ... mỗi dân tộc có những đặc điểm về ngôn ngữ, trang phục riêng của dân tộc mình.
- Một số bài hát của dân ca dân tộc ít người như : Inh lả ơi, xòe hoa (dân ca Thái), Ru em (dân ca Xơ-đăng), Mùa gặt (dân ca Gia-rai), Mưa rơi (dân ca Xá), Soi bóng bên hồ (dân ca Nhắng)
- Những bài hát Dân ca dân tộc ít người có nội dung và giai điệu như thế nào?
- Sự khác nhau của dân ca Thái và dân ca Tây Nguyên như thế nào?
- Trình bày một số bài hát của dân ca dân tộc ít người và cho HS hát 1 số bài hát dân ca dân tộc ít người mà HS biết.
- Ngày nay, có nhiều nhạc sĩ đã dựa trên chất liệu dân ca của các dân tộc ít người sáng tạo nên những ca khúc đậm đà bản sắc dân tộc (kể tên 1 số bài hát).
- Cho HS nghe 1 số trích đoạn của các bài hát dựa trên chất liệu dân ca.
10'
13'
15'
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS ghi bài
HS đọc 
HS trả lời
HS nghe
HS trả lời
HS nghe và trình bày
HS nghe
4. Củng cố bài dạy: (4')
- Cho HS hát lại bài hát: "Tiếng ve gọi hè".
 - Cho HS đọc lại bài TĐN số 9.
5. Dặn dò: (1')
- Nhắc HS về nhà học bài và ôn tập cho tiết học sau.
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy : / / 2011
Tiết 33
ôn tập 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS củng cố lại những kiến thức đã học trong năm.
2. Kĩ năng: HS biết áp dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kì.
3. Thái độ: Nhằm đánh giá năng lực học của HS trong năm học.
* Trọng tâm: Ôn tập các bài hát đã học
II. Chuẩn bị :
GV: Đàn oócgan
HS: Vở ghi, sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học :
1. ổn định trật tự : (2')
* Kiểm tra sĩ số:	7A	7B	7C	7D
- Cho HS hát khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đan xen trong quá trình kiểm tra.
3. Bài mới : (42')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bài
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV hỏi
GV ra bài tập
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
I. Ôn tập 8 bài hát đã học trong năm
 1. Mái trường mến yêu.
 2. Lí cây đa.
 3. Chúng em cần hoà bình.
 4. Khúc hát chim sơn ca.
 5. Đi cắt lúa.
 6. Khúc ca bốn mùa.
 7. Ca-chiu-sa.
 8. Khúc ca bốn mùa.
- GV cho học sinh ôn lần lượt các bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát lại những chỗ HS hát chưa chính xác.
- Cho HS thành lập các nhóm hát thi đua, các nhóm hát xen kẽ nhau.
- Mỗi bài hát đều phải hát đúng sắc thái và tính chất của bài hát kết hợp với phong cách biểu diễn và 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Khuyến khích và khích lệ HS có nhóm trình bày bài hát theo hình thức lĩnh xướng và hoà giọng.
- GV nhận xét các nhóm.
- Tùy vào khả năng của từng lớp, từng đối tượng HS mà GV áp dụng cách ôn tập khác nhau, không nhất thiết phải ôn tập cả 8 bài hát đã học.
II. Ôn tập nhạc lí :
- HS định nghĩa lại nhịp 4/4, lên bảng vẽ sơ đồ đánh nhịp? Nêu sự khác nhau về tính chất của nhịp 3/4 và nhịp 4/4?
- Yêu cầu HS lấy VD về nhịp 4/4 vào khuông nhạc.
- HS lên bảng định nghĩa và viết cấu tạo của cung và nửa cung.
- Kể tên các loại dấu hoá? viết kí hiệu của các loại dấu hoá đó và nêu tác dụng của chúng.
- Nêu sự khác nhau giữa dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường?
- Định nghĩa quãng và gọi tên các quãng?
- GV đưa ra 1 số bài tập cho HS làm.
I. Ôn tập Tập đọc nhạc :
Tập đọc nhạc số 1 đến số 9.
- GV cho HS đọc thang 5 âm và thang 7 âm (âm chủ Đô và âm chủ La).
- Cho HS nghe và phân biệt thang 5 âm và thang 7 âm.
- GV cho HS đọc lần lượt các bài TĐN , GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS đọc lại những chỗ HS đọc chưa chính xác. 
- Cho HS thành lập các nhóm thi đua đọc bài, trong khi đọc bài TĐN tất cả các nhóm đều phải kết hợp gõ phách.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS từng nhóm đánh nhịp từng bài TĐN. Có thể mỗi nhóm đánh nhịp một bài. 
- GV có thể đánh đàn bất kì 1 câu nhạc nào của 9 bài TĐN, yêu cầu HS từng nhóm nghe và phát hiện ra đó là câu nhạc của bài TĐN số mấy và đọc câu nhạc đó lên. 
II. Âm nhạc thường thức :
- Cho HS ôn lại những nhạc sĩ đã được giới thiệu trong SGK : Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Bê-tô-ven, Huy Du dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV ra câu hỏi và HS trả lời.
27'
15'
27'
15’
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS ghi bài
HS trả lời
HS làm bài
HS ghi bài
HS thực hiện
HS ghi bài
HS ôn tập
4. Củng cố bài dạy :
5. Dặn dò : (1')
- Nhắc HS về nhà học bài chuẩn bị bài cũ và học bài mới.
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy : / / 2011
Tiết 34
ôn tập 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS củng cố lại những kiến thức đã học trong năm.
2. Kĩ năng: HS biết áp dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kì.
3. Thái độ: Nhằm đánh giá năng lực học của HS trong năm học.
* Trọng tâm: Ôn tập các bài hát đã học
II. Chuẩn bị :
GV: Đàn oócgan
HS: Vở ghi, sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học :
1. ổn định trật tự : (2')
* Kiểm tra sĩ số:	7A	7B	7C	7D
- Cho HS hát khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đan xen trong quá trình kiểm tra.
3. Bài mới : (42')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bài
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV hỏi
GV ra bài tập
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
I. Ôn tập 8 bài hát đã học trong năm
 1. Mái trường mến yêu.
 2. Lí cây đa.
 3. Chúng em cần hoà bình.
 4. Khúc hát chim sơn ca.
 5. Đi cắt lúa.
 6. Khúc ca bốn mùa.
 7. Ca-chiu-sa.
 8. Khúc ca bốn mùa.
- GV cho học sinh ôn lần lượt các bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát lại những chỗ HS hát chưa chính xác.
- Cho HS thành lập các nhóm hát thi đua, các nhóm hát xen kẽ nhau.
- Mỗi bài hát đều phải hát đúng sắc thái và tính chất của bài hát kết hợp với phong cách biểu diễn và 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Khuyến khích và khích lệ HS có nhóm trình bày bài hát theo hình thức lĩnh xướng và hoà giọng.
- GV nhận xét các nhóm.
- Tùy vào khả năng của từng lớp, từng đối tượng HS mà GV áp dụng cách ôn tập khác nhau, không nhất thiết phải ôn tập cả 8 bài hát đã học.
II. Ôn tập nhạc lí :
- HS định nghĩa lại nhịp 4/4, lên bảng vẽ sơ đồ đánh nhịp? Nêu sự khác nhau về tính chất của nhịp 3/4 và nhịp 4/4?
- Yêu cầu HS lấy VD về nhịp 4/4 vào khuông nhạc.
- HS lên bảng định nghĩa và viết cấu tạo của cung và nửa cung.
- Kể tên các loại dấu hoá? viết kí hiệu của các loại dấu hoá đó và nêu tác dụng của chúng.
- Nêu sự khác nhau giữa dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường?
- Định nghĩa quãng và gọi tên các quãng?
- GV đưa ra 1 số bài tập cho HS làm.
I. Ôn tập Tập đọc nhạc :
Tập đọc nhạc số 1 đến số 9.
- GV cho HS đọc thang 5 âm và thang 7 âm (âm chủ Đô và âm chủ La).
- Cho HS nghe và phân biệt thang 5 âm và thang 7 âm.
- GV cho HS đọc lần lượt các bài TĐN , GV nghe và sửa sai cho HS.
- Cho HS đọc lại những chỗ HS đọc chưa chính xác. 
- Cho HS thành lập các nhóm thi đua đọc bài, trong khi đọc bài TĐN tất cả các nhóm đều phải kết hợp gõ phách.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS từng nhóm đánh nhịp từng bài TĐN. Có thể mỗi nhóm đánh nhịp một bài. 
- GV có thể đánh đàn bất kì 1 câu nhạc nào của 9 bài TĐN, yêu cầu HS từng nhóm nghe và phát hiện ra đó là câu nhạc của bài TĐN số mấy và đọc câu nhạc đó lên. 
II. Âm nhạc thường thức :
- Cho HS ôn lại những nhạc sĩ đã được giới thiệu trong SGK : Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Bê-tô-ven, Huy Du dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV ra câu hỏi và HS trả lời.
27'
15'
27'
15’
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS ghi bài
HS trả lời
HS làm bài
HS ghi bài
HS thực hiện
HS ghi bài
HS ôn tập
4. Củng cố bài dạy :
5. Dặn dò : (1')
- Nhắc HS về nhà học bài chuẩn bị cho kì thi học kì II.
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy : / / 2011
Tiết 35
kiểm tra cuối Năm
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS củng cố lại những kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết áp dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kì.
3. Thái độ: Nhằm đánh giá năng lực học của HS cuối học kì I.
* Trọng tâm: Kiểm tra cuối năm
II. Chuẩn bị :
GV: Đàn oócgan
HS: Vở ghi, sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học :
1. ổn định trật tự : (2')
* Kiểm tra sĩ số:	7A	7B	7C	7D
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đan xen trong quá trình kiểm tra.
3. Bài mới : (42')
HĐ của GV
Nội dung
TG
HĐ của HS
GV ghi bài
GV điều khiển
GV kiểm tra
GV cho điểm
GV ghi bảng
GV điều khiển
GV kiểm tra
GV cho điểm
I. Ôn tập hai bài hát: 
- GV cho học sinh ôn lại 8 bài hát trên.
- Mỗi bài HS hát 1 lần.
- GV nghe và sửa sai, yêu cầu học sinh hát lại những chỗ chưa chính xác.
- GV hướng dẫn học sinh hát đúng tình cảm sắc thái của bài hát, hát đúng tính chất của bài hát.
- GV cho HS thành lập theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 4 em, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm số bài hát của mình, cho các nhóm chuẩn bị khoảng 3'. Sau đó GV gọi từng nhóm lên trình bày bài hát. yêu cầu khi hát phải có phong cách biểu diễn kết hợp phụ hoạ động tác cho bài hát.
- GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc :
- GV cho HS đọc lại các bài TĐN 
- GV nghe và sửa sai, cho học sinh đọc lại những chỗ học sinh đọc chưa chính xác.
- GV cho HS thành lập theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 4 em, cho các nhóm chuẩn bị khoảng 3'. Sau đó GV gọi từng nhóm lên trình bày bài TĐN theo số bốc thăm từ trước, yêu cầu khi đọc nhạc phải kết hợp gõ phách và 1 bạn đánh nhịp cho cả nhóm đọc
- GV nhận xét và cho điểm từng nhóm. Điểm TĐN sẽ được cộng với điểm hát lấy điểm một tiết.
20'
22'
HS ghi bài
HS hát
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nghe
HS ghi bài
HS đọc
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nghe
4. Củng cố bài dạy :
5. Dặn dò : (1')
- Nhắc HS về nhà học bài chuẩn bị cho kì thi học kì I.
- GV cho HS giới hạn ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhac 7.doc