Giải pháp hữu ích: Góp phần nâng cao hiệu qủa tiết luyện tập môn hóa học lớp 8 ở trường THCS - THPT dân tộc nội trú

Giải pháp hữu ích: Góp phần nâng cao hiệu qủa tiết luyện tập môn hóa học lớp 8 ở trường THCS - THPT dân tộc nội trú

Năm học 2009- 2010 với chủ đề “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục” như vậy chất lượng giáo dục đã được bộ giáo dục quan tâm và đặt lên hàng đầu, để một nền giáo dục nước nhà không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực cũng như trên toàn cầu thì chúng ta cần phảidùng mọi cách để đưa chất lượng học tập của học sinh đạt được hiệu quả cao nhất nhưng mà phải là dạy thật, học thật không chạy theo thành tích.Mặt khác đây cũng là năm học thứ hai thực hiện cuộc vận động lớn của ngành “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Cuộc vận động này đã nhắc nhở chúng ta- những người tham gia sự nghiệp “trồng người”- hãy rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học bằng cách quan tâm, gần gũi với học sinh để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi với giáo viên về những vấn đề mà mình còn thắc mắc, những bài tập mà học sinh chưa hiểu trong một tiết học ngắn ngủi với quỹ thời gian chỉ có 45 phút. Đối với học sinh khi thấy được giáo viên dạy vui vẻ, nhiệt tình sẽ hứng thú hơn trong học tập, sẽ mạnh dạn hơn trong việc xây dựng bài hoặc sẽ không ngần ngại hỏi giáo viên những bài tập, những kiến thức mà mình không hiểu. Một tiết dạy được coi là thành công khi học sinh làm việc tích cực đối với tiết lí học lí thuyết thì dễ nhưng đối với tiết luyện tập qủa là việc làm khó khăn và còn nhiều điều chúng ta phải trăn trở.

Mặt khác, qua tiếp xúc với học sinh tôi thấy được học sinh rất thuộc lí thuyết nhưng không biết vận dụng giải bài tập, phương pháp học tập của bộ môn chưa có. Đặc biệt là môn khoa học tự nhiên như môn Hóa, việc học đi đôi với hành thật là cần thiết. Mặt khác, đây là năm học đầu tiên các em tiếp xúc với môn Hóa học nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ,để tránh cho các em không bị mất căn bản, ngoài việc học lí thuyết, các em phải biết cách giải các bài tập.Trong chương trình Hóa 8, tiết luyện tập còn qúa ít so với lượng kiến thức lí thuyết, chỉ có 8 bài luyện tập/ năm. Cụ thể là:

Bài luyện tập1: Mối quan hệ giữa các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất, phân tử.

Bài luyện tập 2: Cách ghi công thức hóa học, khái niệm hóa trị và vận dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của nguyên tố chưa biết và lập công thức hóa học, chỉ ra được các công thức hóa học bị viết sai để sửa lại cho đúng.

Bài luyện tập 3: Củng cố các kiến thức có liên quan tới hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học. Biết áp dụng định luật và cách lập phương trình hóa học.

Bài luyện tập 4: Củng cố các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí. Mối quan hệ giữa khối lượng, lượng chất, thể tích khí. Vận dụng các công thức biến đổi để giải bài tập.

Bài luyện tập 5: Nhớ được tính chất- điều chế khí oxi, thành phần của không khí, khái niệm, phân loại oxit, sự oxi hóa, định nghĩa, phân biệt được các loại phản ứng và chứng minh bằng các ví dụ cụ thể.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hữu ích: Góp phần nâng cao hiệu qủa tiết luyện tập môn hóa học lớp 8 ở trường THCS - THPT dân tộc nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QỦA
TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở
TRƯỜNG THCS-THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
A.MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2009- 2010 với chủ đề “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục” như vậy chất lượng giáo dục đã được bộ giáo dục quan tâm và đặt lên hàng đầu, để một nền giáo dục nước nhà không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực cũng như trên toàn cầu thì chúng ta cần phảidùng mọi cách để đưa chất lượng học tập của học sinh đạt được hiệu quả cao nhất nhưng mà phải là dạy thật, học thật không chạy theo thành tích.Mặt khác đây cũng là năm học thứ hai thực hiện cuộc vận động lớn của ngành “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Cuộc vận động này đã nhắc nhở chúng ta- những người tham gia sự nghiệp “trồng người”- hãy rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học bằng cách quan tâm, gần gũi với học sinh để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi với giáo viên về những vấn đề mà mình còn thắc mắc, những bài tập mà học sinh chưa hiểu trong một tiết học ngắn ngủi với quỹ thời gian chỉ có 45 phút. Đối với học sinh khi thấy được giáo viên dạy vui vẻ, nhiệt tình sẽ hứng thú hơn trong học tập, sẽ mạnh dạn hơn trong việc xây dựng bài hoặc sẽ không ngần ngại hỏi giáo viên những bài tập, những kiến thức mà mình không hiểu. Một tiết dạy được coi là thành công khi học sinh làm việc tích cực đối với tiết lí học lí thuyết thì dễ nhưng đối với tiết luyện tập qủa là việc làm khó khăn và còn nhiều điều chúng ta phải trăn trở.
Mặt khác, qua tiếp xúc với học sinh tôi thấy được học sinh rất thuộc lí thuyết nhưng không biết vận dụng giải bài tập, phương pháp học tập của bộ môn chưa có. Đặc biệt là môn khoa học tự nhiên như môn Hóa, việc học đi đôi với hành thật là cần thiết. Mặt khác, đây là năm học đầu tiên các em tiếp xúc với môn Hóa học nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ,để tránh cho các em không bị mất căn bản, ngoài việc học lí thuyết, các em phải biết cách giải các bài tập.Trong chương trình Hóa 8, tiết luyện tập còn qúa ít so với lượng kiến thức lí thuyết, chỉ có 8 bài luyện tập/ năm. Cụ thể là:
Bài luyện tập1: Mối quan hệ giữa các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất, phân tử.
Bài luyện tập 2: Cách ghi công thức hóa học, khái niệm hóa trị và vận dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của nguyên tố chưa biết và lập công thức hóa học, chỉ ra được các công thức hóa học bị viết sai để sửa lại cho đúng.
Bài luyện tập 3: Củng cố các kiến thức có liên quan tới hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học. Biết áp dụng định luật và cách lập phương trình hóa học.
Bài luyện tập 4: Củng cố các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí. Mối quan hệ giữa khối lượng, lượng chất, thể tích khí. Vận dụng các công thức biến đổi để giải bài tập.
Bài luyện tập 5: Nhớ được tính chất- điều chế khí oxi, thành phần của không khí, khái niệm, phân loại oxit, sự oxi hóa, định nghĩa, phân biệt được các loại phản ứng và chứng minh bằng các ví dụ cụ thể.
Bài luyện tập 6: Củng cố tính chất và điều chế hiđro, phản ứng thế, sự khử, chất khử, sự oxi hóa, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa - khử.
Bài luyện tập 7: Nhớ thành phần, tính chất hóa học của nước. Định nghĩa, công thức, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ, muối
Bài luyện tập 8: Củng cố các khái niệm về nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Làm quen với các thao tác pha chế dung dịch, rèn kĩ năng vận dụng tính toán.
Mỗi bài luyện tập bắt buộc học sinh phải nhớ một lượng lớn về kiến thức lí thuyết và vận dụng các đơn vị kiến thức đó làm sao cho có hiệu quả. Vậy làm thế nào để học sinh học một tiết luyện tập đạt được mục tiêu đề ra mà học sinh vẫn thấy thoải mái và có hứng thú học tập?
Đó là lí do tôi suy nghĩ và qua việc dạy học sinh học môn Hoá 8 trong hai năm qua, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu qủa tiết luyện tập môn hóa học lớp 8 ở trường THCS – THPH Dân tộc nội trú .
II .ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Đối tượng : học sinh lớp 8
- Phạm vi :HS trường THCS – THPT Dân tộc nội trú.
- Phương pháp: Điều tra, thống kê, phân tích số liệu .
B. NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Bộ môn khoa học tự nhiên nào cũng vậy, tiết luyện tập có một vai trò khá quan trọng. Tiết luyện tập giúp học sinh củng cố được kiến thức cả về mặt lí thuyết cũng như thực hành. Tiết luyện tập sẽ giúp giáo viên kiểm tra được việc nắm kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập ở học sinh, đồng thời giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản đã học, rèn luyện được một số kĩ năng như áp dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
Đối với bộ môn Hóa học, tiết luyện tập thường chủ yếu có hai dạng bài tập: Bài tập định tính, bài tập định lượng. Trong chương trình môn Hóa 8 số lượng tiết luyện tập tương đối ít so với số lượng bài tập cần rèn nên tiết luyện tập Hóa lại càng quan trọng hơn nữa trong việc rèn kĩ năng trong việc rèn kĩ năng giải bài tập ở học sinh đặc biệt là bài tập định lượng.
Hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì việc rèn kĩ năng tự học, tự giải bài tập quả là cần thiết.Vì vậy, vấn đề được đặt ra là giáo viên phải tổ chức dạy tiết luyện tập như thế nào cho có hiệu quả vừa đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức, vừa có kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải được các bài tập một cách tích cực và chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
II.THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS
1.Thuận lợi:
Bộ môn Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, lại rất gần gũi trong thực tế. Khi giảng dạy giáo viên có thể giúp học sinh hình thành kiến thức thông qua những hiện tượng thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Nhà trường có nhiều dụng cụ, hóa chất để giáo viên biểu diễn thí nghiệm trong những tiết hình thành kiến thức mới, học sinh được tự mình thực hành các thí nghiệm chứng minh tính chất, các hiện tượng hóa học cũng như các dấu hiệu phản ứng xảy ra.
Giáo viên có sử dụng phương pháp dạy học mới kết hợp với việc sử dụng những phương pháp đặc thù của bộ môn để tăng thêm sự hứng thú học tập trong học sinh.
2. Khó khăn:
Sức học của học sinh không đồng đều.
Năm đầu tiên tiếp xúc với môn học mới nên cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ
Trong chương trình ít tiết luyện tập trong khi đó có nhiều bài tập lại có nhiều dạng cần phải rèn luyện cho học sinh.
Nhiều tiết lượng kiến thức dài, lí thuyết nhiều nên giáo viên không có điều kiện lồng ghép nội dung bài tập vào từng đơn vị kiến thức để củng cố kiến thức từng phần cũng như toàn bài.
Nhiều học sinh vẫn còn lười học bài, chưa chịu khó làm bài tập dẫn đến học sinh hổng kiến thức, không dễ tiếp thu bài sau vì kiến thức các bài có liên quan với nhau.
Vì học sinh không học bài nên mất nhiều thời gian cho việc kiểm tra và sửa bài nên thời gian để củng cố luyện tập sẽ bị ngắn lại thậm chí là không có.
Nhiều học sinh thuộc lí thuyết nhưng lại không biết vận dụng những đơn vị kiến thức đó để giải bài tập. 
Đa số học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc không biết phân tích đề bài mặc dù học sinh thuộc đề bài và tóm tắt được yêu cầu bài toán, không biết sử dụng lượng kiến thức nào để giải những bài tập đó, kĩ năng tính toán của học sinh yếu, phụ thuộc nhiều vào máy tính.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QỦA CỦA HỌC SINH QUA TIẾT LUYỆN TẬP
1. Chuẩn bị :
Đây là việc làm đầu tiên và khá quan trọng nhưng nhiều khi chúng ta còn hay làm qua loa chiếu lệ hoặc khoán tất cả cho học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị này cần thiết cả cho người dạy và người học .
1.1.Đối với giáo viên:
-Xác định đúng mục tiêu và nội dung bài luyện tập.
-Hệ thống hóa ngắn gọn kiến thức bằng cách dùng sơ đồ, bảng phụ, các phương tiện dạy học khác như máy chiếu, phiếu học tập
- Chọn bài tập có nhiều dạng khác nhau. Các bài tập được chọn cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Nội dung bài tập phải đảm bảo kiến thức trọng tâm.
+ Số lượng bài tập vừa phải, tuỳ đối tượng học sinh mà chúng ta đưa ra lượng bài tập nhiều hay ít.Ví dụ :lớp yếu thì chọn 2 bài tập định tính, 1 bài tập định lượng. Lớp trung bình thì 1 bài tập định tính, 2 bài tập định lượng.Lớp khá thì tăng thêm1 bài tập định tính hoặc 1 bài tập định lượng tuỳ thuộc vào quỹ thời gian.
+ Chọn dạng bài tập căn bản.
-Khi ra bài tập giáo viên cần phải hướng dẫn trước cho học sinh cách giải ở nhà. Khâu chuẩn bị bài trước của học sinh góp phần quan trọng trong sự thành công của tiết dạy.
 - Tìm nhiều phương pháp giải cho từng bài và chọn xem phương pháp nào học sinh dễ hiểu và dễ nhớ để vận dụng nhất.
 - Đối với những bài tập định lượng hoặc những bài tập khó, giáo viên cần phải chọn hệ thống câu hỏi nêu vấn đề ngắn gọn, logic để học sinh biết được cách giải bài tập tại lớp.
1.2. Đối với học sinh :
-Học sinh phải làm tốt công việc ở phần dặn dò tiết trước như :ôn tập lại kiến thức cơ bản liên quan đến nội dung luyện tập khi giáo viên yêu cầu chẳng hạn các khái niệm, công thức
- Soạn, giải các bài tập giáo viên cho trước.
-Chuẩn bị những thắc mắc phát sinh trong qúa trình chuẩn bị ở nhà để nêu lên ở tiết luyện tập để giáo viên giải đáp.
- Làm thêm các dạng bài tập tương tự trong SGK có trong sách bài tập hoặc sách tham khảo khác.
2 .Nội dung
2.1. Kiểm tra bài cũ:
Thường lồng ghép luôn trong khi luyện tập.Giáo viên kiểm tra lí thuyết từng phần ứng với đơn vị kiến thức có liên quan đến bài tập đặc biệt là dạng bài tập định tính có liên quan đến giải thích, nhận biết hay học sinh muốn viết được phương trình hóa học thì phải nhớ được tính chất hóa học của chất đó đồng thời cũng phải biết lập được công thức hóa học.
2.2. Luyện tập:
a. Ôn lại kiến thức cần nhớ:Chỉ nhắc lại những kiến thức cơ bản trọng tâm nhất.Tận dụng luôn phần kiến thức cần nhớ trong SGK, học sinh không phải ghi bài để đỡ mất thời gian.
b. Bài tập vận dụng :
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại khái niệm, tính chất lí hoá học .... vận dụng các đơn vị kiến thức đó để giải bài tập.
c. Các bước giải bài tập như sau:
* Bước 1: Tìm hiểu đề bài và tóm tắt đề giúp học sinh xác định được các dữ kiện bài cho và yêu cầu bài toán cần tìm.
 Một, hai học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 Xác định được các dữ kiện bài cho (giả thiết).Những yêu cầu bài toán cần tìm(kết luận).Khi tóm tắt đề cần phải ghi ngắn gọn, phải sử dụng các kí hiệu, công thức toán học.
* Bước 2: Phân tích đề giúp học sinh có hướng giải bài tập( phân tích định tính và phân tích định lượng.
 -Phân tích định tính :
Giáo viên đặt những câu hỏi để học sinh biết được bản chất của bài tập: lập được công thức hóa học, viết được phương trình hóa học, làm được toán nhận biết, giải thích các hiện tượng hóa học, giải thích các hiện tượng thực tế .
 - Phân tích định lượng:
Giáo viên nêu vấn đề để học sinh chọn và sử dụng các công thức toán học, lí học hóa học một cách hợp lí nhằm giải quyết những yêu cầu bài toán đặt ra. Thường sử dụng phương pháp phân tích ngược và giải xuôi để học sinh dể hiểu và nhớ được cách giải.
Ví dụ minh họa cho bài luyện tập 8: Củng cố các khái niệm nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch. Vận dụng các công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm để giải bài tập.Tính các đại lượng cần dùng để pha chế dung dịch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên đưa ra ví dụ là các bài tập có các dạng khác nhau đã chép sẵn vào bảng phụ hoặc chiếu trên bảng 
- Bài 1: Pha chế 200 g dung dịch NaCl 20 %
GV đưa ra những câu hỏi dẫn dắt HS làm được bài tập.
+ Bài cho những đại lượng nào?
+ Bài yêu cầu tính đại lượng nào?
 + Các công thức có liên quan đến tính toán? Cách chuyển đổi công thức?
+ Khi giải thì tìm khối lượng chất tan, tìm khối lượng dung môi. Sau đó thì pha chế (nêu cho được các bước pha chế).
-Bài 2: Pha chế 100 ml dung dịch dung dịch NaCl có nồng độ 0.2 M
Giáo viên giúp học sinh nhận dạng bài toán bằng các câu hỏi:
+Các đại lượng đã cho của bài toán 2 so với bài số 1 khác nhau ở những đặc điểm nào?
+Bài cho CM và Vdd thì ta tính được đại lượng nào?
Giáo viên hướng dẫn tiếp: Từ các đại lượng đã biết ráp vào công thức suy ra được đại lượng còn thiếu.
Giáo viên chốt lại:Khi giải bài tập thì giải từ trên xuống: Tính số mol chất tan, tính khối lượng chất tan, pha dung dịch(nêu cho được các bước pha chế).
Học sinh đọc đề, phân tích đề bài, nhận dạng bài và tóm tắt đề bài vào vở một cách ngắn gọn
-HS đọc đề bài, nêu được:
+ mdung dịch = 200g C % = 20 % 
+ Khối lượng chất tan, dung môi.
+ Từ công thức tính nồng độ phần trăm suy ra công thức tính khối lượng chất tan, từ công thức tính khối lượng dung dịch suy ra khối lượng dung môi. 
+ Nêu các bước pha chế.
-HS đọc đề bài, nêu được:
+ Bài cho Vdung dịch và CM 
+ Số mol chất tan
-HS nhớ công thức tính và tìm được đại lượng còn thiếu
-HS nghe và ghi nhớ cách giải.
* Bước 3: Giải bài tập
 Học sinh xác định lại hướng giải bài toán sau khi phân tích (các bước giải, các công thức vận dụng)
 Trình bày bài giải chi tiết, có lựa chọn lời giải thích hợp.Cho một vài học sinh lên bảng giải, học sinh ở dưới lớp làm bài tập vào vở nháp hoặc vở bài tập nếu học sinh đó đã hiểu bài và có đủ tự tin là mình sẽ làm đúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập chi tiết sau khi được hướng dẫn phân tích cách giải. 
Bài 1 : Pha chế 200 g dung dịch NaCl 20 %
Bài 2: Pha chế 100 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0.2 M
- Hai học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh dưới lớp làm bài vào vở nháp.
Bài 1 : Pha chế 200 g dung dịch NaCl 20 %
+ Khối lượng NaCl cần dùng có trong 200 g dung dịch NaCl 20 % :
mNaCl = 
+ Khối lượng nước (dung môi) cần dùng : mdd – mct = 200 - 40 = 160g
+ Pha chế: Lấy lượng chất tan là 40gam, dung môi là nước và cần160gam hòa với nhau.
Bài 2: Pha chế 100 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0.2 M
+ Số mol NaCl cần dùng : nNaCl = 
+ Khối lượng NaCl cần dùng : 0.02 x 58.5 = 1.17g
+ Pha chế: Lấy lượng chất tan là 1.17gam, dung môi là 100ml nước hòa với nhau.
*Bước 4:Kiểm tra
Đây là bước khá quan trọng mà học sinh thì hay bỏ qua sau khi hoàn thành bài tập.Nguyên nhân do dọc sinh chủ quan (đối với học sinh có sức học từ trung bình trở lên), đối với học sinh học yếu thì không có đủ thời gian. Chính vì vậy các giáo viên cần yêu cầu học sinh phải thực hiện, qua đó cũng rèn cho học sinh tính cẩn thận và biết cách tự đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sau khi giải bài tập xong, giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại, gồm các nội dung:
- Học sinh đã làm đúng yêu cầu của bài chưa?
-Đã sử dụng hết các dữ kiện của bài toán chưa?
-Tính toán có đúng chưa?
-Ngoài ra còn cho học sinh nhận xét các trình bày, cách sử dụng câu chữ của bạn đã đảm bảo chưa?
Học sinh đọc lại bài làm để kiểm tra lại mức độ chính xác về: yêu cầu bài, sử dụng các dữ kiện của bài toán, tính toán
Ví dụ minh họa cho bài luyện tập 1: Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất (đơn chất và hợp chất), nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa, cố gắng tái hiện lại kiến thức theo hệ thống câu hỏi như sau:
+Xung quanh chúng ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta đều là những vật thể.Vật thể được chia làm mấy loại? Cho ví dụ?
+Chất được tạo nên từ đâu? Chất có những tính chất như thế nào?
+Chất được chia làm mấy loại? Cho ví dụ? 
+ Thế nào là đơn chất? Hợp chất? 
+Đơn chất chia làm mấy loại?Hạt hợp thành đơn chất?
+Hợp chất chia làm mấyloại?Hạt hợp thành hợp chất?
+Nguyên tử là gì? Có cấu tạo như thế nào?
+Phân tử là gì? 
-Từ mỗi đơn vị kiến thức học sinh đưa ra, giáo viên hình thành sơ đồ bên bảng nháp để học sinh hệ thống hóa được các kiến thức và cho học sinh học trong sách giáo khoa.
-Học sinh gấp sách giáo khoa lại, nghe câu hỏi của giáo viên và nêu được: 
+ 2 loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.Ví dụ mỗi loại vật thể học sinh tự liệt kê.
+ Chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học, 
có những tính chất nhất định không đổi. Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hóa học. + Chất được chia làm hai loại là đơn chất và hợp chất. Học sinh tự cho ví dụ.
+ Khái niệm đơn chất, hợp chất.
+ Đơn chất chia làm hai loại là kim loại và phi kim. Hạt hợp thành là nguyên tử hay phân tử.
+Hợp chất chia làm hai loại là hợp chất vô cơ hợpchất hữu cơ.Hạt hợp thành là phân tử.
+Khái niệm nguyên tử và cấu tạo.
+Khái niệm phân tử
-HS nghe, quan sát sơ đồ và nhớ lại được mối liên quan giữa các đơn vị kiến thức.
Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm
 Vật thể (tự nhiên và nhân tạo).
 Chất (Tạo nên từ nguyên tố hóa học )
 Đơn chất Hợp chất
 (Tạo nên từ một nguyên tố) (Tạo nên từ hai nguyên tố trở lên)
Kim loại Phi kim Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ 
(Hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử ) (Hạt hợp thành là phân tử)
Dẫn được điện và nhiệt Không dẫn điện và nhiệt
2.3.Củng cố:
Giáo viên cho học sinh tái hiện lại những nội dung đã học ở tiết luyện tập một cách khái quát, sau đó giáo viên bổ sung những nội dung học sinh trả lời chưa đầy đủ một cách ngắn gọn .
2.4: Kết qủa khảo sát ban đầu
Sau hai năm áp dụng các giải pháp này, kết quả học tập của học sinh đạt được là:
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Năm học 2007- 2008
19
27.9
22
32.4
16
23.5
11
16.2
Năm học 2008- 2009
18
26.5
27
39.7
15
22.1
8
11.7
C .KẾT LUẬN
Tóm lại: Để tiết luyện tập có hiệu qủa thì yêu cầu cho cả người dạy và người học là: Có sự chuẩn bị kiến thức, tận dụng tối đa thời gian của tiết học, phân tích đề bài để có phương pháp phù hợp, sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bảng phụ, máy chiếu  Sau một thời gian giảng dạy tôi thấy tiết luyện tập đạt được kết quả cao nếu có sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh càng kĩ thì trong tiết luyện tập giáo viên sẽ chủ động trong việc hướng dẫn học sinh tự học, phát huy được tính tích cực của học sinh. Đồng thời, hiệu quả giáo dục của tiết luyện tập sẽ cao hơn
Trên đây là một vài suy nghĩ chủ quan của bản thân tôi về biện pháp cần thực hiện khi dạy một tiết luyện tập, tôi sẽ suy nghĩ và bổ sung thêm trong những năm học tới. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
 Đạ teh,ngày 10 tháng 10 năm 2009
Duyệt của BGH Người viết
 Nguyễn Ngọc Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem Hoa dateh.doc