I. Vai trò của việc đọc diễn cảm:
- Luyện thói quen đọc tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nói tốt, tạo thái độ tự tin trong giao tiếp là yếu tố rất quan trọng cuộc sống sau này.
- Tiếp xúc với một văn bản một cách nghiêm túc và bước đầu cảm nhận được nội dung tư tưởng cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật.
- Tăng cường rèn luyện về ngôn ngữ, trau dồi vốn từ cũng như ý thức tôn trọng tiếng Việt.
II. Thế nào là đọc diễn cảm:
So sánh hai cách đọc sau:
Gv đọc văn bản “Cảnh khuya” bằng hai cách đọc khác nhau. Cho HS so sánh, nhận xét.
* Cách đọc nào em thấy hay hơn? Tại sao?
* Em hiểu thế nào là đọc diễn cảm?
- Là cách đọc dùng giọng điệu, ngữ điệu hợp lý để thể hiện tinh thần của văn bản và thái độ cảm nhận của người đọc đối với văn bản.
Đọc diễn cảm văn bản I. Vai trò của việc đọc diễn cảm: - Luyện thói quen đọc tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nói tốt, tạo thái độ tự tin trong giao tiếp là yếu tố rất quan trọng cuộc sống sau này. - Tiếp xúc với một văn bản một cách nghiêm túc và bước đầu cảm nhận được nội dung tư tưởng cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. - Tăng cường rèn luyện về ngôn ngữ, trau dồi vốn từ cũng như ý thức tôn trọng tiếng Việt. II. Thế nào là đọc diễn cảm: So sánh hai cách đọc sau: Gv đọc văn bản “Cảnh khuya” bằng hai cách đọc khác nhau. Cho HS so sánh, nhận xét. * Cách đọc nào em thấy hay hơn? Tại sao? * Em hiểu thế nào là đọc diễn cảm? - Là cách đọc dùng giọng điệu, ngữ điệu hợp lý để thể hiện tinh thần của văn bản và thái độ cảm nhận của người đọc đối với văn bản. III. Cách đọc diễn cảm. * TRước hết cần hiểu được sơ lược về nội dung, tư tưởng của văn bản để định hướng cho việc đọc tốt. VD: Dòng hồi tưởng bâng khuâng của nhà văn Thanh Tịnh cần đọc thong thả, trầm lắng và da diết; bài thơ Hoan hô chiến sỹ Điện Biên nói về chiến thắng Điện Biên Phủ, vậy âm hưởng chủ đạo sẽ là niềm vui nên cần đọc giọng sôi nổi, hào hứng Với mỗi loại văn bản cần có cách đọc khác nhau. Có thể quy chung về một số kiểu văn bản. 1. Đối với văn bản trữ tình: Văn bản trữ tình lấy cảm xúc làm trung tâm, diễn biến của tác phẩm trữ tình thuận theo dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình. Vì vậy, khi đọc cần chú: - Dù là thơ hay văn xuôi trữ tình đều cần chú ý đọc thầm văn bản trước, sau đó cảm nhận được tinh thần chung của văn bản: buồn đau hay giận dữ, yêu thương hạnh phúc hay day dứt, khổ đau, căm thù hay hào hùng, bi tráng từ đó mà chọn lấy cách đọc hợp lý, điều khiển ngữ điệu phù hợp. - Đặc biệt cần ngắt hơi cho đúng, tránh tình trạng ngắt nghỉ tuỳ tiện hoặc đọc cố mà bị đứt hơi nửa chừng. Muốn vậy, cần lấy bút chì đánh dấu bằng gạch chéo từng cụm từ, từng vế câu và điều chỉnh độ dài của âm thanh theo phần đã đánh dấu. Lần đầu chưa quen cần làm thường xuyên, sau sẽ chủ động ngắt nghỉ bằng ý hiểu và mắt, không cần gạch chéo. - Những từ ngữ được xem là quan trọng cần được nhấn rõ hơn các từ khác, sẽ tạo ra độ âm thanh cao thấp, trầm bổng trong khi đọc. Tránh lối đọc đều đều mọi tiếng đều có độ dài và độ lớn của âm thanh như nhau sẽ rơi vào đơn điệu, tẻ ngắt. _ Phát âm chính xác theo luật chính tả, rõ dấu thanh, tròn vành rõ chữ. - Thường có quy luật: Khi vui hoặc khi cần kêu gọi, thể hiện cảm xúc bị dồn nén thường đọc giọng cao, dồn dập, đọc như tiếng reo, nhịp nhanh, nhấn vào các từ ngữ chỉ trạng thái: VD: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường Khi buồn lắng suy tư hoặc hồi tưởng tha thiết nên đọc giọng thấp xuống, âm điệu hơi kéo dài hơn, đặc biệt ở các tiếng trọng tâm, tạo được nhạc điệu trầm bổng trong câu thơ, câu văn: VD: Sáng mát trong như tháng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Đôi khi ngắt nhịp không đúng cũng dẫn tới cách cảm thụ khác nhau: Câu thơ cuối đoạn trên ví dụ 2. Câu thơ: Non cao tuổi vẫn chưa già Non còn nhớ nước, nước mà quên non. 2. Đối với văn bản tự sự: - Nhìn chung cũng cần đảm bảo những nguyên tắc trên như văn bản trữ tình. Tuy nhiên vì là tự sự nên bên cạnh giọng của người dẫn truyện còn có lời thoại của nhân vật. Vì vậy, cần chú ý làm nổi bật sự khác biệt của giọng nhân vật và giọng người kể, của nhân vật này với nhân vật khác. Muốn như vậy, cần chú ý đến tính cách của các nhân vật: + Đối với nhân vật phản diện cần thể hiện được tính cách bằng giọng nói hoặc hách dịch, kiêu căng, hoặc giả dối, hoặc ý vị mỉa mai: VD: Nhân vật người cô cuả bé Hồng, nhân vật Bà Nghị trong cảnh mua đàn chó và đứa con của chị Dậu + Đối với nhân vật chính diện cần chú ý dùng giọng điềm đạm hoặc chân chất, nhẹ nhàng, tha thiết, mạnh mẽ tự tin thuỳ từng tính cách. - Trong nhiều trường hợp, cũng cần chú ý giọng điệu theo lứa tuổi hoặc vị trí xã hội 3. Đối với văn bản nghị luận: - Cũng cần bám sát nội dung và mục đích của mỗi văn bản: cái gì cần thuyết minh thì đọc rành mạch, rõ ràng, cái gì cần thuyết phục thì đọc giọng tha thiết, nhắn nhủ, nắhc nhởcái gì cần kêu gọi thì đọc giọng sôi nổi, giục giã, cái gì cần khơi gợi căm thù thì đọc giọng mạnh mẽ, dứt khoát GV; Lấy ví dụ về đoạn văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hoặc đoạn văn nói về lòng căm thù giặc trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. IV. Luyện tập: 1. GV cho học sinh tìm cách đọc một số văn bản. Trước khi đọc, yêu cầu các em đọc thầm văn bản, nêu cảm nhận chung về mỗi văn bản, chỉ ra thể loại, tìm cách đọc. - Sử dụng bút chì gạch chéo để đánh dấu nhịp ngắt, gạch chân các tiếng cần nhấn giọng. - HS thực hành đọc. 2. Bài tập về nhà: Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn trang đầu của bài Tôi đi học. Có thể sử dụng một giọng đọc thống nhất trong toàn bộ văn bản hay không? Thực hành luyện tập trên lớp cần có sự góp ý cụ thể với các em. Chấm điểm, khuyến khích thi đua đọc to, biết làm chủ ngữ điệu. Một số văn bản luyện tập. Văn bản số 1: Ngã ba Đồng Lộc. Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc. Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba Và có nhiều ngã ba nổi tiếng Như những mạch máu khổng lồ Trên thân hình Trái đất Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói. Có những ngã ba, là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn đông, tây, kim, cổ. Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết trong sách địa dư, trên những bản đồ Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa Xong rồi con có thể quên Nhưng con ơi, con chớ quên ngã ba Đồng Lộc Là ngã ba nhưng nào có phân vân Nào có đắn đo do dự Là ngã ba trên chặng đường quyết liệt Những hướng đi đã quyết Không phải cho một lần Mà cho tất cả mọi lần Không phải cho một người Mà cho tất cả quê hương, đất nước: Hướng về Nam, một nửa mình Tổ quốc” Văn bản 2: Bình Ngô đại cáo: Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế, Gây binh, kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng, Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng thiêng nước độc Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước đông Hải không rửa hết mùi. Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được?” Văn bản 3: Tức nước vỡ bờ: “Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! Chị Dậu vẫn thiết tha: - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nừu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra cơ sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chậy đến đỡ lấy tay hắn: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Tha này! Tha này! Vừa nói, hắn vừa bịch luôn vào chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn tới để trói anh Dậu. Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: _ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khỏeo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Tài liệu đính kèm: