Điều lệ công đoàn Việt Nam

Điều lệ công đoàn Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, đã tổ chức, vận động công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tổ chức, động viên CNVCLĐ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động việt nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Điều lệ công đoàn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM  2003
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, đã tổ chức, vận động công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tổ chức, động viên CNVCLĐ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Liên đoàn Lao động việt nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ  các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
tổng Liên đoàn Lao động việt nam phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì lợi ích người lao động, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. 
Chương I
ĐOÀN VIÊN
Điều 1. CNVCLĐ Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn. 
Điều 2. Người gia nhập Công đoàn phải có đơn tự nguyện. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xét, ra quyết định kết nạp và trao thẻ đoàn viên công đoàn. Khi đoàn viên ra khỏi Công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xoá tên và thu lại thẻ đoàn viên. 
 Điều 3. Đoàn viên có quyền:
1. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn, ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; phê bình chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn, kiến nghị bãi miễn cán bộ công đoàn có sai phạm.
2. Được yêu cầu công đoàn bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được công đoàn: Tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và công đoàn; hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do công đoàn tổ chức. 
4. Khi nghỉ hưu, đoàn viên được nghỉ sinh hoạt công đoàn, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn giúp đỡ.
Điều 4. Đoàn viên có nhiệm vụ:  
 1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 2. Thực hiện các Nghị quyết của công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí, tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, tay nghề; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
4. Giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và tổ chức tốt cuộc sống; đoàn kết giúp nhau bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ và của tổ chức công đoàn.
Chương II
NGUYÊN TẮC VÀ  HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Điều 5. Công đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với nội dung cơ bản như sau: 
a) Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra.
 b) Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp công đoàn thuộc về Đại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành.  
c) Ban Chấp hành Công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
d) Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
đ) Khi mới thành lập hoặc tách nhập tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp  chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời. Thời gian hoạt động của Ban chấp hành lâm thời không quá 12 tháng. 
 Điều 6. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 
(sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và công đoàn ngành Trung ương.
-  Công đoàn cấp trên cơ sở.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. 
Điều 7. Đại hội công đoàn các cấp:   
1. Nhiệm vụ của Đại hội công đoàn các cấp:
 a) Thảo luận, thông qua các báo cáo của Ban chấp hành; quyết định phương hướng nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ tới.
b)  Tham gia xây dựng văn kiện của Đại hội Công đoàn cấp trên.
c)  Bầu Ban Chấp hành Công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội công đoàn cấp trên.
d) Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam ( đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc )
2. Nhiệm kỳ Đại hội công đoàn các cấp:
a) Đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn 5 năm 2 lần. Đối với công đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên đông, nhiều công đoàn cơ sở thành viên hoạt động phân tán có thể 5 năm Đại hội 1 lần.
b) Đại hội công đoàn các cấp trên cơ sở: 5 năm 1 lần. 
c) Trường hợp đặc biệt, nếu được công đoàn cấp trên đồng ý, Đại hội công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với công đoàn cấp trên cơ sở và 6 tháng đối với công đoàn cơ sở. Riêng đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc thì do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
3. Số lượng đại biểu dự Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thành phần đại biểu chính thức gồm: 
a) Các uỷ viên đương nhiệm của Ban Chấp hành cấp triệu tập.
b) Các đại biểu do Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể công đoàn cấp dưới bầu lên.
c) Các đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập chỉ định với số lượng không quá ba phần trăm ( 3% ) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
 4. Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách (theo quy định của Bộ luật Lao động) hoặc cảnh cáo ( đối với với các trường hợp khác) trở lên, thì Ban Chấp hành cấp triệu tập xem xét, quyết định tư cách đại biểu và sau đó báo cáo cho Đại hội biết. Người bị khởi tố, truy tố, tạm giam thì không đủ tư cách đại biểu.
Điều 8. Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể.    
1. Những nơi xét thấy cần thiết và được Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì Ban Chấp hành Công đoàn ở cấp đó được triệu tập Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể.
2. Số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập Hội nghị quyết định. Đại biểu dự Hội nghị phải được Hội nghị biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Thành phần đại biểu gồm:
a) Các uỷ viên đương nhiệm của Ban Chấp hành cấp triệu tập Hội nghị.
b) Các đại biểu do Đại hội ( nếu trùng vào dịp Đại hội ) hoặc Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể, Công đoàn cấp dưới bầu lên. Trường hợp không thể tổ chức được Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu.
 c) Đại biểu chỉ định với số lượng không quá ba phần trăm ( 3% ) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
3. Nội dung của Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể:
 a) Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội; bổ sung chương trình hoạt động của công đoàn cấp mình. 
b) Tham gia xây dựng văn kiện Đại hội công đoàn cấp trên.
c) Bổ sung kiện toàn Ban Chấp hành và bầu đại biểu đi dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Công đoàn cấp trên ( nếu có).
Điều 9. Đại hội, Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể, Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn các cấp phải có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập đến dự mới có giá trị. Việc bầu cơ quan lãnh đạo các cấp công đoàn và bầu đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên đều phải tiến hành bỏ phiếu kín; người trúng cử phải được quá một phần hai (1/2 ) số phiếu bầu. 
 Điều 10. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của công đoàn mỗi cấp.
 1. Ban Chấp hành Công đoàn cấp nào, do Đại hội công đoàn cấp đó bầu ra. Ban Chấp hành Công đoàn cấp dưới phải được Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Khi có quá một phần hai (1/2) số thành viên dự Đại hội yêu cầu và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp thì Đại hội công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn  có thể bầu trực tiếp Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Chủ tịch nghiệp đoàn trong số Uỷ viên Ban Chấp hành.
 2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội công đoàn cấp đó quyết định và  không quá số lượng quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
 a) Khi khuyết Uỷ viên Ban chấp hành ở cấp nào, thì do Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành khuyết cần bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội không vượt quá một phần ba (1/3 ) số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
b) Trường hợp đặc biệt cần bầu bổ sung mà số uỷ viên Ban chấp hành vượt quá số lượng Đại hội đã thông qua, thì phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc bầu bổ sung số uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vượt quá số lượng Đại hội Công đoàn toàn quốc đã thông qua do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định nhưng không quá ba phần trăm (3%) số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Đại hội Công đoàn toàn quốc quyết định.
c) ủy viên Ban Chấp hành khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị thì thôi tham gia Ban Chấp hành Công đoàn  ở ngành, địa phương, đơn vị đó. ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cá ... ối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương; kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan Nhà nước và trong quá trình tham gia tố tụng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.  
g) Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp cho  CNVCLĐ,  tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, quản lý nhà văn hoá công nhân, công đoàn; tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
h) Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 
i) Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; xây dựng Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh. 
k) Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 
 Điều 29. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của Công đoàn nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn toàn quốc và các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.
2. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Cử đại diện tham gia các Uỷ ban, Hội đồng quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.
3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp phối hợp với Nhà nước để bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phối hợp với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở Trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu và các hoạt động xã hội trong CNVCLĐ.
4. Quyết định phương hướng, biện pháp  đổi mới tổ chức, cán bộ. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đối với cán bộ công đoàn.
5. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; chỉ đạo các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi của Công đoàn các cấp.
6. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
7. Thông qua quyết toán, dự toán ngân sách  hàng năm, quyết định các chủ trương, biện pháp quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.
Điều 30. Công tác vận động nữ CNVCLĐ được quán triệt trong mọi hoạt động của các cấp Công đoàn, nhằm phát huy những vấn đề về giới và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ theo quy định của Pháp luật. Ban Nữ công của các cấp Công đoàn được đại diện cho nữ  CNVCLĐ bàn bạc, giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
Chương V
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CÔNG ĐOÀN VÀ UỶ BAN KIỂM TRA  CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
Điều 31. Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ Công đoàn, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của tổ chức Công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của Công đoàn cấp trên. 
Điều 32. Uỷ ban Kiểm tra là cơ quan kiểm tra của Công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn, do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
1. Uỷ ban Kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên.
2. Số lượng uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra, do Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số uỷ viên trong Ban Chấp hành và một số uỷ viên ngoài Ban Chấp hành; số uỷ viên Ban Chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra.
3. Việc bầu Uỷ ban Kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá một phần hai (1/2 ) số phiếu bầu.   
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra bầu.
Tổ chức cơ sở của công đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử 1 Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra; dưới 10 đoàn viên thì cử 1 đoàn viên làm nhiệm vụ kiểm tra.
4. Khi mới thành lập hoặc tách nhập tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra lâm thời.
5. Nhiệm kỳ của Uỷ ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.
6. Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách Công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia Uỷ ban Kiểm tra. Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia Uỷ ban Kiểm tra.
Điều 33. Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn có nhiệm vụ: 
1. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn.
2. Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của Công đoàn. 
3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn cấp mình và cấp dưới.
4. Giúp Ban Chấp hành, Ban thường vụ: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của  CNVCLĐ.
 5- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn làm công tác kiểm tra.
Điều 34. Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn có quyền:
1. Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra được tham dự các hội nghị của Ban Chấp hành và được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Công đoàn cùng cấp.
2. Báo cáo với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra Công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của Uỷ ban Kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của Ban Chấp hành.
3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do Uỷ ban Kiểm tra nêu ra.
4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của Uỷ ban Kiểm tra không được Ban Thường vụ giải quyết thì Uỷ ban Kiểm tra có quyền báo cáo với Ban Chấp hành Công đoàn cấp mình và báo cáo lên Uỷ ban Kiểm tra công đoàn cấp trên.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Điều 35. Công đoàn thực hiện quyền tự chủ và tự quản về tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
a) Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương hoặc tiền công.
b) Kinh phí công đoàn trích nộp theo tỷ lệ phần trăm (%) quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho CNVCLĐ của các doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị. Tỷ lệ trích do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quy định.
c) Các khoản thu khác: Thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài. 
2. Tài chính Công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a) Chi trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn
b) Chi cho các hoạt động của công đoàn.
c) Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên và  làm công tác xã hội do công đoàn tổ chức.
d) Chi khen thưởng cho các tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức Công đoàn.
Điều 36. Quản lý tài chính Công đoàn thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai. Các cấp Công đoàn có nhiệm vụ quản lý tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hàng năm Ban Chấp hành Công đoàn thông qua dự toán và quyết toán ngân sách của cấp mình.
 Điều 37. Những tài sản do nguồn vốn của Công đoàn, tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn là tài sản thuộc sở hữu công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ sở hữu mọi tài sản của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản và chịu trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các tài sản đó. 
Chương VII
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 38.  Cán bộ, đoàn viên công đoàn, những người có công xây dựng tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn và Nghiệp đoàn có thành tích hoạt động xuất sắc được đề nghị công đoàn xét khen thưởng.
Điều 39. Những cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, không thực hiện nhiệm vụ đoàn viên, gây mất đoàn kết, có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức công đoàn, vi phạm pháp luật, không đóng đoàn phí hoặc bỏ sinh hoạt nhiều kỳ, không có lý do chính đáng thì tuỳ theo mức độ khuyết điểm, sai lầm bị xử lý kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ và thu hồi thẻ đoàn viên. Đối với tổ chức nếu có sai phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
1. Việc khai trừ 1 đoàn viên do tổ Công đoàn đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét quyết định. Trường hợp đặc biệt do công đoàn cấp trên quyết định. Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ, sau khi đã sửa chữa khuyết điểm nếu có nguyện vọng thì được xét gia nhập lại công đoàn. 
2. Việc thi hành kỷ luật 1 uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn cấp nào do Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xét và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định.Thi hành kỷ luật Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
3. Việc thi hành kỷ luật Uỷ ban Kiểm tra hay các Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra áp dụng  hình thức kỷ luật như đối với tổ chức và  Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.
Chương VIII
CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
 Điều 40. Tổ chức Công đoàn các cấp và cán bộ đoàn viên công đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội Công đoàn toàn quốc thông qua. Chỉ Đại hội Công đoàn toàn quốc mới có quyền bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam. 
                        Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2003
                Đại hội lần thứ IX
                Công đoàn Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docdieu le cong doan.doc