Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Lê Bình

Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Lê Bình

 Bài 1: Tiết 1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ

A/ Mục tiêu cần đạt:

1, Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư; Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; Ý nghĩa của chí công vô tư.

2, Kĩ năng: Phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không khí chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày, từ đó rèn luyện mình trở thành người tốt.

3, Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

B/Chuẩn bị:

 -SGK, SGV GDCD 9.

- Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

D/ Các bước lên lớp:

1, Ổn định tổ chức:

2, Kiểm tra bài cũ: Sách, vở ghi.(5)

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 1 - Trường THCS Lê Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần Đạo đỨC Ngày soạn:22/8/2009 
 Ngày dạy:24/8/2009
 Bài 1: Tiết 1 
Chí công vô tư
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư; Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; ý nghĩa của chí công vô tư.
2, Kĩ năng: Phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không khí chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày, từ đó rèn luyện mình trở thành người tốt.
3, Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
B/Chuẩn bị:
 -SGK, SGV GDCD 9.
Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
D/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: Sách, vở ghi.(5’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta phải “ chí công vô tư”. Vậy chí công vô tư là gì? Biểu hiện của nó như thế nào? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2:(10’)HS đọc 2 mẫu chuyện SGK,thảo luận
 Nhúm 1: 
-Em cú nhận xột gỡ về việc làm của Vũ Tỏn Đường và Trần Trung Tỏ?
-Tụ Hiến Thành đó cú suy nghĩ như thế nào trong việc dựng người và giải quyết cụng việc?
-Mong muốn của Bỏc Hồ là gỡ?Mục đớch mà Bỏc đeo đuổi là gỡ?
-Tỡnh cảm của nhõn dõn ta đối với Bỏc là như thế nào?
-Qua 2 cõu chuyện ,em thấy Bỏc hồ và Tụ Hiến thành cú chung phẩm chất gỡ?
-Em rỳt ra bài học cho bản thõn?
Hoạt động 3:(10’)
-Em hiểu thế nào là chớ cụng vụ tư?
-Người cú phẩm chất ấy sẽ cú ý nghĩa như thộ nào đối với cỏ nhõn và xó hội?
-Tỡm những biểu hiện trỏi với chớ cụng vụ tư?
-Trước những biểu hiện đú em cú thỏi độ như thờ nào?
-Chỳng ta cần rốn luyện chớ cụng vụ tư như thế nào?
Hoạt động 4:(15’)
HS hoạt động nhúm bài tập 1,2
-Tổ chức nhúm:2 bàn 1nhúm
-cỏc nhúm thảo luận theo yờu cầu của BT(5’) ,sau đú cử đại diện trỡnh bày
-cỏc nhúm chỳ ý, nhận xột bổ sung
-GV nhận xột thống nhất nội dung trả lời
GV hướng dẫn để HS tự trỡnh bày suy nghĩ của mỡnh và sau đú Gv nhận xột đỏnh giỏ để giỳp cỏc em nắm vững và khắc sõu kiến thức đó học
 I/ Đặt vấn đề.
 1- Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư.
- Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
* Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước. Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung " công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
 2- Điều mong muốn của Bác Hồ.
- Mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
- Mục đích sống của Bác là “ làm cho ích quốc, lợi dân”.
- Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó, gần gũi thân thiết.
" Phẩm chất chí công vô tư.
" Bản thân cần học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ.
II/ Nội dung bài học: 
 1, Thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung.
 2, ý nghĩa của chí công vô tư.
- Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội.
- Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
 3, Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- Quí trọng, ủng hộ người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái chí công vô tư.
III/ Bài tập: 	
1, Bài tập 1:
- Những hành vi ( d) và ( e) thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi (a),(b),(c),(đ), thể hiện không chí công vô tư 
2, Bài tập 2:
3, BT 3,4 	
HS tự trình bày suy nghĩ của mình.
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
Em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Chuẩn bị bài Tự chủ.(+đọc trước bài ở nhà và trả lời cỏc cõu hỏi trong sỏch giỏo khoa,tỡm một cõu chuyện hay tấm gương thể hiện tớnh tư chủ của những người xung quanh mà em biết)
 Ngày soạn:01/09/2010
 Ngày dạy:01/09/2010 
 Bài 2: Tiết 2
Tự chủ
A/ Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tự chủ; ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ.
 2, Kĩ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ.
- Biết đánh giá về bản thân về người khác về tính tự chủ.
 3, Thái độ: Biết tôn trọng những người biết sống tự chủ.
Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong những công việc cụ thể của bản thân.
B/Chuẩn bị:
SGK, SGV GDCD 9.
C/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ:(5’) Thế nào là chí công vô tư? Rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
3, Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài(1’)
Hoạt động 2(10’).
- HS đọc hai câu chuyện GSK.
- Thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: thảo luận câu hỏi xoay quanh câu chuyện 1:
- Nỗi bất hạnh của gia đình bà Tâm như thế nào?
- Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
- Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? 
Nhóm 2: thảo luận câu hỏi xoay quanh câu chuyện 2: 
- Trước đây N là HS có những ưu điểm gì?
- Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
- Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
- Em nhận xét khái quát về bà Tâm và N như thế nào?
Hoạt động 3(10’).
- Em hiểu thế nào là tính tự chủ?
- Nêu biểu hiện của tính tự chủ?
* Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?( Bảng phụ)
+ Tính bột phát trong giải quyết công việc.
+ Thiếu cân nhắc, chín chắn.
+ Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.
+ Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.
+ Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.
+ Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hoá.
- Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
-Em hãy nêu phương pháp rèn luyện tính tự chủ?
Hoạt động 4.(11’)
HS hoạt động nhóm: 4 nhóm.
-Nhóm 1: BT 1.
-Nhóm 2: BT 2.
Nhóm 3-4: BT 3-4.
Các nhóm thảo luận ra giấy theo yêu cầu của bài tập. Thời gian là 5 phút. Sau đó cử đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, thống nhất nội dung trả lời.
I/ Đặt vấn đề.
1- Một người mẹ:
- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm 
HIV/AIDS.
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV. Bà vận động các gia đình gần gũi, quan tâm, giúp đỡ chăm sóc họ.
" Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
2- Chuyện của N.
- N là học sinh ngoan và học khá.
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy.
- N trốn học, thi trượt tốt nghiệp.
- N bị nghiện, trộm cắp...
" N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
* Bà tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
II/ Nội dung bài học: 
 1, Thế nào là tự chủ?
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
 2, Biểu hiện của tính tự chủ.
- Thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3, ý nghĩa của tính tự chủ:	
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Tính tự chủ giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn thử thách và cám dỗ.
 4, Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
III/ Bài tập: 
1, Bài tập 1:
- Đáp án đúng a,b,d,e. Vì đó chính là sự biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện ở sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.
- Các câu (c) và (đ) không đúng 
2,Bài tập2
- Giải thích câu tục ngữ: Dù ai nói ...... kiềng ba chân:.
3, BT 3- 4: 
 HS tự trình bày suy nghĩ của mình.
Hoạt động 5: (3’)Củng cố kiến thức và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
Em hiểu thế nào là tự chủ? Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Chuẩn bị bài Dân chủ và kỉ luật.
Soạn: 12/2009
Giảng: /12/2009
Tiết 15
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương
(GD ATGT)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: 
 Giúp HS nắm một số qui tắc chung về ATGT.
2, Kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập tình huống và liên hệ thực tế với bản thân, những người xung quanh khi tham gia giao thông.
3, Thái độ:
Có ý thức thực hành.
B/ Phương pháp: 
 - Thảo luận nhóm., Đọc tài liệu.
C/ Phương tiện và t liệu dạy học:
	T liệu tham khảo: Luật GTĐB.
D/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tự chủ?
3, Bài mới: - Hoạt động 1. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành ngoại khoá các nội dung về ATGT.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
I/ Tình huống:
GV nêu tình huống.
- Theo em Tuấn nói có đúng không? Vì sao?
Kể các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ mà em nhìn thấy hằng ngày.
Hoạt động 2.
- Em hiểu gì về qui tắc chung của giao thông đường bộ.
- Nêu một số qui định cụ thể luật giao thông đường bộ?
1. Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài bị lầy lội. Nhà trường vận động HS thu gom gạch vụn, xỉ, đáđể rải đường. Tuấn rủ Hoàng ra đường quốc lộ để lấy đá. Hoàng ngăn Tuấn không nên làm như vậy. Nhưng Tuấn nói: Mình lấy đá để rải đường của trường chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo.
2. HS kể:
II/ Nội dung bài học:
1. Qui tắc chung về luật giao thông đường bộ: 
- Người tham gia phải đi bên phải chiều đi của mình. Đi đúng phần đường qui định và chấp hành tốt hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số qui định cụ thể:
- Từ ngày 15/12/ 2007 người ngồi trên xe mô tô đều phải đội mũ bảo hiểm ở trên tất cả các tuyến đường.
- Xe mô tô, xe gắn máy, không được mang, đèo hàng cồng kềnh quá qui định cho phép.
- Không đặt chướng ngại vật trên đường giao thông
Hoạt động 3
III/ Bài tập:
1. Em hãy kể một số tuyến giao thông đường bộ, đường sắt mà em biết.
2. Nêu ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông.
Nêu ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ mà em biết.
Hoạt động 4.
Củng cố kiến thức và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
Củng cố, khái quát nội dung của bài học.
Chuẩn bị bài: Ôn tập.
 Ngày soạn:05/09/2009
	 Ngày giảng:07/09/2009
 Bài 3: Tiết 3
 Dân chủ và kỉ luật
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; Biểu hiện của dân chủ kỉ luật; ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội.
2, Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử và thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật.
- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ và tính kỉ luật.
- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn tính kỉ luật.
3, Thái độ: Có ý thức tự giác rèn tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động( gia đình ... n
Hoạt động 3
III/ Bài tập:
1. Em hãy kể một số tuyến giao thông đường bộ, đường sắt mà em biết.
2. Nêu ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông.
Nêu ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ mà em biết.
Hoạt động 4.
Củng cố kiến thức và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
Củng cố, khái quát nội dung của bài học.
Chuẩn bị bài: Ôn tập.
Ngày soạn: 12/12/2009
Ngày giảng: 14/12/2009
Tiết 17
 ôn tập học kì i
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: 
 Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I. 
2, Kĩ năng:
 Rèn cách nhớ kiến thức theo hệ thống, mối quan hệ giữa các bài đã học trong chương trình.
3, Thái độ:
Có ý thức ôn tập để nắm vững kiến thức, chuẩn bị làm bài kiểm tra.
B/ Phương pháp: 
 - Thảo luận nhóm.
 - Ôn tập cá nhân.
C/ Phương tiện và tư liệu dạy học:
SGK. SGV.
Hệ thống câu hỏi.
D/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay?
3, Bài mới: Hoạt động1.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh? Nêu biểu hiện của lòng yêu hoà bình?
2. Nêu chủ trương của Đảng và nhà nước ta về hợp tác cùng phát triển?
3. Nêu truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
4. Thế nào là năng động sáng tạo? ý nghĩa của năng động sáng tạo? Em cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập, sinh hoạt hằng ngày?
5. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
6. Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay?
Hoạt động 2.
Học sinh thảo luận nhóm, cá nhân tự ôn tập, trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3. 
Củng cố kiến thức ôn tập.
Hoạt động 4. 
Dặn dò: HS học bài, chuẩn bị tiết 18 kiểm tra học kì I.
Ngày soạn: 19/12/2009
Ngày giảng: 21/12/2009
 Tiết 18
 Kiểm tra học kì i
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: 
Kiểm tra kiến thức GDCD 9 đã học trong học kì I. 
2, Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, biết liên hệ với thực tiễn và bản thân.
3, Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc trong khi kiểm tra.
B/ Phương pháp: 
 Kiểm tra trắc nghiệm, tự luận.
Thiết lập ma trận cho đề bài.
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1, Nhận biết về lòng yêu hòa bình
C1 TN
( 0,5 điểm)
2, Hiểu thế nào là tự chủ
C2 TN
( 0,5 điểm)
3. Nhận biết về sự hợp tác cùng phát triển
C3 TN
( 0,5 điểm)
4. Hiểu về truyền thống của dân tộc ta
C4 TN
( 0,5 điểm)
 5. Hiểu về năng động, sáng tạo. 
C5 TN
( 0,5 điểm)
6. Nhận biết về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
C6 TN
( 0,5 điểm)
7, Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống của thanh niên qua bài tập tình huống.
C7 TL
( 2,5 điểm)
8. Nêu quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống?
C8 TL
( 2,0 điểm)
9. Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập?
C9 TL
( 2,5 điểm)
Tổng số câu hỏi
3
5
1
Tổng điểm
1,5
6
2,5
Tỉ lệ
15%
60%
25%
C/ Phương tiện và tư liệu dạy học:
 Đề bài kiểm tra.
D/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức:.
32 Bài mới: Hoạt động1. 
I/ Phát đề kiểm tra.
*. Đề bài:
I/ Phần trắc nghiệm: 3 đ.
1. Thế nào là bảo vệ hòa bình?
A. Là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.
B. Đe dọa chiến tranh hạt nhân.
C. Dùng vũ lực, gây sức ép giữa các quốc gia, dân tộc.
D. Can thiệp sâu vào nội bộ các nước.
2. ý kiến nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ?
A – Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
B – Người tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
C – Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân, biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.
D – Người tự chủ luôn vội vàng trong hành động.
3, Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích gì cho các dân tộc trên thế giới?
A – Giúp các nước nghèo phát triển.
B – Tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể giải quyết được những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
C – Tạo ra mối quan hệ thân thiện, hướng tới mục tiêu hòa bình của nhân loại.
D – Cả 3 ý trên.
4. Hành vi nào sau đây là sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc?
A – Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc, tìm hiểu lịch sử đấu tranh ngoại xâm của dân tộc, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B – Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
C – Lãng quên quá khứ.
D – Không tôn trọng những người lao động chân tay.
5, Em có quan niệm như thế nào về năng động, sáng tạo?
A - Học sinh còn nhỏ, chưa thể sáng tạo được.
B - Năng động, sáng tạo là của các thiên tài.
C - Năng động, sáng tạo chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh, kinh tế.
D - Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động.
6. Biểu hiện nào sau đây là làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A - Làm kinh tế giỏi.	 C - Chất lượng hàng hoá kém, không tiêu thụ được.
B - Học tập tốt, lao động tốt.	 D – Hoàn thành công việc trong thời gian ngắn, chất lượng cao.
II/ Phần tự luận: 7 đ.
7. Nhận xét và giải thích các hành vi sau, hành vi nào đúng? hành vi nào sai? Vì sao?
- Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề: " Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay".
- Bạn An cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lí tưởng, nên bạn đã bỏ để đi chơi.
8. Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập?
9. Nêu quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống? 
* Đáp án:
Phần trắc nghiệm: Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,5 đ.
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
4
A
2
C
5
D
3
D
6
C
Phần tự luận: 
Câu 7: 2,5 đ.
- Hành vi của Nam đúng vì tham gia diễn đàn chủ đề: " Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay" là để hiểu hơn về lí tưởng của thanh niên, để định hướng cho lí tưởng của mình.
- Hành vi của An sai vì: Thanh niên lớp 9 đã trưởng thành, không phải là còn quá nhỏ.
Câu 8: 2,5 đ. 
Hình thức
Năng động sáng tạo
Không năng động
Lao động
Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
bị động do dự, bảo thủ trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Học tập
Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì nhẫn nại để phát hiện ra cái mới. Không thoả mãn những điều đã biết. Linh hoạt xử lí các tình huống.
Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên dành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt.
Câu 9: 2,0 đ. 
Nêu cụ thể quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống:
+ Trong học tập.
+ Trong lao động, các hoạt động
Hoạt động 2. II/ Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
* Dặn dò: Chuẩn bị bài: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp 
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Ngày soạn: 31 /12/2008.
Ngày giảng: 9a( 3/1/09);9b(3/1/09);9c( 5/1/ 09);9D: 3/1/09.
Tiết 19
 Thực hành ngoại khoá về ATGT 
A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: 
 Giúp HS tiếp tục tìm hiểu an toàn giao thông đường bộ.
2, Kĩ năng:
 Phân tích tình huống, liên hệ thực tế.
3, Thái độ:
Có ý thức coi trọng luật pháp và có ý thức sử dụng phương tiện giao thông AT.
B/ Phương pháp: 
 - Thảo luận nhóm., Đọc tài liệu.
C/ Phương tiện và tư liệu dạy học:
- Luật giao thông đường bộ ( tài liệu dùng trong nhà trường).
D/ Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A...........; 9B.............; 9C.............. 9D.
2, Kiểm tra bài cũ: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay?
3, Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1.
HS phân tích 2 tình huống HS đi xe đạp tham gia giao thông.
I/ Tình huống: 
1. Buổi trưa, tan học về, thấy đường vắng, Quý liền trổ tài với các bạn. Cậu điều khiển xe đạp thả hai tay, đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đanh phấn khởi thì cậu vướng phải quang gánh của một bác hàng rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh rau đổ. Quý bị ngã và còn bị bác bán rau mắng.
Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này và có lỗi gì?
2. Nam và An là bạn thân của nhau, một buổi đi học, xe của Nam bị hỏng, An đã bảo Nam buộc xe của bạn vào xe của mình để kéo đi. Theo em như vậy có được không?
Hoạt động 2
II/ Nội dung bài học: 
Người tham gia giao thông cần có ý thức như thế nào?
Điều khiển xe đạp tham gia giao thông cần tuân theo những quy định về ATGT như thế nào?
Nếu vi phạm ATGT thì sẽ bị xử lí như thế nào?
 Những quy định về đảm bảo ATGT đường bộ.
1. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông; giữ gìn ATGT cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của các phương tiện tham gia giao thông
2. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi; không được sử dụng ô, điện thoại di động, không đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên. Người ngồi trên xe đạp không được mang vác vật cồng kềnh; không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; không điều khiển xe bằng 1 tay hoặc buông cả hai tay, không lạng lách, đánh võng.
3. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, nếu gây thiệt hại cho ngườ khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hoạt động 3.
III/ Bài tập
HS làm bài tập.
Nêu ý kiến và giải thích.
HS tự liên hệ bản thân và địa phương đang sinh sống về ý thức đảm bảo ATGT khi tham gia giao thông.
1. Trong những hành vi sau, em đồng ý với hành vi nào và không đồng ý với hành vi nào? Vì sao?
Đi bộ chéo qua ngã tư đường.
Đi bộ trên hè phố.
Bám, nhảy tàu xe.
Đá bóng, thả diều, đùa nghịch dưới lòng đường.
Đi bộ sát mép đường.
Chạy qua đường không quan sát kĩ.
Điều khiển xe đạp bằng một tay.
Đi xe đạp vào phần đường bên phải, trong cùng.
Rẽ bất ngờ, không xin đường.
Phóng xe nhanh từ trong ngõ ra đường.
Đứng túm tụm hoặc mua bán dưới lòng đường.
2. Nhận xét về ý thức giữ ATGT của bản thân em và địa phương em ?
Hoạt động 4. 
Củng cố kiến thức : Nhắc nhở về giữ giàn ATGT khi tham gia giao thông.
Hoạt động 5. 
Dặn dò: Chuẩn bị bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGDC D 9 CA NAM HAY.doc