Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Trịnh Thị Nguyệt

Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Trịnh Thị Nguyệt

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi

 Cho đoạn văn:

 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

 Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý trả lời em cho là đúng trong các câu sau:

Câu 1 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

 a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta b. Ý nghĩa văn chương

 c. Sống chết mặc bay d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Câu 2 Đoạn văn trên là của tác giả nào?

 a. Phan Bội Châu b. Hoài Thanh

 c. Hồ Chí Minh d. Hà Anh Minh

Câu 3 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:

 a. Biểu cảm b. Nghị luận

 c. Miêu tả d. Tự sự

Câu 4 Đoạn văn trên tác giả mấy lần sử dụng phép so sánh?

 a. Một b. Hai

 c. Ba d. Bốn

Câu5: Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép liệt kê?

 a. Hai b. Ba

 c. Ba d. Đáp án khác

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Khối 7 - Trịnh Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II:
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	Môn: Ngữ văn – khối 7
GV ra đề: Trịnh Thị Nguyệt	Thời gian làm bài: 90’ (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi
	Cho đoạn văn:
	“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
	Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
	Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý trả lời em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?	
	o a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	o b. Ý nghĩa văn chương
	o c. Sống chết mặc bay	o d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Câu 2 Đoạn văn trên là của tác giả nào?
	o a. Phan Bội Châu	o b. Hoài Thanh
	o c. Hồ Chí Minh	o d. Hà Aùnh Minh
Câu 3 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
	o a. Biểu cảm	o b. Nghị luận
	o c. Miêu tả	o d. Tự sự
Câu 4 Đoạn văn trên tác giả mấy lần sử dụng phép so sánh?
	o a. Một	o b. Hai
	o c. Ba	o d. Bốn
Câu5: Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép liệt kê?
	o a. Hai	o b. Ba
	o c. Ba	o d. Đáp án khác
Câu 6 
Trong đoạn trích trên có bao nhiêu trạng ngữ?................................................................
Đó là những trạng ngữ nào?.............................................................................................
Trạng ngữ này bổ sung cho câu về điều gì?.....................................................................
Câu7: Đoạn văn trên có những yếu tố nào?
	o a. Luận đề	o b. Luận chứng
	o c. Luận điểm	o d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 8 Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên được dùng để.
	o a. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ có tính chất bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
	o b. Tỏ ý nhiều sự việc chưa được liệt kê hết.
	o c. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”. Em hãy giải thích nội dung câu tục ngữ trên.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II:
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	Môn: Ngữ văn – khối 7
GV ra đề: Trịnh Thị Nguyệt	Thời gian làm bài: 90’ (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi
	Cho đoạn văn:
	“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
	Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẽ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
	Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý trả lời em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1: Đoạn văn trên là của tác giả nào?
	o a. Phan Bội Châu	o b. Hoài Thanh
	o c. Hồ Chí Minh	o d. Hà Aùnh Minh
	Câu 2: Đoạn văn trên trích từ văn bản?	
	o a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	o b. Ý nghĩa văn chương
	o c. Sống chết mặc bay	o d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
	Câu 3: Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên được dùng để.
	o a. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ có tính chất bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
	o b. Tỏ ý nhiều sự việc chưa được liệt kê hết.
	o c. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng.
	Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép liệt kê?
	o a. Hai	o b. Bốn
	o c. Ba	o d. Đáp án khác
	Câu 5: Đoạn văn trên tác giả mấy lần sử dụng phép so sánh?
	o a. Một	o b. Hai
	o c. Ba	o d. Bốn
	Câu 6: Đoạn văn trên có những yếu tố nào?
	o a. Luận đề	o b. Luận chứng
	o c. Luận điểm	o d. Cả a, b, c đều đúng
	Câu 7: 
Trong đoạn trích trên có bao nhiêu trạng ngữ?................................................................
Đó là những trạng ngữ nào?.............................................................................................
Trạng ngữ này bổ sung cho câu về điều gì?.....................................................................
	Câu 8: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
	o a. Biểu cảm	o b. Nghị luận
	o c. Miêu tả	o d. Tự sự
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”. Em hãy giải thích nội dung câu tục ngữ trên.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II:
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	Môn: Ngữ văn – khối 7
GV ra đề: Trịnh Thị Nguyệt	Thời gian làm bài: 90’ (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi
	Mỗi câu đúng được 0,5 điểm, học sinh chỉ được chọn 1 đáp án duy nhất
	ĐỀ A:
	Câu 1 – a	Câu 2 – c	Câu 3 – b
	Câu 4 – a	Câu 5 – d	Câu 7 – d
	Câu 8 – b	Câu 6:	a. 2
	b. Từ xưa đến nay; mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng
	c. Về thời gian
	ĐỀ B:
	Câu 1 – c	Câu 2 – a	Câu 3 – b
	Câu 4 – d	Câu 5 – a	Câu 6 – d
	Câu 8 – b	Câu 7:	a. 2
	b. Từ xưa đến nay ; mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng
	c. Về thời gian
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Dùng chung cho cả 2 đề A, B
Học sinh làm đủ bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc.
Các phần có đủ các nội dung sau:
Dàn bài:
Mở bài:
Khái quát vai trò của ý chí đối với mỗi người.
Trích dẫn câu tục ngữ
Định hướng giải thích.
Thân bài: (Giải thích cụ thể nội dung câu tục ngữ)
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: nghĩa đen, nghĩa bóng
Vì sao “Có chí” – “thì nên”? (học sinh giải thích rõ, dùng dẫn chứng cụ thể để chứng minh)
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi người.
Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_7_trin.doc