Côn đảo xưa và nay - Ngọc Khanh Trung

Côn đảo xưa và nay - Ngọc Khanh Trung

Côn Đảo vẫn còn đó hàng loạt chứng tích minh chứng cho một thời kỳ bi tráng của lịch sử. Và nơi “địa ngục” ấy đang khiến cho nhiều người mê mẩn

Từ nơi địa ngục

Hơn 118 năm, hết Pháp lại đến Mỹ - ngụy, đã biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian”, nơi giam cầm hàng chục vạn người yêu nước Việt Nam. Trong đó, hơn 22.000 người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước.

Ở Côn Đảo, những hiện vật không chỉ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thực dân đế quốc đã gây ra ở Việt Nam suốt hơn 1 thế kỷ.

Bất chấp roi vọt và sự tra tấn dã man, những người tù vẫn học tập chính trị, văn hoá và cất lên tiếng ca để át đi tiếng gông xiềng.

Những hiện vật đó còn mang trong mình những giá trị vô giá về lòng yêu nước về sự kiên trung của những người Cộng sản, những người không tiếc thân mình khi đặt lợi ích của tổ quốc và dân tộc lên trên.

 

doc 12 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Côn đảo xưa và nay - Ngọc Khanh Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Côn Đảo- Từ địa ngục tới thiên đường
Côn Đảo vẫn còn đó hàng loạt chứng tích minh chứng cho một thời kỳ bi tráng của lịch sử. Và nơi “địa ngục” ấy đang khiến cho nhiều người mê mẩn
Từ nơi địa ngục
Hơn 118 năm, hết Pháp lại đến Mỹ - ngụy, đã biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian”, nơi giam cầm hàng chục vạn người yêu nước Việt Nam. Trong đó, hơn 22.000 người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước.
Ở Côn Đảo, những hiện vật không chỉ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thực dân đế quốc đã gây ra ở Việt Nam suốt hơn 1 thế kỷ.
Bất chấp roi vọt và sự tra tấn dã man, những người tù vẫn học tập chính trị, văn hoá và cất lên tiếng ca để át đi tiếng gông xiềng.
Những hiện vật đó còn mang trong mình những giá trị vô giá về lòng yêu nước về sự kiên trung của những người Cộng sản, những người không tiếc thân mình khi đặt lợi ích của tổ quốc và dân tộc lên trên.
Cầu tàu 914, nơi chứng kiến những cuộc vượt ngục đầu tiên của những người chiến sĩ cách mạng bị đày ra Côn Đảo. Rất nhiều người đến đây rồi không bao giờ trở về.
Con số 914 được đặt tên cho cầu tàu này là do những người tù còn sống nhẩm tính từng đó người tù đã ngã xuống trong quá trình xây dựng cầu tàu này. Thực tế con số người ngã xuống lớn hơn nhiều.
Trại giam Phú Hải- một trong những nơi giam giữ những nhân sĩ, trí thức yêu
Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối là những cái tên mà du khách khi đã đặt chân tới đây đều không thể quên.
Đến tham quan những trại tù này chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.
Khu biệt lập Chuồng Bò. Trại được xây dựng với danh nghĩa để nuôi heo bò nhưng lại được sử dụng để làm trại tù, chỉ có một phần dùng để nuôi súc vật nhằm ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.
Hầm phân bò có chiều sâu 3m, chứa phân bò, dùng để ngâm những người tù- một kiểu tra tấn rùng rợn và phi nhân tính nhất. Người ta kể lại, năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới. Khi được cứu, người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì qua đời vì sức yếu.
Tái hiện lịch sử - những con người dám chịu đựng mọi cực hình để quyết tâm bảo vệ đất nước.
Chỉ những người ốm mới được mặc quần hoặc áo
Chuồng cọp - đỉnh điểm sự tàn độc của chế độ cai tù
Những người nữ cách mạng của ta bị nhốt vào chuồng cọp, không được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp.
Những phòng giam đặc biệt. Người tù sau khi chịu những trận đòn tra tấn còn bị đày đoạ phơi mưa, nắng.
Ngay tại nhà tù, không chỉ tra tấn, thực dân Pháp còn dùng mọi biện pháp để đày ải người tù.
Trong ảnh là Khu đập đá khổ sai. Năm 1908, cụ Phan Chu Trinh đã bị phạt lao động khổ sai tại khu đập đá này. Tại đây cụ đã sáng tác bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nổi tiếng.
Mộ phần của chị Sáu. Nơi yên nghỉ của người con gái anh hùng, sống đầy lý tưởng và nhiệt huyết.
Chị ra đi, nhưng tuổi trẻ của chị sống mãi với thời gian.
 trở thành thiên đường
Sau 36 năm được giải phóng, “nơi địa ngục trần gian” ấy đang trở thành thiên đường của khách du lịch
Diện mạo Côn Đảo đã khác nhiều so với ngày mới giải phóng, việc thông thương với đất liền giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Với 2 chuyến bay mỗi ngày từ thành phố Hồ Chí Minh ra Côn Đảo, địa ngục trần gian với hệ thống nhà lao, chuồng cọp, nghĩa trang bây giờ không chỉ là nơi người ta tìm về với quá khứ bi thương mà hào hùng để tri ân những người đã ngã xuống mà còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Và Côn Đảo cũng là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước một cách thiết thực, không giáo điều, không sách vở. Hơn 45.000 khách du lịch đến với Côn Đảo trong 9 tháng qua hầu hết đều tham quan các hệ thống nhà lao.
Và viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ, với tổng diện tích trên 72 km2, được mang tên hòn đảo lớn nhất.
Côn Đảo đã làm cho nhiều người dù chỉ một lần đặt chân đến đây cũng đủ mê mẩn và không ít người đã ví nơi đây như “Thiên đường trên trần gian”.
Những con đường sạch sẽ đáng kinh ngạc và vắng. Thật hiếm khi thấy một chiếc xe hơi hay hàng đoàn xe máy. Không cảnh sát giao thông, không kẹt xe, không khói bụi hay ồn ào, không hàng rong.
Con đường đẹp nhất Côn Đảo là đường Tôn Đức Thắng chạy dọc ven biển, với hàng cây bàng có tuổi hàng trăm năm ngăn cách một bên là các khu nhà nghỉ khách sạn và một bên là bãi biển tuyệt đẹp.
Ở đảo có cafe, có quán chè rất đẹp nằm ven biển
Nhiều công trình mới đang mọc lên
Và có một điều rất đặc biệt, ở đây bạn có thể bắt gặp những chiếc xe để cả đêm ngoài đường không cần khóa. Bạn có thể mướn xe máy cả ngày và không cần đổ xăng và nếu xe hỏng, bạn cứ để xe đó và đi về, sẽ có người đến lấy./.
Ngọc Khanh Trung

Tài liệu đính kèm:

  • docCON DAO XUA VA NAY.doc