Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I và II môn Ngữ văn - Lớp 6

Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I và II môn Ngữ văn - Lớp 6

I.TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

 Khoanh tròn đáp án đúng.

 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thuỉu trong một túp lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các loại võ nghệ và mọi phép thần thông” .

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả; B. Tự sự;

C. Biểu cảm; D. Thuyết minh;

2. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt

A. Lưỡi búa; B. Gia tài; C. Khôn lớn; D. Gốc đa

3. Đoạn văn trên có mấy từ láy:

A.Một từ; B. Hai từ; C. Ba từ; D. bốn từ;

4. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “gia tài” trong đoạn văn:

A. Của cải; B. Gia sản; C.Tài sản; D. Vật chất

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I và II môn Ngữ văn - Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I.
Môn ngữ văn - Lớp 6
Thời gian: 90 phút.
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Khoanh tròn đáp án đúng.
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thuỉu trong một túp lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các loại võ nghệ và mọi phép thần thông” .
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả;	B. Tự sự;
C. Biểu cảm;	D. Thuyết minh;
2. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt
A. Lưỡi búa; 	B. Gia tài;	 C. Khôn lớn;	 D. Gốc đa
3. Đoạn văn trên có mấy từ láy:
A.Một từ;	B. Hai từ;	C. Ba từ;	 D. bốn từ;
4. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “gia tài” trong đoạn văn:
A. Của cải; 	 B. Gia sản;	C.Tài sản;	D. Vật chất
5. ý nào giải nghĩa cho từ “lủi thủi”
Chỉ có một mình;	
Sống cô đơn buồn thủi, vất vả đáng thương
C. Sống nghèo khổ; 
6. Phần trích sau có mấy cụm danh từ :
 Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các loại võ nghệ và mọi phép thần thông.
A. Một cụm; 	B. Hai cụm;	C. Ba cụm; 	D. Bốn cụm.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Hãy kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên em bước vào lớp 1.
Hiệu trưởng
Nguyễn Huy Quân
Tổ trưởng
Lưu Thị Hà 
Giáo viên ra đề
Trần Thị Tâm
Đáp án - Văn 6 – Học kỳ I.
Câu 1. Phần trắc nghiệm: 3 điểm:
1. B;	2.B;	3.A;	4.B;	5.B;	6.B;
Câu 2. Tự luận ( 7 điểm)
1.Yêu cầu về kỷ năng:
- Xác định đúng kiểu bài tự sự 
- Chọn ngôi kể phù hợp: Ngôi thứ nhất 
- Biết xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh, không liệt kê các sự việc lan man
2. Yêu cầu nội dung:
Mở bài; Giới thiệu nhân vật sự việc( 1 điểm)
Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc ( 5 điểm )
Sự việc khởi đầu: Chuẩn bị bước vào lớp 1 ( không khí gia đình, tâm trạng ) ( 1 điểm).
Các sự việc phát triển ( 2 điểm)
Sự việc trên đường tới trường ( Quang cảnh, không khí tâm trạng.)
Tới trường các sự việc diễn ra ( Quang cảnh các hoạt động của mọi người: Lễ khai giảng, gặp gỡ với bạn bè của thầy cô giáo)
Sự việc cao trào: Chia tay với mẹ rồi vào lớp học buổi học đầu tiên ( 1 điểm)
Sự việc kết thúc : Buổi học kết thúc Tâm trạng khi ra về ( 1 điểm)
Kết luận: ấn tượng đọng lại, cảm xúc khi trở lại. ( 1 điểm)
Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II. năm học 2006 – 2007
Môn ngữ văn - Lớp 6
Thời gian: 90 phút.
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Đọc kỹ phần văn bản đã cho, trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng:
 “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
 Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên”. 	
( Theo Vũ Tú Nam)
1. Phần văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
A. Tự sự ;	 	B. Miêu tả;	
C. Tự sự và miêu tả; D. Cả A, B,C đều sai.
2. Đối tượng chính được nói đến trong phần văn bản trên?
A. Nắng sớm;	B. Những cánh bướm 
C. Biển;	D. Những con thuyền
3. Đối tượng chính đó được miêu tả theo trình tự nào?
A. Không gian;	B. Thời gian;	C. Kết hợp cả A và B;
4. Xác định cơ sở để xếp câu “Buổi sớm nắng sáng” vào cầu trần thuật đơn?
A. Cấu tạo;	 	 B. Mục đích nói; 
C. Nội dung;	D. mục đích nói và cấu tạo
5. Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong phần văn bản trên?
A. Nhân hoá; 	B. So sánh;	
C. ẩn dụ;	D. Hoán dụ;
6. Nội dung chính của phần văn bản trên
Vẻ đẹp rực rỡ của những cánh buồm nâu.
Vẻ đẹp của những con thuyền trên biển.
Vẻ đẹp của nắng buổi sớm trên biển.
Vẻ đẹp của biển ở những thời điểm khác nhau.
II. Tự luận ( 7 điểm)
 	Những trận mưa lớn đã tràn cho mùa hạ. Hãy tả lại, một trận mưa rào như thế ở quê em.
Hiệu trưởng
Nguyễn Huy Quân
Tổ trưởng
Lưu Thị Hà 
Giáo viên ra đề
Lưu Thị Hà
Đáp án:
Trắc nghiệm ( 3 điểm )
1.B;	2.C;	3.B;	4.D;	5.B; 	6.D
Tự luận: (7 điểm)
- Yêu cầu chung: 
	+ Học sinh xác định đúng kiểu bài tả cảnh ( không sa vào những kiểu bài khác )
	+ Xác định đúng đối tượng miêu tả: cơn mưa rào đầu mùa hạ ở quê em.
	+ biết quan sát, lựa chọn chi tiết, lưạ chọn trình tự miêu tả hợp lý để tái hiện được đầy đủ sinh động về trận mưa rào ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ.
	+ Văn viết có hình ảnh, biết vận dụng khéo léo nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
Yêu cầu cụ thể: 
Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả
( Trận mưa rào đầu mùa hạ ở quê em) ( 1 điểm) 
Thân bài: Miêu tả cụ thể chi tiết về trận mưa
- Trước khi mưa không gian, cảnh vật, bầu trời . ( 1. 5 điểm )
- Khi mưa đến( 2 điểm )
+Không gian bầu trời, sấm chớp
+ Âm thanh hình ảnh những giọt mưa .
+ Cảnh vật: cây lá, các loài vật, sân nhà.
	 - Khi mưa tạnh: ( 1 điểm) 
	+ Không gian bầu trời cảnh vật.
Kết luận: ( 1. 5 điểm)
- Nêu ảnh hưởng tác động của trận mưa
- Nêu cảm xúc của người viết. 
Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I. năm học 2006 – 2007
Môn ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 90 phút.
Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng nhất:
“Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ gợi thương trong tấm lòng những người xa xứLúc sấu chín cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với man mác heo may, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào, Hà Nội cũng có cái mà nhớ, mà thương. Đó chính là cái duyên của thành phố trong mắt, trong lòng những người yêu Hà Nội”
	( Tạ Việt Anh)
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn
a. Miêu tả;	b. Tự sự;
c. Biểu cảm;	d. Nghị luận
Nội dung của đoạn văn trên: 
a. Miêu tả về cây sấu Hà nội ; 	b. Miêu tả mùa thu Hà Nội
c. Bộc lộ cảm xúc về cây sấu – một loài cây thân thương của Hà Nội;
Đoạn văn trên có mấy từ láy:
a. Không có từ láy nào;	b. Một từ;
c. Hai từ;	d. Ba từ;
“Xa xứ” là: 
a. Một từ láy;	b. Một từ ghép;	c. Hai từ đơn
Dựa vào cơ sở nào để xếp từ “mùa thu” vào từ ghép chính phụ 
Dựa vào trật tự chính phụ của các tiếng
So sánh nghĩa của tiếng chính với nghĩa của cả từ đó.
Dựa vào văn cảnh 
Cả a, b đều đúng
 6. Từ “mà” trong câu : “ Mùa nào, tiết nào Hà nội cũng có cái mà nhớ mà thương” là quan hệ từ biểu thị ý nghĩa? 
	a. So sánh;	 b. Sở hữu;	 c. Tương phản; 	d. Nhấn mạnh
II. Tự luận ( 7 điểm)
“ Những bố mẹ ở bên bờ chia cắt
Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình”
Từ lời thỉnh cầu thiết tha rớm máu ấy, em hãy ghi lại cảm xúc sau khi học xong tác phẩm “ Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)
Hiệu trưởng
Nguyễn Huy Quân
Tổ trưởng
Lưu Thị Hà 
Giáo viên ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT VAN 8 CA NAM BUI VINH GIANG.doc