Đề thi học sinh giỏi môn Hoá học 8, 9 - Trường THCS Năng Yên

Đề thi học sinh giỏi môn Hoá học 8, 9 - Trường THCS Năng Yên

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC 9

Thời gian làm bài : 150 phút

Câu I (4 điểm)

1. Có 4 gói bột màu trắng chứa riêng biệt 4 chất : K2O, BaO, P2O5, SiO2. Chỉ dùng nước hãy nhận biết từng chất.

2. Viết các PTHH xảy ra khi cho các dd KHCO3 lần lượt tác dụng với các chất sau : H2SO4 loãng, KOH, Ca(OH)2, BaCl2, BaO

3. Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dd NaOH được dd C. Dung dịch C tác dụng với dd BaCl2 và với dd KOH. Cho A tác dụng với dd HCl dư được khí B. Hãy biện luận và viết các PTHH xảy ra?

4. Có hỗn hợp các oxit : SiO2, Al2O3 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy được từng oxit nguyên chất.

 

doc 6 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 4018Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hoá học 8, 9 - Trường THCS Năng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Thanh Ba
Trường THCS Năng Yên
GV : Nguyễn Quỳnh Hùng
đề thi học sinh giỏi môn hoá học 9
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu I (4 điểm)
1. Có 4 gói bột màu trắng chứa riêng biệt 4 chất : K2O, BaO, P2O5, SiO2. Chỉ dùng nước hãy nhận biết từng chất.
2. Viết các PTHH xảy ra khi cho các dd KHCO3 lần lượt tác dụng với các chất sau : H2SO4 loãng, KOH, Ca(OH)2, BaCl2, BaO
3. Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dd NaOH được dd C. Dung dịch C tác dụng với dd BaCl2 và với dd KOH. Cho A tác dụng với dd HCl dư được khí B. Hãy biện luận và viết các PTHH xảy ra?
4. Có hỗn hợp các oxit : SiO2, Al2O3 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy được từng oxit nguyên chất.
CâuII (2.25điểm)
Có 2 dd đựng trong 2 cốc khác nhau để làm thí nghiệm
- DD 1 chứa 48g NaOH
- DD 2 chứa 46.725g AlCl3
TN1 : Đổ từ từ cho đến hết dd2 vào dd1
TN2 : Đổ từ từ cho đến hết dd1 vào dd2
Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra và tính số mol các chất thu được sau mỗi thí nghiệm?
Câu III (2.25 điểm)
Hoà tan hoàn 20g hỗn hợp MgCO3 và RCO3(tỉ lệ mol 1:1) bằng dd HCl. Lượng khí CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dd NaOH 2.5 M được dung dịch A. Thêm dd BaCl2 dư vào dd A thu đươch 39.4g kết tủa
a. Xác định kim loại R
b. Tính phần trăm khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu
Câu IV(1.5điểm)
Có một hỗn hợp gồm 3 muối NaHCO3, NH4HCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 44.8g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16.2g bã rắn. Chế hoá bã rắn đó bằng dd HCl dư thu được 2.24 L khí (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp
đáp án và hướng dẫn chấm điểm
CâuI(4điểm)
1. (1điểm)
	Nội dung
Điểm
- Trích mẫu thử
- Hoà tan vào nước ta thấy :
+ Trường hợp không tan là SiO2
+ Trường hợp tan thành dd là K2O, BaO, P2O5
 K2O + H2O 2 KOH
 BaO + H2O Ba(OH)2
 P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
0.25
- Cho SiO2 Vào 3 dd trên :
+ Trường hợp không tan là H3PO4, nhận ra P2O5
0.25
+ Trường hợp tan nhưng không tạo kết tủa là KOH, nhận ra K2O
 SiO2 + KOH K2SiO3 + H2O
0.25
+ Trường hợp tạo kết tủa là Ba(OH)2, nhận ra BaO
 SiO2 + Ba(OH)2 BaSiO3 + H2O
0.25
2. (1 điểm)
	Nội dung
Điểm
 H2SO4 + 2KHCO3 K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
 KHCO3 + KOH K2CO3 + H2O
 0.25
 2KHCO3 +Ca(OH)2 K2CO3 + CaCO3 +2H2O
Nếu Ca(OH)2 dư :
 K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2KOH
0.25
 KHCO3 + BaCl2 Không phản ứng
BaO + dd KHCO3 :
 BaO + H2O Ba(OH)2
 2KHCO3 + Ba(OH)2 K2CO3 + BaCO3 + 2H2O
Nếu Ba(OH)2 dư :
 K2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + 2KOH
0.5
3.(1diểm)
	Nội dung
Điểm
- Chất rắn A gồm MgO và MgCO3 vì A + HCl khí B (CO2)
Khí B là CO2
- Dung dịch C gồm hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 vì dd C tác dụng được với dd BaCl2 và KOH
0,5đ
MgCO3 MgO + CO2
CO2 + NaOH NaHCO3
NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl
2NaHCO3 + 2KOH Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O
0,5đ
4. ( 1 điểm)
	Nội dung
Điểm
- Trước hết hoà tan hỗn hợp bằng dd HCl dư. SiO2 không tan, còn Al2O3 và Fe2O3 tan thành các muối clorua
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 Al2O3 + 6HCl AlCl3 + 3H2O
0,25
- Sau đó cho dd NaOH dư tác dụng với dd muối clorua, xảy ra phản ứng :
 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 +3NaCl
 và Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2O
0,25
- Nung Fe(OH)3 ta được Fe2O3 
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
0,25
- Sục CO2 vào dd NaAlO2 thu được Al(OH)3
 CO2 + H2O + NaAlO2 Al(OH)3 + NaHCO3
Sau đó nung Al(OH)3
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
0,25
Câu II (2,25đ)
	Nội dung
Điểm
nNaOH = 1.2mol, nAlCl3 = 0.35 mol
* TN1 : Đổ từ từ ddAlCl3 vào dd NaOH
- Ban đầu NaOH dư nên kết tủa bị hoà tan ngay
 AlCl3 + 3NaOH NaAlO2 + 3NaCl +2H2O (1)
 0.35 mol 1.2 mol (hết)
n NaAlO2 = 1.2/4 = 0.3 mol , nAlCl3 = 0.35 – 0.3 = 0.15 mol
Khi ấy AlCl3 +3 NaAlO2 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl (2)
 0.05 (hết) 0.3mol
0.75
Cuối cùng : nAl(OH)3 = 0,05.4 = 0.2 mol
 n NaAlO2 = 0,3 – 0,05.3 = 0.15 mol
 nNaCl = 0,35.3 = 1,05 mol
0.25
Hiện tượng : Ban đầu không có kết tủa xuất hiện ( dd trong suốt). Sau đó kết tủa mới bắt đầu xuất hiện và tăng dần 
0.25
* TN2 :Đổ từ từ dd NaOH vào dd AlCl3
Ban đầu AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (3)
 0,35 mol (hết) 1,2 mol
nAl(OH)3 = 0,35 mol , nNaOH = 1,2 -3.0,35 = 0,15 mol
Khi ấy Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O (4)
 0,35 mol 0,15 mol
0.5
Cuối cùng : nAl(OH)3 = 0,35 – 0,15 = 0.2 mol
 n NaAlO2 = 0.15 mol
 nNaCl = 1,05 mol
0.25
Hiện tượng : Ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa bị tan dần và chỉ bị tan một phần
0.25
Câu III (2,25 điểm) 
	Nội dung
Điểm
nNaOH (đã dùng) = 0,5 mol, nBaCO3 = 0,2 mol
* TH1 : A chỉ chứa Na2CO3
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1)
Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl (2)
Theo (1) và(2) ta có : nCO2 = nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,2 mol
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (3)
RCO3 + 2HCl RCl2 + CO2 + H2O	(4)
0,5
Gọi x là số mol của MgCO3 và RCO3. Theo (3) và(4) ta có : 
 84x + (R + 60)x = 20
 2x = 0,2 
X = 0,1, và R = 56, R là Fe
0,75
* TH2 : A chứa Na2CO3 và NaHCO3
CO2 + NaOH NaHCO3 (5)
NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O (6)
Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl (7)
0,25
Theo (6) và(7) nNaOH = nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,2 mol
Theo (5) nCO2 = nNaOH = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
Theo (3) và(4) ta có : 84x +(R + 60) x = 20
 2x = 0,3
x = 0,5, R = - 10,6 (loại)
0,5
%MgCO3 = 84.0,1.100/20 = 42%, %FeCO3 = 58%
0,25
Câu IV (1.5 điểm)
	Nội dung
Điểm
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O	(1)
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O (2)
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O (3)
CaCO3 CaO + CO2	(4)
Bã rắn gồm Na2CO3 và CaO
CaO + 2HCl CaCl2 + H2O (5)
Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + CO2 + H2O (6)
0.5
Theo(6) nNa2CO3 = nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Theo(2) nNaHCO3 = 2nNa2CO3 = 2. 0,1 = 0,2 mol, mNaHCO3 = 0,2.84 = 16,8g
Theo (3) và (4) nCa(HCO3)2 = nCaCO3 = nCaO = 16,2 – 0,1.106/56 = 0,1 mol 
mCa(HCO3)2 = 0,1.162 = 16,2g
mNH4HCO3 = 44,8 – ( 16,2 + 16,8) = 11,8g
0.5
% NH4HCO3 = 11,8.100/44,8 = 26,3%
% NaHCO3 = 16,8.100/44,8 = 37,5%
% Ca(HCO3)2 = 36%
0.5
Phòng GD và ĐT Thanh Ba
Trường THCS Năng Yên
GV : Nguyễn Quỳnh Hùng
Đề thi học sinh năng khiếu môn hoá học lớp 8
Thời gian làm bài 150 phút
Câu1 (1điểm)
Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng sau :
a. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
b. NaOH + Al2(SO4)3 Na2SO4 + Al(OH)3
c. FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O
d. FexOy + CO Fe + CO2	
Câu 2 (1.5 điểm)
Cho khí H2 dư nung nóng đi qua các bình mắc nối tiếp lần lượt đựng các chất rắn là Fe2O3, CuO, CaO, Na. Hỏi sau khi phản ứng ra hoàn toàn thu được những chất nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 3 (3 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 10,8g kim loại M chưa rõ hoá trị bằng dd HCl dư thấy thoát ra 13.44 lít khí (đktc). Xác định kim loại M?
Câu 4 (1.5 điểm)
Cho một hỗn hợp 2 muối A2SO4 và BSO4 ( A,B là hai chất bất kỳ) có khối lượng 44,2g tác dụng vừa đủ với 62,4g BaCl2 thì cho ra 69,9g kết tủa BaSO4 và 2 muối tan. Tìm khối lượng hai muối tan sau phản ứng
Câu 5 (3 điểm)
Nung 24.5g KClO3 một thời gian thu được 17.3g chất rắn A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào bình đựng48.6g phốt pho trắng. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ vàtính số phân tử chất tạo thành trong bình sau phản ứng
đáp án và hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung
điểm
1
 a. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
 b. 6NaOH + Al2(SO4)3 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
 c.3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
 d. FexOy + yCO xFe + yCO2	
1
2
Các phản ứng xảy ra là :
 2H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
 H2 + CuO Cu + H2O
1,0
 CaO + H2O Ca(OH)2
 Na + H2O NaOH + 1/2 H2
0,5
3
- gọi kim loại M có NTK là M, hoá trị n
0,25
- PTHH : 2M + 2nHCl 2MCln + nH2
0,5
- nM = mol, nH2 = = 0,6mol
0,25
- Theo PTHH : nM = nH2 = = .Giải ra M = 9n
0,5
- Biện luận : n = 1 M = 9 (loại)
 n = 2 M = 18 (loại)
 n = 3 M = 27 (nhận)
0,5
Vậy với n = 3, M = 27, M là nhôm (Al)
0,5
4
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Khối lượng 2 muối tan sau phản ứng là :
m(2 muối tan) = m(A2SO4 + BSO4) + mBaCl2 – mBaSO4
 = 44,2 + 62,4 – 69,9 = 36,7g
1,5
5
- nKClO3 = = 0,2mol
PTHH : 2KClO3 2KCl + 3O2 (1)
 0,2mol 0,2mol
0,75
- mKCl = 0,2.74,5 = 14,9g < 17,3g. Vậy A là hỗn hợp
Cứ 1mol KClO3 phân huỷ tạo ra KCl khối lượng giảm 122,5 – 74,5 = 48g. Vậy khi khối lượng giảm 24,5 – 14,3 = 7,2g thì cần 
 = 0,15 mol KClO3 bị phân huỷ. H% = = 75%
0,75
Theo (1) nO2= 3/2 nKClO3 = = 0,225 mol, nP = = 0,16 mol
0,5
PTHH : 4P + 5O2 2P2O5 (2)
 0,16 mol 0,225 mol
So sánh tỉ lệ mol sau phản ứng P hết,O2 dư. Theo (2) nP2O5 =1/2nP = 0,16/2 = 0,08 mol
 Số phân tử P2O5 = 0,08. 6.10 = 48,16.10 phân tử
1

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HUNG.doc