Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 9 - Văn Thị Liên

Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 9 - Văn Thị Liên

A. Trắc nghiệm: (4đ)

Câu 1: (2đ) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1) Vùng Đông Nam Bộ có điện tích là 23.550 km2. năm 2002 dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số trung bình là bao nhiêu:

a. 364 người / km2 c. 463 người / km2

b. 436 người / km2 d. 634 người / km2

2) Dân thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 là 4623,2 nghìn người so với năm 2000 (100%) là 4380,7 nghìn người. Vậy chỉ số tăng trưởng dân là:

 a. 102% c. 104%

 b. 103% d. 105%

3) Nước ta có bao nhiêu vùng trọng điểm kinh tế, ở đâu?

 a. 7 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Vùng đồng bằng Sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 b. 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

 c. 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Vùng kinh tế trọng điểm duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 9 - Văn Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN	ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
	GV: Văn Thị Liên 	Năm học 2007 - 2008
	-------------	Môn: Địa lý (Lớp 9)
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề bài: 
A. Trắc nghiệm: (4đ) 
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1) Vùng Đông Nam Bộ có điện tích là 23.550 km2. năm 2002 dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số trung bình là bao nhiêu:
a. 364 người / km2	c. 463 người / km2	
b. 436 người / km2	d. 634 người / km2	
2) Dân thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 là 4623,2 nghìn người so với năm 2000 (100%) là 4380,7 nghìn người. Vậy chỉ số tăng trưởng dân là:
	a. 102%	c. 104%
	b. 103%	d. 105%
3) Nước ta có bao nhiêu vùng trọng điểm kinh tế, ở đâu?
	a. 7 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Vùng đồng bằng Sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
	b. 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
	c. 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Vùng kinh tế trọng điểm duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
4) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
	a. Nhờ điều kiện sông nước, kênh rạch, hàng năm lũ lại đưa thêm về một số tôm cá
	b. Rừng ngập mặn là nguồn sinh trưởng và cung cấp thức ăn cho tôm cá
	c. Phụ phẩm lúa gạo và nguồn tôm cá là thức ăn phong phú cung cấp cho việc nuôi cá lồng, cá bè.
	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: (0,5đ) Trong các cách sắp xếp các cảng sông, cảng biển sau đây cách nào đúng:
Cảng sông
Cảng biển
a
Sài Gòn – Cần Thơ
Đà Nẵng – Quy Nhơn – Vũng Tàu – Rạch Giá
b
Cần Thơ
Dung Quất – Quy Nhơn – Phan Rang – Vùng Tàu
c
Nhà Bè – Vĩnh Thái
Đà Nẵng – Dung Quất – Sa Huỳnh – Vũng Tàu
d
Cao Lãnh
Tam Kỳ – Chu Lai – Nha Trang – Rạch Giá
Câu 3: (1,5đ) Điền nội dung phù hợp để hoàn chỉnh sơ đồ sau:
Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản
..
Khai thác
..
..
..
Trên biển
..
Ven các đảo
Đồng bộ
..
B. Tự luận: (6đ)
Câu 1: (2,5đ) Xác định phạm vi lãnh thổ tỉnh Gia Lai bằng hình vẽ. Huyện Đak Pơ được tách ra từ huyện An Khê năm nào? Đến năm 2007 Gia Lai có bao nhiêu đơn vị hành chính. Hãy kể tên các đơn vị hành chính?
Câu 2: (2đ) Nêu các loại thổ nhưỡng chính ở tỉnh Gia Lai? Loại thổ nhưỡng nào chiếm diện tích lớn nhất? Ý nghĩa của nó đối với sản xuất nông nghiệp?
Câu 3: (1,5đ) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
-------------------------
	CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG	 
	P. Hiệu trưởng	GIÁO VIÊN
	Nguyễn Văn Hiệu	Văn Thị Liên 	
	TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN	ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
	GV: Văn Thị Liên 	Năm học 2007 - 2008
	-------------	Môn: Địa lý (Lớp 9)
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đáp án
A. Trắc nghiệm: (4 điểm) 
Câu 1: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1
2
3
4
c
d
b
d
Câu 2: (0,5 điểm) Chọn đáp án a (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm) Đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Khai thác:
	+ Xa bờ	(0,25 điểm)
	+ Gần bờ	(0,25 điểm)
Nuôi trồng	(0,25 điểm)
	+ Ven biển	(0,25 điểm)
Chế biến	(0,25 điểm)
	+ Hiện đại	(0,25 điểm)
B. Tự luận: (6 điểm)
Gia Lai
Kon Tum – Quảng Ngãi
Đak Lak
Bình Định – Phú Yên
Campuchia
Câu 1: (2,5 điểm)
	0,5 điểm
	+ Năm 2003 An Khê tách thành Thị xã An Khê và huyện Đak Pơ	0,5 điểm
	+ Năm 2007, Gia Lai có 17 huyện, thị xã, thành phố
	Thành phố: 	Pleiku	0,25 điểm
	Thị xã:	An Khê, Ayunpa	0,25 điểm
	13 huyện:	K’Bang, Konchoro, Đak Pơ, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Păh, 
Ia Grai, Đức Cơ, Chư prông, Chư Sê, IaPa, Phú Thiện, Krông Pa.	1 điểm
Câu 2: (2 điểm)
- Có 5 loại thổ nhưỡng chính:
	+ Đất phù sa sông suối	0,2 điểm
	+ Đất xám bạc màu	0,2 điểm
	+ Đất đen	0,2 điểm
	+ Đất Peralít vàng đỏ	0,2 điểm
	+ Đất sỏi đá bị xói mòn	0,2 điểm
- Đất Peralít vàng đỏ chiếm 66% diện tích tự nhiên	0,5 điểm
- Ý nghĩa: Là loại đất thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm	0,5 điểm
Câu 3: (1,5 điểm) Một số phương hướng chính:
	- Điều tra đánh giá tìm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ	0,5 điểm
	- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn	0,25 điểm
	- Bảo vệ san hô ngầm và cấm khai thác san hô	0,25 điểm
	- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản	0,25 điểm
	- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, dầu mỡ.	0,25 điểm 
-------------------------
	CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG	 
	P. Hiệu trưởng	GIÁO VIÊN
	Nguyễn Văn Hiệu	Văn Thị Liên 	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_9_van_thi_lien.doc