PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2Đ) Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu trả lời sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng:
Câu 1: Vì sao bé Hồng nhận thấy “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)?
A. Vì mẹ bé Hồng thực sự vẫn đẹp như thuở còn sung túc.
B. Vì mẹ bé Hồng gặp con mừng quá mà tươi đẹp trở lại.
C. Vì bé Hồng ngắm mẹ bằng tất cả tình yêu thương.
D. Vì mẹ bé Hồng rất đẹp và sang trọng.
Câu 2: Vì sao lão Hạc lại yêu quí con chó vàng đến vậy?
A. Vì lão rất trân trọng sự trung thành của con chó.
B. Vì nó là kỷ vật cuối cùng mà con trai lão để lại.
C. Vì lão tính, nếu bán nó rất được giá, có thể dùng lúc tuổi già.
D. Vì nó vừa là kỷ vật, vừa là người bạn.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không có trợ từ?
A. Tôi nhớ mãi những ngày thơ ấu.
B. Mẹ dã nhắc tôi những ba bốn lần mà tôi vẫn ko nhớ.
C. Mặc dầu non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư.
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KỲ I HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 8 (Thời gian 90p không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2Đ) Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu trả lời sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng: Câu 1: Vì sao bé Hồng nhận thấy “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)? Vì mẹ bé Hồng thực sự vẫn đẹp như thuở còn sung túc. Vì mẹ bé Hồng gặp con mừng quá mà tươi đẹp trở lại. Vì bé Hồng ngắm mẹ bằng tất cả tình yêu thương. Vì mẹ bé Hồng rất đẹp và sang trọng. Câu 2: Vì sao lão Hạc lại yêu quí con chó vàng đến vậy? Vì lão rất trân trọng sự trung thành của con chó. Vì nó là kỷ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Vì lão tính, nếu bán nó rất được giá, có thể dùng lúc tuổi già. Vì nó vừa là kỷ vật, vừa là người bạn. Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không có trợ từ? Tôi nhớ mãi những ngày thơ ấu. Mẹ dã nhắc tôi những ba bốn lần mà tôi vẫn ko nhớ. Mặc dầu non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư. Câu 4: Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết về văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đát năm 2000”? Để mọi người không sử dụng bao bì nilông nữa. Để mọi người thấy trái đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để cải thiện môi trường sống và bảo vệ trái đất của chúng ta. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilong của mọi người. Câu 5: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong câu văn: “Hôm sau bắc sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”” được dùng để làm gì? Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. Câu 6: Tác giả của bài: “Đập đá ở Côn Lôn” là ai? A. Phan Châu Trinh C. Tản Đà. B. Phan Bội Châu D. Nguyễn Ái Quốc. Câu 7: Trong cụm từ: “tằm ăn dâu” (Trích “Ôn dịch thuốc lá”), “tằm” được ví với gì? A. Thuốc lá B. Con người. C. Khói thuốc lá D, Bác sĩ. Câu 8: Biện pháp nói giảm nói tránh trong câu thơ sau “Áo bào thay chiếu anh về đất- Sông Mã gầm lên khúc độc hành” nói về điều gì? A. Sự vất vả. B. Cái chết. C, Sự nguy hiểm D. Sự xa xôi. PHẦN II: TỰ LUẦN (8Đ) Câu 1( 2đ) Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết: “ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra của. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người dàn bà lực điển , hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) bằng một đoạn văn (khoảng 6-8câu) trong đó có sử dụng một tình thái từ. Câu 2: (1.5đ)Xác định các vế câu và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau: A, Ngoái đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thình thình, tù và thôi như ếch kêu. B. Ngựa thét ra lửa, lửa thiêu cháy một làng, cho nên làng đó gọi là làng Cháy. Câu 3( 4,5đ) Em hãy giới thiệu về một đồ dùng học tập. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A C B A C B PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1 (2đ) *Yêu cầu: - Về hình thức: + HS viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (0,25đ) + Trong đoạn văn có sử dụng 1 tình thái từ và gạch chân dười tình thái từ đó (0,25đ) - Về nội dung: Ds viết đảm bảo các ý sau + Sự phản kháng của chị dậu khi bị áp bức đến cùng cực (0,25đ) + Sự phản kháng của chị dậu là lòng yêu thươg chồng con và gia đình (0.5d) + Thể hiện cái nhìn mới đầy nhân văn của tác giả về người phụ nữ nông dân. Họ không còn là những người phụ nữ nhu mì, gọi dạ, bảo vâng mà tiềm tàng trong họ một sự mạnh mẽ, dám đấu tranh để bảo vệ cuốc sống của mình, của gia đình mình khi bị áp bức đến cùng cực (0.5đ) Câu 2: (1,5đ0 *Yêu cầu; HS xác định a. Có 3 vế câu (xác định đúng mỗi vế cho 0.25đ), thể hiện mối quan hệ đồng thời (0,25đ) b, có 3 vế câu (xác định đúng mỗi vế cho 0.25đ). Quan hệ giữa vế 1 và vế 2 là mối quan hệ nối tiếp; quan hệ giữa vế 2 và vế 3 là quan hệ nguyên nhận- kết quả. ( 0,25đ) Câu 3: (4,5đ) * Yêu cầu: - Viết đúng thể loai văn thuyết minh. - Chữ viết rõ ràng. - Bố cục mạch lạc, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Ít sai lỗi câu và lỗi diễn đạt. 1.Mở bài: (0,25đ) Giới thiệu đồ dùng định thuyết minh.( Bút bi, bút mực, bút màu...) 2. Thân bài: HS có thể làm theo các ý sau: - Giới thiệu và nguồn gốc đồ dùng (0,5đ) - Giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo( gồm những bộ phận nào, chất liệu, đặc điểm của từng bộ phận...) (1,5đ) - Thuyết minh về chủng loại (0,5đ) - Thuyết minh về công dụng ( 1đ) Thuyết minh về cách sử dụng va bảo quản (0.5đ) * Cách cho điểm: Mỗi ý hs thuyết minh rõ ràng, tường minh, biết kết hợp các ý biểu đạt cho điểm tối đa. Nếu thuyết minh chung chung, không rõ ràng và sơ sài trừ 0,24- 0,5 hoặc 1đ cho mỗi ý. III Kết bài (0.25đ) * Yêu cầu: - Bày tỏ thái độ đối với đối tượng thuyết minh
Tài liệu đính kèm: