Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn lớp 8

A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.

Câu 2: (2,0 điểm)

Cho đoạn văn:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.

b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.

Câu 3: (2,0 điểm)

Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. 
B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm)
Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
-------------------------------
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
	- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
	- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
	- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
	- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 2: (2,0 điểm)
 a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (0,5 điểm) 
 - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm)
b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm) 
 - Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm)
 - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. (0,5 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
Đoạn văn tham khảo: 
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy!
* Biểu điểm:
+ Từ 1,5 – 2 điểm : Viết đúng đoạn văn (không quá 10 dòng), không sai chính tả, ngữ pháp. Khái quát được đầy đủ nội dung và diễn biến chính của văn bản.
+ Từ 0,75 – 1 điểm : Viết được đoạn văn (có thể quá 10 dòng), không sai chính tả, ngữ pháp. Chưa khái quát đủ nội dung và diễn biến chính của văn bản.
+ Từ 0,25 – 0,5 điểm : Tóm tắt sơ sài, câu lủng củng, có sai chính tả. 
B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm)
A- Yêu cầu chung:
 Bài làm của học sinh đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục hợp lý, tình tiết rõ ràng, có kết hợp thức tự sự với miêu tả và biểu cảm; văn viết gãy gọn rõ ý, ít sai ngữ pháp, chính tả. 
B- Yêu cầu cụ thể:
Bài làm kể được các ý sau đây:
 Yêu cầu: Kể về người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi
 	Nội dung: Người bạn ấy
a) Mở bài: Giới thiệu nguyên nhân gặp nhau, tên bạn, đặc điểm chung của bạn (3 đ)
b) Thân bài: (8 đ)
 - Kể diễn biến sự việc của bạn (4 đ)
 	- Chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. (4 đ)
c) Kết bài: (3 đ)
 - Kết thúc sự việc
 	- Cảm nghĩ chung 
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
 	- Điểm từ 12 →14: Làm đúng thể loại, có đủ các ý, kể theo trình tự hợp lý, mạch lạc, có tính thống nhất, không sai chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trôi chảy.
 	- Điểm từ 9 → 11: Diễn đạt hơi lủng củng, có sai 1, 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
 	- Điểm từ 5 → 8: Ý nghèo, thiếu mạch lạc → vụng, sai chính tả, ngữ pháp nhưng vẫn nắm được chủ đề của bài.
 	- Điểm từ 2 → 4: chưa nắm vững phương pháp làm bài, ý quá nghèo. Diễn đạt ý lủng củng, vụng về. Chưa kể được sự việc cụ thể, ý còn chung chung, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
 	- Điểm từ 0 →1: Chưa nắm thể loại, nội dung bài, viết lung tung 
 Trên đây là những gợi ý, giám khảo căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá cho điểm chính xác. Khuyến khích cho điểm cao những bài có sáng tác, cảm xúc chân thật, tự nhiên, trong sáng gây xúc động cho người đọc. 
...................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen tap de thi hoc sinh gioi van 8.doc