PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đảng ta coi chiến lược con người là yếu tố quyết định trong sự nghiệp Giáo dục đào tạo, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Con người là nhân tố tích cực góp phần đưa đất nước ta thoát ra khỏi tiình trạng nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp.Vì thế sự nghiệp
“ Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài ” cho đất nước là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Đảng và nhà nước ta. Chính vì lẽ đó, muốn cho” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chu,í văn minh’ con đường tất yếu là phải phát triển Giáo dục và Đào tạo, trong đó công tác chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các nhà trường nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Có thể nói chất lượng cao thấp tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân, yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau song vai trò của người cán bộ quản lý trường học hết sực quan trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục .Vì vậy,người cán bộ quản lý phải đầu tư thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, lắng nghe ý kiến phụ huynh, đồng nghiệp. Từ những ngày đầu mới được bổ nhiệm làm phó Hiệu trưởng trường THCS Triệu Đông, bản thân tôi một mặt phải mày mò, học tập đồng nghiệp đi trước, mặt khác luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến trong việc cải tiến lề lối làm việc và thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh.
LỜI CẢM ƠN Vấn đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Nhiều cán bộ quản lý trường học ngày đêm lăn lộn phong trào với trăm công nghìn việc song cái điều trăn trở nhiều nhất cũng chính là chất lượng học tập, lo lắng làm sao để có một đội ngũ học sinh khi rời ghế nhà trường có được vốn kiến thức vững chắc làm cơ sở học tiếp lên bậc THPT, có em lấy đó làm hành trang bước vào cuộc sống với bao nhiêu thử thách, cam go.Những trăn trở ấy chính là muốn tìm ra các biện pháp có hiệu quả để áp dụng trong thực tế với mong muốn làm sao được các thầy cô giáo vận dụng vào trong giảng dạy một cách có hiệu quả, học sinh hào hứng trong học tập, phụ huynh yên tâm khi gửi gắm tất cả niềm tin vào nhà trường để yên tâm lao động sản xuất làm ra của cải nuôi con ăn học.Chính những điều đó đã làm cho tôi tâm đắc với công việc và nỗ lực hết mình trong công tác quản lý trường học,trong đó cố gắng tìm ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Những nỗ lực ấy không thể một mình mà có được mà phải có sự cộng đồng trách nhiệm của tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương. Thông qua bài viết này, tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các thầy cô giáo trường THCS Triệu Đông,sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh.Đặc biệt là BGH nhà trường đã thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cho bài viết này. Đặc biệt để có được một bài viết hoàn hảo, đảm bảo tính khoa học và lý luận,tôi thành thật cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong khoa đào tạo cán bộ quản lý trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị đã tận tình hướng dẫn giúp đỡí trong quá trình thực hiện đề tài.Chắc rằng bài viết sẽ còn nhiều khiếm khuyết, kính mong lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo góp ý giúp đỡ.Rất mong sự quan tâm của các thầy cô. Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn. Tháng 9 năm 2006 Người thực hiện đề tài: Lê Cảnh Biểu ĐỀ TÀI KHOA HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đảng ta coi chiến lược con người là yếu tố quyết định trong sự nghiệp Giáo dục đào tạo, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Con người là nhân tố tích cực góp phần đưa đất nước ta thoát ra khỏi tiình trạng nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp.Vì thế sự nghiệp “ Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài ” cho đất nước là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Đảng và nhà nước ta. Chính vì lẽ đó, muốn cho” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chu,í văn minh’ con đường tất yếu là phải phát triển Giáo dục và Đào tạo, trong đó công tác chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các nhà trường nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Có thể nói chất lượng cao thấp tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân, yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau song vai trò của người cán bộ quản lý trường học hết sực quan trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục .Vì vậy,người cán bộ quản lý phải đầu tư thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, lắng nghe ý kiến phụ huynh, đồng nghiệp. Từ những ngày đầu mới được bổ nhiệm làm phó Hiệu trưởng trường THCS Triệu Đông, bản thân tôi một mặt phải mày mò, học tập đồng nghiệp đi trước, mặt khác luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến trong việc cải tiến lề lối làm việc và thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh. Tôi không thể quên những tâm sự của đồng nghiệp “ Học sinh bây giờ có cho 5 con điểm 0 cũng tĩnh khô, chẳng có một biểu hiện lo sợ nào, thậm chí vẫn vui, vẫn cười như chẳng có một hệ trọng gì “, cái đáng sợ hơn là khi một cô giáo trẻ hỏi tôi “ Thầy ơi, môn em dạy có nhiều học sinh gọi lên trả bài, em đã thực hiện một lần không thuộc cho nợ, lần hai không thuộc cho nợ, vậy lần ba không thuộc cho em ấy nợ nữa không ?” và một lần tôi còn nhớ một phụ huynh học sinh đi họp nghe báo cáo chất lượng học tập của con nhưng đi trể đến gặp tôi “ Họp ở đâu, dạ thưa thầy “ câu hỏi nghe ra tôn sư trọng đạo thực sự và tôi cũng rất tế nhị hỏi lại để hướng dẫn cho anh vào phòng họp. “ Xin lỗi, con anh học lớp nào ? “ anh ta ngập ngừng rồi trả lời “ Nó học lớp 7 nhưng không rõ 7 a, b, c gì đó “, xót xa hơn là nhiều thầy cô khi trả bài kiểm tra viết học sinh yếu kém chiếm một tỷ lệ đáng sợ,ü những thực tế trên đã tác động đến tâm lý của người làm công tác quản lý chuyên môn của một trường THCS làm cho bản thân tôi phải trăn trở suy nghĩ trong việc tìm ra những giải pháp khoa học và có tính hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và chính đó là động cơ giúp tôi tìm ra được một lời giải tuy chưa phải là tối ưu nhưng đã có tác dụng tích cực trong việc làm xoay chuyển chất lượng học tập của học sinh theo hướng khả thi. Vì vậy, tôi vẫn mạnh dạn trình bày để đồng nghiệp tham khảo và có thểì áp dụng”Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc học THCS”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trước yêu cầu của sự nghiệp giáo dục,tình hình chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua ở trường THCS Triệu Đông đang có dấu hiệu chửng lại. Vì thế , việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng học tập của học sinh là mục đích của đề tài khoa học này. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và đào tạo:Đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình và thay sách giáo khoa bậc học THCS đồng thời với việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh đặt ra cho người làm công tác quản lý ở trường THCS nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa: Tìm ra một số giải pháp khoa học và gắn với thực tiễn của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học mà vấn đề cơ bản là chất lượng học tập của học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và đáp ứng lòng mong muốn của các bậc phụ huynh học sinh, của toàn xã hội đang gởi gắm niềm tin vào nhà trường. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để đề tài đạt được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, người cán bộ quản lý phải có một cách nhìn nhận đúng đắn :vấn đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh là yêu cầu cấp bách có tính sống còn của một nhà trường, từ đó đặt ra những phương pháp nghiên cứu thích hợp dựa trên cơ sở những đề tài khoa học của những nhà giáo dục học,thực tế của nhà trường,kết quả chất lượng học tập của học sinh,những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Trong giới hạn của đề tài, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường THCS.Trong đó cơ bản là thực tế của việc dạy của thầy và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. V.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc Trung học cơ sở mà đối tượng chủ yếu là học sinh trường THCS Triệu Đông. VI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Toàn bộ các khâu trong công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò của người Hiệu trưởng. PHẦN II : CẤU TRÚC ĐỀ TÀI CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN I/Mục tiêu của dạy học: Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ buổi bình minh của nhân loại con người muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải không ngừng cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích của bản thân và cộng đồng.Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu được những kinh nghiệm của đời sống như săn bắn, hái lượm, chăn nuôi trồng trọt, nuôi dạy con cháu.Những kinh nghiệm đó được tích lũy và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.Đó chình là những hiện tượng của giáo dục, dạy học.Như vậy giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của loài người,một hiện tượng có mục đích và chỉ có loài người mới có.Các hiện tượng giáo dục đó được nảy sinh từ khi có xã hội loài người và là nhu cầu cấp thiết của sự phát trển xã hội.Nhờ đó mà các thế hệ sau học tập được những kinh nghiệm, những tri thức của các thế hệ cha anh giúp họ có thể tham gia tích cực vào mọi hoạt động trong cuộc sống cũng như các lĩnh vực khác.Đó cũng là các yếu tố làm cho xã hội loài người tồn tại và phát triển và đó cũng là các yếu tố phát sinh và phát triển của giáo dục. Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục nói chung là từng bước cung cấp cho con người những tri thức cần thiết, những thành tựu về mọi lĩnh vực văn hóa xã hội, những công trình khoa học của nhân loại, của dân tộc để khi rời ghế nhà trườngü họ có đủ trình độ năng lực xây dựng cuộc sống, cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội góp phần nâng cao đời sồng vật chất và tinh thần.Trên cơ sở những nhu cầu như đã nói trên,con người thấy rằng giáo dục cần có những cơ sở để tập trung con người nhằm đào tạo giáo dục một cách có tổ chức, có kỷ luật và hiệu quả cao.Đó là điều kiện để hình thành các trường học và đó cũng là kết quả quá trình lao động sáng tạo của nhân loại.Trường học ra đời thì vấn đề quan trọng hàng đầu chính là chất lượng giáo dục được quan tâm.Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mục đích giáo dục tất yếu có sự khác nhau.Thời phong kiến giáo dục nhằm đào tạo ra từng lớp quan lại để phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiền với một tôn chỉ: “ Trung quân ái quốc”, dưới chế độ tư bản, giáo dục mang một nét đặc thù riêng của giai câp tư sản đó chính là giáo dục con người có năng lực, trình độ cao hơn và phục vụ đắc lực cho giai cấp tư sản thống trị, bóc lột.Riêng đối với chế độ xã hội chủ nghĩa thì giáo dục con người toàn diện hơn,một khi được đào tạo giáo dục trưởng thành thì con người đó phải là con người có đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: yêu tổ quốc, yêu nhân dân lao động, tận tụy phụng sự đất nước và khi cần có thể xả thân vì dân, vì nước, vì lý tưởng XHCN cao cả. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo giáo dục đó màû nhà trường chúng ta coi chất lượng giáo dục nói chung là yêu cầu hàng đầu, chất lượng giáo dục bậc học phổ thông được coi là nền tảng, là mục tiêu chiến lược là cơ sở để đào tạo một lớp người có đủ năng lực trình độ, có phẩm chất đạo đức để tiếp tục hoàn thiện mình ở các bậc học cao hơn , từ đó trở thành những cán bộ, những bác sĩ, kỹ sư... những công nhân lành nghề góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp văn minh. Để có được những công dân như đã nói trên, vai trò của trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng là hết sức quan trọng.Người cán bộ quản lý nhà trường ngoài công việc chăm lo xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt thì công việc đầu tiên là coi trọng vấn đề chất lượng trong đó đặc biệt là chất lượg học tập của học sinh.Có thể nói từng bước nâng cao chất lượng dạy học là mục tiêu cao nhất, hiệu quả nhất.Chất lượng học tập của học si ... iểm tra viết trên giấy,kiểm tra cuốn sổ tuyên dương- phê bình để nắm bắt kết quả học tập hằng ngày làm cơ sở động viên khuyến khích kịp thời đối với trường hợp học sinh đạt điểm kiểm tra loại giỏi và cũng nên giành một phần nhỏ trong chi tiêu để làm phần thưởng động viên. Trường hợp có những bài kiểm tra yếu kém phải kịp thời động viên, nhắc nhơ,í răn đe.Như vậy, vừa có sự động viên, vừa có kiểm tra phê bình, vừa có biện pháp của cha mẹ ở nhà thì học sinh mới chịu khó chăm học và chất lượng học tập của con cái ngày một nâng lên rõ ràng. Song song với việc làm trên tôi cũng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn kịp thời mời phụ huynh những em lười học, trốn học, học bị điểm yếu kém có hệ thống đến trường trao đổi và đề xuất biện pháp, trên cơ sở đó giúp phụ huynh định hướng tìm ra hình thức giáo dục tốt nhất, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện không lành mạnh trong học tập và khích lệ tinh thần ham học của các em. Một trong những yếu tố có tính quyết định đối với viüêc học tập ở nhà của con em đó là việc thiết kế gôïc học tập. Tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh nên chọn gốc học tập yên tỉnh, ít người qua lại, cách ly ti vi, radio và nơi tiếp khách đồng thời hạn chế việc sai khiến nhờ vã con khi đang học bài để khỏi phân tán tư tưởng. Với những việc làm trên các bậc phụ huynh hết sức đồng tình ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng 4. KẾT QUẢ ; Với ba biện pháp thực nghiệm trên bước đầu tôi đã thấy được hiệu quả khả quan : Điều đáng nói trước hết đó là sự đồng tình hưởng ứng của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh.Những con số thống kê chất lượng hàng năm đã chứng minh tính hiệu quả: -Năm học 2003-2004:Toàn trường có 23 giải học sinh giỏi cấp huyện ( 5giải nhất,6giải nhì,6giải 3,6 giải khuyến khích); 12 giải cấp tỉnh ( 2giải nhất toán, 1 giải nhất văn, 4giải nhì,3giải ba, 2 giải khuyến khích). Tỷ lệ học sịnh giỏi toàn diện chiếm 20,5%, học sinh khá 45,7%, học sinh yếu chiếm 1,5%. -Năm học 2004-2005 có 7em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 1 em giải nhất tin học, 3 gải nhì, 3 giải khuyến khích.Học sinh giỏi toàn diện chiếm tỷ lệ17,65%; học sinh được lên lớp thẳng chiếm tỷ lệ 96,55%. -Đặc biệt cuối năm học 2005-2006 bản thân tôi đã góp phần mang lại kết quả rất đáng tự hào trong thành tích chung của nhà trường với : + 36 em đạt giải học sinh gioií cấp huyện trong đó đáng kể là có 4 giải nhất các môn toán, ngữ văn, sinh học và nhiều giải nhì. + 6 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh về các môn văn hóa, kỹ thuật và thực hành. Trong đó : 1 giải nhất môn toán, 2 giải nhì môn ngữ văn,2 gải 3và một giải khuyến khích + 207 em học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện đạt tỷ lệ 17,6%. + Tỷ lệ lên lớp thẳng là 99,05%. +Trên 97% học sinh đến lớp nghiêm túc tự giác học tập. Hàng năm trường có trên 90% học sinh lớp 9 được vào các trườngTHPT trong đó có 70% vào trường công lập,là một trong những đơn vị dẫn đầu huyện Triệu Phong có số học sinh vào trường THPT công lập. PHẦN III: NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG I/Những kết luận: Trong thực tế, dạy học là một quá trình khó khăn và phức tạp, nó không đơn giản như một số người lầm tưởng, đây là quá trình người thầy giáo làm nhiệm vụ chuyển tải kiến thức đến đối tượng tiếp nhận.Quá trình ấy là một nghệ thuật sư phạm độc đáo, hấp dẫn và có sức cuốn hút để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.Mọi hình thức biểu hiện của người thầy trong quá trình dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức là một neút nghệ thuật đặc sắc để lại trong các em những dấu ấn khó quên và dễ nhớ ở những tình tiết tưởng như là khó hiểu, khó tiếp thu và phức tạp.Việc dạy học đạt được hiệu quả như trên không phải một sớm một chiều là có thể làm được và cũng không phải người thầy nào cũng dễ dàng có được mà là một quá trình dày công, lao tâm khổ tứ rèn luyện học tập.Có như thế chất lượng học tập của học sinh mới có thể được nâng lên .Những thành công của người học sinh trên con đường học vấn ngoài yếu tố thông minh, sáng tạo, linh hoạt của cá nhân thì người thầy giáo trong vai trò chỉ đạo hướng dẫn có ý nghĩa quyết định một khi họ có những phương pháp giảng dạy tốt, có những biện pháp quản lý lớp học hiệu quả.Tuy nhiên không thể thiếu được vai trò của người quản lý trường học và những biện pháp hợp lý khoa học.Trước hết là cùng tập thể cán bộ giáo viên tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn để đúc kết thành những kinh nghiệm.Trên cơ sở đó thực hiện chức năng của người quản lý để chỉ đạo cán bộ giáo viên vận dụng sáng tạo linh hoạt những biện pháp mà bản thân mình đúc kết và được kiểm nghiệm trong quá trình công tác.Trong phạm vi bài viết, bản thân tôi chỉ trình bày vấn đề quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh xung quanh 3 vấn đề : -Một là: Quản lý chỉ đạo cán bộ giáo viên đánh giá cho điểm đối với học sinh. -Hai là:Quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn sử dụng biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. -Ba là:Thực hiện mối quan hệ với phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Những biện pháp trên được bản thân sử dụng trong quá trình quản lý công tác chuyên môn ở trường THCS Triệu Đông, Triệu Phong,Quảng Trị-một xã đồng bằng thuần nông, nhân dân có truyền thống hiếu học, bên cạnh con em xã Triệu Thành - một xã vừa có tính chất của đô thị, lại vừa có tính chất nông, ngư nghiệp, việc quan tâm đến con cái học tập của một bộ phận nhân dân còn ít,cho nên trong quá trình triển khai các biện pháp trên cần có sự hổ trợ đắc lực của các cấp các ngành của xã.Tuy vậy những vấn đề đã trình bày trên được đông đảo nhân dân và các thầy cô giáo quán triệt và thực hiện cho nên đã thu được kết quả thực tiễn :Những năm trở lại đây, nhà trường thường xuyên là đơn vị dẫn đầu toàn huyện về thành tích học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, chất lượng học sinh giỏi toàn diện hàng năm chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số học sinh toàn trường, chất lượng học sinh yếu, kém trung bình mõi năm chỉ dao động từ 2,1% đến dưới 3%. Phải nói rằng, thành quả đạt được của nhà trường trước hết thuộc về công lao của tập thể Hội đồng sư phạm tận tụy, tích cực chủ động và miệt mài lao động khoa học vì tương lai của con em,là sự nỗ lực cố gắng không ngừng vươn lên, tinh thần tự giác vaò hăng say trong học tập của các em học sinh, ngoài ra còn phải kể đến truyền thống hiếu học hết lòng vì con cái của các bậc làm cha làm mẹ, sự quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền của các địa phương, trong đó vai trò quan trọng đặc biệt của người cán bộ quản lý trường học với những kinh nghiệm phong phú đã tích lũy được,những biện pháp khoa học phù hợp với tình hình đặc điểm có tính đặc thù riêng của nhà trường, của địa phương Triệu Đông.Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu bản thân tôi đã chọn được những biện pháp hiệu quả để sử dụng trong quá trình làm công tác quản lý ở trường THCS Triệu Đông.Những biện pháp trên được áp dụng và được đông đảo cán bộ giáo viên,học sinh và phụ huynh đồng tình và đã mang lại hiệu quả trong những năm qua. II/ Bài học kinh nghiệm. Với những giải pháp trên theo tôi là khả thi song muốn đạt đến chất lượng cao phải có sự đồng tình ủng hộ của tập thể cán bộ công nhân viên trong nhà trường, sự phối hợp tích cực của ban chấp hành hội phụ huynh, tinh thần hưởng ứng tích cực của các bậc cha me và ý thức tự giác trong học tập của từngû học sinh.Có như vậy mới tạo ra được mối liên kết chặt chẽ đồng bộ có tác dụng đôn đốc động viên học sinh học tập. Bê cạnh đó,người cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện các biện pháp phải có đúc rút kinh nghiệm kịp thời,thu thập ý kiến phản hồi từ những đối tượng liên quan và luôn luôn đa dạng hóa các biện pháp để có được sức cuốn hút với mọi người nhất là các thầy cô giáo và các em học sinh,một công việc không kém phần quan trọng đó là thường xuyên kiểm tra giám sát khi giao trách nhiệm phải làm cho các biện pháp được áp dụng trở thành một nề nếp xuyên suốt trong năm học. III/Những đề xuất: Hiện nay giáo dục nước nhà đang vận hành trong cơ chế thị trường, những vấn đề bất cập đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng hiệu quả giảng dạy của các nhà trường chẳng hạn như công tác phổ cập giáo dục bậc THCS -một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước đã làm cho một bộ phận không nhỏ phụ huynh ỷ lại một mặt không chấp hành các chế độ thu nộp theo quy định, mặt khác còn chủ trương cho con bỏ học dẫn đến giảm sĩ số ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện tỷ lệ phổ cập. Không những vậy mà còn trở thành một thứ bệnh lây lan từ người này sang người khác gây khó khăn trở ngại cho công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy và học.Nên chăng cần có một giải pháp tối ưu giúp nhà trường vừa thực hiện chủ trương của nhà nước duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường làm tốt việc duy trì sĩ số vừa thực hiện công tác nâng cao chất lượng học tập cho học sinh góp phần thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Đông Hà, tháng 9 năm 2006 LỜI CAM ĐOAN T rong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thành nội dung đề tài khoa học ”Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh bậc THCS”, với kinh nghiệm rút ra từ thực tiển của công tác quản lý chuyên môn cùng với quá trình điều tra khảo sát các đối tượng trong nhà trường và các tài liệu tham khảo,đặc biệt là qua đi thực tế ở các trường THCS trong và ngoài tỉnh, bản thân tôi đã trao đổi tìm hiểu qua đồng nghiệp nhất là đội ngũ quản lý ở các trường THCS Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hòa Tiến thuộc Thành Phố Đà Nẳng, Trường THCS Nguyễn Trãi, Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc huyện Triệu Phong và nhiều đồng nghiệp khác tôi đã tiếp thu được nhiều vấn đề thiết thực và bổ ích để xây dựng nội dung bài viết này. Ngoài ra bài viết không có sự sao chép nguyên bản hoặc góp nhặt bất kỳ một tài liệu nào khác cho nên không thể tránh khỏi khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức trình bày cũng như phong cách diễn đạt, ngôn từ sử dụng. Mong rằng các thầy cô đặc biệt là cô giáo hướng dẫn giúp đỡ thêm những vấn đề mà bài viết chưa thể hiện được. MỤC LỤC TT NỘI DUNG trang 1 Lời cảm ơn 1 2 PhầnI:Phần mở đầu: 2 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích của đề tài: 3 *Nhiệm vụ nghiên cứu 3 *Phương pháp nghiên cứu 3 *Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4 3 Phần II: Cấu trúc đề tài Chương I : Cơ sở lý luận 4 I.Mục tiêu dạy học 4 II. Những căn cứ để đánh giá chất lượng dạy và học 6 III. Phương pháp quản lý 7 Chương II :Thực trạng quản lý 11 Chương III : Các biện pháp nâng cao chất lượng học tập 12 1.Chỉ đạo giáo viên bộ môn thực hiện đánh giá cho điểm 12 II.Quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn 16 III.Thực hiện mối quan hệ phối hợp giáo dục với phụ huynh 20 4 Phần III. Những kết luận chung 22 5 Lời cam đoan 25 6 Mục lục 26
Tài liệu đính kèm: