Đề tài Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ địa lí cho học sinh 8A2

Đề tài Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ địa lí cho học sinh 8A2

I/ TÓM TẮT

 “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy. Trong bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói chung và Địa lý lớp 8 nói riêng, việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong các tiết dạy là rất thường xuyên và thiết thực. Bản đồ không những là phương tiện minh hoạ cho nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh sử dụng, và khai thác kiến thức từ bản đồ là khâu hết sức quan trọng. Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 8 - thì tất cả các bài học có in bản đồ, lược đồ. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ

Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 8 Trường THCS Phương Thịnh, kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ còn rất yếu. Trong giờ học học sinh chỉ tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề khi nội dung đã có ghi sẵn trong sách giáo khoa. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1106Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ địa lí cho học sinh 8A2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ địa lí cho học sinh 8A2
Tác giả: Lê Kim Hoàng
Đơn vị: Trường THCS Phương Thịnh
I/ TÓM TẮT
 “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy. Trong bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói chung và Địa lý lớp 8 nói riêng, việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong các tiết dạy là rất thường xuyên và thiết thực. Bản đồ không những là phương tiện minh hoạ cho nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh sử dụng, và khai thác kiến thức từ bản đồ là khâu hết sức quan trọng. Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 8 - thì tất cả các bài học có in bản đồ, lược đồ. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ
Tuy vËy, víi nhiÒu em häc sinh líp 8 Trường THCS Phương Thịnh, kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ còn rất yếu. Trong giờ học học sinh chỉ tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề khi nội dung đã có ghi sẵn trong sách giáo khoa. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. 
 Trước hiện trạng trên, giải pháp của tôi đưa ra là giáo viên phải nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ ở địa lí lớp 8 trường THCS Phương Thịnh nhằm giúp các em có kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ một cách nhuần nhuyễn, đủ để các em tiếp tục với các kiến thức ở các lớp trên. Để khi giáo viên chỉ cần đưa bản đồ ra, các em có thể tự mình đọc, phân tích và hiểu được nội dung và ý nghĩa, nắm bắt được kiến thức cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, thiên nhiên, kinh tế..... của một địa phương, một quốc gia, một khu vực hay của một châu lục. Từ đó học sinh sẽ phân tích được những thuận lợi và khó khăn mà tự nhiên mang lại.	
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 8A1 và 8A2 trường THCS Phương Thịnh. Lớp 8A2 là thực nghiệm và 8A1 là lớp đối chứng đều do tôi dạy, thực hiện nghiêm túc, công bằng, công khai. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8, 9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ ở địa lí lớp 8 là rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 
II. GIỚI THIỆU
	1. Hiện Trạng
 Trong chương trình Địa lí lớp 8 chủ yếu là nghiên cứu Địa lí tự nhiên Châu Á và địa lí tự nhiên Viêt Nam , với việc sử dụng rất nhiều các loại bản đồ khác nhau. Xác định được bản đồ với vai trò rất lớn trong việc cung cấp kiến thức về Địa lí cho các em. Đọc và chỉ bản đồ tốt các em dễ dàng nắm bắt kiến thức và chắc chắn sẽ học được tốt môn học và có niềm đam mê môn học. 
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy rất nhiều học sinh dường như không biết cách khai thác bản đồ với mỗi bản đồ treo tường trên lớp có nhiều em chưa biết đâu là các hướng Bắc – Nam – Tây – Đông. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn, nên nhiều năm qua trường không có học sinh giỏi cấp tỉnh ở bộ môn địa. 
	Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ một cách nhuần nhuyễn hơn và xem bản đồ như một nguồn dẫn đến kiến thức.
2. Giải pháp thay thế: 
- Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ. Qua bản đồ, học sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư duy địa lí.
- Trong quá trình dạy học bản thân luôn chủ động tạo nhiều cơ hội nhất cho các em được làm việc cùng bản đồ, đồng thời hình thành kĩ năng chỉ bản đồ và trình bày kiến thức mình nắm bắt một cách đúng đắn và hiệu quả nhất
- Phát triển cho học sinh tư duy địa lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán dựa trên bản đồ.
- Giao bµi tËp vÒ nhµ víi c¸c bản đồ trống để học sinh điền các đối tượng địa lí
 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử của môn phương pháp giảng dạy Địa lí có rất nhiều tác giả đã đề cập rất hay đến vấn đề rèn kĩ năng cho học sinh, trong giảng dạy Điạ lí:
- Đề tài "Sử dụng bản đồ trong dạy học Địa Lí" của giáo viên trường THCS Đông Yên - Quốc Oai - Hà Tây
 - Kỹ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục của tác giả Phan Thị 
Nguyệt – Trường THCS Chí Tân.
 - Rèn kỹ năng học và phân tích bản đồ, lược đồ địa lý 8 của Võ Thanh Khiết trường THCS Lao Bảo, huyện Hướng Hóa
 4. Vấn đề nghiên cứu: 
Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ ở địa lí lớp 8A2 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh ở bô môn địa lí không?
 5. Giả thuyết nghiên cứu: 
Qua vấn đề nghiên cứu này học sinh lớp 8 ở trường THCS Phương Thịnh 
- Có kỹ năng đọc và phân tích bản đồ để từ đó hiểu được nội dung kiến thức địa lí trên bản đồ
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để rút ra kiến thức trên bản đồ
- Các bài kiểm tra, bài thi phải làm tốt những kiến thức khai thác từ bản đồ.
 III. PHƯƠNG PHÁP
 	 1. Phương Pháp nghiên cứu
	 - Phương pháp trực quan, phân tích
Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
 	2 . Khách thể nghiên cứu
 Tôi được phân công giảng dạy bộ môn Địa lí 8 ở Trường THCS Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trường gồm có 11 lớp/ 4khối, khối 8 gồm 3 lớp 8A1, 8A2 và 8A 3.
 * Về giáo viên: Lê Kim Hoàng - trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Địa lí có kinh nghiệm giảng dạy bảy năm, giảng dạy năm học 2011-2012 cả 3lớp 8. Tôi chọn lớp 8A 2 là lớp thực nghiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu.
 * Về học sinh: Thành phần, tỉ lệ giới tính, tôn giáo, năng lực nhận thức của HS ở 2 lớp là tương đương được thể hiện ở bảng sau
Lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Dân tộc Kinh
8A1
10
4
6
10
8A 2
10
5
5
10
 * Về ý thức học tập:
 - Ưu điểm : Đa số các em có ý thức học tập, trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà học bài và làm bài đầy đủ, trong năm học 2010 - 2011 các em đều có học lực đạt TB trở lên.
 - Hạn chế : Đa số HS vẫn còn lạ lẫm với ĐMPPDH, HS có các kĩ năng đọc, nói, viết, trình bày một vấn đề chưa tốt, hoặc chưa mạnh dạng trước thầy cô và bạn bè. Có một số HS còn lười học, chưa có ý thức cao trong học tập.
 Thời gian tiến hành thử nghiệm và tiến hành thực nghiệm thu thập kết quả từ ngày 10 tháng 08 năm 2011 đến 30 tháng 01 năm 2012.
 	3. Thiết kế nghiên cứu
 	 Tôi sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 1):
Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm
8A 2 
O1
Dạy học thường xuyên áp dụng các giải pháp nâng cao kỹ năng khai thỏc kiến thức từ bản đồ.
O3
Đối chứng
8A 1
O2
Dạy học không thường xuyên áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khai tháckiến thức từ bản đồ.
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
Kết quả:
Bảng 3. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Lớp 8A2( thực nghiệm)
Lớp 8A1 (đối chứng)
Điểm TBC
6,5
6,6
p =
0,449
 p = 0,449 >0,05 , từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương nhau.
4. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
Mỗi lớp tôi chọn 10 Học sinh có trình độ ngang nhau : 10 em học sinh Lớp 8A2 là lớp thực nghiệm, và 10 em học sinh lớp 8A1 làm lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm không có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
 - Ở lớp 8A 2 ( nhóm thực nghiệm) : Dạy học thường xuyên áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ.
 + Trong các tiết làm bài tập địa lí giáo viên cho từng học sinh làm việc với bản đồ
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh khi khai thác trên bản cần được tiến hành theo tuần tự. 
 + Giáo viên cần đặt nhiều câu hỏi kích thích tính tò mò của học sinh và tạo nhiều cơ hội để các em được làm việc nhiều với bản đồ và lược đồ
 + Giáo viên thường xuyờn áp dụng công nghệ thông tin để rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh trên máy tính.
 - Ở lớp 8A1 ( nhóm đối chứng) : Dạy học không thường xuyên áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu ngay từ đầu năm học để đảm bảo tính khách quan.
5. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Đầu năm học 2011-2012 tôi dạy 3 tuần từ bài 1 đến bài 3, sau đó tôi tiến hành ra đề kiểm tra trước tác động ở nội dung 3 bài. Đề kiểm tra gồm có 3 câu tự luận.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khi học xong nội dung bài 13 tình hình phát triển kinh tế –xã hội khu vực Đông Á ( tức là sau khi học hết chương trình học kì 1). Gồm có 3 câu hỏi tự luận.
- Nội dung câu hỏi, đáp án và biểu điểm (xem phần phụ lục).
Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện giải pháp thay thế kết quả như sau
 * Bảng 3: So sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động
Lớp 8A2 (thực nghiệm)
Lớp 8A1( đối chứng)
Điểm TBC
8,9
7,2
Độ lệch chuẩn
1,04
1,68
Giá trị p của T-Test
0,008
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
1,01
Biểu đồ so sánh trung bình trước tác động và sau tác động 
 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
 VI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
	1. Phân tích
 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,008, cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của “Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ ở địa lí lớp 8” của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
 Giả thuyết của đề tài “Giải pháp nâng cao kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ ở địa lí lớp 8 A 2 ” đã được kiểm chứng. 
2. Bàn luận:
Như vậy trước khi tác động điểm TB của 2 lớ ... ành các đới khí hậu khác nhau thay đổi từ Bắc đến nam. Diện tích lảnh thổ rộng lớn -> phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, từ duyên hải vào nội địa. Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao -> ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa -> khí hậu lục địa và hình thành kiểu khí hậu núi cao)
Các kiểu khí hậu đều có đặc điểm chung khác nhau về mùa hạ và mùa đông -> có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân ở châu lục.
*Ví du 3 : Hướng đẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu á. Hình 6.1 SGK Địa lý 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích, tô màu thể hiện mật độ dân cư châu Á (Màu vàng: chưa đến 1 người/km2 : Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc,A-rập xê-ut àchiếm diện tích lớn nhất; từ 1 – 50 người / km2 : Nam Liên bang Nga, Mông Cổ, Lào, Mi an ma, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. à chiếm diện tích khá; Từ 51 – 100 người/km2 : Ven biển Địa Trung Hải, Trung tâm An Độ  à chiếm diện tích nhỏ; trên 100 người/km2 : Ven biển Nhật Bản, Đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan, ven biển An Độ, một số đảo In-đô-nê-xi-a à chiếm diện tích rất nhỏ).
.Xác định vị trí và điền tên các thành phố lớn của Châu Á ( Thành phố đông dân); Tô – ky – ô , Bắc Kinh, Xê-un, Ma-ni-la, Hồ Chí Minh, Côn-ca-ta,Mun-Bai, Tê-hê-ran, Bat-đa.
-Nhận xét: Sự phân bố dân cư ở Châu Á không đồng đều. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng ven biển, vùng đồng bằng, ven các sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,. Thưa dân ở vùng địa hình núi, cao nguyên, vùng có khí hậu lạnh, khô hạn.
-Mối quan hệ địa lí: Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều ở Châu Á:
.Đông dân: Địa hình đồi núi thấp, đồng bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn hoà có gió mùa hoạt động. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước. Khai thác lâu đời, tập trung nhiều đô thị lớn. Thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, giao lưu kinh tế, phát triển giao thông à Điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước), công nghiệp và dịch vụ phát triển.
.Thưa dân: Địa hình núi và cao nguyên cao, hiểm trở. Khí hậu lạnh, khô hạn. Mạng lưới sông thưa, kém phát triển à khó khăn cho việc đi lại, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và Châu lục.
*Ví dụ 4 : Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á. Hình 8.1 –SGK Địa Lí 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích à Các loại khí hậu (màu hồng: Khí hậu gió mùa), kí hiệu tượng hình à Cácloại cây trồng, vật nuôi. Kí hiệu dấu + đen: Ranh giới Châu Au – Châu Á.
-Cho biết các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á ( Đông Á: lúa mì, lúa gạo, ngô, chè, trâu, lợn, cừu ; Đông,Nam Á: Lúa gạo, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê, trâu,bò, lợn,; Nam Á: lúa gạo, ngô,chè, bông, trâu, cừu)
.Các cây trồng, vật nuôi phổ biến ở khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa (lúa mì, chà là, bông, cừu, Trâu)
-Đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á: Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đều. Có hai khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau: Khu vực gió mùa ẩm và khí hậu lục địa khô hạn.
-Mối quan hệ địa lí: Giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á lại trồng nhiều lúa gạo?(Khu vực Đông Nam Á trồng nhiều lúa gạo: Địa hình đồng bằng có đất phù sa màu mỡ; khi hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều; mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào; dân cư đông đúc)
VII. MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Lớp đối chứng 8A 1
Lớp thực nghiệm 8 A 2
STT
Họ và Tên
Điểm
Họ và tên
Điểm
1
Lê Chí Bảo
4
Phạm Minh Chiến
4.5
2
Huỳnh Thị Hồng Gấm
7
Nguyễn lê Chí Công
6
3
Nguyễn Thị Hạnh
5
Dương Thị Tài Linh
4
4
NguyễnThị Bích Huyền
7
Nguyễn Thị Tuyết Mai
6
5
Nguyễn Thị Mận
6
Nguyễn Thị Tuyết Ngân
7
6
Đoàn Hoài Nhân
7.5
Dương Thoại nhân
7
7
Đinh Văn Nhị
7
Lê hồng Phương
7
8
Trần Văn Pháp
4
Trần Minh Thái
6
9
Phạm Thị Hồng Tươi
9.5
Trần Thị Kim Thoa
8
10
Thái Thị Như Ý
9
Nguyễn Thị Cẩm tiên
9.5
ĐTB
6.6
6.5
KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Lớp đối chứng 8A 1
Lớp thực nghiệm 8 A 2
STT
Họ và Tên
Điểm
Họ và tên
Điểm
1
Lê Chí Bảo
4
Phạm Minh Chiến
8.5
2
Huỳnh Thị Hồng Gấm
6
Nguyễn lê Chí Công
7
3
Nguyễn Thị Hạnh
6.5
Dương Thị Tài Linh
9.5
4
NguyễnThị Bích Huyền
6.5
Nguyễn Thị Tuyết Mai
8.5
5
Nguyễn Thị Mận
7
Nguyễn Thị Tuyết Ngân
7.5
6
Đoàn Hoài Nhân
7.5
Dương Thoại nhân
9
7
Đinh Văn Nhị
7
Lê hồng Phương
9
8
Trần Văn Pháp
9
Trần Minh Thái
10
9
Phạm Thị Hồng Tươi
8.5
Trần Thị Kim Thoa
10
10
Thái Thị Như Ý
10
Nguyễn Thị Cẩm tiên
10
ĐTB
7.2
8.9
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Thới gian: 45 phút
Môn : Địa lí 8
Dựa vào lược đồ tự nhiên Châu Á
Hãy trả lời các câu hỏi sau
Câu 1 (3 điểm ): 
Nêu đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản Châu Á?
Câu 2 (3 điểm ): 
Trình bày sự phân hoá khí hậu của châu Á? Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó?
Câu 3 (4 điểm):
	a/ So sánh đặc điểm sông ngòi (mạng lưới, nguồn cung cấp nước, thuỷ chế) của sông ngòi khu vực Bắc Á với Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á?
	b/ Trình bày những giá trị kinh tế của sông ngòi các khu vực trên?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Câu 1 (3 điểm ): 
a) Đặc điểm địa hình ( ghi đng mỗi ý 2 điểm ): 
- Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới, băng hà bao phủ quanh năm, tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hai hướng chính là: Đông - Tây và Bắc - Nam.- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ lẫn nhau làm địa hình bị chia cắt phức tạp.
b) Đặc điểm khoáng sản ( ghi đng mỗi ý 0.5 điểm ): 
- Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, có trữ lượng lớn
- Quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt than, sắt, crôm và kim loại.
Câu 2 (3 điểm ): ( ghi đúng mỗi ý 1 điểm ): 
- Phân hoá Bắc – Nam: có nhiều đới khí hậu khác nhau.
→ Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ (từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo).
- Phân hoá Đông – Tây: trong các đới khí hậu thường có nhiều kiểu khác nhau.
→ Do l/thổ mở rộng theo chiều kinh tuyến, núi và sơn nguyên ngăn ả/hưởng của biển.
- Phân hoá theo độ cao do lãnh thổ nhiều núi và cao nguyên đồ sộ
Câu 3 (4 điểm):
	a/ So sánh 
- Giống nhau: (1 điểm ) 
Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều sông lớn như: Ô-bi, Trường Giang, Hằng....
- Khác nhau: ( ghi đúng mỗi khu vực 1 điểm ): 
Đặc điểm
Khu vực Bắc Á
Khu vực Đông Á,...
Nguồn cung cấp nước
Chủ yếu do băng tuyết tan.
Chủ yếu do mưa
Thuỷ chế
Bị đóng băng vào mùa đông, lũ vào mùa xuân-hạ.
Theo mùa: mùa lũ và mùa cạn tương ứng với 2 mùa khí hậu.
b/ Giá trị kinh tế: (HS trình bày được 4/5 giá trị sau)
Giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Thới gian: 45 phút
Môn : Địa lí 8
Câu 1 (3 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
a/ Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á?
b/ Giải thích tại sao tình hình chính trị khu vực trên không ổn định?
Câu 2 (4điểm): Dựa vào lược đồ phân bố dân cư Châu Á
Hãy trình bày sự phân bố dân cư Châu Á? Giải thích?
Câu 3 (3điểm ):
Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu , cảnh quan giữa phần phía đông và hải đảo với phần phía tây của khu vực Đông Á?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1 (3 điểm): 
a/ Đặc điểm tự nhiên: ( ghi đúng mỗi ý 0.5điểm ): 
- Địa hình: chủ yếu là núi và cao nguyên, thấp ở trung tâm... 
	 	- Phía Đông Bắc là núi và SN cao
 	- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
 	- Phía Tây Nam là SN A-rap.
 - Sông ngòi: Rất ít. Lớn nhất là 2 HT sông Ti-grơ và ơ-phrat
 - Khí hậu: Nhiệt đới khô.
 - Tài nguyên: dầu mỏ và khí đốt lớn nhất trên thế giới.
b/ Nguyên nhân tình hình chính trị không ổn định: (HS nêu được 2/3 ý sau mỗi ý được 0,5 điểm)
- Vị trí chiến lược quan trọng.
- Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất trên thế giới.
- Mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo...
Câu 2 (4 điểm): ( ghi đúng mỗi ý 1 điểm ): 
Dân cư Châu Á phân bố không đồng đều
1. Khu vực có mật độ dân số trung bình < 1 người/km2.
- Bắc Liên bang Nga
- Tây Bắc Trung Quốc
- Pakixtan
- Ả rập Xê út
Khí hậu ôn đới lục địa và nhiệt đới khô , địa hình đồi núi cao nguyên. mạng lưới sông ngòi thưa.
3. Khu vực có mật độ dân số trung bình 51 - 100 người/km2.
Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Bắc - Nam Irắc.
Trung Ấn, Đông Nam Trung Quốc.
Địa hình đồi núi thấp; khí hậu ôn hoà, có mưa; lưu vực các con sông lớn 
4. Khu vực có mật độ dân số trung bình > 100 người/km2.
Ấn Độ, Đông Trung Quốc.
Nhật Bản
Hàn Quốc, Việt Nam.
- khí hậu ôn đới hải dương và nhiệt đới gió mùa.
- Đồng bằng châu thổ ven biển rộng.
- Mạng lưới sông ngòi dày, nhiều nước.
- Khai thác lâu đời, tập trung nhiều đồ thị
+ Khí hậu: Nhiệt đới, ôn hòa.
+ Địa hình: Nhiều đồng bằng, trung du, đất đai màu mỡ.
 + Nguồn nước: Nhiều hệ thống sông lớn.
 + Vị trí, tài nguyên
Câu 3 (3 điểm ):
 	1. Phần phía đông và hải đảo
 -Khí hậu cận nhiệt gió mùa ẩm 
 . Mùa đông có gió tây bắc với thời tiết lạnh khô
 .Mùa hạ có gió đông nam từ biển thôi vào nên thời tiết mát,ẩm và mưa nhiều
 -Cảnh quan chủ yếu là rừng cận nhiệt đới ẩm và rừng lá rộng
2. Phần phía Tây
 -Khí hậu mang tính lục địa sâu sắc,quanh năm khô hạn
 -Cảnh quan chủ yếu thảo nguyên khô,hoang mạc và bán hoang mạc
Tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí nhà trường – Nguyễn Đức Vũ – NXB Đà Nẵng (2005).
Lí luận dạy học Địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ – NXB Thuận Hóa (2007).
Sách giáo khoa Địa lí 8 – Nguyễn Dược, Phan Huy Xu, Nguyễn Hữu Thanh, Mai Phú Xuân – NXBGD (2003).
Sách giáo viên Địa lí 8 – Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức,Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt – NXBGD (2005).
5. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS (Bộ Giao dục- Đào tạo.Xuất bản năm 2002). Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Th.S. Phạm Thu Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Việt Hùng, TS. Nguyễn Hữu Chí, TS. Vũ Ngọc Anh, TS. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thúy Anh, Nguyễn Thị Thanh Mai, TS. Lưu Thu Thủy.
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT1
II. GIỚI THIỆU..2
1. Hiện Trạng..2
2. Giải pháp thay thế...3
3. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.3
4. Giả thuyết nghiên cứu..3
5. Vấn đề nghiên cứu ..3
III. PHƯƠNG PHÁP4
1. Phương pháp nghiên cứu..4
2. Khách thể nghiên cứu4
3. Thiết kế nghiên cứu...5
4. Quy trình nghiên cứu.6
5. Đo lường và thu thập dữ liệu.6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.8
	1. Phân tích dữ liệu..8
	2. Bàn luận .8
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ9
VI. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA10
MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...17
Bảng điểm trước tác động và sau tác động17
 2. Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác động.18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.24

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap nang cao ky nang khai thac kien thuc tu bando dia li cho hoc sinh 8A 2.doc