Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 8

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 8

Tuần 24 – Tiết 95, 96

HỊCH TƯỚNG SỸ

Kết quả cần đạt:

1. Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của TQT cũng là của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược. Nắm được những đặc điểm của thể loại hịch, đặc sắc của bài hịch vè các phương diện kết cấu, lập luận, dẫn chứng, lời văn.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Câu cảm thán, Câu phủ định và Hành động nói, với TLV bài Văn nghị luận, với văn bản đã học trước và kiến thức lịch sử nhà Trần.

3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ, văn biền ngẫu, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật lập luận rất đa dạng và giàu sức thuyết phục.

4. Chuẩn bị:

+ Tranh ảnh tượng TQT.

+ Các bài học lịch sử trong chương trình lớp 7 về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

2 Học sinh lên bảng:

+ Chứng minh tính chất nghị luận rất chặt chẽ của văn bản Cghiếu dời đô bằng sơ đồ hệ thống lập luận lớn nhỏ của bài chiếu.

+ Miệng: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn bài chiếu, cho biết tính chất chặt chẽ trong cách lập luận và qua đó nói lên nhận xét về cái tâm và cái tầm của vị vua đầu triều Lý với đất nước.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tuần 24 – Tiết 95, 96
Hịch tướng sỹ
Kết quả cần đạt:
1. Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của TQT cũng là của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược. Nắm được những đặc điểm của thể loại hịch, đặc sắc của bài hịch vè các phương diện kết cấu, lập luận, dẫn chứng, lời văn.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Câu cảm thán, Câu phủ định và Hành động nói, với TLV bài Văn nghị luận, với văn bản đã học trước và kiến thức lịch sử nhà Trần.
3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ, văn biền ngẫu, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật lập luận rất đa dạng và giàu sức thuyết phục.
4. Chuẩn bị:
+ Tranh ảnh tượng TQT.
+ Các bài học lịch sử trong chương trình lớp 7 về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
2 Học sinh lên bảng:
+ Chứng minh tính chất nghị luận rất chặt chẽ của văn bản Cghiếu dời đô bằng sơ đồ hệ thống lập luận lớn nhỏ của bài chiếu.
+ Miệng: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn bài chiếu, cho biết tính chất chặt chẽ trong cách lập luận và qua đó nói lên nhận xét về cái tâm và cái tầm của vị vua đầu triều Lý với đất nước.
Hoạt động 2: dẫn vào bài:
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy cho biết đôi điều đáng chú ý về tác giả TQT?
HS dựa vào SGK và hiểu biết cá nhân trình bày về tác giả. GV chốt lại:
+ Là một võ tướng lừng danh trong lịch sử nhà Trần cũng là của nhân loại thời trung đại: tài đức vẹn toàn, mưu lược
+ Là con người có hiểu biết uyên bác, trí tuệ sắc sảo, giỏi văn chương
? Bài hịch này được TQT viết trong hoàn cảnh nào?
GV bổ sung: Tháng 10 – 1283, khi quân Nguyên một mặt cho quân đổ bộ xuống phía Bắc, yêu sách vua Trần cung cấp lương thảo và binh lính đi đánh Chiêm Thành, mặt khác chúng cho thuỷ quân đánh chiếm cảng Chiêm Thành (Quy Nhơn), đe doạ đem 50 vạn binh tiến đánh nước ta. Vua Trần trao cho TQT chức Tiết chế thống lĩnh chư quân. Gần một năm trời nghiên cứu binh pháp, bố trí lực lượng, chuẩn bị đánh giặc, TQT đã soạn bài hịch này và đọc vào 9 – 1284 tại cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long dành cho các tỳ tướng (tướng chỉ huy cấp dưới). Bài hịch vì thế vừa là lời răn dạy, vừa là bộc lộ tâm huyết, vừa là mệnh lệnh quân sự, lại vừa là lời thề làm nức lòng quân đội.
? Hịch là một thể văn cổ của thời trung đại. Em hãy cho biết đặc điểm đáng chú ý của thể văn này?
? Bài hịch của TQT có đảm bảo theo những đặc điểm của một văn bản Hịch thông thường hay không?
HS cũng dựa vào hiểu biết và SGK, nêu hoàn cảnh ra đời của bài hịch.
+ mục đích: dùng để vua chúa, tướng lĩnh kêu gọi, khích lệ, động viên bề dưới đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Là thể văn nghị luận có tính chiến đấu cao.
+ Bố cục: thường gồm 4 phần chặt chẽ: 
- Đoạn 1: (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương sáng trung thần nghĩa sỹ để khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước.
- Đoạn 2: (Tiếp “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Phân tích tình hình địch ta, phê phán những biểu hiện sai trái và khẳng định điều hay lẽ phải để tướng sỹ nhận thức và làm theo.
- Đoạn 3: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lệ tinh thần chiến đấu.
+ Lập luận: đanh thép, sắc sảo, vừa thấu lý, vừa đạt tình.
? Muốn đọc tốt văn bản này, cần chú ý điều gì?
HS nêu cách đọc. Gv uốn nắn từng đoạn.
GV cùng HS đọc từng phần văn bản.
GV nhấn mạnh: Hịch không phải là thể văn của thời bình, càng không phải thể văn của sinh hoạt đời thường. Đó là thể văn được ra đời trong những thời khắc khủng hoảng, khi TQ lâm nguy, gian đảng tiếm quyền hay tai hoạ ghê gớm đe doạ tới tính mệnh dân chúng, đòi hỏi sự đồng lòng quyết chí của cộng đồng. Để tập hợp mọi người, hịch cần có lập trường chính trực, quan điểm rõ ràng, chứng cớ xác thực, lời lẽ đanh thép. để kêu gọi hành động, hịch phải biết kích động tình cảm, lời lẽ thống thiết, gây niềm công phẫn, đau đớn, khiến người có lương tâm không thể ngồi yên. Xét những yêu cầu đó, bài Hịch của Trần Quốc Tuấn quả đã đạt đến mức độ diển hình, mẫu mực, trải qua hơn 700 năm vẫn còn khiến người đời sau phải xúc động, bồi hồi mỗi khi nghe lại
Hoạt động 4: Hướng dẫn Đọc – Hiẻu văn bản:
1. Nêu gương sáng trong lịch sử.
Đọc phần đầu và kết hợp chú thích cho biết:
? Những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội như thế nào?
? Tuy có địa vị cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau, nhưng ở họ có điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo?
HS đọc, suy nghĩ, trả lời:
+ Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
+ Có người là gia thần như Dự Nhượng, Kính Đức.
+ Có người là quan nhỏ như Thân Khoái.
+ Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng.
+ Không sợ hiểm nguy, luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình.
=> Trung nghĩa, quả cảm.
? Mở đầu cho bài dụ của mình, TQT đã nêu rất nhiều tấm gương trong sách sử và trong cả thực tại của xã hội phong kiến Trung Hoa. Theo em, cách đặt vấn đề như vậy có ý nghĩa gì, mục đích gì?
HS có thể thảo luận.
+ Là một thói quen diễn đạt trong văn học trung đại: thường dẫn trong sử sách để tạo sức thuyết phục cho bài văn, tạo độ tin cậy đối với lý lẽ, nhất là sử sách Trung Hoa vì chúng thường được nói đến trong sách vở thánh hiền, đồng thời do quan hẹ đặc biệt về văn hoá giữa VN và TQ bấy giờ.
+ Đó cũng có thể là cách vị tướng muốn khích ngầm đối với binh sỹ của mình: người ngoài, thậm chí tỳ tướng trong hàng ngũ kẻ thù còn như vậy, huống chi mình
Cách nói như vậy vừa tạo sức tin cậy, thuyết phục, vừa tạo tâm thế cho người tiếp nhận.
2. Phân tích nguy cơ mất nước và kêu gọi đánh giặc.
a. Lột tả tội ác của kẻ thù và bày tỏ tấc lòng căm thù gịăc.
Y/c HS đọc, trả lời câu hỏi.
? Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kỳ lịch sử nào của dân tộc?
? Trong thời buổi ấy, hình ảnh kẻ thù đã hiện lên như thế nào?
? Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ hình ảnh kẻ thù?
Với cách diễn đạt ấy, đã làm hiện ra hình ảnh kẻ thù như thế nào và tác dụng ra sao đối với người nghe?
GV Bổ sung bằng thực tế lịch sử:
Năm 1277, Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biện giới đón rước, năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sỹ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đáng toạc cả da đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư TQK ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không thèm dậy. Thực tế ấy được đặt trong mối liên hệ với đoạn văn thực là như lửa đổ thêm dầu, càng sôi sục nỗi nhục, nỗi đau mất nước. 
? Đoạn văn còn bộc lộ thái độ của người viết ra sao?
HS đọc đoạn văn tiếp.
Thời Trần, quân Nguyên – Mông lăm le xâm lược nước ta.
+ Sứ gịăc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói
+ Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm: Nghênh ngang, uốn lưỡi, thân dê chó
+ So sánh kẻ thù với cú diều, dê chó, hổ đối.
+ Giọng văn mỉa mai châm biếm, giận dữ và khinh bỉ.
+ Hình ảnh kẻ thù: Bạo ngược, tham lam, vô đạo, đáng khinh bỉ và căm phẫn.
+ Gợi cho người đọc, người nghe cảm thấy bất bình, phẫn nộ, khơi dậy lòng căm thù giặc và ý chí tự tôn dân tộc.
Căm ghét và khinh miệt kẻ thù, đau xót cho đất nước bị cướp bóc, cho nhà vua bị lăng mạ, quốc thể bị làm nhục.
? Thái độ ấy đã được bày tỏ cụ thể như thế nào trong đoạn văn tiếp theo?
+ Kết cấu câu văn?
+ Từ ngữ?
? Cách diễn đạt ấy đã tạo ra giọng điệu như thế nào cho đoạn văn? Thể hiện tâm trạng và tình cảm của người viết ra sao?
? Cách viết ấy sẽ có tác động ra sao đến người tiếp nhận?
HS đọc đoạn văn.
Nhận xét:
Đoạn văn thực chất là một câu văn dài hơi, được trình bày bằng nhiều vế câu xếp liên tiếp, thể hiện 2 thái độ: đau xót và căm hờn.
+ Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lý và hành động mãnh liệt: quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu
Giọng điệu thống thiết, cảm xúc mãnh liệt
GV bổ sung:
Bao nhiêu tâm huyết, bút lực của TQT được dồn vào trong những lời văn tự bạch lòng mình trước quân sỹ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với lối nói thậm xưng đã tạo ra câu văn mà mỗi từ, mỗi chữ như máu và nước mắt chảy trực tiếp từ trái tim sôi sục, từ nhiệt huyết cháy bỏng của vị tướng quân nặng lòng với nước. Câu văn chính luận với các hư từ, phụ từ đưa đẩy, các động từ mạnh đã đủ sức làm hiển hiện trước mắt ta hình tượng người anh hùng đời Trần đau đớn đến quặn lòng, thắt ruột trước tình cảnh nước nhà, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, vì nghĩa lớn mà quên cả bản thân. Dùng nỗi đau thân xác để giãi bày lòng mình một cách gan ruột, thiết tha đã tạo ra sức truyền cảm vô cùng mạnh mẽ, có sức tác động, lan toả mạnh mẽ đối với tướng lĩnh dưới quyền.
? Trở về đối thoại cùng quân sỹ, TQT đã nhắc đến ân tình giữa chủ tướng và quân sỹ. Đọc đoạn văn và nhận xét về cách diễn đạt các vế câu?
? Cách diễn đạt đối xứng ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ – tướng ở đây?
HS đọc, nhận xét:
Đoạn văn có sự liên kết các câu bằng hai vế đối xứng, song hành, theo kiểu câu văn biền ngẫu.
Đó là mối quan hệ khăng khít, gắn bó, không thể tách rời trên mọi phương diện, vật chất và tinh thần, vừa để khích lệ lòng trung quân ái quốc, vừa để nhắc nhở tình cảm ân nghĩa thuỷ chung: “Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Tức là tác giả đã dùng tình cảm để khơi dậy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong đạo vua tôi và tình cốt nhục.
b. Phân tích phải trái cho binh sỹ .
Y/c HS đọc đoạn văn tiếp.
? Từ tình cảm và mối quan hệ khăng khít, vừa mang tính chủ – tớ, vừa mang tính chất của người cùng cảnh ngộ, tác giả đã phân tích những sai lầm của tướng sỹ trên phương diện nào?
? Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống đáng phê phán ra sao?
HS đọc đoạn văn, suy nghĩ câu trả lời.
+ Thờ ơ trước nỗi nhục của triều đình, trước vận mệnh đất nước: nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.
+ Ham thú vui tầm thường: lấy việc chọi gà làm vui, ham cờ bạc, săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát
Lối sống cầu an hương lạc, quên hết danh dự và bổn phận, nhất là khi đất nước đang lâm nguy, kẻ thù đang lăm le xâm lấn thì đó là thái độ vô trách nhiệm đến mất hết nhân cách, táng tận lương tâm.
? Vị tướng tâm huyết còn phân tích hậu quả khôn lường của lối sống đó như thế nào?
? Lời lẽ phân tích ấy có sức thuyết phục không? Vì sao
GV bổ sung: 
Nước bị nhục, chủ bị nhục, giặc lăng loàn hống hách, thân làm tướng ỹ của một nước độc lập mà lại chịu làm đày tớ cho giặc, dù gặic nấp dưới danh nghĩa sứ bộ đi chăng nữa, cũng đành đắp tai làm ngơ để giết ngày giờ trong lạc thú cá nhân như chọi gà, đánh bạc, uống rượu, nghe hát hoặc nữa là vun vén gia đình, quyến ... iết: sảng khoái, kiêu hãnh khi nhắc lại truyền thống đấu tranh oai hùng của dân tộc.
Quan niệm về Tổ Quốc của Nguyễn Trãi đã có sự phong phú, bổ sung và phát triển một cách sâu sắc, toàn vẹn hơn. Ông không chỉ nêu lên lý lẽ mà điều quan trọng là tất cả mọi yếu tố đều đã được chứng minh thuyết phục bằng các chứng cớ lịch sử, được sắp xếp một cách chặt chẽ, có trật tự trước sau. Người viết đã đề cao văn hoá - văn hiến bên cạnh những yếu tố khác là lãnh thổ và hoàng đế, cho thấy bước tiến và tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Tất nhiên, từ nhà Lý đến nhà Lê dân tộc đã có một độ dài của truyền thống lịch sử, song vẫn khẳng định nhận thức rất tiến bộ và lập luận chặt chẽ của Nguyễn Trãi.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
? Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo đã thấm nhuần trong nhận thức của chúng ta điều gì sâu sắc?
? Đoạn văn đã truyền đến chúng ta những tình cảm, cảm xúc nào của tác giả bài văn?
+ NƯớc ta là một nước có nền độc lập lâu đời, có truyền thống lịch sử vẻ vang, đáng tự hào.
+ Cuộc kháng chiến chống giặc Minh là cuộc kháng chiến vì dân, là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa.
Tình cảm tự hào dân tộc, thái độ tự tin và kiêu hãnh vì là người dân của một đất nước văn hiến ngàn đời.
+ đề cao lợi ích của nhân dân, coi trọng dân, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa đất nước và nhân dân.
? Nội dung nhân nghĩa và chủ quyền dân tộc đã được trình bày trong một hình thức văn chính luận cổ có gì đặc sắc?
GV bình, kết bài.
+ Lối văn biền ngẫu nhịp nhàng, cân đối, khúc triết, dễ đi vào lòng người.
+ Giàu chứng cớ lịch sử, giàu cảm xúc.
+ Âm điệu hùng hồn, sảng khoái.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiếng Việt
Hành động nói (tiếp)
Mục tiêu cần đạt:
Củng cố giúp học sinh khái niệm “hành động nói”, phân biệt được hành động nói trực tiếp và gián tiếp.
+ Tích hợp với phần văn bản Nước Đại Việt ta và tập làm văn.
+ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định hành động nói trong giáo tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Xác định hành động nói:
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS đánh số thứ tự cho các câu trong đoạn văn trcíh ở mục I.1 SGK:
? Cho biết sự giống nhau về hình thức của năm câu văn?
?Trong những câu ấy, câu nào có sự giống nhau về mục đích nói?
Xác định hành động ni của mỗi câu?
HS thực hiện yêu cầu .
Giống nhau: đều là câu trần thuật, được kết thúc bằng dấu chấm câu.
Hai nhóm câu giống nhau về mục đích:
+ Nhóm 1: Gồm 3 câu đầu: trình bày.
+ Nhóm 2: gồm 2 câu cuối: cầu khiến.
Nêu hành động nói tương ứng.
I.
1. Tìm hiểu ví dụ:
2. Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn vận dụng hành động nói:
? Sau khi đã xác định hành động nói, chúng ta thấy cùng là câu trần thuật, nhưg chúng có thể được dùng với mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau. Vậy, em rút ra nhận xét gì?
? Hãy đọc rõ ràng mục ghi nhớ SGK. Các em hãy thử tìm ví dụ về cách dùng trực tiếp và gián tiếp cho các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán nghi vấn
HS thảo luận, trả lời:
Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày chúng ta gọi đó là cách dùng trực tiếp, cầu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến, ta gọi đó là cách dùng gián tiếp.
Hs lấy ví dụ. Gv nhận xét. Chốt lại kiến thức.
VD:
* Trực tiếp: Mấy giờ đá trận chung kết?
* Gián tiếp: Những hai trăm nghìn cơ à? (Hành động bác bỏ)
* Cầu khiến: Trực tiếp: Đi ngay kẻo muộn đấy!
Gián tiếp: Cậu hãy tự hỏi mình xem. (chất vấn về thái độ cư xử của cậu với bạn bè bấy nay))
Cảm thán trực tiếp:
Chà! Lạnh thật đấy!
Gián tiếp: ồ, nom cậu giống con khỉ đầu đỏ quá! (Hành động phê phán: mái tóc đỏ kiểu Hàn quốc chỉ khiến cậu bắng nhắng như loài khỉ mà thôi)
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sỹ của TQT. Cho biết những câu ấy dùng để làm gì? Vị trí mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan gì đến mục đích nói của nó?
+ Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sỹ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
+ Lúc bấy giờ phỏng các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
+ Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui vẻ phỏng có được không?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
+ Vì sao vậy?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động muốn gây chú ý)
+ Nếu vậy, rồi đây, sau khi gặic giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định)
Câu nghi vấn đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sỹ chuẩn bị nghe những lý lẽ của chủ tướng.
Câu nghi vấn ở những đoạn giữa bài thuyết phục, động viên, khích lệ các tướng sỹ.
Câu nghi vấn cuối bài khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Bài tập 2: 
Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi.
+ Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người.
Bài tập 3:
* Các câu có mục đích cầu khiến:
Dế Choắt:
+ Song anh có cho phép em mới dám nói
+ Anh đã thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sáng bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang
Dế Mèn:
+ Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra xem nào.
+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
Nhận xét:
+ Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
+ Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
Bài tập 4, 5 Hs thực hành miệng hoặc về nhà hoàn chỉnh.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tập làm văn
Ôn tập về luận điểm.
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm thường mắc: lẫn lộn luận điểm với vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề cần nghị luận, thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần nghị luận, giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. Từ đó có thể làm tốt hơn bài văn nghị luận.
2. Tích hợp với các văn bản nghị luận đã học, với phần TV và TLV có liên quan.
3. Rèn kỹ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích và sắp xếp luận điểm trong bài.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập khái niệm luận điểm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV treo bảng phụ, Y/c HS đánh dấu vào đáp án đúng nhất cho câu hỏi: Luận điểm là gì?
A. Vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
B. Một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
C. Những tư tưởng, ý kiến, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
GV chốt lại: Luận điểm đóng vai trò hết sức quan trọng trong bài văn cũng như bộ xương tạo nên hồn cốt cho một cơ thể. Nếu không có hệ thống luận điểm, toàn bộ bài văn nghị luận sẽ không thể tồn tại, không giả quyết được vấn đề đặt ra.
HS theo dõi lên bảng. Thoả luận và thực hành.
Giải thích rõ sự lựa chọn của mình.
+ Không chọn (A) vì vấn đề không phỉa là luận điểm mà là câu hỏi được đặt ra trong bài văn để tìm câu trả lời. Luận điểm chính là câu trả lời cho câu hỏi đó.
+ KHông chọn (B) vì một bộ phận của vấn đè cũng không phải là luận điểm.
+ Chọn (C).
Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong một số văn bản nghị luận đã học.
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Luận điểm cơ sở, có vai trò xuất phát cho tư tưởng của bài viết là gì?
? Trên cơ sở ấy, có những luận điểm nào đóng vai trò triển khai cho luận điểm xuất phát?
? Đưa ra hành loạt các biểu hiện ấy nhắm hướng đến mục đích quan trọng là gì?
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
+ Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm .
+ Biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm thể hiện qua các tấm gương anh hùng dân tộc.
+ Những biểu hiện phong phú, cụ thể trong nhiều lĩnh vực của tinh thần yêu nước trong cuộc KCCP.
Khơi dậy và kích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước trong mọi người dân để thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 Văn bản 2: Chiếu dời đô.
Nêu xem hai vấn đề được nêu ra trong bài chiếu của Lý Công Uẩn là hệ thống luận điểm được hay chưa? Tại sao?
? Vậy, có thể triển khai cụ thể hệ thống luận điểm của bài Chiếu là như thế nào?
? Y/c HS đọc to mục 1 - Ghi nhớ SGK, t 75.
HS quan sát, nhận xét.
Chưa thể coi đó là hai luận điểm chính của văn bản vì chúng chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm của người viết.
1. Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài. (luận điểm xuất phát)
2. Các nhà Đinh Lê không chịu dời đô nên sự nghiệp ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
3. Đại La xét về mọi mặt thật xứng là kinh đô muôn đời.
4. Vậy, nhà vua sẽ dời kinh đô ra đó. (luận điểm đích)
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
? Vấn đề nêu ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
? Nếu chỉ đưa ra luận điểm: Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn thì có làm sáng tỏ được vấn đề hay không?
? Từ đó, có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề?
Tinh thần yêu nước của hân dân Việt Nam.
Hoặc: Truyền thống yêu nước của NDVN trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Không, vì chỉ với luận điểm này không đủ chứng minh một cách toàn diện tinh thần yêu nước của nhân dân trong chiều dài lịch sử dân tộc.
Luạn điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khái cạnh của vấn đề. Luận điểm phải thành hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ.
Thực hành tương tự với mục b. bài Chiếu dời đô.
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận.
Y/ C HS theo dõi hai bảng so sánh trong SGK.
? Em lựa chọn hệ thống luận điểm nào? tại sao?
Có thêt yêu cầu HS chỉ rõ vì sao hê thống B lại không nên theo.
HS đọc, suy nghĩ và thảo luận trong nhóm.
Lựa chọn hệ thống luận điểm (A) là hợp lý vì:
+ Hệ thống ý chính xác, vừa đủ, phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày mạch lạc, chặt chẽ.
+ Mỗi luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết và bổ sung cho nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục.
VD: Luận điểm a làm sáng tỏ vấn đề tác dụng của phương pháp học tập.
+ Luận điểm B trả lời câu hỏi vì sao cần thay đổi phương pháp cũ.
+ Luận điẻm C giải quyết khái cạnh quan trọng nhất: cần theo phương pháp mới vì ưu điểm và hiệu quả nổi bật của nó.
? Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra những kết luận nào nữa về mối quan hệ giữa các luận điểm trong cùng một bài văn?
HS nhận xét được.
Đọc mục 3,4 trong SGK phần Ghi nhớ.
Hoạt động 5: Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 - phan 8.doc