Đề kiểm tra Văn học kỳ II lớp 8 (tiết 113) - Đề số 08

Đề kiểm tra Văn học kỳ II lớp 8 (tiết 113) - Đề số 08

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1. “Bàn về phép học” được viết theo thể loại nào?

 A. Tấu B. Cáo C. Chiếu D. Hịch

2. “Hịch tướng sĩ ” ra đời vào thời điểm nào?

 A.Trước khi cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai bắt đầu (1285).

 B.Lúc cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai sắp kết thúc (1285).

 C.Sau khi cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai (1285) thắng lợi.

 D.Cả ba thời điểm trên đều không đúng.

3. Nhận xét nào đúng về lời thơ trong bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh?

A. Lời thơ giản dị, thiết tha.

B. Lời thơ tự hào.

C. Lời thơ châm biếm, giàu sức chiến đấu.

D. Lời thơ giản dị, hàm súc.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn học kỳ II lớp 8 (tiết 113) - Đề số 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN
 HỌC KỲ II(TIẾT 113)
Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 2008 – 2009
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bàn luận về phép học.
Câu 1 ý 1
Hịch tướng sĩ
Câu 1 ý 2
Chiếu dời đô
Câu 1 ý 4
Nước Đại Việt ta
Câu 3 ý b
Tức cảnh Pác Bó
Câu 3 ý c
Câu 2 ý 1
Đi đường
Câu 1 ý 1
Câu 2 ý 2
Câu 1 ý 2
Quê hương
Câu 2 ý 3
Thuế máu
Câu 2 ý 4
Nhớ rừng
Câu 3 ý a
Khi con tu hú
Câu 3 ý d
Ngắm trăng
Câu 1 ý 3
Câu 2
Tổng điểm
1
0.5
2
1.5
5
Tỉ lệ
15%
35%
50%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC KỲ II (TIẾT 113)
Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 2008 – 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. “Bàn về phép học” được viết theo thể loại nào?
 A. Tấu 	B. Cáo 	C. Chiếu 	D. Hịch 
2. “Hịch tướng sĩ ” ra đời vào thời điểm nào?
 A.Trước khi cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai bắt đầu (1285).
 B.Lúc cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai sắp kết thúc (1285).
 C.Sau khi cuộc kháng chiến chống Mông–Nguyên lần thứ hai (1285) thắng lợi.
 D.Cả ba thời điểm trên đều không đúng.
3. Nhận xét nào đúng về lời thơ trong bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh?
Lời thơ giản dị, thiết tha.
Lời thơ tự hào.
Lời thơ châm biếm, giàu sức chiến đấu.
Lời thơ giản dị, hàm súc.
4. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích “Chiếu dời đô” là tình cảm gì?
Lòng yêu thiên nhiên.
Lòng căm thù giặc sâu sắc.
Khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập.
Niềm khao khát tự do.
Câu 2 (1 điểm): Nối tên văn bản ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng.
Cột A
Cột B
1. Tức cảnh Pác Pó 
a. Bức tranh làng quê với hình ảnh khoẻ khoắn, sinh động của người lao động.
2. Đi đường 
b. Tinh thần ung dung, lạc quan trong cuộc sống cách mạng.
3. Quê hương 
c. Tầm nhìn phóng khoáng, lạc quan của người cách mạng.
4. Thuế máu 
d. Niềm khát khao tự do cháy bỏng trong cảnh tù đày.
e. Phê phán cảnh mộ lính của thực dân Pháp 
Câu 3 (1 điểm): Điền (Đ) vào câu đúng (S) vào câu sai cho chính xác.
Câu
Nội dung
Đ
S
a
Thế Lữ là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ Mới 
b
“Nước Đại Việt ta” là tác phẩm nổi tiếng của Lý Công Uẩn 
c
“Tức cảnh Pác Bó” là những vần thơ bình dị, pha giọng vui đùa.
d
“Khi con tu hú” là sáng tác của Tố Hữu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bài thơ “Đi đường” có mấy lớp nghĩa? Hãy nêu vắn tắt nội dung của từng lớp nghĩa?
Câu 2 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Ngắm trăng ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
.Hết..
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN HỌC KỲ II (TIẾT 113)
Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 2008 – 2009
Thời gian: 45 phút
Câu
Đáp án
Điểm
I
 Phần trắc nghiệm
1
- A
- A
- D
- C
0.25
0.25
0.25
0.25
2
b
c
a
e
0.25
0.25
0.25
0.25
3
Đ
S
Đ
Đ
0.25
0.25
0.25
0.25
II
Phần tự luận
1
- Bài thơ “Đi đường ” có hai lớp nghĩa: 
+ Lớp nghĩa thứ nhất nói về sự gian khổ khó khăn và niềm hạnh phúc của người đi đường. Họ phải vướt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác; nhưng khi đã lên đến đỉnh cao chót vót thì sẽ thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt.
+ Lớp nghĩa thứ 2, lớp nghĩa chìm; tác giả mượn việc đi đường gian khổ để khẳng định triết lý: Đường đời (cũng có thể hiểu là sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn vất vả, nhưng khi đã gắng sức vượt qua được những khó khăn vất vả đó thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
0.5
0.75
0.75
2
Yêu cầu: Có nhiều cách phân tích nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau.
a. Mở bài: (0.75 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của bài thơ.
- Khái quát giá trị của bài thơ
b. Thân bài: (3.5 điểm)
+ Hoàn cảnh và tâm trạng của Bác.
Câu 1. Hoàn cảnh người tù:
“Trong tù không rượu cũng không hoa” cảnh thiếu thốn của người tù.
Câu 2. Tâm trạng của nhà thơ. 
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” 
+ Trăng đẹp quá làm sao có thể hờ hững được?
+ Mượn những thi liệu của thú tiêu khiển truyền thống phương Đông để nói lên tâm hồn rung động của người tù - thi sĩ trước cảnh đẹp của thiên nhiên “khó hững hờ”
Câu 3, 4 đôi bạn; người và trăng; trăng và người 
* Trăng được nhân hoá trở thành một người bạn của con người thân yêu, tri kỉ.
- Người ngắm trăng như chiêm ngưỡng một sắc đẹp quyến rũ.
- Trăng nhòm ngắm con người (nhà thơ) như nhìn ngắm một người bạn tri kỉ. 
*Lối đối: người - trăng, trăng - người, ngắm - nhòm cùng với biện pháp nhân hoá “trăng” tạo nên một sự chan hoà, đồng cảm giữa con người và trăng, giữa con người với thiên nhiên .
*Đôi bạn tâm tình, tri kỉ (trăng, nhà thơ) bất chấp tù ngục :
Con người vươn ra ánh sáng (ánh trăng) ánh trăng, rọi chốn lao tù đen tối, Người tù - nhà thơ - người chiến sĩ cách mạng, lòng yêu thiên nhiên và chất thép tất cả hoà quyện, dạt dào và toả sáng trong bài thơ.
c. Kết bài: (0.75 điểm)
- Bài thơ Ngắm trăng biểu hiện tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ.
- Tâm hồn cao đẹp của Bác, một nhà thơ, một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Lưu ý : 
- Giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Chỉ cho điểm tối đa khi các phần đó chặt chẽ, mạch lạc trong chỉnh thể bài viết.
- Trừ không quá 1 điểm bài viết về lỗi chính tả. 
0.75
0,5
1
2.5
0.75

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề số 08.doc