Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 có đáp án

Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 có đáp án

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 8

1/. Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ – Phân tích. (1đ)

2/. Nêu những công dụng của dấu ngoặc kép? Mỗi công dụng cho một ví dụ. Phân tích? (1,5 đ)

3/. Cảm nhận đoạn thơ sau:

“ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu”

(“ Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác” – Phan Bội Châu)

(3,5 điểm)

4/. Tập làm văn ( 4,0 đ)

Bằng sự hiểu biết của em về văn bản thuyết minh, hãy giới thiệu về cáI phích nước.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra ngữ văn lớp 8
1/. Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ – Phân tích. (1đ)
2/. Nêu những công dụng của dấu ngoặc kép? Mỗi công dụng cho một ví dụ. Phân tích? (1,5 đ)
3/. Cảm nhận đoạn thơ sau:
“ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu”
(“ Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác” – Phan Bội Châu)
(3,5 điểm)
4/. Tập làm văn ( 4,0 đ)
Bằng sự hiểu biết của em về văn bản thuyết minh, hãy giới thiệu về cáI phích nước.
đáp án
1/ Câu 1 (1đ)
Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V là một vế câu.
Ví dụ: Sáng nay, em / đi học / còn / mẹ / đi chợ
 C1 V1 C2 V2
Có hai cụm C-V không bao chứa nhau.
2/ Câu 2 (1,5 đ)
Các công dụng của dấu ngoặc kép:
Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn. được dẫn trực tiếp (0,25đ)
VD: Hồ Chủ Tịch nói: “ Không có gì quí hơn đọc lập tự do”.
Phần trong dấu ngoặc kép trích lời dẫn trực tiếp của Hồ Chủ Tịch. (0,25đ)
Dấu ngoặc kép ding để đánh dấu từ ngữ đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai, châm biếm .(0,25đ)
 VD: Bỗng nhiên phía cuối lớp học có tiếng bàn tán, xì xào, chúng đang có “âm mưu” gì đây.
->Từ “âm mưu” được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. (0,25đ)
- Dấu ngoặc kép ding để đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí, tờ báo, vở kịch (0,25đ)
VD: Nhà văn Nam Cao nổi tiếng với truyện ngắn “ Lão Hạc”
Đánh dấu tên truện ngắn của Nam Cao. (0,25đ)
3/ Câu 3: Cảm nhận văn học
Đoạn thơ trích trong bài thơ “ Vào .tác” một áng thơ yêu nước của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỷ XX. (0,25đ)
Hai câu đề; (1,75đ)
Khắc họa chân dung tinh thần của người tù yêu nước anh hùng Phan Bội Châu ( qua từ ngữ, giọng điệu, nhịp thơ )
+ Khí phách hiên ngang, lẫm liệt
+ Phong thái ung dung, đường hoàng, tự tin
+ Coi ngục tù, hiểm nguy, cái chết không có ý nghĩa lý gì. Nhà tù chỉ là chốn dừng chân trên trặng đường cách mạng dài dặc.
Hai câu thực: (1,5đ)
+ Giọng điệu câu thơ trầm lắng, xót xa khác hẳn với hai câu đề.
+ Hình ảnh “ Khách không nhà” gợi ra chặng đường cách mạng gian nan, chông gai, thử thách, nguy hiểm (1905 – 1914) gần 10 năm phiêu bạt xứ người , lênh đênh giữa “ năm châu”, “ bốn biển” với bao cay đắng không người thân thích. Tất cả vì lý tưởng lớn lao.
+ Hình ảnh “người có tội” giễu cợt, mỉa mai bản án phi chính nghĩa, phản công lý của thực dân Pháp. Đồng thời gợi chút cxhua chát, cụ tự nhận mình có lỗi với đồng bào, với đất nước sơ xuất để rơI vào tay của kẻ thù.
+ Nghệ thuật đối ở hai câu thực rất hiệu quả; đối từ ngữ, đối ý, đối thanh 
(“ Khách không nhà” - “Người có tội”; “bốn biển” – “năm châu” .) vẽ lại chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước đã trảI qua cuộc đời lưu lạc, chìm nổi, đáng tự hào.
4/ Câu 4: (4đ)
Giới thiệu cái phích nước thứ đồ dùng cần thiết trong đời sống của người Việt Nam:
Hình dáng cái phích
Cấu tạo: gồm các bộ phận như vỏ phích; ruột phích .
Nguyên lý giữ nhiệt
Cách sử dụng, bảo quản
Lợi ích của cái phích.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi NV8 co dap anbieu diem.doc