Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện

Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện

I. Trắc nghiệm khách quan (4đ):

Hãy khoanh vào một chứ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?

A. Cây tự thụ phấn. B. Cây giao phấn.

C. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo. D. Cả A và B.

Câu 2. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn?

A. Chọn lọc hàng loạt một lần. B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con. D. Cả A và B.

Câu 3. Chọn các cụm từ trong khung để hoàn chỉnh các câu sau:

Ưa sáng, hình thái, thích nghi, sinh sản

Ánh sáng ảnh hưởng tới đặc điểm . (1), sinh lý và . (2) của thực vật mỗi loại . (3) với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây . (4) và nhóm cây ưa bóng.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS ĐÀO DUY TỪ
Họ và tên: Vũ Hoàng Thiện
Lớp: .....................................................
ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn: Sinh học (Lớp 9)
Thời gian 45 phút
Đề
Điểm
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. Trắc nghiệm khách quan (4đ):
Hãy khoanh vào một chứ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?
A. Cây tự thụ phấn.	B. Cây giao phấn.
C. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo.	 	D. Cả A và B.
Câu 2. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn?
A. Chọn lọc hàng loạt một lần.	B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.
C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con.	D. Cả A và B.
Câu 3. Chọn các cụm từ trong khung để hoàn chỉnh các câu sau:
Ưa sáng, hình thái, thích nghi, sinh sản
Ánh sáng ảnh hưởng tới đặc điểm ............. (1), sinh lý và ............ (2) của thực vật mỗi loại ........... (3) với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ....... (4) và nhóm cây ưa bóng.
Câu 4. Sắp xếp mối quan hệ giữa các sinh vật tương ứng với các mối quan hệ khác loài.
Các mối quan hệ khác loài
Trả lời
Các mối quan hệ giữa các sinh vật
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Ký sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
1 .....i 
2 ...........
3 ...........
4 ...........
5 ...........
a. Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm.
b. Số lượng hưu, nai bị số lượng hổ cùng sống (trong một khu rừng) khống chế.
c. Địa y sống bám trên cành cây.
d. Rận, bét sống bám trên da bò.
e. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa.
g. Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ.
h. Giun đũa sống trong ruột người.
i. Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu.
k. Cây nắp ấmbắt côn trùng.
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1. Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ? (1,5đ)
Câu 2. Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng? (1,5đ)
Câu 3. Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã? (3đ)
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
A
0,5
2
C
0,5
3. (1) Hình thái, (2) Sinh sản, (3) Thích nghi, (4) Ưa sáng. (2đ)
4. 
Câu
Đáp án
Điểm
2
c
0,25
3
a,g
0,25
4
c,đ,h
0,25
5
b,k
0,25
TỰ LUẬN (6đ)
1/ Hiện tượng cơ thể lai F1, sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. (1đ)
VD: Muốn duy trì ưu thế lai, ta sử dụng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép). (0,5đ)
2/ Hậu quả của việc chặt phá rừng:
Làm mất nguồn gỗ quý giá, mất nhiều loài sinh vật. (0,5đ)
Gây mất cân bằng sinh thái, tăng tình trạng xói mòn đất, gây lũ lụt, hạn hán. (0,5đ)
Gây khó khăn cho việc điều hoà khí hậu,chặt phá rừng ảnh hưởng xấu tới khí hậu trái đất, đe doạ cuộc sống của con người và các sinh vật khác. (0,5đ)
3/ Quần xã là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xácđịnh ,các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. (1đ)
Tính chất
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. (0,25đ)
Độ nhiều
Là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã. (0,25đ)
Độ thường gặp
Là tỷ lệ % địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. (0,5đ)
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. (0,5đ)
Loài đặc trưng
Là loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_vu_hoang_thien.doc