I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm
Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất :
Câu 1 : Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi trích từ tác phẩm nào ?
A. Bàn luận về phép học C. Hịch tướng sĩ
B. Bình Ngô đại cáo D. Chiếu dời đô
Câu 2 : Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong “Nước Đại Việt ta” là gì ?
A. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua
B. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương
C. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến
D. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no
Câu 3 : Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?
A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục
B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.
C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.
D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục nền văn hiến, cương trực lãnh thổ.
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ THI HỌC KỲ II GV ra đề : Phạm Thị Hoá MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian : 90 phút I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất : Câu 1 : Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi trích từ tác phẩm nào ? A. Bàn luận về phép học C. Hịch tướng sĩ B. Bình Ngô đại cáo D. Chiếu dời đô Câu 2 : Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong “Nước Đại Việt ta” là gì ? A. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua B. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương C. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến D. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no Câu 3 : Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ? A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền. C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục. D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục nền văn hiến, cương trực lãnh thổ. Câu 4 : Dòng nào dưới đây nói lên đúng nhất chức năng của thể cáo ? A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào. B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết. C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc. D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi. Câu 5 : Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến B. Câu trần thuật D. Câu nghi vấn Câu 6 : Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau : “ Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác” A. Hành động hỏi C. Hành động điều khiển B. Hành động trình bày D. Hành động bộc lộ cảm xúc II. TỰ LUẬN : 7 điểm Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuờng quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời Bác dạy như thế nào ? GV ra đề ký : ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN : NGỮ VĂN 8 I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm (Đúng mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D B B B B II. TỰ LUẬN : 7 điểm Cần đạt được các yêu cầu sau đây : - Viết đúng thể loại văn nghị luận, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát - Mở bài : (0,5 điểm) : Giới thiệu được lời căn dặn của Bác. - Thân bài : (6 điểm) + Giải thích nội dung lời dạy của Bác (4đ) Nhiệm vụ của học sinh là học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước Học tập tốt học sinh mới có thể trở thành công dân có trình độ khoa học kỹ thuật cao để xây dựng đất nước tiến kịp các cường quốc trên thế giới + Chứng minh (2đ) Thực tế cho thấy nhờ học tập tốt mà nhiều học sinh đã làm cho tên tuổi đất nước được vẻ vang (lấy dẫn chứng trong thực tế và sách báo để chứng minh) - Kết bài : (0,5 điểm) Bác Hồ gửi gắm niềm hy vọng vào thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước Học sinh phải thực hiện tốt lời dạy của Bác. GV ra đề ký :
Tài liệu đính kèm: