Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng.

 “Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nghị sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
GV : Nguyễn Thị Bích Ngọc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm) 
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng.
	“Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nghị sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
	(Ngữ văn 8 – tập II) 
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? (0,25đ)
a. Chiếu dời đô.	b. Hịch tướng sĩ
c. Nước Đại Việt ta.	d. Bàn luận về phép học
Câu 2: Văn bản đó được viết vào thời kỳ nào? (0,25đ)
	a. Thời kỳ nước ta chống quân Thanh.	b. Thời kỳ nước ta chống quân Tống
	c. Thời kỳ nước ta chống Mông – Nguyên	d. Thời kỳ nước ta chống giặc Minh
Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo thể loại gì? (0,25đ)
	a. Thơ	b. Hịch	c. Chiếu	d. Cáo
Câu 4: Tác giả của đoạn văn trên là ai? (0,25đ)
	a. Trần Quốc Tuấn	b. Nguyễn Trãi
	c. Nguyễn Aùi Quốc	d. Lý Công Uẩn
Câu 5: Theo em thế nào gọi là “hịch”? (0,25đ)
	a. Thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh.
	b. Thường đựơc vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
	c. Là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gới lên vua chúa để trình bày một sự việc, ý kiến, đề nghị.
	d. Cả 3 nội dung trên.
Câu 6: “Hịch tướng sĩ” ra đời trong thời điểm nào? (0,25đ)
	a. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.	b. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
	c. Lúc cuộc kháng chiến kết thúc.	d. Cả 3 thời điểm đều không đúng.
Câu 7: Bao trùm lên toàn bộ đoạn văn trên là tư tưởng, tình cảm gì? (0,25đ)
	a. Lòng tự hào dân tộc.	b. Tinh thần lạc quan
	c. Lo lắng về vận mệnh đất nước.	d. Căm thù giặc
Câu 8: Trong câu “Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.” thuộc kiểu hành động nói nào? (0,25đ)
	a. Hành động trình bày.	b. Hành động hỏi.
	c. Hành động bộc lộ cảm xúc.	d. Hành động điều khiển.
Câu 9: Trong câu văn trên (câu 1 của đoạn văn trên) là kiểu câu gì? (0,25đ)
	a. Câu nghi vấn.	b. Câu cảm thán.
	c. Câu trần thuật.	d. Câu cầu khiến.
Câu 10: Dòng nào dưới đây phù hợp với nghĩa của từ “tiêu khiển” trong câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển”? (0,25đ)
	a. Làm giàu.	b. Vui chơi giải trí	c. Sát phạt, trả thù.	d. Luyện tập binh pháp.
Câu 11: Câu “cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc”. Là kiểu câu gì? (0,25đ)
	a. Câu cảm thán.	b. Câu nghi vấn.
	c. Câu cầu khiến	d. Câu phủ định.
Câu 12: Câu ca dao sau có phải là câu nghi vấn không? (0,25đ)
	Ai làm cho bể kia đầy
	Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
	a. Là câu nghi vấn.	b. Không phải câu nghi vấn.
Câu 13: Câu sau viết sai lỗi diễn đạt (lỗi logíc), em hãy sửa lại cho đúng? (0,25đ)
	Bạn Nam bị ngã xe hai lần, một lần trên đường phố và một lần bị gẫy tay.
Câu 14: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết phải như thế nào? (0,25đ)
	a. Thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói).
	b. Biết diễn tả cảm xúc bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.
	c. Sự diễn tả ấy phải chân thật, không được phá vỡ mạch lạc nghị luận.
	d. Cả 3 ý a, b, c đều đúng.
Câu 15: Cho các từ (đầy đủ, đề nghị, địa điểm, thể thức) điền vào chỗ trống cho thích hợp (1đ)
	Văn bản tường trình phải tuân thủ và phải trình bàychính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùngcủa người viết; có đầy đủ người gởi, người nhận, ngày thángthì mới có giá trị.
Phần II: Tự luận (6điểm)
	Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
	Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?
	Duyệt của chuyên môn	GV ra đề
	Nguyễn Thị Bích Ngọc.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) 
Học sinh trả lời đúng mỗi câu 0,25đ
Riêng câu 15 điền đúng từ theo thứ tự, mỗi câu 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
14
Đáp án
b
c
b
a
a
a
c
a
c
b
d
b
d
CÂU
ĐÁP ÁN
13
Bạn Nam bị ngã xe hai lần, một lần bị gẫy tay và một lần bị gẫy chân.
Hoặc: Bạn Nam bị ngã xe hai lần, một lần trên đường phố và một lần ở đầu làng.
15
Thứ tự các tự: thể thức, đầy đủ, đề nghị, địa điểm.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
1. Yêu cầu chung cần đạt:
Theo thể loại văn nghị luận, có xen kẽ yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Cần có hệ thống luận điểm hợp lý, luận cứ rõ ràng lập luận chặt chẽ để làm rõ vấn đề.
Yêu cầu bài viết có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Văn phong sáng sủa, lưu loát, không dùng từ sai, viết câu đúng ngữ pháp.
Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, hạn chế lỗi chính tả, bài viết phải có sáng tạo.
2. Yêu cầu thang điểm cụ thể:
	a. Mở bài: (1đ) Nêu được hoàn cnảh ra đời của bức thư, đối tượng mà Bác Hồ gởi thư. (thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đối tượng là học sinh)
	b. Thân bài: 
	- Bài viết phải biết dùng luận cứ, lập luận làm rõ các luận điểm.
+ Trước hết phải hiểu thế nào là một đất nước tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu? (1đ)
(Có lẽ một đất nước tươi đẹp thì đầu tiên phải là một nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ riêng, nhưng khi có độc lập tự do thì phải có khả năng giữ nền độc lập của mình. Muốn thế thì quốc phòng phải vững mạnh, nghĩa là quân đội phải thường xuyên luyện tập đóng giữ tại các vị trí trọng yếu) – lấy dẫn chứng.
+ Còn muốn sánh vai với các cường quốc năm châu? (1đ)
(Phải có một nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến, biết tiếp thu một cách chọn lọc, chúng ta phải biết tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp kỹ thuật mới, muốn làm được điều đóthì chúng ta phải học mới có kiến thức để xây dựng và bảo vẹ đất nước) – lấy dẫn chứng.
+ Phải giải thích được: vì sao ta hiểu như vậy? (1đ)
(Vì chính thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, mà lực lượng chủ yếu là những người ngồi trên ghế nhà trường đang ngày ngày tiếp thu những kiến thức mới) – lấy dẫn chứng.
+ Trong quá trình viết, học sinh phải biết xen kẽ: yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả (1đ)
	c. Kết bài: (1đ)
+ Cảm nghĩ của người viết vè lời căn dặn của Bác.
+ Xác định đúng đắn mục đích việc học tập của người viết./.
Duyệt của chuyên môn	Giáo viên 
	Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_thi_bich_ngoc.doc