PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn trước lựa chọn đúng nhất:
Câu 1: (0,5 đ) Văn bản "Bài học đầu tiên" của Tô Hoài được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí C. Tùy bút
B. Truyện D. Kí
Câu 2: (0,5 đ) Mở đầu và kết thúc bài thơ "Lượm" của Tố Hữu là hình ảnh "Chú bé loắt choắt.nhảy trên đường vàng" có ý nghĩa:
A. Miêu tả hình ảnh chú bé Lượm
B. Miêu tả hình ảnh chú bé Lượm và hình ảnh chú bé Lượm sống mãi
C. Miêu tả chú bé Lượm là một người vui tươi - nhí nhảnh
D. Chú bé Lượm là một hình ảnh bất tử
Câu 3: (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào là câu trần thuật đơn ?
A. Những bạn học sinh nữ lớp 6A ấy.
B. Giáp đang đọc sách.
C. Vì hôm nay trời mưa,nên nó đi học muộn.
D. Vì con hư mà cha mẹ khổ
TRƯỜNG:TH&THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II GV RA ĐỀ: Vi Thị Hồng Huynh Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian: 90 phút) Điểm Lời phê của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn trước lựa chọn đúng nhất: Câu 1: (0,5 đ) Văn bản "Bài học đầu tiên" của Tô Hoài được viết theo thể loại nào? A. Bút kí C. Tùy bút B. Truyện D. Kí Câu 2: (0,5 đ) Mở đầu và kết thúc bài thơ "Lượm" của Tố Hữu là hình ảnh "Chú bé loắt choắt....nhảy trên đường vàng" có ý nghĩa: A. Miêu tả hình ảnh chú bé Lượm B. Miêu tả hình ảnh chú bé Lượm và hình ảnh chú bé Lượm sống mãi C. Miêu tả chú bé Lượm là một người vui tươi - nhí nhảnh D. Chú bé Lượm là một hình ảnh bất tử Câu 3: (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào là câu trần thuật đơn ? A. Những bạn học sinh nữ lớp 6A ấy. B. Giáp đang đọc sách. C. Vì hôm nay trời mưa,nên nó đi học muộn. D. Vì con hư mà cha mẹ khổ Câu 4: (0,5 đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: ".................là gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó" A. Ẩn dụ C. Hoán dụ B. Nhân hóa D. So sánh Câu 5: (0,5 đ) Văn bản "Cô Tô" của Nguyễn Tuân là văn bản viết về: A. Vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của đảo Cô Tô B. Quang cảnh âm u, xám xịt của đảo Cô Tô C. Quang cảnh độc đáo của vùng đảo Cô Tô D. Quang cảnh âm u, vui vẻ trên đảo Cô Tô Câu 6: (0,5 đ) Văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới có bố cục mấy phần? A. Hai phần C. Bốn phần B. Ba phần D. Năm phần PHẦN II. TỰ LUẬN: (7 đ) Câu 1: (3 đ) Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các câu sau: a. Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi, xông thẳng vào quân thù. b. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. c. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ Câu 2: (4 đ) Em hãy viết bài văn kể về người thân của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...) Giáo viên ra đề Vi Thị Hồng Huynh ĐÁP ÁN VÀBIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm. Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B B C A C Phần II: Tự luận (7 điểm ) Câu 1: Mỗi câu phân tích đúng được 1 điểm a. Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù CN VN b. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. CN VN c. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. CN VN Câu 2: (4 đ) Nêu được các ý sau: - Mở bài: - Giới thiệu về người thân - Thân bài: - Giới thiệu cụ thể về: + Đặc điểm, ngoại hình + Tính cách - Kết bài: Nhận xét chung và tình cảm của bản thân Giáo viên ra đề Vi Thị Hồng HuynhTRƯỜNG:TH & THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II GV RA ĐỀ: Vi Thị Hồng Huynh Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian: 90 phút) Điểm Lời phê của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn trước lựa chọn đúng nhất: Câu 1: Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh là một bức tranh về: A. Quê hương miền biển của tác giả với một màu xanh mênh mông của nước, với những lấp loáng của cá, cua, tôm, ốc.. B. Một vùng q uê ven biển yên bình, phẳng lặng, con người hiền hòa, nhân hậu và mến khách vô cùng C. Những người dân chài với công việc thường nhật : ra khơi với sự hào sảng, niềm hăng hái và trở về trong sự chờ đợi chào đón của dân làng. D. Những con người miền biển khỏe mạnh, nhân hậu giữa biển khơi mênh mông xanh thẳm, dạt dào sóng vỗ quanh năm. Câu 2: Nhan đề của bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu có nét gì nổi bật? A. Có sự xuất hiện tên của một loài chim B. Rất ngắn gọn, chỉ là một cụm từ C. Có từ "khi" - từ hiếm xuất hiện trong tiêu đề D. Chỉ là một phần của một vế phụ câu ghép. Câu 3: Câu nào dưới đây mang chức năng chính là để hỏi? A. Bài của con con không làm gì chẳng lẽ mẹ làm à? B. Hu hu, sao mẹ lại bỏ con mà đi mẹ ơi? C. Bạn đóng cửa sổ lại giúp mình được không? D. Con đã sang chào ông bà ngoại chưa? Câu 4. Mục đích của việc kể tội ác giặc Mông - Nguyên trong bài Hịch tướng sĩ là gì? A. Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc của tác giả. B. Kêu gọi lòng căm thù giặc, khích lệ lòng yêu nước của binh lính. C. Cho tướng sĩ biết thái độ của quân Mông - Nguyên trên đất Việt. D. Thể hiện những hiểu biết về quân Mông - Nguyên của tác giả.. Câu 5: Hoàn cảnh và mục đích ra đời của văn bản Thuế máu? A. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, CHủ tịch Hồ Chí Minh viết Thuế máu để vạch trần tội ác của thực dân Pháp. B. Trong thời gian diễn ra Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "thuế máu" để cổ vũ tinh thần cách mạng của đồng bào. C. Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,Nguyễn Aí Quốc viết " thuế máu" để tuyên truyền, ủng hộ cho sự ra đời của Đảng. D. Trước năm 1930, khi Nguyễn Aí Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, người viết thuế máu để vạch trần bản chất của thực dân Pháp. Câu 6: Đây là cách gọi chỉ người lính " tình nguyện" đến từ các nước thuộc địa Châu Á? A. Loài vật biết nói C. Vật liệu biết nói. B. Vũ khí biết nói D. Chiến hạm biết nói. PHẦN II: TỰ LUẬN( 7 Điểm) Câu 1: (3 điểm) Viết đoạn văn (từ 8-10 câu) có sử dụng câu hỏi với chức năng bộc lộ cảm xúc Câu 2: (4 điểm) Từ trích đoạn Nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước? Giáo viên ra đề Vi Thị Hồng Huynh ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 8 Thời gian 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm. Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D D B D C Phần II: Tự luận (7 điểm ) Câu 1:(3 điểm) Các ý cần có: - Sử dụng câu hỏi về hình thức(có từ để hỏi, có dấu chấm hỏi) nhưng chức năng là bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 2:(4 điểm) Các ý cần có: - Lòng yêu nước thể hiện qua đoạn trích: + Thương dân + Tự hào về dân tộc + Đánh giặc cứu nước - Suy nghĩ về lòng yêu nước Giáo viên ra đề Vi Thị Hồng Huynh
Tài liệu đính kèm: